Đại Học Đà Lạt Trong Niềm Nhớ
Lê Minh
Bắt đầu từ năm 1995, cứ hai năm một lần, Hội cựu sinh viên (SV) ĐH/ĐL từ nhiều địa phương, quốc gia khác nhau, luân phiên đứng lên tổ chức đại hội. Chủ đích của đại hội là dịp để cựu sinh viên (SV), thầy trò gặp nhau, hàn huyên tâm sự, tổ chức cùng nghỉ hè, cùng vui trong dịp này. ĐH đã thu hút được nhiều cựu SV tham dự, họ đến từ Việt nam và nhiều phương trời trên thế giới đến tham dự đại hội. Đặc biệt, đại hội 2016 có số lượng tham dự cao nhất lịch sử.
1. Lưu ký Đại hội Đại Học Đà Lạt, ảnh Nguyễn Quang
.Khí hậu ấm áp của Nam California, ban ngày khoảng 70 độ Fahrenheit, tương đương với 21 độ Celsius. Chiều xuống, nhiệt độ giảm dần, cơn gió thu đầu mùa lành lạnh trong chiếc áo ấm nhẹ, anh em SV ríu rít bên nhau như những ngày còn trên Đà Lạt, gợi nhớ bao kỷ niệm đã gần nửa thế kỷ trôi qua.
Chương trình đại hội kéo dài liên tục 3 ngày vào cuối tuần qua. Đêm đầu tiên, các cựu SV/ĐH/ĐL cùng lớp, cùng thời, gặp nhau thân ái đàn đúm, ôn lại ngày tháng năm cũ còn mài dung quần trên ĐH/ĐL, nhiều bạn gặp nhau tay bắt mặt mừng, nói cười cảm động, nhiều người đã không gặp nhau hơn 40 năm, có người đối diện người xưa, nghĩa cũ, nhìn nhau ứa lệ, hồn vía lên mây như “phút đầu gặp em tinh tú quay cuồng”, bồi hồi xúc động và “…thôi đành cho nước cuốn hoa trôi”. Nhiều người mới gặp, đã vội hẹn gặp lại trong ngày Đại hội 2018, cho dù họ chưa biết tổ chức nơi mô. Họ là những người ở luống tuổi ngoài 60, nhiều người trên đường đến hố thẩm đời mình, họ chân quý thời gian hiếm có của tuổi đá vàng còn lại.
2. Khung cảnh trong đêm nhạc thính phòng, Anh Bùi M. Cường
Vui chơi trong đại hội, tưởng nên biết Viện Đại Học Đà Lạt, một đại học tư của Giáo hội Công giáo thành lập từ 1957 kéo dài đến 1975, có người nhầm lẫn với Đại Học Chiến Tranh Chính Trị hoặc với Đại Học Võ Bị của quân đội. Trong thập niên 1970, số sinh viên theo học ĐH/ĐL lên đến gần 3,000, họ đến từ nhiều tỉnh thành khắp nước. Ngoài các phân khoa như Văn khoa, Khoa học, Sư phạm. ĐH/ĐL còn mở trường Chính trị Kinh Doanh (CTKD) vào năm 1963. Hai năm sau, trường đã chính thức đổi thành “Trường Chánh Trị Kinh Doanh” qua Nghị định của Bộ Giáo dục cho phép cải danh vào đầu năm 1965. GS Trần Long đã xác nhận trong cuộc điện thoại ngắn trước khi ông trên đường giã từ đại hội.
Vui chơi trong đại hội, tưởng nên biết Viện Đại Học Đà Lạt, một đại học tư của Giáo hội Công giáo thành lập từ 1957 kéo dài đến 1975, có người nhầm lẫn với Đại Học Chiến Tranh Chính Trị hoặc với Đại Học Võ Bị của quân đội. Trong thập niên 1970, số sinh viên theo học ĐH/ĐL lên đến gần 3,000, họ đến từ nhiều tỉnh thành khắp nước. Ngoài các phân khoa như Văn khoa, Khoa học, Sư phạm. ĐH/ĐL còn mở trường Chính trị Kinh Doanh (CTKD) vào năm 1963. Hai năm sau, trường đã chính thức đổi thành “Trường Chánh Trị Kinh Doanh” qua Nghị định của Bộ Giáo dục cho phép cải danh vào đầu năm 1965. GS Trần Long đã xác nhận trong cuộc điện thoại ngắn trước khi ông trên đường giã từ đại hội.
ĐH/ĐL đi tiên phong trong nền giáo dục thực tiễn qua việc mở trường CTKD đầu tiên của miền Nam, theo khuôn mẫu giáo dục Đại học Hoa Kỳ. Trường dậy chuyên về kinh doanh, quản trị và chính trị để đáp ứng nhu cầu phát triển cho Nam Việt Nam thời đó. Linh mục Nguyễn Văn Lập ngày đó là Viện trưởng ĐH/ĐL, đã ủy quyền cho các Giáo sư Trần Long, Phó Bá Long và Ngô Đình Long, cả 3 đều tốt nghiệp đại học Hoa Kỳ, đem luồng sinh khí đổi mới thay thế nền giáo dục bảo thủ có từ thời Pháp thuộc. Mặt khác với tầm nhìn chiến lược, cha Lập đã chiêu mộ nhân tài, đãi ngộ nhân sĩ trong lãnh vực chánh trị, thương mại, ngân hàng, kỹ nghệ. Họ là những người thành đạt, đứng đầu trong chính trị và nền kinh tế thương mại, đã đào tạo tầng lớp sinh viên hiếu học, đuổi kịp đà tiến triển của thế giới phương Tây.
3. Hoạt cảnh Chàng Trai Xứ Quảng trong đêm nhạc thính phòng, Anh Bùi M. Cường
.
Trường CTKD dựa vào nền giáo dục thực tiễn, ngoài giáo trình đi theo
sát nền giáo dục Hoa Kỳ, mọi sinh viên còn phải tham gia vào chương
trình “Bảo huynh Bảo đệ”, người đi trước giúp đỡ đàn em đến sau ra
trường đời cũng vậy, như chúng ta cũng thấy ở một số đại học quân sự.
Sinh viên vừa học, vừa thực tập ở môi trường thực tế trong 3 tháng hè.
Khi ra trường, họ đã thuần thục một số công việc từ những cơ quan họ
tình nguyện phục vụ. Sinh viên ra trường kiếm được việc ngay, thành đạt
mau chóng, đa năng trong nhiều lãnh vực là điều dễ hiểu..
Ngoài việc học tập trong khung cảnh thơ mộng của thành phố Đà Lạt, cựu sinh viên, phần lớn đến từ nơi xa, những kẻ xa nhà, họ thường xuyên sinh hoạt bên nhau trong lúc rảnh rỗi vào cuối tuần cho vơi nỗi nhớ nhà, họ thường cắm trại tại Thung Lũng Tình Yêu, các thác Cam Ly, Datanla, Hồ Than thở hoặc dưới chân núi Lâm viên.
4. Họp mặt tiền đại hội của cựu sinh CTKD khóa 6, ảnh Nguyễn Quang
.Sân trường ĐH/ĐL, tiếng hát sinh viên, nơi nẩy nhiều sinh hoạt văn nghệ. Nhiều khuôn mặt tầm cỡ như Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An, Lê Uyên và Phương, Khánh Ly, Thanh Lan…. góp mặt thường xuyên trong những đêm lửa trại, hát du ca, hát tình ca cho nhau nghe. Phong trào cà phê của “tuổi đá buồn” khắp nơi cũng bắt đầu từ quán T2 do Nguyễn Tường Cẩm, một CTKD đa năng tổ chức. Chính ở cái nôi ấm cúng đặc thù này, đã là môi trường đào tạo ra những khuân mặt văn nghệ xuất sắc cho nền âm nhạc, văn học và nghệ thuật thời đó, như con chim đầu đàn Nguyễn Đức Quang (CTKD), cố nhạc sĩ, sáng lập Phong Trào Du Ca Việt nam, tiếp theo sau, Lê Cung Bắc (CTKD), trở thành, đạo diễn phim ảnh, kịch sĩ trong vai Thành Cát Tư Hãn của cố Giáo sư Vũ Khắc Khoan, cố Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng (Văn Khoa), Nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân (Văn khoa), Lê Văn Hiếu,(CTKD) trở thành Toàn quyền Tiểu bang Nam Úc, Lê Mạnh Thát (Sư Phạm Triết) trở thành Thượng tọa Thích Trí Siêu, giáo sư tiến sĩ, sử gia, kiêm thiền sư, Trong thời gian cuối, nẩy sinh ra Nhạc sĩ Ngọc Trọng, và sau cùng là Nhạc sĩ Lê Thị Diệu Hương, tức Nhạc sĩ Diệu Hương, cả hai đều là cựu SV trường CTKD.
5. Nâng ly nồng mừng ngày hội ngộ, ảnh Bùi M. Cường
.
Từ ngày ngôi sao đỏ soán chỗ, tỏa sáng trong đêm buồn, phủ kín cây
thập giá cô đơn, cao ngất ngưỡng nơi tháp chuông Năng Tĩnh, trường Mẹ ở
lại, đàn con ngậm ngui ra đi theo vận nước, nhân tài của ĐH/ĐL trước
năm 1975 trôi giạt đến nhiều quốc gia ngoài Việt nam, nhưng họ vẫn tiếp
tục hoạt động, thăng hoa khả năng nghệ thuật, song song với khả năng
chuyên môn của họ trên quê hương thứ hai..
Điển hình như là Nhạc sĩ Diệu Hương, tình ca của chị làm say mê bao người yêu nhạc , “Phiến Đá Sầu”, “Không Cần Biết Anh Là Ai”, ‘Mình ơi”, “Khắc Khoải”, “Mùa thu nơi đây”, đã tạo cho cô một chỗ đứng vũng chắc trong làng âm nhạc hải ngoại. Cô là người tạo dựng lại khung cảnh văn nghệ ấm cúng cho ngày ĐH/ĐHĐL 2016.
.
“Cho tôi tìm lại giây phút xưa ngày xưa. Thênh thang một trời mơ ước bao ngày xưa. Trong khung trời đại học dấu yêu mộng mơ. Đà Lạt sương mờ vẫn trong niềm nhớ….”, Nhạc bản “Đà Lạt Trong Niềm Nhớ” mở đầu cho chương trình cho đêm nhạc thính phòng do chính tạc giả trình bầy với sự phụ họa của c trong khung cảnh ĐHĐL tại “Performing Art Cente” thuộc thành phố Westminster, California.
Đám đông ngồi lặng lẽ “Thả hồn (tôi) thiết tha trường xưa. Quên sao hàng cây nghiêng liễu rủ tình thơ. Như đang đời chờ ai ghé ngôi trường cũ….” Dường như cả hội trường đã thầm hát cùng Diệu Hương “ Ô Đà Lạt trong niềm nhớ vô bờ”.
Xin nghe lại “Đà Lạt Trong Niềm nhớ qua tiếng hát điêu luyện của Diễm Liên, con chim họa mi gốc người Đà Lạt, sinh sống tại đây đến năm 18 tuổi.
https://www.youtube.com/watch?v=q-FcLQhjoQ4.
Sau hơn 40 năm lưu lạc trên đất khách quê người, họ tìm đến nhau trò chuyện, hát cho nhau nghe, tự soi gương nhìn lại mình, tưởng nhớ đến thời gian thần tiên của đời sinh viên, có người vui đùa nói rằng họ đến với nhau để xem ai già hơn ai, ai còn ai mất, bạn này cũng hóa thành người thiên cổ vài năm trước đây.
6. Cựu SV Nguyễn Anh Tuấn hát cho thân hữu nghe trong đêm Dạ vũ, ảnh Nguyễn Quang.
Sau giây phút thả hồn về mái cũ trường xưa, tham dự viên liên tục
thưởng thứa âm điệu vàng son của nền âm nhạc trước năm 1975. “Riêng Một
Góc Trời” của Ngô Thụy Miên, do Lưu Văn Dân đến từ Paris, Kiều Xuân từ
Hoa Thịnh Đốn, ray rứt trong “Tình Khúc Thứ Nhất” của Vũ Thanh An, thơ
Nguyễn Đình Toàn, Lê Thanh Kim, một cựu SV/CTKD, ông say mê truyền niềm
tin tôn giáo cho mọi người khi gặp, cũng say mê “Phiến Đá Sầu” của Diệu
Hương, Lê Thu Hiền vẫn cao vút trời xanh trong “Dạ khúc cho tình nhân”
của nhạc sĩ bạc mệnh, gốc Đà Lạt, Lê Uyên (& Phương), “Bên Kia
Sông” của Nguyễn Đức Quang, do người bạn Văn khoa Nguyễn Đình Cường
trình diễn, Lê Minh Long, cựu SV/CTKD độc tấu tây ban cầm trong tuyệt
khúc " Một Vì Sao Sáng", “Ân Tình Mong Manh” do chính tác giả ca nhạc
sĩ Ngọc Trọng trình bầy, được sự tán thượng nồng nhiệt của cử tọa trong
đêm nhạc thính phòng. Phần hai của đên nhạc thính phòng, có sự tham dự
của nhiều ca sĩ chuyên nghiệp, Thanh Hà, Diễm Liêm, Trọng Bách, Lê
Hoàng phụ trách.Bước qua đêm Dạ tiệc, không khi náo nhiệt như ngày ra trường cuối năm của sinh viên ĐH/ĐL ra trường tại khách sạn Palace, Đà Lat. Cựu sinh viên và giáo sư đã có mặt đông đủ trước giờ khai mạc, họ tụm năm tụm ba từng nhóm, hàn huyên, chụp hình, vui đùa thỏa thích. Một đêm vui trọn vẹn, tưởng chừng như đã được sống lại như thời sinh viên.
Ôi ngày vui qua mau! “rồi mai đây khi mình xa nhau, vẫn nhớ nhau hoài, rồi mai đây khi tình bay xa nhớ đến hôm nào”, như còn âm vang trong lòng mỗi người tham dự”.
Nguồn: https://vietbao.com/p112a259143/dai-hoc-da-lat-trong-niem-nho