Những Khuôn Mặt Văn Hóa VN Paris 1995-2015

Hiển thị Paris1+2.jpg

Giới thiệu tác phẩm Những Khuôn Mặt Văn Hóa VN Paris 1995-2015
do Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN PARIS phát hành


Ngày ra mắt 18-09-2016, Salle Conférence Hermès, Paris XIIIe


Trong ngày ra mắt sách « NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN HÓA VIỆT NAM PARIS, 1995-2015 » hôm nay, xin có đôi lời giới thiệu tác phẩm qua bốn câu hỏi do GSTS Nguyễn Đăng Trúc đặt ra.

1. Những khuôn mặt Văn a Vit Nam Paris đã được chuẩn bị và thực hiện thế nào?
« Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt Nam Paris » đã được thành lập vào năm 1994, qui tụ những thành viên đa số thuộc giới trí thức văn nghệ sĩ, trong đó có một số người thuộc Văn Bút VN Hải Ngoại, hội thơ Ba Lê Thi Xã, văn nghệ sĩ tự do Paris…
Được tái tín nhiệm đảm trách Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt Nam Paris vào tháng 04 năm 2014, Thi sĩ Đ Bình cảm thy mình đã lãnh một trách nhiệm nặng nề, mà thách đố lớn nhất là vấn đề : « Làm sao giữ vững và phát triển Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt Nam Paris » ? Ông đã mi mt s thành viên cng tác, giúp ý kiến chun bị tìm giải đáp.

Công vic suy tư và chun bị này đã đưc thc hin theo Phương pháp quản trị của Tôn T, của Hi Tiêu Chun Pháp Quc và của Chỉ Dn của B Đại Học Pháp v trình bày và viết tiu lun thạc sĩ hay lun án tiến sĩ.
Vic chun bị th nht là khng định đưng hưng văn hóa của Câu Lạc B Văn Hóa, theo ba ý nghĩa văn hóa của nhng nhà văn hóa truyn thng Vit Nam đ lại : Góp phn xây dng đt nưc, quc gia và văn hóa dân tc của con ngưi Vit Nam 1- như mt kẻ sĩ (Nguyn Trãi), 2- như ngưi biên soạn sách v (Lê Quí Đôn, Phan Huy Chú). 3- biên soạn sách v v mọi vn đ liên h đến cuc sng thưng ngày của ngưi Vit Nam (Đào Duy Anh).
Vic chun bị th hai là thiết kế mt d án làm vic trong môi trưng văn hóa Vit Nam tại hải ngoại Paris trong hai thập niên 1995-2015..
Vic chun bị th ba là thành lp mt nhóm làm vic có t chc phân minh trong ba lãnh vc : 1- Ban Điu Hành tng quát vi Chủ Nhim Đ Bình, 2- Ban Biên Tp vi Chủ Biên Trn Văn Cảnh và 3- Ban Thc Hin vi Trưng Ban Nguyn Quí Toàn.
Sau 6 tháng làm vic, nhóm đã qui tụ thêm được một số văn hữu nhiều khả năng, trách nhiệm và tích cực, tham gia. Nhờ đó, một d án đã được thiết kế và thực hiện về mt tuyn tp ly tên là « Nhng Khuôn Mt Văn Hóa Vit Nam Paris, 1995-2015 ».

2. Những Khuôn Mặt Văn a Vit Nam Paris ghi nhận những ai?
Trong phần đầu buổi chiều Văn Học Nghệ Thuật hôm nay, chúng ta vừa nghe và sẽ nghe những giới thiệu chi tiết và cá biệt về từng tác giả đã đóng góp vào tuyển tập « Những Khuôn Mặt Văn Hóa Việt Nam Paris, 1995-2015 ». Trong phần giới thiệu chung này, chúng tôi xin giới thiệu một cách chung và tổng quát về chân dung tập thể của « Những Khuôn Mặt Văn Hóa Việt Nam Paris, 1995-2015 ».

Tuyển Tập « Những Khuôn Mặt Văn Hóa Việt Nam Paris, 1995-2015 » là một tác phẩm, sau hai năm chuẩn bị, đã ghi nhận chân dung của những nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu văn học và văn hóa Việt Nam thuộc Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt Nam tại Paris, trong những năm từ 1995 đến 2015. Không phải là chân dung kinh tế xã hội, theo kiểu « Chân dung kinh tế và xã hội của những tác giả viết sách ở Pháp », như bản phúc trình của Bộ Văn Hóa và Truyền Thông Pháp đã cho phổ biến ngày 16 tháng 03 năm 2016 [1] vừa qua. Nhưng là chân dung văn hóa.

Họ là ai ?
Nhóm thứ nhất, họ là những tác giả đã hay đang sinh hoạt trong Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt Nam Paris, đã đáp lời mời của Chủ Nhiệm Đỗ Bình và Chủ Biên Trần Văn Cảnh, mà gửi những công trình của họ để góp phần thực hiện tác phẩm « Những Khuôn Mặt Văn Hóa Việt Nam Paris, 1995-2015 » này. Đó là 26 tác giả sau đây : Nhà văn Hồ Trường An, GSTS Hà Ngọc Bích, Nhà Văn Nhà Thơ Đỗ Bình, nhà thơ Hương Bình, GSTS Trần Văn Cảnh, TS Phạm Trọng Chánh, BSGS Phạm Tu Chính, Thi sĩ BS Phương Du Nguyễn Bá Hậu, LS Trần Thanh Hiệp, Nhà báo Nguyễn Bảo Hưng, GS Trịnh Khải, GSTS Phạm Đình Liên, Nữ sĩ Quỳnh Liên, GSTS Lê Mộng Nguyên, Nhà văn Trần Tam Nguyên, GS Phạm Thị Nhung, Thi sĩ GS Hàm Thạch, Nhà biên khảo Nguyễn Thanh, GSTS Vũ Quốc Thúc, Nhà văn GS Nguyễn Thùy, Nhà văn Từ Thức, Nhà báo Lê Trân, GSTS Từ Trì, GSTS Nguyễn Đăng Trúc, Nhà phê bình TS Liễu Trương, GS Phan Thị Trọng Tuyến.

Nhóm thứ hai, họ là những người đã hoặc đang ở Paris và đã hay đang biên soạn sách vở, mà nay, được những thành viên Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt Nam Paris tìm hiểu và nhắc nhớ đến, để vinh danh và ghi khắc tên tuổi họ vào lịch sử văn học. Đó là những vị sau đây : bác sĩ giáo sư thi sĩ Vân Uyên Nguyễn Văn Ái, nhà văn Văn Bá bác sĩ Nguyễn Văn Ba, giáo sư thi sĩ bác sĩ Bằng Vân Trần Văn Bảng, bác sĩ thi sĩ Phương Du Nguyễn Bá Hậu, học giả tiến sĩ Thái Văn Kiểm, nhạc sĩ giáo sư Lê Mộng Nguyên, nữ sĩ Vân Nương, nữ sĩ Minh Châu Thái Thị Hạc Oanh, nhà văn học Võ Phiến ở Mỹ, nhà thơ Thân Thị Ngọc Quế, nhà văn Kiệt Tấn, nhà văn học Nguyễn Thùy, GS Võ Thu Tịnh, học giả Nguyễn Trường Tộ, nhà văn Tiểu Tử ; Những nhà văn nữ Paris hiện nay, như Mạch Nha, Miêng, Phạm Thị Trọng Tuyến, Trần Diệu Tâm, Đỗ Quỳnh Giao, Đặng Mai Lan, Mai Ninh.

3. Những nét nào chân dung chung chính yếu của Những Khuôn Mặt VHVN Paris ?
Đọc xong những bài trong tác phẩm « Những Khuôn Mặt Văn Hóa Việt Nam Paris, 1995-2015 », không những một nội dung tổng quát của Văn Hóa Việt Nam đã được tỏ lộ về tinh thần kẻ sĩ, về công việc nghiên cứu và biên soạn sách vở và về cuộc sống hằng ngày hiện nay của người Việt Nam, đặc biệt là người Việt Nam hải ngoại ; Nhưng còn một nội dung chủ yếu cụ thể và đặc trưng mà người đọc chăm chú sẽ dễ dàng khám phá và nhận ra, đó là « chân dung chung của người làm văn hoá trong Những Khuôn Mặt Văn Hóa Việt Nam Paris ».
Nhiều đề tài và nhiều tiếp cận khác nhau, nhưng tất cả mọi tác giả đều đã đề cập, nhiều ít, xa gần, đến chủ đề « Tha Hương », là nét chân dung đặc trưng chính yếu chung, với ba mầu rất đậm và rõ nét. Một cái tha hương hiện thực của tâm tình hoài nhớ, thương mến, mong chờ quê hương tươi sáng và của cảnh sống giữ thơm quê mẹ, bảo trì và phát triển văn hóa dân tộc, hội nhập quê người. Một cái tha hương vươn lên của tình thương, đi từ tình thương gia đình, đến tình thương Nước Việt, Người Việt, Tiếng Việt, tiến lên tình thương nhân loại. Và một cái tha hương thăng tiến về tâm linh, tìm về chân, thiện, mỹ, hướng lên tâm linh và thiêng liêng.

Rõ rệt « Những khuôn mặt Văn Hóa Việt Nam Paris, 1995-2015 » đã hoà nhập với những tác phẩm văn, thơ, nghiên cứu về văn học và văn hóa Việt Nam khác trên thế giới, mà khai phá ra một nội dung mới trên diễn đàn văn học Việt Nam cho thời hậu chiến, 1975-2015.
Khác với văn thơ thời tiền chiến 1930-1945 và văn thơ thời chiến 1945-1975, văn thơ thời hậu chiến 1975-2015 nở rộ ra ở hải ngoại, trong đó có Paris, với dòng văn thơ THA HƯƠNG và TÌNH THƯƠNG Nước Việt, Người Việt, Tiếng Việt.

4. Những dự án khác cho tương lai sau Những khuôn mặt Văn Hóa Việt Nam Paris ?
Từ « Những Khuôn Mặt Văn Hóa Việt Nam Paris, 1995-2015 », những viễn tượng tương lai như đã được mở ra cho những công trình văn học, văn hóa tương lai.
Trước nhất là những viễn tượng không gian địa lý, với những vấn nạn đã được gợi ra : Có cần phải nhìn ra « Những khuôn mặt Văn Hóa Việt Nam Hải Ngoại, 1975-2016 » ? Có cần phải nhận rõ « Những Khuôn Mặt Văn Hóa Việt Nam trên toàn thế giới hiện nay, 1975-2017 » ?
Thứ đến là những viễn tượng thời gian lịch sử và những viễn tượng biến chuyển về nội dung và chủ đề văn hóa, văn học, mà những vấn nạn sẽ từ từ được ý thức, nhận ra và đặt thành vấn đề.


Paris, ngày 18.09.2016
Trần Văn Cảnh, Chủ biên

1 Ghi nhận những đặc điểm về lợi tức đến từ việc viết sách của trên 100.000 tác giả viết sách ở Pháp. Xin xem : http://www.culturecommunication.gouv.fr/Politiques-ministerielles/Livre-et-Lecture/Actualites/Etude-sur-la-situation-economique-et-sociale-des-auteurs-du-livre-resultats

Hiển thị Paris1+2.jpg