TS
Nguyễn Bá Tùng
California,
Hoa Kỳ
"Trong
chiều hướng nầy, nạn phá thai vượt ra ngoài trách
nhiệm của những cá nhân và vượt ra ngoài mối mguy hại
tạo ra cho họ, và mang một chiều kích xã hội đặc
biệt. Đó là một vết thương trầm trọng nhất cho xã
hội và nền văn hóa của nó, gây ra do chính những người
mà đáng lý họ phải là kẻ thăng tiến và bảo vệ xã
hội... Chúng ta đang đương đầu với cái được gọi là
“cơ cấu tội lỗi”, nó chống lại sự sống con người
chưa được sinh ra."
Thông
Điệp Tin Mừng Về Sự Sống
của
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đoạn 59
“Như
ông Chủ nhiệm biết, bào thai đến tuần lễ thứ 24, tức
là 6 tháng, đã phát triển rõ ràng là một con người.
Bởi thế, việc phá thai trong thời kỳ nầy chính là một
hành động giết người, đi ngược lại truyền thống
luân lý và đạo đức của Dân Tộc Việt Nam.
Do
đó, qua là thư nầy, chúng tôi khẩn thiết kính xin ông
Chủ nhiệm vui lòng cho ngưng ngay việc đăng quảng cáo
nói trên...”
Cho
đến lúc nầy, ngày 29 tháng 9 năm 1996, nghĩa là năm tháng
sau khi lá thư được gởi đi bằng bưu điện và điện
thư, mẩu quảng cáo “PHÁ THAI ĐẾN 24 TUẦN LỄ” in cỡ
lớn, với lối trang trí đặc biệt của Family Planning
Associates Medical Group vẫn còn xuất hiện trên nhật báo
Người Việt.
Có
nhiều vấn đề được đặt ra từ nhiều góc độ nhìn:
Tại sao lại phải lên tiếng? Một cơ quan văn hóa — ít
nhất cũng được hiểu như đã tự trình diện như thế
— có cần phải thể hiện và tôn trọng những giá trị
đạo đức của nền văn hóa mà họ muốn bảo vệ và
phát huy hay không? Đến mức độ nào tự do và lợi nhuận
được coi là chính đáng trong lãnh vực kinh doanh?
Phá
thai là giết người
Từ
một câu chuyện
Một
thiếu phụ tay ẵm một thiếu nhi bước vào phòng mạch
bác sĩ gia đình.
— Thưa
bác sĩ, xin bác sĩ vui lòng giải quyết giúp khó khăn nầy:
đứa nhỏ đây mới chưa đầy một tuổi, và tôi lại
mang thai nữa rồi. Chắc bác sĩ cũng biết là tôi không
muốn có con dày như vậy. Tôi không đủ sức chịu đựng
được.
— Thế
thì bà muốn tôi giúp gì đây?
— Bất
cứ diều gì có thể cất được cái của nợ nầy.
Sau
một hồi suy nghĩ, người thầy thuốc trả lời:
— Tôi
có một cách giải quyết tốt hơn để giúp bà. Nếu bà
không chịu có hai đứa con sinh gần nhau như vậy, tốt
nhất là giết đứa con bà đang ẵm trong tay, vì đối với
tôi giết đứa trong bụng bà hay giết đứa trong tay bà
thì cũng như nhau. Vã lại, nếu giết đứa trong bụng bà
thì lại còn nguy hiểm cho bà nữa.
Vừa
nói xong, vị bác sĩ vươn tay lên kệ dụng cụ, nắm một
cây dao nhỏ, và bảo người thiếu phụ đặt đứa nhỏ
lên vế bà, đưa đầu ra phía ông ta. Lúc đó người
thiếu phụ tái xanh mặt, nhảy tửng khỏi ghế và thét
lên: “ĐỒ SÁT NHÂN!”
Chỉ
với một vài lời nói, vị bác sĩ dã thuyết phục được
người thiếu phụ trẻ hiểu ra rằng việc ông ta đề
nghị giết đứa con một tuổi của bà thì cũng chẳng tệ
hại hơn lời thỉnh cầu giết đứa bé chưa sinh trong
bụng bà. Đàng nào cũng là GIẾT NGƯỜI. Chỉ có một
khác biệt là tuổi của hai đứa bé mà thôi.
Đến
những sự kiện
Bác
sĩ Richard Selser, tác giả quyển Confessions
of a Knife1,
đã kể lại sự kiện sau đây. Vào năm 1973, khi rão bộ
qua khu phố Manhattan, ông tình cờ dẳm chân lên một vật
gì mềm mềm. Quan sát kỷ, ông ta thấy ra “một thân thể
nho nhỏ trần truồng, tay và chân bị xé lìa ra, đầu bẻ
quặp đàng sau, miệng há rộng, mặt nhăn nhó...” Nó
giống một con chim, nhưng lại bự quá. Ông ta nghĩ có thể
là một con búp bê nhựa, một món đồ của quán chạp
phô. Một người qua đường gần đó kêu lên:
— Trông
kìa, một ĐỨA BÉ.
Nhiều
người khác khám phá thêm nhiều xác chết nhỏ trên đường
phố. Cảnh sát đến, bao vây khu vực. “Nhân viên xe cứu
thương xúc những thây NGƯỜI... chừng độ mươi cân
thịt NGƯỜI.” Một bệnh viện trong vùng đã chính thức
đưa ra lời giải thích: Những bào thai bị phá nặng dưới
một cân thì bị đốt; những bào thai nặng hơn thì được
chôn trong nghĩa trang. Một bọc plastic đựng các bào thai
có ghi hàng chữ CHẤT ĐỘC PHẾ THẢI để đưa đến
ngĩa trang chẳng may bị chuyển nhầm lên xe rác, và cũng
chẳng may bị rơi trên đường phố.
Phá
thai là một tội ác tự bản chất
Để
qua một bên những chứng lý phụ thuộc, tuy không kém
phần quan trọng, như là những hậu quả dây chuyền do
việc thừa nhận phá thai sẽ đưa đến: giết người tập
thể, diệt chủng (trường hợp Nazis), sức khoẻ tâm thần
và thể lý đáng lo ngại của người mẹ phá thai, tạo
điều kiện và vô tình khuyến khích lối sống buông xả
tính dục... phá thai tự bản chất đã là một tội ác
chống lại sự sống, sự sống con người, và đặc biệt
đó là một CON NGƯỜI VÔ TỘI, không có khả năng tự
vệ.
Đứng
về mặt phát triển sinh lý, một đứa bé mới sinh còn
nhiều khiếm khuyết so với một người trưởng thành —
chẳng hạn răng chưa mọc, chưa tự mình đút cơm vào
miệng được... Nhưng không phải vì thế mà một đứa
bé không phải là NGƯỜI. Cũng thế, một bào thai
(conceptus), dù ở giai đoạn nào trong quá trình tăng
trưởng: phôi thai (embryo) hay thai nhi (fetus), dù còn nhiều
khiếm khuyết về mặt thể lý, cũng đã là NGƯỜI, có
tiềm năng sống và phát triển hoàn hảo hơn. Bản chất
đó là NGƯỜI, và phá thai, như thế, là một hành vi tội
ác tự bản chất.
Trước
những cuộc biểu dương chống lại nạn phá thai, bảo vệ
sự sống dược các giáo hội Kitô giáo hỗ trợ, nhiều
người cứ tưởng nhầm rằng chỉ có Kitô giáo mới quan
tâm tới vấn đề nầy. Trong khung cảnh của văn hóa Việt
Nam, bất kỳ tôn giáo nào cũng dề cao mạng sống con
người, và cấm đoán ý định và hành vi tàn sát sự
sống đó.
Đối
với Phật giáo chẳng hạn, sát sanh là điều ác đầu
tiên được kể trong năm điều cấm (ngũ giới). Sát sanh
đối với người Phật tử không những chỉ giới hạn
trong phạm vi con người, mà còn bao gồm sự sống nói
chung, từ những sinh vật vô tri như loài giun dế đến
loài hữu tri hữu tình là con người. Ngay cả những hành
vi thô bạo, gây đổ vỡ vô ích đối với những vật
không có sự sống cũng đã là một điều không nên làm.
Đối
với Giáo hội Công giáo, Thông điệp Tin Mừng Về Sự
Sống của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhấn mạnh rằng
phá thai là “một tội ác đặc biệt nghiêm trọng.”
(TMVSS số 61). Phá thai luôn là một hành vi tội ác thuộc
về bản chất. Đó là một hành vi chống lại Thiên Chúa,
vì “sự sống con người không thuộc về nó, bởi vì đó
là tài sản và tặng vật của Thiên chúa, Đấng tạo
dựng và là Cha.” (TMVSS, số 40). Bởi vậy Bộ Giáo Luật
hiện hành quy định rằng “người nào thực sự cung cấp
việc phá thai tự động chịu vạ tuyệt thông.” (Số
1396). Những kẽ cung cấp việc phá thai không chỉ là
người mẹ, người cha và những người tham dự trực
tiếp đến hành vi trục xuất thai nhi ra khỏi bụng người
mẹ, mà còn bao gồm những thành phần xúi dục, khuyến
khích: nhà làm luật, bạn bè, người thân, và đặc biệt
là những nhà giáo dục và giới truyền thông.
Truyền
thống và văn hóa
Trong
một thể chế toàn trị, truyền thông là công cụ của
nhà cầm quyền dùng để tuyên truyền đường lối của
thành phần cai trị. trong một thể chế tự do, truyền
thông được đánh giá như là đệ tứ quyền, có chức
năng bày tỏ sự thật; và sự thật đó chính là giá trị
đức lý của xã hội đó. Nien Cheng, nhà báo nỗi danh
Trung Hoa và là tác giả quyển Life
and Death in Shanghai,
đã viết: “Cơ bản người ta nên biết điều gì đúng
và điều gì sai — và, khi quý vị biết được điều
đó, hãy can đảm đủ để bênh vực điều đúng.”2
Khi
nói đúng và sai tức là nói đến vấn đề giá trị. Có
những giá trị tương đối cho mỗi thời, mỗi nơi khác
nhau; tuy nhiên cũng có những giá trị tuyệt đối đúng
và tuyệt đối sai đối với mọi thời, mọi nơi. Phá
thai là một điều tuyệt đối sai bởi vì nó xâm phạm
quyền căn bản của con người là quyền được sống.
Thảm cảnh của thời đại chính là ở chỗ con người
mất hết ý thức về những giá trị tuyệt đối đó. Và
càng tệ hại hơn nữa khi những người cho mình có sứ
mạng làm văn hóa lại đi gieo vãi một nền văn hóa của
sự chết.
Trong
chương cuối của Thông Điệp Tin Mừng Về Sự Sống, Đức
Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đề cập đến các cơ quan
truyền thông như là một trong năm lực lượng chính có
nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa của sự sống đối đầu
với nền văn hóa của sự chết. “Để đóng góp phần
mình, người làm công tác truyền thông nên bày tỏ ý
nghĩa cao cả của tình yêu và tình dục, tránh bất cứ
điều gì coi nhẹ sự sống con người và phẩm giá con
người.” (TMVSS 99). Sứ điệp nầy vượt ra ngoài khuôn
khổ của một giáo thuyết dành cho những tín đồ của
một tôn giáo cá biệt; đó là tiếng kêu cầu khẩn thiết
của lương tri loài người gởi đến những ai cầm trong
tay những phương tiện uốn nắn giá trị đức lý của
xã hội.
Truyền
thông đại chúng nói chung và báo giới nói riêng hàng
ngày truyền đi hàng ngàn sứ điệp dưới mọi hình thức
trong đó có quảng cáo. Thoạt nhìn thì viết một bài xã
luận hỗ trợ việc phá thai xem ra khác với việc đăng
một quảng cáo cung cấp dịch vụ phá thai. Nhìn kỹ vấn
đề, sự khác biệt, nếu có, chỉ thuộc bình diện cấp
độ; bản chất lại giống nhau.
Quảng
Cáo Là Một Dịch Vụ Thuần Kinh Tế
Xét
công tác truyền thông dưới chức năng kinh tế, nghĩa là
một cơ sở sản xuất kiếm lời không thôi — mẩu quảng
cáo được coi như là sản phẩm kinh tế — thì ngay ở
đây vấn đề giá trị cũng phải được đặt ra. Sản
xuất một ổ đại bác thì khác xa sản xuất một máy
cày, tuy rằng cả hai cùng theo đuổi lợi nhuận kinh tế.
Bởi thế bất kỳ quốc gia nào, dù ở đó chế độ kiểm
duyệt báo chí không được đặt ra, cũng có những luật
lệ quy định việc quảng cáo phản ảnh nội dung đức
lý của xã hội đó. Những quy định nầy không chỉ liên
hệ đến người sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ
được quảng cáo, mà còn liên hệ đến người sản xuất
dịch vụ quảng cáo, tức cơ quan truyền thông. Những quy
định nầy không những chỉ nhằm ngăn ngừa và chế tài
việc cạnh tranh bất chính, sự gian xảo trong việc trình
bày sản phẩm mà còn bao gồm một số sản phẩm hoăc
dịch vụ được xã hội đó coi như cấm kỵ, có hại
cho xã hội như thuốc lá, rượu mạnh, ma tuý chẳng hạn.
Ngoài
luật lệ nhà nước, cơ sở cung cấp dịch vụ quảng cáo
cũng còn bị giới hạn bởi quy định của chính mình,
thành văn hoặc bất thành văn, phản ảnh lương tâm nghề
nghiệp, quan niệm về giá trị của người làm công tác
quảng cáo. Tín niệm hệ của quần chúng tiêu thụ cũng
tác dụng đến nội dung quảng cáo như là quy luật kinh
tế thị trường.
Như
thế, dù chỉ xét ở chức năng kinh tế thôi thì việc
cung cấp dịch vụ quảng cáo cũng có những giới hạn.
Trong trường hợp cụ thể quảng cáo phá thai của nhật
báo Người Việt, vấn đề hợp pháp hay bất hợp pháp
cũng chỉ là vấn đề thời gian. Lưỡng viện Quốc Hội
Hoa Kỳ đã thông qua dự luật Cấm Phá Thai Trể (Partial -
Birth Abortion Ban Act) và bị Tổng Thống Clinton phủ quyết
ngày 10. 4. vừa qua. Hành động của Tổng Thống Clinton đã
tạo nên một luồng dư luận chống đối sâu rộng trong
dư luận. Đặc biệt Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ, qua bức
thư ký tên tám Hồng Y và Đức Giám Mục Chủ Tịch Hội
Đồng Giám Mục Hoa Kỳ gởi Tống Thống Clinton ngày
16.4.96, đã có những lời lẽ dứt khoát và mạnh mẽ.
T.S. Navarro Valls, phát ngôn viên của Tòa Thánh Vatican đã
đưa ra nhận định sau đây: “Quyết định của Tổng
Thống chống lại lập trường của Quốc Hội Mỹ là một
sự phủ quyết ô nhục, trong thực tế, việc làm nầy
giống như một hành động tấn kích tàn ác kinh khủng
chống lại một nhân mạng vô tội và chống lại nhân
quyền bất khả xâm phạm của thai nhi.” Án lệ Roe
chống Wade
năm 1973 của Tối Cao Pháp Viện cho phép phá thai không hạn
chế theo lời yêu cầu của người mẹ trong 12 tuần lễ
đầu, và với một vài hạn chế, để bảo vệ sức khỏa
người mẹ đến tuần lễ thứ 24, càng ngày càng bị các
án lệ các tiểu bang hạn chế, nhất là trong vấn đề
xử dụng công quỹ. Đặc biệt khuynh hướng Pro-life trong
cử tri Mỹ đang vận động để đưa vấn đề cấm phá
thai vào hiến pháp qua thủ tục tu chính hiến pháp.
Vượt
lên trên vấn đề hợp pháp hay không hợp pháp, và tuy
cũng chỉ xét ở bình diện kinh doanh mà thôi, cũng còn có
những giới hạn của luân lý nghề nghiệp và tương giao
với khách hàng. Vấn đề đạo đức trong kinh doanh không
chỉ được đặt ra cho những nghề đặc biệt liên quan
đến sự sống và công lý như y khoa và luật pháp... mà
càng ngày càng được đề cập một cách phổ biến trong
kinh doanh nói chung. Môn học luân lý doanh thương đang được
nhiều trường đại học coi như là bắt buộc cho chương
trình MBA. Vì thế đối với việc đăng quảng cáo phá
thai, không ngạc nhiên chút nào khi hai tờ báo Mỹ lớn
nhất trong vùng Orange County, nơi có trụ sở của nhật
báo Người Việt, là tờ Orange County Register và tờ Los
Angeles Times, ấn bản Orange County đã không có những mẩu
quảng cáo tương tựa như quảng cáo phá thai đến tuần
lễ thứ 24 của Family Planning Associates Medical Group. Đâu
là sự khác biệt? Có phải hai tờ báo Mỹ nói trên đã
đặt vấn đề lợi nhuận kinh tế dưới mẫu mực giá
trị họ đặt ra? Hay những bó buộc của quy luật kinh tế
thị trường, với phản ứng bất thuận lợi từ phía
thân chủ và người tiêu thụ trường hợp họ nhận đăng
quảng cáo, đã khiến họ thận trọng hơn? Giả thuyết
nào đi nữa thì đây cũng là những bài học cho cả người
kinh doanh dịch vụ quảng cáo lẫn khách hàng tiêu thụ và
thân chủ vốn dễ tính trong cộng đồng người Việt Nam
chúng ta.
Truyền
Thông Và Chức Năng Văn Hóa
Vấn
đề lại trầm trọng hơn khi cơ sở truyền thông lại
cho mình, và làm cho người khác hiểu chức năng chính của
mình là “cơ quan tranh đấu thời sự văn nghệ giáo
dục”. Dù không nói ra thì trong quan niệm của người
Việt Nam vốn trọng chữ nghĩa, báo chí vẫn được coi
là một nghề cao quý, là nơi cô động và công khai hóa
tinh hoa của xã hội. Nói rộng ra, báo chí mang trên mình
chức năng văn hóa, nghĩa là làm cho xã hội thăng tiến
hơn theo chiều cao. Một cách công bằng, trong quá trình
tồn tại, nhật báo Người Việt đã có những đóng góp
đáng kể để duy trì và phát huy tiếng Việt và tập tục
Việt ở hải ngoại. Tuy nhiên với việc coi thường dư
luận, tiếp tục nhận đăng quảng cáo phá thai, nhật báo
Người Việt đã tự chọn cho mình một nội dung khác về
văn hóa, xa lạ với lối hiểu thông thường của mọi
truyền thống.
Trong
truyền thống trường cửu tôn vinh đạo lý của người
Việt Nam, văn hóa gắn liền với đạo đức. Người quân
tử, bậc thánh nhân, mẫu mực của văn hóa, trước tiên
là người sống thuận với Đạo của Trời. Ca dao Việt
Nam há chẳng có câu:
Dù
xây chín bậc phù đồ
Không
bằng làm phúc cứu cho một người.
Trong
thông điệp Hào Quang Chân Lý, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô
II có nói rõ về tương quan giữa văn hóa và đạo đức:
“Trong cốt lõi của vấn đề văn hóa, có ý thức đạo
đức, và ý thức đạo đức lại được xây dựng và
hoàn thành trong ý thức tôn giáo.” (TĐ. HQCL. III,98). Hoặc
hiểu văn hóa chỉ là những sản phẩm vật chất như
những cuộc trình diễn âm nhạc, hội họa, hoặc đã
đồng hóa giá trị (values) với giá cả (price) cho nên nội
dung đức lý của văn hóa đã bị bỏ quên. Văn hóa bắt
đầu bằng việc tôn trọng và bảo vệ sự sống và phẩm
giá con người. Mà con người cô thế nhất, không có khả
năng tự vệ nhất cần phải ưu tiên bảo vệ chính là
các thai nhi.
Chỉ
vì đã coi thường chiều kích linh thánh của sự sống mà
con người càng ngày càng trở nên “chó sói đối với
người.” Nền văn hóa nầy, với quan niệm lệch lạc về
tự do, với thái độ ngạo mạng của thần Prometheus, và
lương tâm mờ tối chắc chắn sẽ đưa con người đến
sự chết.
Những
đồng bào ở lại Việt Nam sau 1975 đã từng thấy hoặc
nghe nói đến nạn phá thai được nhà nước cho phép hoặc
khuyến khích. Một truyện ngắn của một nhà văn trong
nước, mà tôi đã đọc và vẫn chưa nhớ lại tên, đã
thuật lại việc người ta nuôi heo bằng các bào thai bị
phá. Tại hải ngoại, việc hội nhập văn hóa có nhiều
hiện tượng đau lòng do sự lệch lạc trong nhận thức
về giá trị. Một cơ quan cho mình có chức năng “giáo
dục” lại làm công tác quảng cáo việc phá thai là một
điều vượt ra ngoài khả năng suy luận của một đầu
óc bình thường. Trong tinh thần liên đới đồng bào
trước những đổ vỡ gia đình và suy hoại luân lý
truyền thống, chắc hẳn một cơ quan cho mình có chức
năng văn hóa phải biết nên làm gì và không nên làm gì?
Tất cả những xum xoe bề ngoài chỉ là việc làm vô
nghĩa nếu nội dung thiết yếu của văn hóa bị coi
thường, bởi vì “Cain cố gắng che đậy tội ác của
mình bằng lời nói dối. Đây đã là và vẫn còn là
trường hợp khi mỗi loại ý thức hệ cố gắng biện
minh và che đậy những tội ác tồi tệ nhất chống lại
con người. ‘Con có phải là kẻ chăn giữ em con đâu?’
Cain không muốn nghĩ về em mình và từ chối nhận trách
nhiệm mà mỗi người phải có đối với kẻ khác.”
(TĐ. TMVSS, 8).
Chú
Thích
*
Bài đăng ở tập san Định Hướng số 11, tr. 120-127.
1.
Edward Tivnan, The
Moral Imagination
(New York: Simon & Schuster, 1995) p.19.
2.
Nien Cheng, Old Values in a New China, trong tác phẩm Shared
Values for a Troubled World,
Rushworth M. Kidder, ed. (San Francisco: Jossey-Bass Pub., 1994)
P.203.