Hoàng Lại Giang
Cho
đến hôm nay vẫn còn có người qui cho Nguyễn Ánh (vua GIA LONG) bán
nước! Những tư liệu mà tôi tìm được suốt 50 năm qua thì cái định đề trên
không có chỗ đứng cho sự thực lịch sử. Ngược lại vua GIA LONG triều
NGUYỄN và chính quyền Pháp đã để lại cho chúng ta một đất nước hoàn
chỉnh từ ải Nam Quan cho tới Cà Mau, từ biển đảo Hoàng Sa đến Trường Sa
với đầy đủ những tư liệu chính xác mà hôm nay người phát ngôn bộ ngoại
giao ta vẫn nhắc đi nhắc lại với giặcTàu và thế giới về chủ quyền biển
đảo không thể chối cải được!
Hồi
còn trẻ, tôi đã từng đến Ải Nam Quan, thác Bản Dốc! Nhưng bây giờ thì
cái gọi là Hữu Nghị Quan ấy còn đâu nữa? Thác chính của bản Giốc hùng vĩ
và thơ mộng là vậy, còn đâu nữa?
Tại
sao đang là của ta từ các bản đồ của các triều Nguyễn và chính quyền
Pháp có đầy đủ thác chính Bản Giốc, Ải Nam Quan… lại trở thành của Tàu
trong chế độ xã hội chủ nghĩa của ta?
Dù
có tính theo cách gì thì vẫn không thuyết phục được lòng dân! Ông cha
chúng ta xây dựng đất nước hàng nghìn năm, không phải tự nhiên…mà vào
tay con cháu đại Hán! Đấy là món nợ mà hôm nay chúng ta phải trả lời
trước lịch sử.
Rồi
Trường Sa, Hoàng Sa? Triều Nguyễn còn lưu lại, dù thực dân Pháp có
chiếm đất nước ta thì họ vẫn không đánh mất một tấc đất, một hòn đảo nhỏ
nào của nước ta.
Khi
đất nước chia đôi theo hiệp định Giơ-ne-vơ thì Hoàng Sa thuộc chính
quyền Sài Gòn. Chính quyền Sài Gòn đã giữ Hoàng Sa với trách nhiệm rất
cao. Chỉ sau hiệp định Paris được kí kết, người Mỹ chấp nhận rút quân
khỏi miền Nam Việt Nam thì quân Tàu mới thừa cơ cuộc nội chiến Việt Nam
đang căng thẳng, dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974.
74 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hi sinh anh dũng, đấy là sự hi sinh anh
dũng đáng được tôn vinh và ghi vào lịch sử dân tộc. Không làm được điều
đó là có tội với lịch sử. Tôi không đưa ra đây những phát ngôn mang nội
hàm bán nước của một số người. Việc này văn học dân gian sẽ … khắc bia
vào lòng dân tộc với những thái độ dè dặt, có phần khiếp nhược của một
số nhà lãnh đạo hôm nay.
Nhớ
lại sau việc « chống lưng » cho bọn Ponpot đánh phá, giết hại bao dân
thường của ta ở biên giới Tây Nam, năm 1979 giặc Tàu lại đem quân qua
đánh chiếm 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta. Bao nhiêu dân thường đã
chết một cách thảm thương, bao nhiêu chiến sĩ của ta đã ngã xuống! Tội
ác này Trời không dung Đất không tha! Vậy mà sau 30 năm một tấm bia
tưởng niệm cũng không có. Ai nghĩ nó sẽ phai nhạt trong lòng dân, người
ấy nhầm. Ngược lại, lòng dân sẽ càng bức xúc theo năm tháng về sự xúc
phạm trái với đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam.
Năm 1988 bọn hải tặc Trung Quốc lại dùng sức mạnh quân sự đột chiếm hàng loạt biển đảo của ta ở Trường Sa!
Và sau đó ai cũng biết chúng kéo dàn khoan 981 cùng hàng loạt tàu hộ tống vào thềm lục địa của nước ta để khoan thăm dò dầu khí!
Cho đến nay thì các đảo chúng chiếm được của ta đã là sân bay, cầu cảng và kho chứa đầy vũ khí đã được cấp tập chuyển ra!
Thứ trưởng bộ thông tin truyền thông Việt Nam Trương Minh Tuấn đã dẫn một đoàn ra Trường Sa. Và ông ta đã trực tiếp «chứng kiến hoạt động xâm lấn rầm rộ của Trung Quốc».
Rõ
ràng đất nước ta đang từ từ rơi vào tay giặc Trung Quốc!!! Vậy mà có
nhà lãnh đạo còn lo lắng về ‘mối quan hệ giữa hai nước, hai dân tộc’ xấu
đi, thậm chí có nhà lãnh đạo còn khẳng định mối quan hệ giữa hai nước,
hai dân tộc là mối quan hệ truyền thống, môi răng, cần phải giữ gìn. Tôi
nghĩ những nhà lãnh đạo ấy cố tình né tránh một sự thật lịch sử: Âm mưu
sâu xa của Trung Quốc là biến Việt Nam ta thành chư hầu, thành phiên
thuộc của chúng như Nội Mông! Duy Ngô Nhĩ!!!
Lịch sử dân
tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh kiên cường, bất khuất hàng nghìn năm,
trước giặc phương Bắc. Với giặc phương Tây lịch sử chỉ ghi có 80 năm mà
thôi.
Cái
gọi là ý thức hệ, là đồng chí, anh em, 16 chữ, 4 tốt chỉ là cái ‘bẫy’
cho những người nhẹ dạ cả tin và ảo tưởng! Ý đồ xâm lược sâu xa của con
cháu nhà đại Hán đã có từ trong huyết quản của chúng, đừng hòng có sự
thay máu. Cả nhân loại hôm qua và hôm nay đã biết rất rõ tâm địa của
chúng. Mọi sự nhầm lẫn đều phải trả giá.
Tôi rất buồn khi vị bộ trưởng Văn phòng chính phủ ta lại tin tưởng sẽ dùng biện pháp trao đổi trên
cơ sở tôn trọng công ước quốc tế thì kẻ cướp biển đảo của ta sẽ nhận ra
lẽ phải. Một sự tin tưởng không thực tế, một sự ấu trĩ cố tình, nếu
không nói là đánh lừa công luận đang sôi sục căm hờn!Lịch sử cho thấy, chưa bao giờ ta mạnh hơn Trung Quốc! Nhưng lịch sử cũng chứng minh chưa bao giờ ta chịu thần phục Trung Quốc!
Từ
đầu thế kỷ 11, Tống Thần Tôn lên ngôi, chấp nhận lời thỉnh nguyện của
tể tướng Vương An Thạch, đem quân qua đánh Việt Nam. Chúng cho xây thành
đắp lũy ở châu Ung, châu Liêm, châu Khâm (Ngày nay là Quảng Đông và
Quảng Tây). Lý Thường Kiệt được triều thần ủng hộ, đã chặn ngay ý đồ xâm
lược của chúng trên đất của chúng. Lần thứ hai Lý Thường Kiệt đánh tan
tác quân Tống trên sông Như Nguyệt! Cùng với sự thất bại của biến pháp,
hai trận thua đau trước Lý Thường Kiệt, Tống triều buộc phải cho tể
tướng họ Vương về vườn! Vua tôi nhà Trần ba lần đánh tan quân Nguyên
Mông! Và gần đây nhất là 29 vạn quân Thanh đã tan tác, bỏ cả ấn tín
tranh nhau qua cầu phao, chạy về nước! Gò Đống Đa là nấm mồ lớn nhất
nước Nam vẫn còn đó, cùng năm tháng nhắc nhở người Việt về niềm tự hào
dân tộc, và nhắc nhở giặc phương Bắc nỗi nhục của kẻ nuôi mộng bá quyền!
«
Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô
lệ ». Đấy là lời hịch của chủ tịch Hồ Chí Minh. Học tập Hồ Chí Minh đâu
phải chuyện đùa, chuyện đầu lưỡi khua khoắn lấy lòng dân? Học tập Hồ
Chí Minh là phải giữ gìn cho bằng được từng tấc đất của tiền nhân để
lại. Nói như vua Trần Nhân Tông, ai lơ là để mất dù là một tấc đất của
tiền nhân để lại, kẻ đó phải bị chém! Thời hiện đại chúng ta đã để giặc
phương Bắc cướp đi bao nhiêu đất đai, biển đảo chưa thấy ai bị chém cả?
Câu hỏi giành cho hậu thế.
Đến lúc phải xóa cho được câu đã thành văn học dân gian: ‘Hèn với giặc, ác với dân’
ở thời đương đại. Câu đó xuất phát từ đâu ? Xin thưa từ thái độ mềm
mỏng đến nhu nhược trước nạn nhân xâm lăng phương Bắc bằng cách dùng cả
một lực lượng công an đồ sộ đàn áp những người yêu nước biểu tình phản
đối Trung Quốc xâm lược! Hành động ấy đồng nghĩa với việc thông đồng với
giặc triệt tiêu những lực lượng yêu nước chống xâm lăng.
Không
phải ngẫu nhiên mà một cháu bé mới tròn 18 tuổi đã dám lấy máu mình
viết lên 2 tấm vải 2 dòng chữ bày tỏ một thái độ thiếu cương quyết của
chính quyền và hành động hung hăng ngang ngược, lật lọng của kẻ cướp
nước. Cháu ấy là Nguyễn Phương Uyên, con một gia đình nghèo khó ở Bình
Thuận. Tôi không nghĩ cháu nông nổi! Suy nghĩ và hành động của Phương
Quyên là sự cô đúc tinh thần yêu nước và căm thù giặc xâm lược, truyền
thống của dân tộc được đúc kết qua hàng ngàn năm giữ nước. Đó cũng là
bản lĩnh, là trí tuệ: thà chết vinh hơn sống nhục!
Cũng
có nhà lãnh đạo hùng hồn trước việc Trung Quốc cướp Hoàng Sa và Trường
Sa của Việt Nam rằng: Đời ta không đòi được thì đời con cháu chúng ta sẽ
đòi. Tôi nghĩ đấy là một thái độ thiếu trách nhiệm. Vì tình hữu nghị,
vì ý thức hệ, vì 16 chữ, 4 tốt giả dối, lừa gạt của kẻ thù hôm nay … mà
mơ hồ sẽ ngồi lại đối thoại với nhau để hy vọng đòi lại biển đảo đã để
mất là một ảo tưởng nếu không nói là tránh né và dồn trách nhiệm cho con
cháu! Đấy không phải là hành động của bậc cha anh mà chính là sự khiếp
nhược trước kẻ thù, mới hôm qua đã hết lòng « giúp » ta « giải phóng dân
tộc ».
Gần 80 năm của cuộc đời, tôi chưa nghe ai gọi giặc cướp nước mình là bạn, là đồng chí!
Không
ít lần chúng ta tuyên bố: Việt Nam là tiền đồn của phe xã hội chủ
nghĩa. Chúng ta đã đem triệu triệu sinh mạng của dân tộc giữ vững cái
tiền đồn ấy để cho Liên Xô và Trung Quốc rảnh tay xây dựng đất nước họ.
Thực chất chúng ta chiến đấu giành lại non sông gấm vóc ta, nhưng cũng
là giữ thành trì chủ nghĩa xã hội ở Đông Nam Châu Á – Là người Việt Nam
hôm nay ai không thấy ẩn sau sự giúp đỡ nhiệt tình kia mang nội hàm việc
bảo vệ thành trì chính họ!
Năm
1989-1990, hệ thống chủ nghĩa xã hội ấy sụp đổ trên chính quê hương của
Mác, người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản, và Lênin, người thực hiện
thành công chủ nghĩa cộng sản ở Nga, người Việt Nam vỡ nhẽ ra, cái gọi
là chủ nghĩa xã hội ấy đã bị thực tiễn đào thải. Một học thuyết đã không
được nhân dân chấp nhận, đấy là học thuyết ảo. Nếu còn một vài nước vẫn
mang tên cái học thuyết ảo kia, thì không phải đấy là chế độ được sự
đồng tình của nhân dân, mà nó được bảo vệ bởi họng súng và lưỡi lê của
nhà cầm quyền.
Tôi nghĩ đã quá muộn, những người lãnh đạo
nên đặt quyền lợi dân tộc lên trên quyền lợi của Đảng Cộng sản, của ý
thức hệ mà thay đổi một cách nhìn khác, mới mẻ hơn, hợp với xu thế thời
đại hơn, nhằm đòi lại cho bằng được biển đảo của tiền nhân để lại đã bị
Trung Quốc chiếm và đang ồ ạt xây phi trường, biến tất cả thành sự đã
rồi. Đấy là tội lỗi không thể tha thứ được, không thể biện minh được !Thời Tam Quốc Tào Tháo còn nói bạn thù quyền biến vô lường. Thời hiện đại, nhà triết học người Anh nói: Không có kẻ thù vĩnh viễn, không có bạn bè muôn đời, chỉ có quyền lợi dân tộc là vĩnh viễn và muôn đời mà thôi! Hai câu nói ở hai thời đại khác nhau, nhưng cùng chung một mục đích: Quyền lợi dân tộc là trường tồn qua năm tháng.
Không ai lên án vì quyền lợi dân tộc, ta phải liên kết với dân tộc này giành lại trọn vẹn lãnh thổ mà tiền nhân đã đổ bao xương máu, nước mắt và mồ hôi để trao cho chúng ta hôm nay.
Nếu
sợ mất hòa khí, đại cục, ý thức hệ mà cố tình tránh né, thậm chí nhún
nhường đến mức nhu nhược, hy vọng âm mưu thâm độc đã có truyền thống của
Trung Quốc sẽ mang lại kết quả thì đấy sẽ là một thứ hi vọng hão, thì
đấy sẽ là hành vi phù hợp với âm mưu thâm độc của con cháu nhà đại Hán.
Qua
trường kì lịch sử, không ai hiểu rõ giặc phương Bắc bằng nhân dân Việt
Nam. Đừng nghĩ nhân dân Việt Nam im lặng là đồng tình với cách xử sự với
giặc phương Bắc của những nhà lãnh đạo hôm nay.
Đừng nhầm sự im lặng- không muốn nói- của dân là sự đồng tình.
Cũng
đừng đánh giá thấp tinh thần yêu nước và ý chí kiên cường của nhân dân
Việt Nam vốn đã tôi rèn trong trường kì chống ngoại xâm hôm qua?
Hôm nay trên ghế quyền lực và quyền lợi, những nhà lãnh đạo Việt Nam hôm nay nên học tập chủ tịch Hồ Chí Minh cách quyền biến.
Năm
1950, chính ông đã qua Trung Quốc và qua Liên Xô liên kết chống Pháp và
chống Mỹ. Tại sao hôm nay thế hệ con cháu cụ lại không dám liên kết với
nước thứ ba để giành lại biển đảo đã bị giặc Trung Quốc cướp trắng
trợn? Hãy trao lại cho con cháu một đất nước toàn vẹn như vua Gia Long,
triều Nguyễn và người Pháp đã để lại. Không làm được điều ấy là có tội
với tổ tiên, với con cháu hôm nay và mai sau. Phải biết sợ bia miệng.
Bia đá thì mòn, nhưng bia miệng thì đi cùng năm tháng, hết đời nọ nối
tiếp đời kia.
Hoàng Lại Giang
03-06-2015