Lê Chiêu Thống & Nguyễn
Phú Trọng
bán nước xưa và nay
Đỗ Đăng Liêu
Lê Chiêu Thống, tên thật là Lê
Duy Khiêm, sinh năm 1765, là ông vua thứ 16 và cuối cùng của nhà Lê trung hưng,
làm vua chỉ hơn 2 năm trời, từ 1786 tới năm 1789 và qua đời năm 1793, lúc 28
tuổi.
Cuộc đời vỏn vẹn 28 năm của vua
Lê Chiêu Thống đầy gian truân khổ nhục. Lúc 6 tuổi, là nạn nhân của tình trạng
tranh giành ngôi vị dưới triều của ông nội là vua Lê Hiển Tông, Duy Khiêm bị
bắt giam tù ngục 11 năm trời cho tới 17 tuổi. Khi được thả về cung cũng nhiều
lần bị các thế lực trong triều mưu hãm hại để trừ hậu hoạn nhưng đều may mắn
thoát nạn. Một năm sau, năm 1783, ở tuổi 18, được lập làm hoàng thái tôn chờ
đợi lên ngôi vua thay thế ông nội.
Năm 1786, khi vua Lê Hiển Tông
qua đời, Duy Khiêm, tuổi 21, được lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Chiêu Thống.
Ở ngôi vua từ cuối Tháng 7/1786
tới Tháng 1/1789, Lê Chiêu Thống là một ông vua bù nhìn, quyền hành nằm ở trong
tay từ Nguyễn Huệ, tới Trịnh Bồng, Đinh Tích Nhưỡng, rồi Nguyễn Hữu Chỉnh.
Kể từ Tháng 4/1788 cho đến khi
qua đời, cuộc đời của Lê Chiêu Thống là một cuộc bôn ba, trốn chạy cả trong
nước lẫn sang Tàu hết sức khổ nhục.
Sau khi chạy sang Long Châu bên
Tàu xin nhà Thanh cứu viện và được Tổng Đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị theo lệnh
vua Càn Long đưa về Thăng Long, Lê Chiêu Thống hoàn toàn là một bù nhìn của nhà
Thanh thừa cơ hội manh tâm xâm chiếm nước Việt.
Nhưng sau khi 29 vạn quân của Tôn
Sĩ Nghị bị vua Quang Trung nhanh chóng quét sạch chỉ trong một trận, Lê Chiêu
Thống lại theo tàn quân nhà Thanh chạy sang Tàu, ở đó và qua đời vào năm 1793.
Trong lịch sử và chính trị nước
Việt, những chữ “Lê Chiêu Thống” hay “Trần Ích Tắc” (1254-1329) là biểu tượng
của hành động “bán nước” hay “cõng rắn cắn gà nhà”.
*
Nguyễn Phú Trọng
Nguyễn Phú Trọng, sinh ngày
14/4/1944 ở huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Nguyễn Phú Trọng gia nhập đảng
CSVN năm 1967 lúc 23 tuổi, đã có 51 tuổi đảng, trải qua gần như mọi chức vụ,
mọi cấp bậc trong đảng CSVN kể cả chức vụ cao nhất là Tổng Bí Thư kể từ
19/1/2011 cho tới nay.
Cuộc đời Nguyễn Phú Trọng, cũng
như của vô số các lãnh đạo chóp bu của đảng CSVN rất khác với cuộc đời của Lê
Chiêu Thống, đặc biệt ở điểm là phần lãnh thổ mà họ nắm quyền cai trị, miền Bắc
trước năm 1975 cũng như toàn thể nước Việt sau năm 1975, không hề bị đe dọa
ngoại xâm và quyền hành của họ không hề bị thách đố.
Ấy vậy mà, kể từ khi Hồ Chí Minh
thành lập đảng CSVN cho đến nay, từ ông Hồ và qua bao đời lãnh đạo kế tìếp, họ
đã nối tiếp nhau đưa nước Việt Nam ngày một lệ thuộc hơn vào nước Tàu mà ngày
hôm nay đang ở mức cao nhất.
Nếu so sánh cuộc đời 28 năm (6
năm làm trẻ con, 11 năm tù, 4 năm làm thái tôn mà mạng sống như chỉ mành treo
chuông luôn bị đe dọa, 2 năm làm vua bù nhìn, 5 năm bôn ba chạy trốn) của ông
vua Lê Chiêu Thống, người mang tội bán nước cõng rắn cắn gà nhà, với những Tổng
Bí Thư và các lãnh tụ chóp bu đảng CSVN, có những khác biệt rõ rệt.
Xét về vị thế chính trị, có thể
nói là suốt cả cuộc đời ngắn ngủi của mình, Lê Chiêu Thống luôn sống trong sự
bất ổn, mạng sống luôn bị đe dọa bởi những thế lực khác ngoài khả năng kiểm
soát của ông ta, từ đó luôn phải tìm mọi cách để sinh tồn, mà cuối cùng là phạm
vào trọng tội cõng rắn cắn gà nhà khi cầu viện nhà Thanh.
Nhưng Nguyễn Phú Trọng và các
lãnh tụ đảng CSVN thì khác hẳn, mạng sống của họ chẳng hề bị đe dọa vì họ luôn
là những người nắm quyền hành gần như tuyệt đối, và sự đe dọa nếu có thì chỉ đến
từ 2 nguồn; thứ nhất là từ chính những người đồng chí của họ vì tranh giành
quyền lực và tham nhũng; thứ hai là đến từ người dân muốn lật đổ họ vì sự áp
bức, vì nguy cơ Bắc thuộc do chính đảng CSVN gây ra mà bình thường không hiện
hữu nếu họ không cõng rắn cắn gà nhà.
Điểm khác biệt thứ hai là hành
động cõng rắn cắn gà nhà của Lê Chiêu Thống có thể coi như hành động tuyệt vọng
nhất thời và đơn lẻ của một cá nhân để sinh tồn. Trong khi đó, hành động bán
nước của Nguyễn Phú Trọng và những lãnh đạo CSVN, từ thời ông Hồ Chí Minh đến
ngày hôm nay, là một hành động, thậm chí có thể gọi là một kế hoạch được tính
toán kỹ lưỡng, của cả một tập đoàn, kéo dài đã gần một thế kỷ, qua nhiều thế hệ
lãnh đạo CSVN, mà mục đích chỉ vì quyền lợi cá nhân lồng trong một chủ nghĩa vô
thần, tàn bạo và man rợ.
Xét như thế, nếu Lê Chiêu Thống
đáng tội chết và bị lịch sử nguyền rủa thì tội của Nguyễn Phú Trọng và những
lãnh đạo đảng CSVN từ thời ông Hồ tới nay phải là tội gì?
Nước Việt Nam thời Lê Chiêu Thống
đã may mắn có được anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ quét sạch giặc nhà Thanh Tôn
Sĩ Nghị giúp đất nước tránh được một lần Bắc thuộc.
Nhưng ngày hôm nay người dân và
đất nước Việt Nam
không thể trông mong ở một cá nhân Quang Trung thế kỷ 21. Anh hùng Quang Trung
thế kỷ 21 sẽ cứu dân tộc Việt ra khỏi nguy cơ Bắc thuộc lần thứ 5 không phải là
một người mà chính là toàn thể mọi người và mỗi người dân Việt, mang trong lòng
nhiệt huyết Quang Trung, cùng đứng dậy khi đất nước lâm nguy với vũ khí không
phải là gươm đao súng đạn mà chính là phương thức đấu tranh bất bạo động dựa
trên số đông.
Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi
năm 1428 đã viết: “Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, song hào kiệt đời
nào cũng có”.
Trước đó, năm 1077, khi dẹp giặc
Tống, Lý Thường Kiệt đã viết:
Nam
quốc sơn hà Nam
đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Hơn bao giờ hết, đây là lúc hồn Quang Trung – Lý
Thường Kiệt trong mỗi người dân Việt phải thức dậy, trước là để dẹp bỏ bè lũ
bán nước CSVN, sau là để cứu nước khỏi nguy cơ nô lệ giặc Tàu lần thứ 5 đã hiển
hiện trước mắt.
Thực Hiện