Dinh Gia Long Sài Gòn

Nguyễn Quang

Dinh Gia Long Sài Gòn
         
Dinh Gia Long, chúng ta sẽ đến thăm một nơi mà đã là người dân Sài Gòn không thể quên trong ký ức với những dấu ấn lịch sử rồi từ đó đưa đến thảm cảnh mỗi gia đình phải ly tán như hôm nay và vẫn còn di chứng mãi về sau. Khi nhắc đến Dinh Gia Long trong chúng ta đều có câu hỏi hơi tò mò: con đường hầm nào đã đưa Tổng Thống Ngô Đình Diệm thoát được khi bị đảo chánh? 
Một câu hỏi về Người nhưng cũng cho chính mình với những bước chân cuối cùng trong lúc sinh tử, có thể bị sát hại, bị bắn chết hay bất cứ nguyên do nào để phải rời khỏi thế giới này. Quang cảnh Dinh hy vọng sẽ giúp chúng bớt căng thẳng hơn chuyện chính trị, triết học.


Nhìn toàn cảnh thật nguy nga nhưng bên trong không có nhiều sảnh đường lắm như không gian tuyệt đẹp bên ngoài, đây là kiểu kiến trúc của người Pháp bao giờ các bức tường cũng thật dày chiếm hết không gian sinh hoạt. Từ bao lơn tiền đường của Dinh có thể nhìn trông ra phía trước với một công viên thoáng tao nhã, đặc biệt có cây cổ thụ to lớn với nhiều chùm rễ phủ xuống đến muốn choàng mặt đất. Những chiếc ghế đá công viên lịch sự và những cặp tình nhân đang ngồi xuống hay lang thang đi dạo.

Du khách được hướng dẫn theo các mũi tên đã vạch sẵn, bây giờ được gọi là nhà bảo tàng lịch sử gì đó của Nam bộ… có điều lạ theo nhận xét của du khách, đó là từ một Dinh với các chính khách thường ra vào, nay trưng bày đầy các hình ảnh Phật ngay sảnh phía tay phải khi du khách thăm quan mới bước vào. Cho dù các bức tượng có bị sứt mẻ không được trùng tu bảo trì khi mang ra trưng bày, có cả tượng Phật đứng sau tượng các Vua Việt Nam như một sự độ trì, còn các Thần vô số kể. Nhìn chuyện xưa thấy chuyện nay, những cảnh quang mà du khách vừa được thăm viếng ở các chùa đều có bàn thờ ông Hồ ngang với bàn thờ Phật hay có khi lão ấy lại to lớn hơn ở phía sau để “độ trì cho Phật”.

Không biết các nhà thiết kế có nghĩ ra sự tương phản nào về tôn giáo dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm và cách trình bày trong Dinh hôm nay hay chỉ là một tình cờ ngẫu nhiên? Ông Hồ “độ trì cho Phật”! Tương phản hơn với các sảnh phòng còn lại đó là súng đạn từ thô sơ đến hiện đại mà trong đó sự tương phản sâu sắc nhất đều là nhãn hiệu Nga, Tàu… và hình ảnh những người nằm xuống là người Việt. Những khuôn mặt của các lãnh tụ cộng sản có Anh Đức Nga Tàu và Việt cộng, Du khách có dịp đứng lại thật lâu và đọc kỹ danh sách của cái chính phủ bù nhìn gọi là Chính phủ lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, sẽ nhận ra nếu hôm nay không đọc danh sách này, quả là không biết tên những người ấy là ai và đã có mặt ở thế gian này. Ngoài ông Thanh Nghị nhờ ông đã viết các tự điển và còn lưu ở thư viện, người miền Nam nhớ về ông không chỉ về văn học mà còn cảm thông về lòng yêu nước của nhà văn khi ông theo lời ngon ngọt của cộng sản đã ra chiến khu và trước lúc mất trong mối hận cộng sản vì bị thất sũng khi vai trò của chính phủ bù nhìn không còn, gia đình chia xa !

Còn Nguyễn Hữu Thọ, Chủ Tịch nước bù nhìn, theo những người nằm chung mật khu với vị chủ tịch chính phủ - đã kể: các em giao liên đêm nào đến phiên mình trực đều hoảng sợ. Người ta thường nghe từ phòng ông chủ tịch nước đêm nào cũng có tiếng như mèo kêu khi giao cấu. Vô phúc cho em nào không “nhất trí” thì ông sẽ “cơ cấu” cho hạ tầng công tác, đã vô kỷ luật với Đảng!

Nhìn ảnh của Lê Duẩn, Tổng bí thư, rồi nhìn về hướng trung tâm nhà hát lớn của thành phố - Tòa nhà Quốc Hội của Việt Nam Tự Do trước đây, theo Thiện Nam được biết đó là những con đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Tự Do… nay các toà nhà đã bị chiếm trọn trong số hơn ba chục người con của vì vua trong các vua cộng sản với không biết bao nhiêu là vợ với cô em nhỏ nhất là bác sĩ chăm sóc cho y khoảng ngoài hai mươi khi lão đã thất thập cổ lai hy. Và Võ Văn Kiệt kia cũng vậy, Cầm kia là vợ của người ta nên có câu ca “Cầm đã cầm cái của Kiệt…” truyền khắp dân gian nhất là chốn sĩ phu Hà thành thường là miệng lắm thơ văn độc địa.

Du khách cũng quan sát khắp các phòng trưng bày kể cả xem chiếc xe hơi gọi là của ông Kiệt vào Sài Gòn để hoạt động nhưng vẫn không thấy hình ảnh giữa hai lãnh tụ cộng sản đứng gần nhau, đó là Võ Văn Kiệt và Nguyễn Văn Linh, quả đúng như lời rỉ tai từ trong nội bộ: ngay trong các cuộc đại hội của đảng cộng sản Việt Nam cũng không bao giờ hai ông ấy chịu ngồi chung với nhau. Có những bữa cơm trong gia đình, khi cô con gái lớn đặt câu hỏi “Chú Sáu Dân có gì đâu mà sao Ba đối xử tệ với Chú như vậy?”. Ông Linh đã ném cả bát canh ra giữa nhà!

Người dân Nam bộ như có sự gần gũi với ông Linh tức Mười Cúc nhiều hơn vì họ được biết về sự trong sạch của ông cũng như vết thương tâm hồn khi chính khẩu súng riêng của ông đã kết liễu người con trai duy nhất của Ông và Bà Nguyễn Thị Huệ, người con đã dùng súng của ông để tự tử, cho nên nếu có những bất bình thường trong sự lãnh đạo đất nước với một tâm thần bất an của một lãnh tụ từ nội tâm bản thân cũng là điều dễ hiểu. Đó chính là phát súng của ông tự bắn vào chính mình khi bức màn lịch sử ngày càng vén lên: Năm 1990, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng đã chạy sang Thành đô xin biến Việt Nam thành một tỉnh tự trị của Trung Quốc!

Một lần cuối trước khi ra khỏi Dinh, khách được hướng dẫn lên lầu rồi xuống tầng hầm với chặng cuối đường hầm bí mật là cổng sau. Nhiều đoạn hầm vẫn khoá lại, khách thăm quan được ghé lại một phòng nhỏ dưới tầng hầm, còn kia những ghế mây và ghế dài với cái bàn nhỏ được giới thiệu là từ thời Tổng Thống Diệm, khiến khách có cảm tưởng nếu thế thì đây là những lần ngồi và đi lại cuối cùng của hai ông Diệm và Nhu. Lối ra của con đường hầm này thì chắc chắn là có những dấu chân của hai người khi rời khỏi Dinh để đến Nhà Thờ Cha Tam và bị sát hại một cách dã man sau đó. Có du khách hỏi vui một trong các người quản lý hướng dẫn khách thăm quan:
- Có phải Ông Diệm đã thoát theo lối này, ra đường Lê Thánh Tôn?
- Sách nào viết như thế? Toàn là tuyên truyền xuyên tạc! Chính xe tăng bọc thép đã đến rước ông ấy ở cổng trước.

Người du khách đã không trả lời gì với người này, mà chỉ quan sát nhìn cái bề ngoài trông cũng khôi ngô, mặt mày có trán cao như thông minh lắm… Song một em nhỏ khoảng tám chín tuổi gì đó nói: cháu đọc nhiều tranh hoạt hình hay xem phim Trung Quốc thấy thành bị vây làm sao tướng chạy ra cổng trước được mà chú lại nói như vậy, viên cán bộ Việt cộng này im lặng…
Một đoạn đường nữa khi ra khỏi Dinh đó là cảnh trưng bày phi cơ ném bom hai ba chiếc, cả xe tăng, đại bác, có cả chiếc xe của bà Ngô Bá Thành dường như bên trong với đầy sách luật do bà “tải” ra nó và cuối cùng quay lại tặng cho mấy chữ: nhiều luật nhưng chỉ luật rừng.

Du khách rời khỏi Dinh với hình ảnh của Vị Tổng Thống mà có dịp nhìn từ xa qua những cuộc kinh lý của Ông trịnh trọng lắm, Tổng Thống hay mặc bộc đồ vét màu trắng và tay cầm cây gậy chạm trỗ tượng trưng cho uy quyền.

Những gì đã xảy ra theo dòng lịch sử “Đoạn trường ai có qua cầu mới hay”, du khách quay lại nhìn Dinh một lần nữa, cũng tại nơi này, nhân ngày Quốc Khánh 26-10-1963 đã có một không khí khác biệt. Sau những lời chúc của đại diện các cơ quan, đoàn thể, Tổng Thống Ngô Đình Diệm chỉ đáp từ rất vắn tắt, rồi đột nhiên, với một giọng cương quyết, nhấn mạnh từng chữ và tuyên bố: 

Tình thế biến chuyển, vận nước đổi thay ra sao, sử sách sau này sẽ ghi rõ… Riêng  về phần tôi, nếu tôi tiến, các ông hãy theo tôi, nếu tôi lùi các ông cứ giết tôi. Nếu tôi chết các ông hãy theo gương tôi!”

Không mấy ngày sau Tổng Thống chết, nay hơn nửa thế kỷ nhưng nhân cách của Ông vẫn luôn là tấm gương và mãi mãi.

Nguyễn Quang