Nguyễn Quang
Sau chế độ một đảng sẽ là gì?
Câu
trả lời có thể nằm trong việc xem lại các quan niệm như nhà nước và
xã hội. Thay vì đi tìm sự xuất hiện của một xã hội dân sự (civil
society) lớn mạnh đối lập với quyền lực nhà nước, bài viết trình bày
những gì xảy ra bên trong nhà nước.
“Động lực cho cải tổ chính trị xuất hiện không phải từ việc
khẳng định các quyền lợi độc lập của các giai cấp xã hội, mà từ
xung đột bên trong nhà nước; cải tổ chính trị liên quan việc đối phó
với xung đột bên trong nhà nước, hơn là liên quan sự tái cơ cấu căn
bản quan hệ giữa nhà nước và xã hội.”
Martin
Gainsborough cho rằng điều này thể hiện các nhà nước tại châu Á xây
dựng trên một di sản triết học và văn hóa khác phương Tây. Khi Lý
Quang Diệu nói về nhu cầu hạn chế “cách người dân dùng lá phiếu để
mặc cả, ép buộc, xô đẩy” chính phủ, ngôn từ đó không đơn giản là
nói lấy được, mà thể hiện một cách hiểu hoàn toàn khác về quan hệ
giữa nhà nước và xã hội.
Tuy
rằng, nhiều người nhấn mạnh đến các yếu tố như xã hội dân sự, tầng
lớp trung lưu, tôn giáo đối lập, trí thức phản kháng, bất mãn của
thanh niên, bất ổn ở nông thôn.
“Sự mở rộng không gian chính trị có nhiều phần khả năng
xuất phát từ thay đổi bên trong các định chế nhà nước, hơn là nhờ
sự xuất hiện của một xã hội dân sự năng động.”
Martin
Gainsborough
Theo
Martin Gainsborough, tất cả những điều này đều là hiện tượng có
thật, nhưng ở Việt Nam, đấu trường chính là ở bên trong nhà nước. Vì
thế, nếu quan sát một số các cuộc tranh luận chính trị liên quan mối
quan hệ giữa đảng và chính quyền, vai trò Quốc hội, vấn đề tập
quyền và tản quyền, hay cách thức điều hành doanh nghiệp nhà nước,
thì mức độ thay đổi hay việc mở rộng không gian chính trị phải được
xem trong quan hệ với các định chế nhà nước. Ví dụ, đảng có thể
vẫn giữ quyền tối cao, nhưng phải chấp nhận cho phép các định chế
chính quyền mạnh mẽ hơn, một Quốc hội mạnh mẽ hơn.
Cũng
như vậy, các quan tâm của giới kinh doanh, thay vì tìm cách biểu đạt
qua một tổ chức tách khỏi nhà nước, thì lại chuyển vào kênh của
các tổ chức như Phòng Thương mại Công nghiệp hay Hiệp hội ngân hàng.
Ngay cả nếu người ta dự đoán một ngày nào đó các tổ chức này sẽ
tách khỏi nhà nước, thì có thể cho rằng họ vẫn duy trì một cách
hiểu khác phương Tây về mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội.
Thay
đổi chính trị ở Việt Nam tất yếu sẽ diễn ra, nhưng một bài học
từ châu Á là sự mở rộng không gian chính trị có nhiều phần khả năng
xuất phát từ thay đổi bên trong các định chế nhà nước, hơn là nhờ
sự xuất hiện của một xã hội dân sự năng động như tưởng tượng tại
phương Tây.
Đất
nước Việt Nam
đang đi trên con đường với những khái niệm mù mờ rất đáng sợ, ngay chính những
người soạn ra nó chắc chắn cũng không hiểu nó là cái gì! Nên đã khiến mọi thứ
khác xa lời Thi hào Nguyễn Trãi ‘Hang cùng ngõ hẻm không còn tiếng khóc than’.
Lời vọng từ năm xưa, đó là mục tiêu của một chính quyền vì dân, đạo đức của
những nhà lãnh đạo đất nước – ‘Cái Đạo làm Vua’ !
–
‘Hãy
ngồi vào bàn ăn mới biết ngon hay dở’ như ngạn ngữ Phương Tây đã viết! Người
Việt chúng ta còn rất hoài nghi chưa chịu ngồi vào bàn, vì những tỵ hiềm đố kỵ
hận thù do lịch sử để lại quá nặng nề! Hãy ngồi vào bàn để biết thật rõ bạo
quyền là cái ác, độc tài đảng trị là gian trá, biết rằng bàn ăn có nhiều món
vẫn thích hơn chỉ một món lại là thứ hóa chất độc hại.
Các
anh muốn hạnh phúc và chúng tôi cũng vậy ‘…tuy là khác giống nhưng chung một
giàn’. Thời kỹ trị cần phải có những nhà kỹ thuật nông nhiệp hướng dẫn việc cắt
tỉa mới sinh hoa trái hầu được mùa. Không thể kêu chú đánh trâu dạy kỹ thuật
nông học, chăn trâu chỉ có thể thống lĩnh trâu bò, càng không thể giữ bò, thiến
heo lên làm lãnh đạo quốc gia! Một dân tộc như thế dù cho có ít người vẫn đang
rơi vào mạt vận!
Nhà nước hiện nay yếu hay mạnh?
Bên
cạnh việc phân tích thái độ của các tầng lớp xã hội và quan hệ
giữa các nhóm này, người ta cũng cần phân tích bản chất của quyền
lực nhà nước để soi sáng câu hỏi liệu một nước có dân chủ hóa hay
không.
Nhiều
năm qua, bản chất của quyền lực nhà nước ở Việt Nam đã thu hút
những cách phân tích khác nhau.
Quân đội và công an vẫn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống
chính trị Việt Nam
Ví
dụ, Joel Migdal (1988) mô tả Việt Nam là “nhà nước mạnh”, đặt nó chung
với Israel và Nhật cùng các nước xã hội chủ nghĩa khác. Migdal cho
các nhà nước này là mạnh vì theo ông, chúng có khả năng điều động
các định chế nhà nước thực hiện các công việc chính sách bất chấp
sự tồn tại của các trung tâm quyền lực khác. Một số người khác lại
cho rằng khả năng của nhà nước Việt Nam không mạnh như người ta nghĩ.
Martin
Gainsborough lại cho rằng tựu trung nhà nước ở Việt Nam mạnh, nhưng nó
phụ thuộc vào từng hoàn cảnh, vì thế mà tạo nên các phân tích khác
nhau. Nếu quan sát công việc hàng ngày của các định chế và bộ máy
nhà nước, người ta thấy thói thường quyền lực ở các định chế nhà nước
bị phân lập, và các cơ quan cao hơn trong bộ máy chỉ có khả năng hạn
chế khi muốn điều động các cơ quan bên dưới (‘trên bảo dưới không
nghe’). Vì thế quyền lực bị phân tán. Nhà nước ở thế yếu. Tuy nhiên,
nếu quan sát vai trò của công an trong cuộc sống hàng ngày của
người dân, nhà nước lại có vẻ mạnh.
Như
vậy, hơn 30 năm sau đổi mới, việc nhà nước vẫn có một quyền
chủ động tương đối có vẻ không thuận lợi cho tiến trình chuyển tiếp
dân chủ. Lý thuyết về dân chủ hóa nhấn mạnh rằng sự có mặt
thường xuyên của quân đội và công an trong nhà nước đặc biệt bất lợi
cho một sự chuyển tiếp. Tại Việt Nam, hai định chế này đã luôn
có mặt trong các vị trí lãnh đạo chủ chốt.
Song,
môi trường giáo dục của Việt cộng đang hỏng trầm trọng, từ chuyện học sinh nữ
đánh nhau, thầy mua dâm học trò, đổi tình lấy điểm, mua điểm…
Những
người có điều kiện tầm vóc quốc gia, ngay cả trong ngành giáo dục đều tìm cách
cho con đi học ở nước ngoài, mặc cho nền giáo dục nước nhà theo kiểu ‘nước chảy
bèo trôi’ !
Con
người của Hà Nội cổ xưa thanh lịch và sâu sắc từ dáng đi, lời ăn tiếng nói, đến
cư xử giữa người với người là vậy. Trí tuệ của Hà Nội xưa cũng uyên bác và thực
chất hơn nhiều. Dưới trào cộng sản mở đầu câu chuyện là câu láo khoét giả dối
làm đầu nào ‘nhờ ơn Bác Đảng…mà em thế này… nhà u nó ra sao?’
Hà
Nội đang rồng rắn lên mây, những giá trị ảo đó rồi cũng tan biến theo thời
gian, những hàng mã trong lễ hội càng tiêu nhanh, tất cả sẽ qua đi, nhưng ‘văn
hóa là những gì còn lại’, những giá trị nhân văn thể hiện qua nhân cách, trí
tuệ người Hà Nội sẽ còn mãi và không biến mất trong máu huyết người Việt. Nhân
sĩ và trí thức Hà thành đang cất cao tiếng gọi, nhân quyền không còn là chuyện
phê phán người khác, cũng không chỉ với vài bài viết của một tờ Tạp chí gọi là
làm chuyện nhân quyền. Nhân quyền là dấn thân, hành động thiết thực qua giáo
dục để nhằm biến đổi con người, rồi tự thân con người biến đổi xã hội.
Các lực lượng xuyên quốc đối với sự chuyển hóa dân chủ cho Việt Nam
Lý
thuyết về dân chủ hóa cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các lực
lượng xuyên quốc gia trong vấn đề thành công hay thất bại của một
tiến trình chuyển tiếp.
Sự
chấm dứt chiến tranh lạnh cũng chấm dứt cái nhìn xem Đông Nam Á là
các quân bài domino trong cuộc tranh đấu ý thức hệ. Vì thế, các nước
này đã chịu sức ép từ Mỹ và EU quanh các vấn đề nhân quyền và cai
trị. Việt Nam cũng chịu sức ép này. Nhưng mặt khác, dường như Việt
Nam không đến mức dễ bị đe dọa trước các luồng xâm nhập tư tưởng từ
ngoài – khác với Lào, chẳng hạn.
Vị
trí của Việt Nam ở Đông Nam Á và việc là thành viên của ASEAN cũng
đem lại một tấm đệm nhất định ngăn sức ép thay đổi từ Mỹ và EU. Dù
có sự khác biệt giữa hệ thống các nước trong ASEAN, nhưng các thành
viên đều bộc lộ một mức độ chuyên chế nhất định và duy trì nguyên
tắc không can thiệp chuyện nội bộ của nhau.
Quan hệ Việt Nam –
Trung Quốc cũng có thể nói góp phần củng cố chế độ tại Việt Nam. Dù hai
nước này có khác biệt thế nào, họ đều có chung sự không tin tưởng
trước quyền lực toàn cầu của Mỹ và cả hai đều theo quan điểm cải
tổ kinh tế mà không mất quyền kiểm soát chính trị.
Ngoài ra, một thiên hướng phổ biến là nhấn mạnh rằng trong
thời đại toàn cầu hóa, việc hòa nhập vào nền kinh tế thế giới
thường bất lợi cho chế độ chuyên chế. Tuy nhiên, ở Việt Nam, tài trợ nước ngoài và
vốn tư bản đổ vào lại giúp củng cố quyền lực nhà nước, vì chính
các định chế và công ty nhà nước thường là người hưởng lợi chính.
Nửa
thế kỷ trôi qua vẫn chưa đủ đã làm nghèo đất nước này đến dường nào so với
mức tăng trưởng kinh tế thế giới, hãy bần cùng đến nhiều thế hệ hơn nữa,
cương lĩnh hứa hẹn ‘Từ nay đến giữa thế kỷ XXI, toàn Đảng, toàn dân ta phải ra
sức phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo
định hướng xã hội chủ nghĩa’ !
Từ
định hướng đến phương hướng là phương nào khi báo cáo đưa ra 8 danh mục cơ bản
mà bất cứ một học sinh phổ thông nào cũng nói được có khi càng bốc hơn, xin ghi
lại nguyên văn cho rõ với phản đề ngắn gọn của người dân trên chữ đậm, nghiêng:
Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh
tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
–
Kinh tế tri thức: hiện nay Việt Nam là sân sau, một bãi rác của Trung
Quốc!
–
–
Môi trường tài nguyên thiên nhiên: Thảm họa môi trường và an ninh quốc
gia qua bauxit Tây Nguyên vẫn đang ám ảnh người Việt Nam yêu nước! Rừng vàng biển bạc
đều dần dần rơi vào tay Trung Quốc trong một chiến lược thôn tính lâu dài của
Đại Hán!
Hai
là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
–
Lịch sử từ cổ chí kim chưa ai biết cái định hướng này là gì, sẽ đưa dân
tộc về đâu? Hiện chỉ thấy các cán bộ, đảng viên Cộng sản hành động càng ngày
càng xằng bậy!
–
Ba
là, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người,
nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
-Nghĩa là Tàu sao ta vậy! Tàu cộng đưa ra ‘Xã hội hài hoà’, ta cũng ‘Hài
hoà xã hội và sáng tạo thêm chữ Hoà giải nữa!Tàu Tập “đả hổ diệt ruồi”và Nguyễn
Phú Trọng “Diệt chuột đừng để vỡ bình”.
Bốn
là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
-Ra đường là kẹt xe, tai nạn giao thông…đó là trật tự an toàn xã hội!
Quốc phòng và an ninh quốc gia đã có Trung Quốc lo vì trên căn bản những gì đã
ký kết ngầm với Tàu cộng ‘chỉ mong sao trở thành một khu tự trị như Tân Cương,
Tây Tạng…qua mô hình một quốc gia nhiều chế độ!
Năm
là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác
và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
-Cứ thỏa mái ký kết và không thi hành vì bản chất của CSVN là thế!
Sáu
là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc,
tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.
-Trong lịch sử cũng chưa ai thấy dân chủ kiểu Việt cộng như thế này, sự
thường nhân loại gọi kiểu cai trị này là độc tài toàn trị!
Bảy
là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân.
-Pháp luật chỉ là thứ trò chơi của giai cấp tư sản theo quan niệm của
Mác, như vậy kêu gọi tôn trọng pháp luật không khác gì chống lại học thuyết Mác!
Tám
là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
-Ngày nay chống tham nhũng là chống đảng, vậy chỉ có thể diệt hết tham
nhũng khi đảng CSVN không còn, hay tồn tại trong chế độ đa đảng với sự cạnh
tranh lành mạnh giữa các đảng sẽ giảm bớt lạm dụng quyền lực để tham ô!
Và
đại hội đảng không khác gì một lễ hội đâm trâu, nó chỉ là một cuộc tranh giành,
chia quyền lợi của các nhóm, bè phái…để tồn tại hơn là tìm sự sinh tồn,
phát triển cho Việt Nam.
Nguyễn
Quang