TRIẾT LÝ GIÁO DỤC
Nguyễn Quang
Việt Nam đang mở rộng bang giao với Nhật, giữa hai nền văn hóa ăn cắp thời chặt tay, còn Việt Nam tham ô mọc cả ngàn tay – những cái phía sau, những vũng tối tăm ngu muội, những dục vọng khả giác từ chủ nghĩa duy vật – đã gây nên không biết bao tai ương cho dân tộc này trong nhiều thập kỷ vừa qua.
Những vấn đề thuộc phạm vi Việt Nam học được nêu lên sau đây trong sự
đối chiếu trước thực trạng Viêt Nam ngày nay và triển vọng:
1. Lịch sử Việt Nam truyền thống & Phi lịch sử. Cần phân biệt rõ các truyền thuyết, thần hoại, huyền thoại… trên con đường dựng nước, không vì một mục tiêu chính trị nhất thời mà làm làm hỏng đi cái Chân Như vốn luôn hướng đến Chân, Thiện, Mỹ của người Việt.
2. Lịch sử Việt Nam hiện đại & những dối trá khai man, dựng
chuyện như kiểu ‘anh hùng lê văn tám’ để lừa dối ngay cả con trẻ trong
lịch sử cận, hiện đại. Người trí thức còn chút lương tâm kể cả các học
giả, GS tiến sĩ nước ngoài đến tham dự hãy lên tiếng kêu gọi nhà cầm
quyền đảng trị hãy trả lại sự thật cho dân tộc này, nếu không đó là một
sự đồng lõa với những tội phạm lớn lao không cần phải dùng những từ to
lớn như chống nhân loại. Sự có mặt của quý vị chỉ là phần thưởng của chế
độ toàn trị cho một chuyến du hí. Thật vậy!
3. Văn hoá Việt Nam là nếp sống nếp nghĩ của con người Việt Nam, dù
chưa có một hệ thống triết học do chính người Việt dựng nên, nhưng dân
tộc này luôn tiềm ẩn theo mỗi người cùng toàn dân tộc triết lý sống thể
hiện qua ca dao, tục ngữ của người Việt và các dân tộc anh em như ‘Bầu
ơi thương lấy bí cùng, tuy là khác giống nhưng chung một giàn’. Tính
chất đoàn kết, chấp nhận đa nguyên trong sự đồng thuận qua triết lý rất Á
đông, đó là ‘Đồng qui nhi thồ đồ’. Phi văn hóa Việt Nam là những tư
tưởng ngụy tín vong thân thay vì giải phóng con người biến con người
thành nô lệ lầm than của thời đại với những thứ học thuyết cùng tôn giáo
lỗi thời.
4. Giao lưu văn hoá và phi văn hóa, chớ nên ngụy tín mà hãy nói thật
với dân mình như giao hết thác Bản Giốc cho Trung Quốc, thế mà còn ngược
ngạo tuyên bố chúng ta còn ¼, Trung Quốc hết thảy ¾… Trong lịch sử dân
tộc này tùy thời hưng thịnh khác nhau nhưng chưa bao giờ có sự bán đất
để tập đoàn thống trị tồn tại, dù cho theo dòng lịch sử vui buồn với
những vì vua minh triết chỉ đếm trên đầu ngón tay với người dân xứ Giao
Chỉ. Hãy xéo đi thứ giao lưu văn hóa vong thân bán nước.
5. Kinh tế Việt Nam thay vì rơi vào tay bọn vô sản lưu manh chuyển
thành tư bản đỏ, hãy trả lại ngay thẩm quyền mưu sinh lại cho người dân
qua trưng cầu dân ý dưới sự giám sát của Liên Hợp Quốc: mỗi người cần
lao vì chính lợi ích của mình và góp phần vào phúc lợi chung cho xã hội.
Từ một nền kinh tế nhân danh vô sản gọi là chống bóc lột nhưng lại là
cướp đoạt của nhân dân, hãy chuyển ngay qua một nền kinh tế lợi ích,
thành quả lao động của mỗi người sẽ mang lại hạnh phúc trước hết cho
chính cá nhân và gia đình họ như một thứ động lực phát triển toàn xã
hội.
6. Xã hội Việt Nam sẽ từ Chaos đến Ordo, nghĩa là từ Hỗn mang đến
Trật tự. Từ thượng tầng cơ cấu đến hạ tầng với những nhân cách cá nhân
tạo nên nhân cách quốc gia; mà nền tảng của cuộc đổi thay này xuất phát
từ chính bên trong mỗi cá nhân: Tôi làm lại chính mình để cùng anh em
làm lại xã hội ngày càng thanh sạch hơn: Tôi làm Linh mục sẽ không phải lót
đường cho Mặt trận Tổ quốc… Một Nhà nước biến một thành phần nào đó của các Giáo
hội đến vong thân, như thế sẽ không có sự thanh sạch từ bên trong vì
ngay chính mỗi cá nhân không có sự thanh sạch từ bên trong tâm hồn, cho
đến khi nào tôi thà làm Linh mục chui hay cứ làm Thầy Sáu – Phó Tế… cho dù
phải bị bách hại. Chính lúc đó Giáo hội đó mới có sự khởi đầu làm lại
chính mình để làm lại xã hội. Hãy xéo đi thứ chế độ thượng vàng hạ cám,
tham ô, nhũng nhiễu dân, cực kỳ thối nát, biến các ngôi Chùa, Thánh thất
với trị giá bao nhiêu cây vàng. Việc bán chùa trở nên phổ biến tại Việt
Nam và các sư sãi nhậu say xỉn có công an, mặt trận tổ quốc đưa về đến
tận cổng chùa… quả là điều xa lạ trong suốt quá trình phát triển của dân
tộc này; và đây chính là bản chất của tự do tôn giáo ở đây và bây giờ.
7. Pháp luật Việt Nam & Luật rừng. Không phải ai có gì tôi cũng có, ai nói gì hay tôi cũng nhại theo, có khi khoác lác còn hay hơn. Mỗi viên chức chính quyền phải biết tôn trọng chính mình trước tiên để luật pháp được tôn trọng. Hiện nay không có lãnh tụ cộng sản nào biết tôn trọng chính mình cả, xem những tài liệu mới nhất về con đường ăn chơi trụy lạc của Fidel Castro, Kim Chánh Nhất, Hồ chí Minh, Lê Duẩn, Mao Trạch Đông… Cho nên với đường lối ‘trường kỳ mai phục’, chính sách lược này của bọn người dối trá mỵ dân sẽ lộ hẳn chân tướng phi nhân bản của họ. Một thứ pháp luật, đúng hơn chỉ là những nghị quyết, mệnh lệnh của đảng trị cần phải thay đổi để tiến đến tính phổ quát của Luật ngay trên bình diện thực hành.
8. Nông thôn, nông nghiệp cổ truyền Việt Nam vẫn là hình thức canh tác của người nông dân Việt Nam hiện nay. Nếu chúng ta chịu về nông thôn, hình ảnh này đập vào mắt, ai cũng thấy rõ. Nhưng có lẽ rất tiếc các ‘thức giả’ ngày nay đều ở những khách sạn sang trọng mới có thể làm công việc nghiên cứu. Thật vậy! Câu nói đầu tiên và lời đầu tiên trong các thư mời đều có nêu việc dành phòng đặc biệt cho quý vị và các ‘trí giả’ chỉ yên tâm khi đã giữ được chỗ ở khách sạn, kể cả việc bao tât mọi chi phí… Đúng ‘cuộc đời là một sự chuyển tiếp và suy tàn’ như tư tưởng của triết gia Nietzche và ở đây càng đúng khi con người trở thành một thứ phương tiện để đạt mục đích nào đó. Người nông dân từ nương rẫy đến ruộng vườn đều trong cảnh khốn cùng và đây là thành phần bị thiệt thòi nhất trong chế độc cộng sản, cho dù họ là tầng lớp trước đây bị những người cộng sản lợi dụng nhiều nhất.
9. Nông thôn, nông nghiệp Việt Nam hiện nay với hình ảnh con cái của
những người chân chất kia phải chạy lên thành phố kiếm chồng ngoại quốc
vì cuộc sống quá cơ cực, không có cơ hội tiến thân hoặc ruộng vườn của
họ bị chính các cán bộ từ địa phương đến trung ương tìm mọi cách để tiếm
đoạt. Những cuộc biểu tình của dân oan hiện nay là một vấn đề thời sự
không chỉ trên bình diện mỗi cá nhân nhưng là vấn đề có tầm vóc quốc gia
khi sự tham ô, nhũng lạm, chiếm đoạt tài sản nhân dân của các quan tham
mang tính hệ thống, người dân chống tham nhũng đồng nghĩa sẽ bị kết tội
chống lại đảng cộng sản.
10. Đô thị và đô thị hoá: những con người với tầm nhìn tầm cở quốc
gia không phải không có, nhưng quyền lực như cánh tay giang rộng với
những con người tài năng hầu như không thể chắp cánh được. Những con
người thuộc bè phái, họ được phe cánh đưa lên dù không thực tài, cụ thể
như nhân vật ‘tú ông’ Võ Trần Chí về làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn, quả
thật ông ta không dám nhận vì không đủ tài năng, nhưng Tổng Bí thư
Nguyễn Văn Linh bảo nhận nên phải nghe theo. Danh từ ‘tú ông’ cũng lộ ra
từ các đảng viên cao cấp cộng sản từ trong nội bộ. Phi đô thị hóa đó là
hình ảnh của Việt Nam ngày nay, không có một con đường phố nào mang sự
hài hòa trong sự phát triển: Hồ Gươm trở thành một vũng nước giữa thành
phố Hà Nội và nhà thờ Đức Bà Sài Gòn lọt trong cái lòng chảo building
của các lâu đài cùng nhà cao ốc. Những con đường kẻ đào người lấp thiếu
hẳn tầm nhìn tổng quan của người lãnh đạo, không từ dân qua sự sàng lọc
tự nhiên nhưng do bè đảng, nên tất nhiên những ngả đường rẽ theo sự phá
nát ngay cả đối với các lễ hội hoa xuân. Còn người ngụ nơi Hòn Ngọc Viễn
Đông thì tựa như sống giữa hầm chông bẫy đá, trẻ nghèo lại phải chết
thảm vì nạn lô cốt, cống rãnh đào bới, quản lý bừa bãi.
11. Ngôn ngữ và Tiếng Việt: ngôn ngữ và cấu trúc ngôn ngữ đối chiếu
như sự định hình cho sự nghiên cứu quá khứ, hiện tại cũng như dự đoán
về tương lai của dân tộc đó. Các ‘old verities’ thường được khám phá nhờ
khoa ngôn ngữ học. Việt Nam hiện đều có cả bộ môn Việt Nam Học và cả
một Viện Ngôn Ngữ Học nhưng để làm công việc chiết mục, từ căn đến ngữ
nghĩa, công việc của người làm tự điển nhiều hơn là đạt được tầm mức dự
đoán đến thẩm mỹ học phán đoán qua ngôn ngữ.
12. Văn học và Nghệ thuật Việt Nam, hãy tìm đến nền nghệ thuật vượt
ra ngoài thứ nghệ nô xã hội chủ nghĩa – một nền văn học không từ chữ
nghĩa của người nô bộc theo kiểu nước chảy bèo trôi – mà là từ vẻ đẹp
trong sáng với tính nhân văn từ sự thật. Đây là sự lập lại của lịch sử
như con người trước khi đến với thời Minh Trí ở Đức; còn gọi là Phục
Hưng ở Pháp hay Nhân bản tại Anh quốc… Nhân loại đã từng đến với một nền
văn học bên ngoài Giáo Đường thời Trung cổ. Các đại học bên ngoài đại
học, và thế giới hình thành thế giới trong sự biến dịch vì con người
phải đổi thay đến Thời Mới, Đất Mới của lịch sử.
13. Các nguồn tư liệu phục vụ nghiên cứu Việt Nam và phương pháp khai
thác, xử lý thông tin: hiện tại với sự độc đoán đảng trị, xem chủ nghĩa
Mác Lê là duy nhất đúng, khiến tư duy sáng tạo bị phá sản hoàn toàn
trong các loại chế độ độc tài. Tính phản biện như kiềng ba chân của
phương pháp biện chứng hoàn toàn bị quên lãng. Sự bừng tỉnh của trí thức
gọi là ý thức, trách nhiệm và dấn thân trở thành một thái độ an tâm của
người có học. Tôi chỉ được yên thân bằng sự ngậm miệng và ngậm hoài. Sự
chịu đựng cũng thành thói quen của người trí thức miền Nam dưới chế độ
cộng sản, kể cả số nhiều các sĩ phu có truyền thống ngàn năm văn hiến
tại Hà thành.
14. Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, quả thật sẽ không biết nói gì
khi kẻ vô học lên làm giáo dục. Và nguy nan vô cùng nếu là kẻ có học
nhưng vô tâm lại lo việc tải đạo cho thiên hạ. Việt Nam hiện đang rơi
vào cả hai trường hợp trên: hết triết học Mác Lê đến thứ tư tưởng gọi là
của lãnh tụ vĩ đại nào đó, rồi đánh tiếng quờ quạng đến Việt Nho… nay với phong trào xây Văn Miếu nhưng không biết thờ ai!
Tất nhiên cũng điển tích với núi Thái Sơn kia của người Việt, nhưng nay
các công trình này lại mang dấu tích đạo văn vô liêm sỉ của bọn trí nô phục dịch Tàu ngàn năm lệ thuộc thời mới.
Thật ra các vấn đề này đã được triết gia Kim Định viết ra sau nhiều
chục năm nghiên cứu tại miền Nam Việt Nam trước đây. Một khi nền giáo
dục với sự đào tạo nhân lực chỉ nhằm trong mục tiêu chính trị, kết quả
những giá trị mang lại từ những con người ấy cũng chỉ nhất thời:
Tôi không thể bắn máy bay mãi như nội dung các bài toán trong giáo dục phổ thông của học sinh, tôi cũng không thể đánh Mỹ mãi đến… chỉ còn cái giải rút… Thậm chí như một lãnh tụ nọ của Afganistan không dùng viagra sau khi dùng thần dược với bốn cô vợ trẻ khi ở tuổi sáu mươi mà nay đã không còn chống Mỹ nữa!
Một nền giáo dục vay mượn, luôn vay nóng, đó là căn bệnh mãn tính của
những người theo thuyết cộng sản. Nó vắng bóng một cách sống hiện thân
của chính nhân cách mỗi cá nhân như một nhân cách sống: một triết lý
giáo dục ngay từ cửa Khổng, sân Trình.
15. Những vấn đề về lý thuyết và phương pháp đào tạo Việt Nam học
trên Thế giới và Việt Nam, có thể khẳng định được rằng cái chúng ta đang
cần học của Phương Tây chính là nền tảng khoa học để làm nền cho sự
thăng hoa về nhân văn. Chúng ta có mô hình qua lời chúc ‘mẹ tròn con
vuông’ , đó là một khởi đầu đáng quý trọng của Tổ Tiên, nhưng vẫn chỉ là
một sự khởi đầu.
16. Thế giới đang biến đổi sâu sắc khiến con người không chỉ đề cập
đến một kỷ nguyên mới, nhưng là kỷ nguyên của các kỷ nguyên mới nữa sẽ
ra sao, khi cùng lúc với nhiều tiến bộ nhảy vọt trong nghiên cứu khoa
học. Điều đó bắt buộc nhân loại phải mở ra những suy tư mới về nhân văn,
đạo đức: khi quan hệ thân tộc, hôn nhân, vợ chồng con cái trong một nền
nhân bản mới khác hẳn với hệ thống cũ, khi con người có thể định cư
ngoài vũ trụ và việc nhân bản xem như đã thành công.
Bởi vậy, nền văn hoá hiện đại đặt trên nền tảng của khoa học, cho dù được mệnh danh là chính xác, nền văn hoá ấy thật nhạy cảm và mong manh, vì con người luôn khai hóa về phía trước. Con người luôn truy tìm và xây dựng những nền văn hoá mới, bên sau văn hoá của văn hoá là những giá trị ngày càng mang tính phổ quát nhiều hơn. Nghĩa là con người tiến gần hơn đến một nền văn hoá phổ quát bên cạnh tôn trọng các nền văn hoá truyền thống cổ xưa, trong một thế giới đa dân tộc, đa ngôn ngữ, đa văn hoá.
17. Con nhân sư như đang đứng trước mặt nhân loại với những câu truy
vấn muôn vàn mâu thuẫn trước mắt phải giải quyết. Đó là phải làm sao
trước trào lưu tiến bộ, con người có sự đối thoại đích thực giữa các dân
tộc, giữa các quốc gia, giữa các công dân trong một nước mà không phá
hoại, hoặc làm tổn thương bản sắc riêng của mỗi dân tộc. Đó là yếu tố
cần thiết cho việc dung hoà mọi nền văn hoá trên nền tảng của sự phát
triển to lớn của khoa học kỹ thuật, nhất là từ khoa vật lý thiên thể và
tương lai học: sẽ không còn những liên hệ trực tiếp giữa nguyên nhân và
kết quả.
18. Hiện tại Việt Nam đang đi trên con đường trượt dốc với chủ thuyết
nhân danh giải phóng con người. Nhưng càng nhân danh, thay vì giải
phóng con người, nó đã đưa con người sa vào hết ngụy tín này đến vong
thân khác, khiến cả một dân tộc đảo điên. Chẳn hạn, người nông dân theo
thống kê mới nhất phải chịu ít nhất ba trăm lẻ một thứ lệ phí mỗi năm…
Như vậy văn hoá phải nhằm đạt đến sự hoàn hảo toàn diện cho nhân cách cá
nhân vì sự lợi ích của cộng đồng và toàn xã hội. Hà tất không thể đó là
thứ văn hoá làm thân trâu ngựa chạy trong sự bịt mắt dưới chính sách
cai trị của tập đoàn thống trị mê mờ với thứ học thuyết lỗi thời nào đó.
Nên con người cần có tự do để phát triển, sáng tạo, những quyền cơ bản
tối thiểu của con người được hưởng theo như bản Tuyên ngôn Quốc Tế Nhân
quyền.
Để đạt đến cái chân thiện mỹ và có được sự phán đoán mang tính phổ
quát, mỗi người dân Việt phải tìm hiểu khoa học một cách khách quan hơn,
nghiêm túc với các chân lý cổ xưa của chính mình và của đồng loại. Có
như vậy chúng ta mới khử trừ được thứ chủ nghĩa lỗi thời đang là tai
ương cho dân tộc mình.
Đó chính là Việt Nam học, là triết lý giáo dục vậy.
Đó chính là Việt Nam học, là triết lý giáo dục vậy.
Nguyễn Quang