TS Nguyễn Văn Trần
Dựa theo thuyết của Alexandre Kojève về "Lịch sử chấm dứt", Francis Fukuyama quả quyết Chiến tranh lạnh kết thúc là đánh dấu chủ thuyết dân chủ tự do và kinh tế thị trường chiến thắng những hệ tư tưởng chánh trị khác. Đồng thời, ông cũng nghĩ bức tường Bà-linh sụp đổ, sự tan ra khối cộng sản Đông Âu sẽ không có nghĩa là thế giới ngày mai này sẽ không còn xung đột, bạo loạn, nhưng có thể chắc chắn sự vượt trội hẳn và vỉnh viển của lý tưởng dân chủ tự do sẽ là điều thật sự thực hiện được.
Ngày nay, người ta mới nhìn lại thấy ra hòa bình sau Đệ I Thế chiến là thứ hòa bình giả. Và không ai lúc đó có ý sửa soạn một trât tự mới cho thế giới sau chiến tranh. Khủng hoảng kinh tề năm 1929 là điều bất ngờ và nghiêm trọng hơn nữa là những tổ chức độc tài lên nắm chánh quyền trong thập niên sau đó. Đệ II Thế chiến kết thúc dẩn tới một trật tự mới và nền kinh tế tư bản đem lại cho thế giới hậu chiến một nền hòa bình khá bền vững.
Suốt trong những năm cuối của thế kỷ XX, mọi người yên tâm lo làm giàu. Chiến tranh lạnh kết thúc với sự lên ngôi của dân chủ, thêm một lần nữa, không ai nghĩ nên soạn thảo một trật tự cho thế giới trong tình hình mới. Khi hai tòa nhà chọc trời ở New-York bị khủng bố phá sặp ngày 11 tháng 9/2001, mọi người cảm thấy bàng hoàng. Huê kỳ phản ứng mạnh nhưng từ Afghanistan tới Irak, Huê kỳ đều thất bại, uy tín cường quốc của Huê kỳ do đó bị tổn thương, làm ảnh hưởng xấu các hợp tác chiến lược và các đồng minh. Tiếp theo đó, năm 2007, bùng nổ cuộc khủng hoảng kinh tế do những bông bóng tài chánh bể, tưởng đâu đã gây ra khủng hoảng kinh tế toàn thế giới.
Phải chăng những biến cố tiêu cực đã làm cho thế giới dân chủ và tư bản thắm mệt mà không còn hăn hái và đủ sức để toàn cầu hóa dân chủ nên đã làm xuất hiện ở nhiều nơi những chế độ chánh trị mới có khả năng và sức hấp dẩn, thay thế và cạnh tranh với chế độ dân chủ? Đó là một thứ dân chủ biến dạng của dân chủ đích thật, có thể gọi là “Dân Chủ Nửa vời”.
Những chế độ “dân chủ nửa vời” (*)
Đây là một tiếng mới để chỉ thứ dân chủ biến thể, tức không còn giử đầy đủ tính dân chủ phổ quát nữa, do ông Pierre Hassner, Giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế ở Paris(CEERI) sáng tạo (Démocratie – Démocrature) từ đóng gạch vụn của bức tường bá-linh để gọi những quốc gia nay không còn cộng sản hay độc tài toàn trị nữa, thay đổi mà không thật sự dân chủ đúng mức. Đây là một thực tế chánh trị rất đa dạng từ bản chất tới tầm cở.
Nên hiểu cho đúng những chế độ “dân chủ nửa vời” này hoàn toàn không phải là thứ dân chủ thật sự, mà chỉ là cách cai trị đặc biệt tự cho rằng đó là cách giúp chánh quyền được vững mạnh hơn hết, sự cai trị hiệu quả hơn và bám sát với dân hơn thứ dân chủ truyền thống phổ quát xưa nay.
“Dân chủ nửa vời” có tham vọng lãnh đạo thế giới trong thế kỷ XXI.
Đặc tính của “dân chủ nửa vời” là tôn thờ người lãnh đạo mạnh, “vì dân” trên hết (hay theo chủ nghĩa “dân túy” - le populisme, thứ mị dân), pha lẫn với chủ nghĩa quốc gia cực đoan và cuồng tín tôn giáo, kiểm soát kinh tế và xã hội chặc chẻ.
Những chế độ “dân chủ nửa vời” cũng dưa vào bầu cử theo thể thức phổ thông đầu phiếu nhưng kiểm soát ứng cử viên và lèo lái kết quả hoàn toàn theo hướng ý muốn của người lãnh đạo. Xử dụng tích cực tuyên truyền nên kiểm soát tát cả các cơ quan truyền thông.
Chế độ “dân chủ nửa vời” không khủng bố quần chúng để cai trị và bảo vệ chế độ như các chế độ độc tài toàn trị trước đây, trái lại tổ chức tiêu diệt đối lập hay chống đối nhắm chính xác từng mục tiêu. Nhà cầm quyền đề cao sức mạnh và xử dụng nội chiến hoặc chiến tranh với nước ngoài biến thành cốt lõi của chánh sách, lấy bạo lực làm tính chính đáng của quyền lực.
Ngày nay, sau khi khối cộng sản sụp đổ, một số nước cựu cộng sản, và cả nước độc tài không công sản, không muôn xếp hàng theo phe thế giới tư bản tự do dưới trướng của Mỹ, một phần vì thấy dân chủ và kinh tế tư bản cũng có những vấn đề của nó, đã chọn cho mình con đường dân chủ mới này. Ta có thể nhận diện trước nhứt là Tàu của Xi Jinping, Nga của Poutine, Thổ của Erdogan, Ai-cặp của Al-Sissi, Phi của Duterte, Vénézula, Hongrie, Ba-lan. Tất cả các ngưòi cầm quyền của các nước này đều đề cao “dân chủ nửa vời” này vượt trội hẳn thứ dân chủ tự do cố hữu.
Với ảnh hưởng lớn của Tàu hiện là một cường quốc kinh tế và quân sự, “Dân chủ nửa vời” sẽ lấn chiếm thế giới, tập hợp các quốc gia theo nó để từ từ đi tới thay đổi hệ thống quyền lực thề giới hướng theo quyền lợi của Tàu mà khống chế thế giới là mục tiêu cuối cùng. Thực tế cho thấy Tàu đang chiếm biển đông, Nga thôn tính Crimée, ngắm nghía những nước trong khối liên-xô củ, Thổ đang nổ lực tái lập Đế quốc Ottoman. Liệu Tàu và Nga hay Thổ và Nga, cùng thứ chánh trị “dân chủ nửa vời” sẽ lìên kết thành những “nước trục” chống lại những nước còn lại theo dân chủ truyền thống mặc dầu quyền lợi và lịch sử của họ không giống nhau? Nền dân chủ tự do thật sự có thể khôi phục được thế mạnh của mình hay không? Hay sẽ nhường chỗ cho “dân chủ nửa vời” lên ngôi?
Muốn bảo vệ giá trị quí báu của mình, dân chủ thật sự phải gấp rút tự tái võ trang, chỉnh đốn lại hàng ngũ, tránh chia rẻ, hạn chế tham vọng của những nhà tài phìệt, mạnh dạng dẹp bỏ thứ dân chủ mị dân (populisme).
Một chế độ dân chủ cho Việt nam ngày mai
Trong tranh dấu dai dẳng, gian khổ, đồng bảo bị đàn áp khủng bố hằng ngày, ai ai cũng mong mỏi, nôn nóng, làm sao sớm dứt điểm chế dộ cộng sản đang cầm quyền ở Việt nam. Nhưng hết cộng sản chưa chắc có ngay dân chủ. Trải qua kinh nghiệm lich sử, từ khi chưa mất nước đến lúc mất nuớc, rồi cộng sản, Việt nam chưa bao giờ có một chế độ dân chủ thật sự. Đúng nghĩa của nó. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là Việt nam không có những lúc người dân sống thật sự thoải mái, những quyền căn bản được tôn trọng và bảo vệ. Dầu sống suốt thời gian dài dưới chế độ quân chủ, đời sống của người dân cũng không đến nổi bi thảm như dưới chế đệ cộng sản ác ôn ngày nay. Sau cùng, trong gần đây, chế độ Việt nam Cộng hòa bị cộng sản Hồ Chí Minh biêu ríu là Mỹ Ngụy kìm kẹp, bốc lột nhân dân, vẫn tốt hơn chế độ Hán Ngụy hiện tại ở Việt nam cả ngàn lần!
Nhưng dân chủ để làm gì? Dân chủ chắc chắn sẽ không biến ngay Việt nam phá sản ngày nay trở thành một nước phát triển và giàu mạnh. Mà dân chủ cần để giúp xây dựng xã hội trong đó những quyền tự nhiên của con người được bảo vệ để con người sống xứng đáng với nhân phẩm của mình, tức quyền làm một con người. Trong xã hội cộng sản, con người không được sống mà chỉ được phép tồn tại.
Nền dân chủ đó phải là Dân chủ Pháp trị để luật pháp phải là chủ quyền quốc gia. Đặt tính của chế độ dân chủ là những quyền tinh thần với những quyền hợp pháp chỉ có một và công lý lý tưởng với công lý hợp pháp cũng chỉ có một. Nên tự do dân chủ có nghĩa là tự do hưởng thụ quyền tinh thần trong phạm vi công lý lý tưởng.
Dân chủ phải biết tôn trọng những nguyên tắc cơ bản: tính đại biểu trực tiếp toàn dân, tính hợp hiến, hợp pháp và chính thống. Một chế dộ không hội đũ những nguyên tắc này không thể nói đó là chế độ dân chủ.
Mà nói dân chủ phải nghĩ ngay đến Hiến pháp. Bởi Hiến pháp là một văn bản qui định cụ thể thể chế dân chủ.
Nay là thời điểm cuối của quá trình xã hội chủ nghĩa ở Việt nam, tưởng những người tranh đấu dân chủ cho Việt nam, với vốn hiểu biết chuyên môn về luật học, nên bắt đầu, tuy đã trễ, soạn thảo sẳn một Dự án Hiến pháp Dân chủ. Nóí “Dự thảo Hiến pháp” mà không nói “Hiến pháp” vì để tôn trọng những ý kìến của người khác nữa. Thông thường Hiến pháp phải do Quốc Hội soạn thảo và thông qua.
Khi nói đến Hiến pháp dân chủ thì đừng quên để ý đến hoàn cảnh địa lý lịch sử cụ thể của Việt nam để dựa theo đó mà quan niệm một chế độ chính trị cho phù hợp với một đất nước quá dài với những tâm lý địa phương khác nhau do lịch sử tạo nên. Trong hoàn cảnh đó, thiết nghĩ chỉ có một thể chế liên bang là phù hợp hơn hết. Và trong tình hình Việt nam ngày mai, với hậu quả của thời gian dài do thực dân và cộng sản để lại, một chế độ Tổng Thống chế sẽ có đũ những yếu tố để đem lại ổn định cho Việt nam hầu tránh những hình thức độc tài khác tái diễn và cả những xáo trộn xã hội thường xảy ra trong buổi đầu sau thay đổi chế độ.
Tư tưởng “dân chủ”, nhận định “dân chủ” và hành động “dân chủ” tức là mở đường dẩn tới nhận thức về xã hội cộng đồng, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Chính ở Việt nam thời xưa, tư tưởng chánh trị về dân chủ đã được biểu hiện khá rõ nét trong các tổ chức xã thôn qua cách người dân chọn người hiền đức thay mặt quản trị xã thôn. Câu nói của dân chúng thường nói “kẻ bề trên phải hỏi kẻ dưới” cho chúng ta ngày nay hình dung tư tưởng dân chủ, lấy kẻ dưới làm gốc, tức tư tưởng Dân chủ Dân bản hay chế độ “do dân”.
Nhà cầm quyền cộng sản ở Việt nam ngày nay vẫn còn khẳng định “Việt nam kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Mà ai cũng thấy, chính vì đảng cộng sản đã đi theo con đường xã hội chủ nghĩa trong mấy chục năm qua nên hiện nay nuớc ta, dù có tăng trưởng kinh tế, nhưng vẫn còn lạc hậu khá xa so với các nước láng giềng.
Vậy thì về phiá chúng ta, người Việt nam ở nước ngoài cũng phải kiên định con đường bất hợp tác với chánh quyền Hà nội. Đồng thời chúng ta cần nỗ lực tranh đấu cho Việt nam có được càng sớm càng tốt một chế độ dân chủ thật sự, chớ không phải một chế độ “dân chủ xã hội chủ nghĩa” như hiện nay. Cũng không phải thứ “Dân chủ nửa vời” như những nước cộng sản và độc vừa thay đổi như ta thấy.
Dân chủ thật sự, một cách sơ đẳng, có nghĩa là:
- Dân chủ đa đảng, chớ không phải độc đảng như hiện nay,
- Phải có ứng cử và bầu cử tự do, chớ không phải “đảng cử, dân bầu” như hiện nay,
- Phải thực hiện các quyền tự do căn bản phổ quát của nhân dân theo tiêu chuẩn của LHQ, chớ không phải theo các quyền tự do bánh vẽ đã ghi trong Hiến pháp như hiện nay,
- Phải thực hiện tam quyền phân lập hoàn toàn độc lập với nhau, chớ không phải một sự phân nhiệm 3 quyền đó dưới sự lãnh đạo duy nhứt của đảng như hiện nay.
(*) Nicolas Baverez, Les Démocratures contre la Démocratie, Le Nouvel Observateur, 15/9/2016, Parìs
Nguyễn Văn Trần
- https://vietbao.com/p112a258411/mot-hien-tuong-moi-dang-chu-y-dan-chu-nua-voi