NHỮNG GÓT CHÂN ACHILLES CỦA TRUNG CỘNG:
Gót chân Achilles là một truyền thuyết nói về “TỬ
HUYỆT” của mỗi con người. Truyền thuyết rằng, khi Achilles được sinh ra đã được
nhà tiên tri cho biết là chàng sẽ chết trong chiến trận. Để giúp sự trường
sinh của con, Thetis đã dốc ngược người cậu bé, hai tay giữ bằng gót chân, rồi
nhúng cả người cậu bé vào nước sông Styx, vậy cả người Achilles là mình đồng da
sắt, chỉ có gót chân là yếu nhất vì không được nhúng vào nước sông Styx; vì
vậy, cuối cùng trong trận chiến tranh thành Troie, Achilles đã bị hoàng tử
Paris dùng tên bắn xuyên qua gót chân khiến Achilles tử trận.
· Bắc Kinh muốn dạy cho các nước nhỏ hơn ở Đông Nam Á nên
nghe lời hơn là chống lại.
· Bắc Kinh biết rõ “đường 9 đoạn” căn cứ quan trọng nhất mà
nước nầy dựa vào trên Biển Đông không có cơ sở vững chắc theo Luật pháp Quốc
tế, nên muốn ra tay trước bằng biện pháp cưỡng bách và đe dọa.
Ông Singh nhấn mạnh: “ Chiến lược nầy
cứng rắn nhưng không khôn ngoan. Các hành động của Bắc Kinh tiềm ẩn mối nguy cơ
lớn, gây xung đột giữa mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của chính Trung Cộng. Bắc
Kinh tưởng lửa sẽ chỉ thiêu cháy đối thủ của họ. Nhưng họ đã lầm”.
Theo ông Alexay Fenenko, phó GS tại Học viện
Ngoại giao Nga, nhấn mạnh thêm nguy cơ đối với TrungQuoc, ông nói: “Bắc
Kinh không hề có một láng giềng tốt đúng nghĩa, bởi với nước nào Bắc Kinh cũng
có xung đột lãnh thổ, vòng từ trái qua phải, lần lượt là Ấn Độ, Nga, Nhật Bản,
Philippines, Việt Nam. Rõ ràng, khi có vấn đề với tất cả láng giềng thì Bắc
Kinh phải xem lại mình,” ông nhận định. “Vấn đề Biển Đông không
phải khó giải quyết nhưng vướng mắc cơ bản là ở lập trường “tất cả thuộc về
TC”, các nước láng giềng xung quanh không có gì. Trong trường hợp TC không rút
Giàn khoan HD-981, trước hết Mỹ sẽ ủng hộ VN, Nga, Nhật, Philippines và cộng
đồng Quốc tế cũng có tiếng nói đồng thuận với Mỹ.”
Theo ông Anton Svetov, chuyên viên Điều phối các
Chương trình Nghiên cứu ĐNÁ của Hội đồng Đối Ngoại Nga, nhận định: “Một
mặt, Bắc Kinh phải giữ thể diện của một cường quốc có khả năng áp chế các nước
láng giềng; song mặt khác, khó có quốc gia nào trên thế giới ủng hộ hành động
nầy của Bắc Kinh. Nói cách khác, thuyết “TRỖI DẬY HÒA BÌNH” sớm muộn gì cũng
phá sản, kéo theo các hậu quả tiêu cực cho chính Bắc Kinh là sẽ bị thế giới cô
lập.”
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George
Washington mới đây đã có bài viết phân tách sự ngang ngược của Bắc Kinh cũng
như những tử huyệt của Trung Cộng mà Mỹ có thể tấn công vào. Trong bài viết:
“Cách giải quyết vấn đề Trung Cộng: Hãy đánh vào tử huyệt của Bắc Kinh” được
đăng tải ngày 21/7/2014 trên trang web của “Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế &
Chiến lược (CSIS) cho rằng, Hoa Kỳ hiện vẫn là quốc gia dẫn đầu và có ảnh hưởng
lớn nhất ở khu vực Châu Á-TBD”.
NHỮNG TỬ HUYỆT
CỦA TRUNG CỘNG NẰM Ở ĐÂU ?
[1] ĐẬP THỦY
ĐIỆN “TAM HIỆP” TRÊN SÔNG DƯƠNG TỬ:
Dương Tử Giang (Yangtze River) là con sông dài
nhất Hoa Lục, đứng vào hàng thứ 3 trên thế giới chiều dài khoảng 6380 km, bắt
nguồn từ Cao nguyên Tây Tạng chảy ngang qua các tỉnh lớn như Vân Nam, Tứ Xuyên,
Hồ Bắc, Giang Tây, An Huy, Giang Tô rồi đổ ra Biển Đông. Sông Dương Tử có tầm
ảnh hưởng to lớn về kinh tế và đời sống xã hội. Nó còn là con sông huyết mạch
nối liền nội địa với miền viễn đông mà thành phố trọng yếu nhất phiá hạ nguồn
là thủ phủ kinh tế và kỷ nghệ THƯỢNG HẢI. Dương Tử Giang là con đường thủy mà
người Tàu dùng để chuyên chở hàng hóa lương thực, thực phẩm cung cấp cho cư dân
sống dọc theo bờ biển phía Đông nước Tàu và Thượng Hải.
Dương Tử Giang quan trọng và to lớn như vậy,
nhưng vẫn thường gây ra thiên tai lũ lụt, tàn phá mùa màng. Trong thế kỷ 20, đã
xảy ra nhiều trận lụt vào mùa mưa gây nhiều thiệt hại kinh tế và nhân mạng: năm
1954: 30.000 người – năm 1935: 142.000 người – năm 1931: 145.000 người – năm
1911: 100.000 người.
Vì vậy, ý tưởng xây đập chia dòng Dương Tử Giang
không phải là đề tài mới lạ. Một con đập được thiết kế đúng cách, có thể giúp
điều tiết được triều cường để cho nông dân sống dọc hai bên bờ sông Dương Tử
tránh được cảnh lụt lội hoặc hạn hán mỗi năm, giúp tàu bè xuôi ngược dòng sông
được thuận buồm xuôi gió, giúp nền kinh tế Hoa Lục phát triển thêm nữa, tạo
nhiều công ăn việc làm cho dân chúng. Ngay từ đầu năm 1932, Tưởng Giới Thạch đã
có bước chuẩn bị khảo sát địa thế xây dựng đập.
Xây dựng dự án nhà máy thủy điện Tam Hiệp lớn
nhất thế giới nầy, Bắc Kinh muốn trị thủy, chấm dứt tình trạng lụt lội dọc theo
lưu vực sông Dương Tử, đồng thời cung cấp năng lượng cho nền kinh tế đang bùng
nổ. Tuy nhiên, Bắc Kinh đang đau đầu với tác hại môi trường của đập thủy điện
khổng lồ Tam Hiệp với hồ chứa nước dài đến 660 km, trị giá 23 tỷ USD và di dời
hơn 1,4 triệu dân cư.
Con đập trữ nước vào ngày 15/9/2009 đạt mức cao
nhất 175m và đến đầu tháng 11 có đủ khả năng phát điện ở mức cao nhất. Nhưng
đến cuối tháng đó, mực nước cao nhất chỉ đạt được 171m rồi phải dừng lại; vì lý
do, lưu lượng nước từ thượng nguồn sông Dương Tử ít hơn năm trước đến 34 % và
do những báo cáo khẩn cấp báo nguy cơ sạt lở đất. Những vệt nứt cũ sẽ nứt lại
khi đất xung quanh còn đẫm nước thì thành hồ sẽ yếu đi, đất sẽ dịch chuyển.
Trước kia, trên thượng nguồn sông Dương Tử chỉ có 150 vụ sạt lở đất thì ngày
nay có tới 1.200 tai nạn nhiều hơn gắp 10 lần. Những vấn nạn nầy làm hàng trăm
cây số đất đai dọc bờ sông chờ sụp đổ hoàn toàn, khiến ngày càng nhiều nông dân
phải bỏ ra đi, gây xáo trộn xã hội.
Theo RFI gần 20 năm qua, từ sau ngày khởi công
xây đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử, chính quyền Trung Cộng ngày càng đau đầu
trong việc giải quyết tác hại của con đập khổng lồ nầy. Tháng 7 năm 2010, các
đợt mưa to gió lớn trên khắp Hoa Lục đã gây nhiều khốn đốn cho dân chúng dọc theo
sông Dương Tử, số người thiệt mạng và mất tích lên đến hàng ngàn người trong
cơn bão lũ tràn qua gần 30 địa phương. Thiên tai tàn phá khoảng 670.000 căn
nhà, khiến 120 triệu người phải chạy lánh nạn, mức thiệt hại lên đến hàng tỷ
USD.
Ngày nay, với đập Tam Hiệp, hàng triệu tấn phù sa
dồn ứ trong lòng đập, gây hậu quả là các vùng duyên hải ngày càng chìm lún, bị
nhiễm phèn nặng do nước biển lấn vào. Nếu tiếp tục đà nầy, sẽ đến lúc dòng sông
Dương Tử cạn kiệt không còn chảy kịp ra biển. Đập Tam Hiệp làm lưu lượng sông
Dương Tử chảy chậm lại thành cái hố khổng lồ chưá các loại rác rưởi, lớp chìm
dưới đáy sông, lớp nổi trên mặt nước, lớp thấm vào mạch nước ngầm. Dọc bờ sông
Dương Tử, nhiều thành phố, có nhiều cơ xưởng công kỷ nghệ, làm gia công các mặt
hàng cho tư bản Nhật, Hàn và các quốc gia Tây phương cũng vô tư đua nhau thải
hoá chất và đủ các loại rác độc hại xuống dòng sông, ước tính khoảng 25 tỷ tấn
mỗi năm đe dọa cuộc sống hàng trăm triệu nguời.
Các nhà khoa học đã cảnh báo, tình trạng ô nhiễm
đã trở nên rất nghiêm trọng nếu chính quyền không tiến nhanh các biện pháp cần
thiết để làm sạch con sông nầy thì trong vòng 5 tới 10 năm nữa, 70% lượng nước
của sông Dương Tử sẽ bị xếp loại dưới cấp 3, tức là phần lớn thực vật và động
vật sẽ chết và có thể làm cho 186 thành phố dọc theo sông Dương Tử sẽ đối mặt
với nạn khan hiếm nguồn nước sạch.
[2] THÀNH PHỐ
THƯỢNG HẢI:
Thành phố Thượng Hải, trung tâm kinh tế của Trung
Cộng, ví như một New York của Tàu, sắp phải đối phó với thách thức về nguồn
nước sạch để cung cấp cho 20 triệu dân. Ngoài ra, thành phố còn phải đối mặt
thường xuyên với 452 hoả tiển Tomahawk, đó là loại bom biết bay với tầm bắn hơn
1.500 km có khả năng tự điều khiển, tầm bay thấp tránh hoa tiễn địch phá hủy.
Mỗi chiếc Tomahawk trị giá 600.000 USD được 3 tàu ngầm thuộc loại USS Ohio
Class của Mỹ mang đến phối trí tại 3 hải cảng vùng Á Châu trong kế hoạch tăng
cường Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ đang hoạt động tại Thái Bình Dương, Vịnh Subic ở
Phi Luật Tân và Pusan ở Nam Hàn và đảo Diego Garcia ở Ấn Độ Dương.
Dãy kinh tế duyên hải Hoa Lục rất yếu, có thể bị
Hải quân Mỹ tấn công dễ dàng. Những “lỗ hổng” dọc theo duyên hải của Trung Cộng
sẽ cho phép lực lượng Không quân Mỹ tiêu diệt các Trung tâm chỉ huy & kiểm
soát radar và tên lửa “đất đối không” chủ yếu của Bắc Kinh, Mỹ phải tiêu diệt
những điểm chốt này trước khi muốn tiếp tục tấn công nhằm vào các mối đe dọa
quân sự khác của Trung Cộng nằm sâu trong nội địa.
[3] NHỮNG ĐẬP
NƯỚC TRÊN THƯỢNG NGUỒN SÔNG MEKONG:
Theo tài liệu chính thức của Tỉnh ủy Vân Nam năm
1995, Bắc Kinh đã xây dựng hoàn tất một chuỗi 14 con đập thềm Vân Nam trên dòng
chính sông Mekong bắt đầu từ thượng nguồn. Chính những con đập nầy đe dọa
nghiêm trọng đời sống cả trăm triệu nông dân và ngư dân vùng Đông Nam Á. Những
đập nước trên sông Mekong quan trọng như cột sống của con rồng đỏ Trung Cộng,
đánh gẫy cột sống nầy con rồng đỏ sẽ tê liệt ngay. Chắc chắn nó sẽ không tồn
tại vĩnh viễn để TC tiếp tục gây thảm họa cho nhân loại nói chung và những quốc
gia ở hạ nguồn sông Mekong nói riêng, phần đông là những ngư dân và nông dân
nghèo khổ sống lam lũ nhờ vào nguồn tôm cá, nước ngọt phù sa để trồng lúa và
hoa màu, số cư dân nầy sẽ tăng lên tới 100 triệu người. Những hệ thống con đập
thủy điện trên sông Mekong nếu bị đánh sập, nó sẽ gây ra đại thảm họa cho chính
Bắc Kinh vì những lý do sau đây:
Đập thủy điện Zipingpu thuộc tỉnh Tứ Xuyên được
đưa vào hoạt động từ năm 2006 cho đến khi xảy ra trận động đất ngày 12/5/2008
với cường độ 8.0 ở Vấn Xuyên (Wenchu) gây ra tử vong cho 69.000 người và 11
triệu người vô gia cư. Các nhà khoa học và các chuyên gia về môi sinh nghi ngờ
sự an toàn của các đập nước trong vùng phía Tây Nam Hoa Lục là nơi có tình
trạng địa chấn bất ổn và đặt câu hỏi với chính phủ:
· Xây hồ chứa lớn và đập nước cao trong vùng cung “đại
địa chấn” có thích hợp hay không? Đặc biệt là phía Đông đồng bằng
Thanh Hải – Tây Tạng (Quinhai – Tibatan) và vùng núi đồi, khe đá Đông – Bắc
tỉnh Vân Nam, nơi có cấu trúc
địa chất phức tạp và nằm trong vùng ảnh hưởng của lớp địa chất di chuyển. Vì
thế, 2 tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam là nơi thường xảy ra nhiều trận động đất nhất,
có cường độ cao nhất Hoa Lục.
· Đã có sai lầm khi thẩm định cường độ địa chấn khi soạn thảo
các phương án xây dựng các đập thủy điện trên vùng địa chấn bất ổn phía Tây Nam
hay không? Sau trận động đất ở Wenchu chứng tỏ đã có những tính toán sai lầm
trong việc nghiên cứu, thẩm định nguy cơ của địa chấn khi xây những đập nước
trong vùng nầy. Đập Zipingpu lớn nhất trên thượng du sông Mân Giang nằm 9 km
trên thượng nguồn Dujiangian dung tích chứa 1.1 tỷ thước khối nước, cao 156
thước và chỉ nằm cách tâm điểm địa chấn 17 km. Đây là dự án khổng lồ, hồ chứa
nước nầy giống như một vạc nước khổng lồ đã treo trên đầu hàng triệu dân cư
Chengdu (Thành Đô) và vùng phụ cận. Có thể sau khi xây hồ xong và lúc mực nước
hồ lên cao đỉnh rất có thể là nguyên nhân đã gây ra trận động đất đó.
Theo Flight Global, Không quân Mỹ đang phát triển
loại bom xuyên boongke trọng lượng nhẹ cho tiềm kích tấn công JSF F-35 trong
chương trình HVPW, nó nặng khoảng 907 kg đủ để xóa sổ các đảo nhân tạo của TC
trên Biển Đông. Còn các loại bom xuyên boogke khủng, siêu hạng nặng GPU-57 MOP
(Massive Ordnance Penetration) có trọng lượng tới 13 tấn dùng để phá hủy các
mục tiêu kiên cố như hầm ngầm, công sự, các công trình xây dựng nằm sâu dưới
lòng đất, đập thuỷ điện khổng lồ như đập Tam Hiệp hoặc hệ thống đập thủy điện
trên thượng nguồn sông Mekong chẳng hạn…
[4] TỬ HUYỆT ĐƯỜNG LƯỠI BÒ:
Tờ Đa Chiều của Hoa Kiều hải ngoại, số ra ngày
4/7/2014 bình luận, việc Philippines khởi kiện đường lưỡi bò mà Bắc Kinh
yêu sách ở Biển Đông ra Toà án LHQ về Luật Biển là giáng một đòn chí mạng và
đường lưỡi bò sẽ trở nên vô dụng.
Ngày 6/5, Toà án Quốc Tế về Luật Biển đã ra thông
báo, yêu cầu Bắc Kinh trong vòng 6 tháng phải nộp bản thuyết trình lập luận của
mình trước Toà án về đơn kiện của Philippines, trong vụ kiện yêu sách đường
lưỡi bò hoàn toàn trái với Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Nếu trước
ngày 12/5 Tòa án không nhận được phản hồi của Bắc Kinh, họ sẽ tiến hành xử vụ
kiện mà không cần sự có mặt của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, tờ Đa chiều cho rằng, Bắc Kinh khó có
thể làm ngơ với vụ kiện này. Một số nhà phân tích nhận định; mặc dù, Bắc Kinh
đã bảo lưu quyền từ chối xử lý tranh chấp lãnh thổ và vùng biển chồng lấn thông
qua cơ quan tài phán, nhưng điều mà Philippines khởi kiện lại không phải tranh
chấp vùng biển chồng lấn, càng không phải là tranh chấp lãnh thổ hay quy thuộc
các đảo mà tất cả chỉ nhằm vào bản chất hiệu lực pháp lý của
hoạt động phân giới các vùng biển.
Vấn đề cốt lõi đầu tiên trong vụ kiện của
Philippines là tính hợp pháp của đường lưỡi bò hay đường chữ U mà Bắc Kinh yêu
sách tới 80% diện tích Biển Đông. Vậy, một khi toà án tuyên bố đường lưỡi bò
Bắc Kinh yêu sàch ở Biển Đông là vô giá trị sẽ gây ra hậu quả nào đối với Trung
Cộng? Nếu như Bắc Kinh không chấp nhận phán quyết của Toà án Quốc tế thì Trung
Cộng tự đặt mình ngoài vòng luật pháp quốc tế như bọn cướp biển Somalia.
[5] EO BIỂN
MALACCA :
Bắc Kinh xem eo biển Malacca là yết hầu tử lộ của
Trung Cộng. Bắc Kinh dù có được 80% Biển Đông thì cũng chỉ
mới tạo ra được một bàn đạp quân sự, chiếm lĩnh một ít tài nguyên chưa được
đánh giá chính xác, nhưng tử huyệt chính là eo biển Malacca mà chưa được giải
quyết, coi như chưa giải quyết vần đề then chốt. Các quốc gia ven eo biển
Malacca đã và đang án ngữ tử lộ của Bắc Kinh. Đó là các quốc gia thân và đồng
minh với Mỹ ven eo biển Malacca gồm: Malaysia, Indonesia, Brunei, Singapore,
Australia và Ấn Độ cũng muốn nhập cuộc phong tỏa tử lộ nầy của Bắc Kinh.
Theo báo cáo của Ngũ Giác Đài, Bắc Kinh nhập cảng
ít nhất 51% lượng dầu từ Trung Đông. Khoảng 43% lượng dầu phải đi qua eo biển
Hormuz, trong khi 82% lượng dầu nhập cảng phải đi qua eo biển Malacca (khoảng
440.000 thùng dầu mỗi ngày từ Trung Đông & Châu Phi). Ngũ Giác Đài đã vạch
rõ chiến lược phức tạp, khó khăn của Bắc Kinh trong việc bảo vệ nguồn năng
lượng nhập cảng, eo biển Malacca là gót chân Achilles của người khổng lồ chân
đất sét.
OBAMA ĐẶT TẬP CẬN BÌNH LÊN LƯNG
CỌP:
Trong cuộc họp báo ở Washington ngày 22/5/2015,
Trợ lý Ngoại Trưởng phụ trách Đông Nam Á – TBD ông Daniel Russel cảnh báo Bắc
Kinh đừng nên thách thức Hải quân Mỹ ở Biển Đông: “Không ai có suy
nghĩ bình thường lại dám thử cản trở hoạt động của Hải quân Mỹ. Đó không phải
là một bước đi đúng đắn,” ông khẳng định. “Các chuyến
bay tuần thám của Hải quân Mỹ ở Biển Đông là phù hợp, bởi nó diễn ra trong
không phận quốc tế, Mỹ sẽ tìm cách duy trì khả năng thực hiện quyền tự do lưu
thông trên biển và trên không của mọi quốc gia”.
Cùng ngày, tờ Hoàn Cầu Thời Báo đăng bài xã luận
nói rằng, những hành động “khiêu khích” của Mỹ không ngăn chận được kế hoạch
xây đảo của TQ ở Truờng Sa. “TQ cần chuẩn bị tăng cường hành động đối
phó theo mức độ khiêu khích từ Mỹ. Washington nên nhớ rằng, sức mạnh tàu chiến
và chiến đấu cơ của họ ít có khả năng giành chiến thắng trước sự khôn ngoan từ
hàng thế kỷ của TQ”. (sic!)
Bắc Kinh đừng quên rằng, hoạt động bồi đấp phi
pháp của TrungCong ở quần đảo Trường Sa, không chỉ gây phản đối từ các bên liên
quan mà còn gây quan ngại cho cả những quốc gia không có tranh chấp ở Biển
Đông.
Trong bài bình luận trên báo The Age, Bonnie S.
Glasser tại Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc tế Lowy (Úc) cảnh báo những hành
động của TC ở Biển Đông đang gây bất ổn cho an ninh khu vực và trong một số
trường hợp vi phạm Công Ước LHQ về Luật biển. Bà Glasser nhận định: “Cho
đến nay, những phản ứng của Cộng Đồng Quốc Tế vẫn không ngăn được việc Bắc Kinh
dùng vũ lực đối với các nước láng giềng”. Để ngăn chận tình trạng nầy,
bà cho rằng: “Úc cần phối hợp với Mỹ thực hiện chiến lược gây áp lực
nhằm thay đổi những toan tính và hành vi của Bắc Kinh”. Chuyên gia
Glasser còn nhấn mạnh cần phải có “phản ứng toàn cầu” để
buộc Bắc Kinh hành xử theo luật pháp và chuẩn mực quốc tế.”
Ngày 18/5/2015, ông Peter Jennings – người đứng đầu cố vấn của Chính phủ Australia
Tony Abbott – về sách trắng đã đề xuất Australia điều động chiến đấu cơ và tàu
quân sự tới Biển Đông nhằm ngăn chận nguy cơ TC kiểm soát tuyến đường biển cực
kỳ quan trọng của thế giới. Bước kế tiếp, khẳng định quan điểm của chúng ta là
điều tàu chiến và chiến đấu cơ tới vùng trời và vùng biển ở Biển Đông. Nói
nghiêm túc thì chúng ta sẽ phải làm điều nầy.
Tập Cận Bình với
bản chất kiêu căng, ngạo mạn đã lên tới tột đỉnh không dễ gì chịu xuống thang ở
Biển Đông; mặc dù, biết rằng Hải quân TQ chưa đủ khả năng đối đầu và tranh
thắng với Nhật Bản, Ấn Độ hoặc Australia đừng nói chi 3 nước nầy liên minh với
Mỹ thì tham vọng muốn làm bá chủ Châu Á-TBD là hoàn toàn bất khả thi.
Bắc Kinh chưa học thuộc bài học của Tôn Tử: “Biết
người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Tập Cận Bình đã hiểu được bao nhiêu sức
mạnh quân sự của Nhật Bản? Khoan nói tới sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ. Nhật Bản
có 5 loại vũ khí sát thương lợi hại để đối đầu với PLA:
· Tàu chở trực thăng IZUMO, lượng giãn nước tiêu chuẩn gần
20.000 tấn, có thể chở 470 thủy thủ và 14 chiếc trực thăng, có thể chở 12 chiến
đấu cơ F-35B cất cánh thẳng đứng.
· Tàu ngầm diesel-điện lớp Soryu tiên tiến nhất thế giới. Hiện
nay, Nhật Bản sở hữu 8 chiếc tàu ngầm loại nầy, có thể trở thành mối đe dọa, khắc tinh của Hải quân TC.
· Tàu khu trục lớp Atago là tàu khu trục có năng lực tác chiến
mạnh nhất của Nhật Bản, có lượng giãn nước tối đa gần 10.000 tấn.
· Máy bay V-22 Osprey có năng lực rất lớn, không vận chiến
thuật. Một chiếc Osprey có thể vận chuyển binh sĩ lực lượng Phòng vệ Biển Nhật
Bản đến đảo Senkaku trong vòng nửa tiếng mà không cần tiếp dầu trên không. Nó
còn có thể cất cánh, hạ cánh trên các tàu chiến của Nhật Bản như tàu khu trục.
· Máy bay chiến đấu F-35 được trang bị các tên lửa đối không
AIM9X, AIM120C, bom dẫn đường vệ tinh JDAM, bom dẫn đường laser GBU12.
· Ngoài ra, dự kiến trong mùa Hè nầy, chiến đấu cơ tàng hình
rất được chờ đợi F-3 do Nhật Bản tự thiết kế và chế tạo chứ không phải là sản
phẩm nhái như Tàu Cộng và nó sẽ được xuất xưởng đưa ra bay thử ngiệm, đánh dấu
bước đột phá của nước nầy về công nghệ tàng hình và động cơ công suất cao. Máy
bay có trọng lượng nhẹ và sẵn sàng tác chiến đa nhiệm và đa năng.
Hai nước Nhật Bản và Mỹ được cho là đã đạt được
đồng thuận về vấn đề tuần tra và giám sát chung ở Biển Đông. Trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng BQP Mỹ Ashton Carter và người
đồng cấp Nhật Bản Gen Nakatani vào ngày 8/4/2015. Chính phủ Nhật Bản cho biết,
lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và lực lượng vũ trang Mỹ nhắm đến việc bảo đảm sự
ổn định của các tuyến đường biển quan trọng đối với hoạt động nhập cảng dầu thô
của Nhật Bản. Động thái nầy được cho là nhằm mục tiêu gây sức ép buộc TC từ bỏ
lập trường gây hấn của nước nầy trong khu vực. Bên cạnh đó, Tokyo cũng yêu cầu
Washington nêu rõ trong bản hướng dẫn hợp tác quốc phòng Nhật – Mỹ rằng, các
lực lượng Mỹ sẽ bảo vệ các hòn đảo xa nằm dưới quyền kiểm soát của Nhật Bản
trong trường hợp các đảo nầy bị tấn công.
Trong khi đó, phát biểu tại Jakarta, Đại tướng
Moeldoko, Tư lệnh Quân Đội Indonesia, ngày 20/4/2015 đưa ra nhận định: “Hoà
bình và ổn định trên Biển Đông đã có những thay đổi đáng kể. Các nước đều khẳng
định rằng, Trung Quốc là một mối đe dọa chung đối với các nước láng giềng.
Chính vì vậy, Châu Á cần một sự cân bằng quyền lực mới,” tướng
Moeldoko nói. “Khu vực Biển Đông đang ngày một căng thẳng, nhất là khi TC đẩy
mạnh tiến độ xây dựng“trường thành cát” tại các bãi đá trên
Biển Đông. Trước những động thái của Bắc Kinh, Indonesia đã lên kế hoạch nâng
cấp lực lượng quân sự của mình ở Natuna và Tanjung Datu ở phiá Nam Biển Đông…”
Rõ ràng, Bắc Kinh đang bị thế giới bao vây và cô
lập. Nhưng, với bản chất kiêu căng ngạo mạn, Tập Cận Bình vẫn cứng giọng vì đã
lỡ cỡi lên lưng cọp, tiến thoái lưỡng nan…nếu nhượng bộ Hoa Kỳ thì còn đâu là
danh tiếng của một siêu cường? Còn xuống lưng cọp vì tiêu tan hết uy tín làm
sao đủ tư cách lãnh đạo Đảng CSTQ? Bắc Kinh đang lâm vào tình trạng bị bao vây
và cô lập, Tập Cận Bình chỉ trông cậy vào việc thành lập liên minh với Nga để
chống lại Hoa Kỳ và đồng minh. Nhưng, Putin là con cáo già không dễ gì bị Tập
Cận Bình dụ dỗ, lôi kéo vào trận đồ chống Mỹ ở Biển Đông.
Tập Cận Bình thừa biết biết rằng, lực lượng vũ
trang QĐNDTQ chỉ là con cọp giấy: “Theo báo cáo của Hou Minjun, Chỉ huy trưởng
của một đơn vị thiết giáp thuộc tập đoàn quân “số 27” của Quân đội Trung Quốc
chua xót tiết lộ, đơn vị của Hou Mijun đã mất hơn một nửa lực lượng chưa kịp
tham chiến trong một cuộc tập trận kéo dài 9 ngày ở khu vực Nội Mông. Theo đó,
trong cuộc tập trận mang tên Bắc Kiếm 1405 diễn ra vào năm 2013, chỉ trong 48
giờ đầu tiên, tiểu đoàn tăng thiết giáp đã mất 40 xe tăng do gặp phải các “sự
cố” kỹ thuật và hầu như không thể hoạt động được. Chỉ có 15 chiếc trong số đó
có thể sửa chữa và tiếp tục cuộc hành quân kéo dài hơn 230 km tiến tới mục
tiêu”.
Theo The National Interest của Mỹ đưa tin, một
quan chức cấp cao Không quân Mỹ cho rằng, nếu máy bay chiến đấu tàng hình F-22
gặp phải mối đe dọa “không đối không” tỉ lệ sát thương của F-22 đối với máy bay
chiến đấu J-11 hàng nhái của không quân TC là 30 so với 1 (30:1)
BẮC KINH CÓ
DÁM ĐỐI ĐẦU VỚI MỸ Ở BIỂN ĐÔNG ?
Trước sự việc, không thể thỏa hiệp về vấn đề chủ
quyền đối với các hòn đảo với TC, đã khiến các quốc gia Đông Nam Á xích
lại gần với Hoa Kỳ. Như vậy có thể thấy rằng, việc Bắc Kinh hành động hung hăng
ngang ngược, nhằm độc chiếm Biển Đông giống như hành động “tự lấy
dây thắt họng mình”. Bắc Kinh đã khiến cho nhiều quốc gia trên thế
giới đồng loạt lên tiếng chỉ trích và các nước nhỏ bị họ bắt nạt, chèn ép thì
trở nên gắn bó với với Mỹ chống lại lại ý đồ bành trướng bá quyền của họ ở Biển
Đông.
Washington cũng có nhiều hành động khác nhằm cô
lập Bắc Kinh. Mới đây, các chỉ huy quân sự của 20 quốc gia Châu Á – TBD đã được
Mỹ mời tham dự một hội nghị về an ninh Châu Á tại Hawaii, nhưng Bắc Kinh không
được mời. Đây là lần đầu tiên một hội nghị chuyên đề các lãnh đạo lực lượng
PACCOM, được tổ chức nhằm mục đích đặt nền tảng cho việc Hoa Kỳ liên kết các
chiến dịch đổ bộ với các quốc gia khác. Đây chỉ là một cuộc diễn tập quân sự,
song nó cho thấy sự hợp tác và điều hợp giữa các lực lượng đổ bộ Châu Á – TBD.
Cho dù Bắc Kinh có hung hăng ngang ngược tới đâu,
cũng chỉ dám bắt nạt, hù dọa, chèn ép các nước nhỏ. Nhưng, còn lâu mới dám đối
đầu với thách thức của Mỹ ở Biển Đông. Bằng chứng là ngày 21/5/2015, kênh CNN
đã phát đi đoạn video quay từ máy bay do thám P-8 Poseidon của Hải quân Mỹ trên
vùng trời phía trên đảo nhân tạo, mà TC xây dựng trái phép. Video có đoạn TC
yêu cầu máy bay Mỹ phải rời khu vực nói trên. TC đã dùng sóng thông báo: “Đây
là hải quân Trung Quốc…các người hãy đi đi…để tránh hiểu lầm”. Phi công Mỹ đã trả
lời: “Đây là không phận Quốc tế”.
Rõ ràng, đây là hành động khiêu
khích của Hải quân Mỹ muốn tạo cớ để trừng phạt Bắc Kinh vì hành động xây đảo
nhân tạo trái phép trên Biển Đông. Với vị thế
hàng đầu về sức mạnh quân sự, Mỹ cương quyết không để Bắc Kinh bắt nạt các nước
nhỏ và biến Biển Đông thành “ao nhà” của họ. Washington sẽ có lập trường cứng
rắn hơn với Bắc Kinh và sắp tới đây, Mỹ sẽ điều động thêm tàu chiến và chiến
đấu cơ tới khu vực TC đang bồi đắp phi pháp các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường
Sa của Việt Nam. Đây là hành động thách thức cần thiết để Bắc Kinh hiểu rõ
quyết tâm của Washinton đối với an ninh khu vực nầy.Chỉ cần Hải quân Trung Cộng
khai hỏa trước, bắn trúng một chiến hạm hoặc chiến đấu cơ nào của Hoa Kỳ là sẽ
bị trả đũa khốc liệt. Hải quân Hoa Kỳ chỉ cần điều động chiếc tàu
ngầm tên lửa USS Michigan lớp Ohio có khả năng xoá sổ các đảo nhân tạo trong
chớp mắt và đồng loạt mở các cuộc tấn công vào những tử huyệt của TrungCong là
đập thủy điện Tam Hiệp trên sông Dương Tử và hệ thống đập thủy điện trên thượng
nguồn sông Mekong, nó sẽ trở thành mục tiêu cố định vô phương bảo vệ, thành phố
Thượng Hải sẽ chìm trong biển lửa và việc phong tỏa eo biển Malacca sẽ được
khẩn trương tiến hành… Muốn giết một con rồng thì trước hết phải đập
đầu và đập gẫy cột sống là nó sẽ bị tê liệt ngay, hết phương vùng vẫy !
KẾT LUẬN:
Thái độ ngang ngược hung hăng, kiêu căng ngạo mạn
của những người lãnh đạo Bắc Kinh đã giúp cho Hoa Kỳ nhanh chóng phục hồi uy
tín và ảnh huởng của Hoa Kỳ tại Châu Á-TBD nhờ vào đường lối ôn hoà, bình đẳng,
tôn trọng và bênh vực lợi ích của các nước nhỏ. TT Obama đã khôn khéo khai thác
sự kiêu căng, tự phụ và ngạo mạn của Tập Cận Bình lên đến tột đỉnh, bất chấp
luật pháp quốc tế để đặt họ Tập vào thế cỡi lưng cọp. Nó đã giúp cho Hoa Kỳ
liên minh được Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và các quốc gia Đông Nam Á trong
chiến lược bao vây và cô lập Bắc Kinh.
Ngũ Giác Đài đang xem xét điều động phi cơ chiến
đấu, tàu chiến đến thẳng khu vực Bắc Kinh đang tiếp tục xây dựng cải tạo các
đảo nhân tạo, một động thái thách thức “tuyên bố đòi chủ quyền” ngang ngược của
Bắc Kinh ở Biển Đông.
Tờ báo Wall Street Journal cho biết, Bộ trưởng
BQP Mỹ Ashton Carter đang nghiên cứu khả năng, Hoa Kỳ cần bao nhiêu chiến đấu
cơ, máy bay do thám và tàu chiến Hải quân Mỹ đưa đến thẳng khu vực nằm trong
vòng 12 hải lý từ các bãi đá, bãi cạn nơi mà Bắc Kinh đang tăng tốc xây dựng để
thực hiện ý đồ “đòi chủ quyền của mình” tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Giới chức Mỹ cho biết, Toà Bạch Ốc và Ngũ Giác
Đài có những động thái cho thấy, cả hai cơ quan tối cao nầy đang tình toán thực
hiện những bước đi chắc chắn để đưa ra thông điệp với Bắc Kinh rằng, việc tăng
tốc xây dựng các đảo nhân tạo của họ phải chấm dứt ngay lập tức, vì nơi nầy
thuộc vùng biển và vùng trời của Quốc tế. Chúng ta hãy chờ xem phản ứng của Bắc
Kinh có dám đối đầu bằng vũ lực với Mỹ, Nhật, Ấn, Australia hay không? Theo tôi
dự đoán, bản chất của bọn Tàu Khựa là “xỏ lá” chỉ dám bắt nạt, chèn ép các nước
nhỏ như Việt Nam, Philippines, Indonesia còn như đụng phải địch thủ hùng mạnh
như Hoa Kỳ thì sẽ cuốn gói chạy dài…
NGUYỄN
VĨNH LONG HỒ