Quyền Ứng Cử và Bầu Cử
của Người Việt Hải Ngoại.
Nguyễn Quang Duy
Theo cách
thức bầu cử hiện nay Việt kiều song tịch mất quyền ứng cử Quốc Hội.
Còn theo
Hiến Pháp 1967 Việt Nam Cộng Hòa người Việt hải ngoại có đầy đủ quyền bầu cử và
ứng cử kể cả các chức vụ cao nhất là Tổng thống.
Cần phân
biệt rõ người Việt hải ngoại đại đa số là người tị nạn chính trị. Khác hoàn
toàn với Việt Kiều là những công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Luật
chơi hiện hành
Theo BBC
Tiếng Việt ông Nguyễn Văn Thân, đại biểu Quốc hội Việt Nam, là một trong những
đại biểu công khai phát biểu ủng hộ Dự luật Đặc khu, khiến một số người Việt
tại Ba Lan bất đồng ý kiến và vào ngày 16/6/2018 đã biểu tình trước cửa nhà ông
tại quận Ochota ở thủ đô Warsaw để phản đối.
Ông
Nguyễn Văn Thân du học Ba Lan từ thập niên 1980 nhiều người tin rằng ông đã
nộp đơn xin và đã có quốc tịch Ba Lan. Một biểu ngữ trong cuộc biểu tình yêu
cầu điều tra làm rõ việc có phải đại biểu quốc hội Nguyễn Văn Thân có song tịch
Việt Nam
và Ba Lan hay không ?
Ông Phạm
Quốc Khánh, quyền Chánh văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội Thái Bình cho BBC
biết, ông "không rõ về vấn đề quốc tịch (Ba Lan) của ông Thân", vì
"ông Thân là đại biểu do Trung ương gửi về và hồ sơ của ông Thân do Ban
công tác Đại biểu Quốc hội nắm, nên Đoàn Đại biểu Quốc hội Thái Bình không
biết".
Vào
7/2016, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường "có đến hai quốc
tịch", một của Việt Nam, một của Malta và bà Hường bị tố cáo phải
làm đơn xin thôi làm đại biểu Quốc hội.
Việt Nam Hậu Cộng
Sản
Trong
trường hợp Việt Nam thay đổi thể chế cách hay nhất là tạm thời sử dụng Hiến
Pháp Việt Nam Cộng Hòa 1967 làm căn bản cho việc ứng cử và bầu cử.
Theo Hiến
Pháp 1967 công dân là những người sinh ra tại Việt Nam thống nhất có chủ quyền từ Ải
Nam Quan đến Mũi Cà Mau.
Điều 13.2
quy định “Mọi công dân đều có quyền bầu cử , ứng cử và tham gia công vụ trên
căn bản bình đẳng theo điều kiện và thể thức luật định.”
Điều 32.1
về quyền ứng cử Dân Biểu những công dân: “Có Việt tịch từ khi mới sanh, hoặc đã
nhập Việt tịch ít nhất bảy (7) năm, hoặc đã thủ đắc hoặc hồi phục Việt tịch ít
nhất năm (5) năm tính đến ngày bầu cử.”
Điều 34
quy định : “Được quyền ứng cử Nghị Sĩ những công dân đủ ba mươi (30) tuổi tính
đến ngày bầu cử, hội đủ các điều kiện dự liệu trong đạo luật bầu cử Nghị Sĩ và
các điều kiện qui định ở Điều 32.”
Điều 53.1
quy định quyền ứng cử Tổng Thống hoặc Phó Tổng Thống những công dân hội đủ các
điều kiện sau đây : “Có Việt tịch từ khi mới sanh ra và liên tục cư ngụ trên
lãnh thổ Việt Nam
ít nhất mười (10) năm tính đến ngày bầu cử. Thời gian công cán và lưu vong
chánh trị tại ngoại quốc được kể như thời gian cư ngụ tại nước nhà.”
Như vậy
mọi người Việt hải ngoại và cả Việt Kiều đều có quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc
Hội.
Định
Nghĩa lưu vong chánh trị
Người
Việt hải ngoại dù là thuyền nhân, vượt biên đường bộ, đi theo diện HO hay ở lại
các quốc gia thuộc Liên Xô và Đông Âu khi thể chế cộng sản các quốc gia này sụp
đổ đều có chung một đặc thù là tị nạn chính trị.
Những
người được gia đình bảo lãnh hay sinh ra ở hải ngoại vẫn được xem là những
người tị nạn chính trị.
Một số
người khác ra đi chính thức nhưng có những việc làm về thông tin, văn hóa,
chính trị trái ý với nhà cầm quyền cộng sản không thể trở về cố hương đều có
thể được xem là “lưu vong chánh trị”.
Nói tóm
lại theo Hiến Pháp 1967, đa số người Việt hải ngoại có đầy đủ quyền bầu cử và
ứng cử kể cả các chức vụ cao nhất là Tổng thống.
Một
Hiến Pháp Mới Cho Việt Nam
Khi thể
chế tại Việt Nam thay đổi sẽ
có những bước chuyển tiếp, trong đó có việc bầu ra Quốc Hội Lập Hiến soạn thảo
một Hiến Pháp mới cho Việt Nam.
Một hiến
pháp như thế đầu tiên phải có việc ứng cử và bầu cử vào Quốc hội Lập hiến. Như
đã trình bên trên người Việt hải ngoại có quyền ứng cử và bầu cử Quốc hội Lập
hiến này.
Hiến pháp
mới nên dựa trên tinh thần nhân bản và hòa đồng dân tộc với những điểm tương tự
như Hiến Pháp 1967.
Nguyễn
Quang Duy
20/06/2018
Melbourne, Úc Đại Lợi