Tàn Sát Cao Đài, Hòa Hảo, Giết Tạ Thu Thâu
Hồ Văn Đồng
Năm 1997, nhà xuất bản Robert Laffont tại Pháp đã xuất bản cuốn biên khảo dày 840 trang với tựa đề “Hắc Thư về Chủ Nghĩa Cộng Sản – Tội ác, Khủng bố và Trấn áp”. Tác phẩm là công trình nghiên cứu của sáu học giả, với sự đóng góp của năm tác giả, qua phần biên tập của giáo sư Stéphane Courtois. Cuốn sách gây chấn động trong dư luận và tính tới năm 2011 thì đã được phiên dịch ra 26 thứ tiếng khác. Nhưng một nhược điểm của bộ biên khảo là thiếu nhiều chi tiết về tai họa cộng sản tại Việt Nam.
Sau đây là một số trích đoạn từ phần bổ sung của bộ sách nói trên.
***
Hồ Văn Đồng
Bất cứ một dân tộc nào, muốn thoát cảnh nô lệ cũng sẵn sàng hy sinh để chiến đấu chống lại kẻ thù. Nhưng sự hy sinh đó càng cần thiết hơn nữa khi phải chiến đấu để phục hồi nền độc lập và thống nhứt lãnh thổ. Nhưng đó không phải là trường hợp của Việt Nam khi chủ nghĩa Cộng Sản xuất hiện và nắm toàn bộ quyền hành trong tay từ Bắc chí Nam. Cho tới ngày nay, sau 25 năm thống nhứt được đất nước, người dân Việt Nam, chưa bao giờ khổ cực và bị áp bức còn hơn lúc sống dưới thời kỳ của thực dân Pháp thống trị. Đó là ý kiến của ông Trần Văn Giàu, một lãnh tụ Cộng Sản khét tiếng, người đã tổ chức việc cướp chính quyền ở miền Nam cho Cộng Sản vào mùa thu năm 1945.
Thật vậy, nếu so sánh đời sống của công nhân và nông dân lúc bấy giờ với đời sống của họ hiện nay, thì ai ai cũng có thể nhận thấy rõ sự cách biệt quá xa. Còn thời kỳ nông dân miền Nam, một năm chỉ làm một mùa lúa, còn 9 tháng thong thả rong chơi. Còn đâu thời kỳ công nhân đồn điền cao su, không cần phải ăn trộm, ăn cắp để có đủ sống? Sự xuất hiện của đảng Cộng Sản Việt Nam vào những năm 1930 và từ mấy thập niên tiếp theo đã biến một đất nước trù phú thành một trong những đất nước nghèo mạt nhứt trên thế giới. Đó là một tội ác không thể tha thứ được, vì hơn ai hết, đản Cộng Sản Việt Nam phải chịu trách nhiệm về sự sa đọa tinh thần và vật chất hiện nay của 80 triệu đồng bào, khi đất nước bước vào thiên niên kỷ mới.
Vụ tàn sát Tín đồ Cao Đài
Có lẽ chúng tôi phải bắt đầu với những tội ác của Cộng Sản Việt Nam theo thứ tự thời gian, từ khi chúng cướp được chính quyền vào mùa Thu năm 1945, hay ngay cả trước khi chúng cướp được chính quyền.
Vào tháng 8 năm 1945, khi có tin cho biết rằng Nhựt bổn vì hai quả bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima và Nagasaki phải đầu hàng thì Cộng Sản Việt Nam bắt đầu công khai đàn áp và diệt trừ đối lập. Theo thứ tự thời gian thì trước tiên chúng ta có thể đề cập tới vụ chúng sát hại đồng bào theo đạo Cao Đài ở Quảng Ngãi, một trong những tỉnh nghèo nhứt của đất nước.
Trong Bạch Thư gửi cho Tổng Thư Ký LHQ, tổ chức Cao Đài giáo Việt Nam ở hải ngoại nói: Trong suốt 3 tuần lễ, kể từ ngày 19 tháng 8 năm 1945, chỉ riêng tỉnh Quảng Ngãi đã có 2.791 chức sắc, chức việc và đạo hữu Cao Đài bị những người Cộng Sản Việt Nam sát hạ bằng đủ cách. Như chém đầu, chôn sống, thả biển, và cả hình thức “tùng xẻo” như trong thời Trung cổ. Trong đó có những vị chức sắc cao cấp như Đức Liễu Tâm Chơn Huỳnh ngọc Trác, Giáo sư Lê Đường, Lê quang Viện, Nguyễn Sử, Nguyễn Kinh, Bùi Phụng, Nguyễn Tống, Trần lương Hiếu, v.v... tại Quảng Ngãi và giáo sư Nguyễn hồng Phong cùng 5 nhân sĩ khác bị giết tại làng Bầu ở Quảng Nam. Việc sát hại tập thể người Cao Đài nầy vì có lẽ họ quyết không từ bỏ đức tin Thượng Đế, tự do tôn giáo, và nhân quyền. Đây là lịnh của Hồ Chí Minh ban ra cho Nguyễn Chánh, Phạm văn Đồng, thi hành sự chém giết tại Quảng Ngãi và cho Hồ Nghinh, Hoàng minh Thắng tại Quảng Nam. Hơn nữa họ còn tiêu diệt nhà trí thức nổi tiếng Tạ thu Thâu, quý nhân sĩ chân chính quốc gia như các ông Cao văn Trung, Hồ Hóc, Hồ Nhân, Hồ Hồng, và hàng loạt những người bất đồng chính kiến khác cũng bị giết tại Quảng Ngãi vào tháng 8 năm 1945. Tất cả nhà cửa, tài sản các loại của nạn nhân đều bị những người Cộng Sản chiếm đoạt. Hiện nay, vẫn còn nhiều chứng nhân mục kích từng phần các vụ tàn sát nói trên, còn sống tại Việt Nam hoặc đang lưu vong rải rác khắp thế giới, và mỗi khi nhắc tới cuộc nỗi dậy cướp chính quyền của Việt Minh, mọi người đều kinh hoàng khiếp sợ sự tàn bạo đó.
“Tiếp đến, những năm 1949-1954, chính quyền cộng sản bắt bớ, cầm tù hàng trăm chức sắc, giáo sĩ, tu sĩ Cao Đài miền Trung. Tại phiên tòa ở Bồng Sơn, thuộc tỉnh Bình Định, tháng 9 năm 1949, ba vị phối sư Nguyễn quang Châu, Nguyễn Đán, Trần nguyên Chát bị kết án 10 năm tù và hầu hết 97 người khác bị kêu án từ 1 đến 8 năm tù ở về tội truyền Đạo và hành Đạo. Trong lúc bị giam cầm, có các vị sau đây chết trong các lao ngục bởi sự tra tấn và ngược đãi: 1) Phối sư Trần nguyên Chất, chết tại lao xá Quảng Nam, 2) Giáo sĩ Nguyễn đình Anh, chết tại lao xá Nghĩa Hành Quảng Ngãi, 1951, 3) giáo hữu Phạm Nghĩa, chết tại lao xá Ha Ra, Phú Yên, Giáo sư Cao hữu Chí bị xử tử hình tại Quế Sơn, Quảng Nam tháng 7 năm 1953”.
Bạch Thư đó cũng cho biết đến năm 1975, sau khi dùng bạo lực cưỡng chiếm trọn miền Nam, Cộng Sản đã đưa một trung đoàn đến chiếm đóng toàn bộ cơ sở rộng lớn của Tòa Thánh Tây Ninh, tịch biên toàn bộ cơ sở hành đạo, tài sản các loại của Tòa Thánh, và bắt giữ các chức sắc cao cấp đưa đi tập trung cải tạo... Không phải chỉ có Tòa Thánh Tây Ninh mà tất cả Hội Thánh, Thánh Tịnh, Thấp Thất Cao Đài khắp miền Nam, cùng mọi cơ sở phụ thuộc, kể cả các học đường, trung tâm văn hóa xã hội, Viện Đại Học Cao Đài đều nhất loạt bị tịch biên chiếm đoạt. Trong số các nhân vật danh tiếng Cao Đài bị cộng sản thủ tiêu gồm có Phối sư Trần quang Vinh, đã có lần làm bộ trưởng Quốc Phòng trong chính phủ của Thiếu tướng Nguyễn văn Xuân, Hiền Tài Hồ thái Bạch, v.v...
Thánh Thất Cao Đài Tây Ninh.
Một sự kiện khác mà tín đồ Cao Đài ở Quảng Ngãi không bao giờ quên được là việc Cộng Sản trong chiến dịch tấn công để cưỡng chiếm miền Nam, đã phá hủy Linh tháp của Giáo Hội Cao Đài xây lên từ năm 1956 tại huyện Tư Nghĩa, nằm dọc Quốc lộ 1, cách thị xã Quảng Ngãi 4 cây số, khi họ làm chủ được tình hình ở Quảng Ngãi hồi tháng 3 năm 1975. Linh tháp này được dựng lên để kỷ niệm sự hy sinh vì đạo của gần 3,000 tín đồ Cao Đài năm 1945. Người ta cho rằng CSVN muốn thủ tiêu dấu vết của việc họ tàn sát tín đồ Cao Đài trước lịch sử dân tộc, nhưng chính sự đập pháp đó lại là một dữ kiện tố cáo sự tàn ác của chúng. Cũng theo một nhân chứng hiện còn sống ở Cali thì sau khi cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam tháng Tư năm 1975, CSVN đã giết hơn 500 cán bộ Quân Dân Cán Chánh và một số tu sĩ Phật giáo ở Quảng Ngãi, mà nhiều nhứt là tại các thị xã Hành Thịnh, Hành Thiện, Hành Phước, tại các nơi này hơn 300 người bị chôn vùi trong một hầm sâu của đồi núi La Hai, thôn Hòa Vinh, xã Hành Phước.
Không phải chỉ có các tín đồ Cao Đài tại Quảng Ngãi bị sát hại tập thể như thế mà vẫn theo các nhân chứng còn sống, những chức sắc của Giáo hội Cao Đài hải ngoại thì tổng kết có tới 30,000 tín đồ Cao Đài ở các tỉnh Gò Công, Long An, Trà Vinh, Sa Đéc, Mỹ Tho, Biên Hòa, Đồng Tháp Mười... bị sát hại bằng cách chôn sống, bị bắn giết tập thể, vùi thây vào các ngôi mộ tập thể như tại Trảng Bàng, Tây Ninh, hàng 100 xác người vô tội, kể cả đàn bà và trẻ con.
Đặc biệt, Bạch Thư của Cao Đài giáo hải ngoại có kèm theo hai văn kiện có giá trị lịch sử: đó là danh sách của những nhân chứng còn sống tại Hoa Kỳ và một phần danh sách của những tín đồ Cao Đài bị cộng sản giết vào mùa Thu 1945 tại Quảng Ngãi.
Các nhân chứng còn sống đó thường là bà con hay hàng xóm láng giềng của những người bị giết, may mắn thoát được qua Hoa Kỳ sau khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam năm 1975.
Tưởng cũng nên nhấn mạnh rằng trong khi tiến hành việc tàn sát tập thể tín đồ Cao Đài tại hai tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Nam, Cộng sản cũng không quên tiêu diệt những người mà họ cho là những phần tử tư sản, thí trức tại địa phương. Sau đây là trường hợp của gia đình ông Nguyễn vĩnh Phúc, hiện định cư tại Hoa Kỳ, thuật lại:
“Thân phụ tôi cùng người anh trai tôi đi thăm ruộng tại một cánh đồng cách nhà khoảng 20 cây số. Cộng sản đã bắt cha tôi và anh tôi, cột tay ra sau lưng và dẫn hai người tới một cái miếu thờ “Thổ” Thần tại một khu rừng dương liễu. Tối đến, chúng tập trung dân chúng lại, khoảng 100 người, tuyên đọc một bản án mà nạn nhân chưa bao giờ phạm tội. Cộng sản lên án rằng phụ thân tôi và anh trai tôi (lúc bây giờ mới 14 tuổi) là “Việt gian” từ thành phố Đà Nẵng về vùng quê do thám và hợp tác với Pháp. Sau khi đọc bản án tóm tắt như trên, chúng đã đưa cha tôi và anh tôi tới trước một miệng hố đã đào sẵn, rộng hơn một thước, lấy cuốc đập vào đầu cho tới khi han nạn nhân chết rồi xô thây hai người xuống hố và lấp đất lại.”
Chưa hết, sau khi sát hại thân phụ và anh trai tôi, chúng còn tìm mọi cách sát hại hai người em trai của nạn nhân là các ông Nguyễn phúc Giảng và Nguyễn phúc Minh. Ông Nguyễn phúc Giảng sống tại thành phố Đà Nẵng, sau khi chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ, đã đóng cửa tiệm buôn lớn và mang một số vải về bán ở nông thôn. Ông cũng đã bị Cộng Sản bắn và giết, xác chôn vội vàng tại cồn cát trắng Nam Yên, thuộc xã Hòa Long, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam. Ông Nguyễn phúc Minh là một giáo sĩ Cao Đài. Ông Minh đi giảng đạo tại Quảng Ngãi, bị Cộng Sản bắt và chôn sống cùng với khoảng 100 người khác gồm có giáo sĩ Cao Đài, tín đồ tại Nghĩa Hành. Mồ chôn tập thể này đã gây kinh hoàng cho dân chúng. Các nạn nhân đều bị trói tay sau lưng và được cho xếp hàng đứng trên miệng hầm; sau đó chúng đạp nạn nhân xuống hầm và lấp đất. Khi đất được đổ xuống thì hàng trăm tiếng kêu than, vang động cả một vùng trời Nghĩa Hành. Vụ chôn sống tập thể này sau nhiều tháng còn nhận thấy qua lớp đất nứt nẻ trên miệng hầm, và mùi hôi thối của tử thi vẫn còn phảng phất chung quanh khu vực khôn người đó.
Vào tháng 8 năm 1945, khi có tin cho biết rằng Nhựt bổn vì hai quả bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima và Nagasaki phải đầu hàng thì Cộng Sản Việt Nam bắt đầu công khai đàn áp và diệt trừ đối lập. Theo thứ tự thời gian thì trước tiên chúng ta có thể đề cập tới vụ chúng sát hại đồng bào theo đạo Cao Đài ở Quảng Ngãi, một trong những tỉnh nghèo nhứt của đất nước.
Trong Bạch Thư gửi cho Tổng Thư Ký LHQ, tổ chức Cao Đài giáo Việt Nam ở hải ngoại nói: Trong suốt 3 tuần lễ, kể từ ngày 19 tháng 8 năm 1945, chỉ riêng tỉnh Quảng Ngãi đã có 2.791 chức sắc, chức việc và đạo hữu Cao Đài bị những người Cộng Sản Việt Nam sát hạ bằng đủ cách. Như chém đầu, chôn sống, thả biển, và cả hình thức “tùng xẻo” như trong thời Trung cổ. Trong đó có những vị chức sắc cao cấp như Đức Liễu Tâm Chơn Huỳnh ngọc Trác, Giáo sư Lê Đường, Lê quang Viện, Nguyễn Sử, Nguyễn Kinh, Bùi Phụng, Nguyễn Tống, Trần lương Hiếu, v.v... tại Quảng Ngãi và giáo sư Nguyễn hồng Phong cùng 5 nhân sĩ khác bị giết tại làng Bầu ở Quảng Nam. Việc sát hại tập thể người Cao Đài nầy vì có lẽ họ quyết không từ bỏ đức tin Thượng Đế, tự do tôn giáo, và nhân quyền. Đây là lịnh của Hồ Chí Minh ban ra cho Nguyễn Chánh, Phạm văn Đồng, thi hành sự chém giết tại Quảng Ngãi và cho Hồ Nghinh, Hoàng minh Thắng tại Quảng Nam. Hơn nữa họ còn tiêu diệt nhà trí thức nổi tiếng Tạ thu Thâu, quý nhân sĩ chân chính quốc gia như các ông Cao văn Trung, Hồ Hóc, Hồ Nhân, Hồ Hồng, và hàng loạt những người bất đồng chính kiến khác cũng bị giết tại Quảng Ngãi vào tháng 8 năm 1945. Tất cả nhà cửa, tài sản các loại của nạn nhân đều bị những người Cộng Sản chiếm đoạt. Hiện nay, vẫn còn nhiều chứng nhân mục kích từng phần các vụ tàn sát nói trên, còn sống tại Việt Nam hoặc đang lưu vong rải rác khắp thế giới, và mỗi khi nhắc tới cuộc nỗi dậy cướp chính quyền của Việt Minh, mọi người đều kinh hoàng khiếp sợ sự tàn bạo đó.
“Tiếp đến, những năm 1949-1954, chính quyền cộng sản bắt bớ, cầm tù hàng trăm chức sắc, giáo sĩ, tu sĩ Cao Đài miền Trung. Tại phiên tòa ở Bồng Sơn, thuộc tỉnh Bình Định, tháng 9 năm 1949, ba vị phối sư Nguyễn quang Châu, Nguyễn Đán, Trần nguyên Chát bị kết án 10 năm tù và hầu hết 97 người khác bị kêu án từ 1 đến 8 năm tù ở về tội truyền Đạo và hành Đạo. Trong lúc bị giam cầm, có các vị sau đây chết trong các lao ngục bởi sự tra tấn và ngược đãi: 1) Phối sư Trần nguyên Chất, chết tại lao xá Quảng Nam, 2) Giáo sĩ Nguyễn đình Anh, chết tại lao xá Nghĩa Hành Quảng Ngãi, 1951, 3) giáo hữu Phạm Nghĩa, chết tại lao xá Ha Ra, Phú Yên, Giáo sư Cao hữu Chí bị xử tử hình tại Quế Sơn, Quảng Nam tháng 7 năm 1953”.
Bạch Thư đó cũng cho biết đến năm 1975, sau khi dùng bạo lực cưỡng chiếm trọn miền Nam, Cộng Sản đã đưa một trung đoàn đến chiếm đóng toàn bộ cơ sở rộng lớn của Tòa Thánh Tây Ninh, tịch biên toàn bộ cơ sở hành đạo, tài sản các loại của Tòa Thánh, và bắt giữ các chức sắc cao cấp đưa đi tập trung cải tạo... Không phải chỉ có Tòa Thánh Tây Ninh mà tất cả Hội Thánh, Thánh Tịnh, Thấp Thất Cao Đài khắp miền Nam, cùng mọi cơ sở phụ thuộc, kể cả các học đường, trung tâm văn hóa xã hội, Viện Đại Học Cao Đài đều nhất loạt bị tịch biên chiếm đoạt. Trong số các nhân vật danh tiếng Cao Đài bị cộng sản thủ tiêu gồm có Phối sư Trần quang Vinh, đã có lần làm bộ trưởng Quốc Phòng trong chính phủ của Thiếu tướng Nguyễn văn Xuân, Hiền Tài Hồ thái Bạch, v.v...
Thánh Thất Cao Đài Tây Ninh.
Một sự kiện khác mà tín đồ Cao Đài ở Quảng Ngãi không bao giờ quên được là việc Cộng Sản trong chiến dịch tấn công để cưỡng chiếm miền Nam, đã phá hủy Linh tháp của Giáo Hội Cao Đài xây lên từ năm 1956 tại huyện Tư Nghĩa, nằm dọc Quốc lộ 1, cách thị xã Quảng Ngãi 4 cây số, khi họ làm chủ được tình hình ở Quảng Ngãi hồi tháng 3 năm 1975. Linh tháp này được dựng lên để kỷ niệm sự hy sinh vì đạo của gần 3,000 tín đồ Cao Đài năm 1945. Người ta cho rằng CSVN muốn thủ tiêu dấu vết của việc họ tàn sát tín đồ Cao Đài trước lịch sử dân tộc, nhưng chính sự đập pháp đó lại là một dữ kiện tố cáo sự tàn ác của chúng. Cũng theo một nhân chứng hiện còn sống ở Cali thì sau khi cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam tháng Tư năm 1975, CSVN đã giết hơn 500 cán bộ Quân Dân Cán Chánh và một số tu sĩ Phật giáo ở Quảng Ngãi, mà nhiều nhứt là tại các thị xã Hành Thịnh, Hành Thiện, Hành Phước, tại các nơi này hơn 300 người bị chôn vùi trong một hầm sâu của đồi núi La Hai, thôn Hòa Vinh, xã Hành Phước.
Không phải chỉ có các tín đồ Cao Đài tại Quảng Ngãi bị sát hại tập thể như thế mà vẫn theo các nhân chứng còn sống, những chức sắc của Giáo hội Cao Đài hải ngoại thì tổng kết có tới 30,000 tín đồ Cao Đài ở các tỉnh Gò Công, Long An, Trà Vinh, Sa Đéc, Mỹ Tho, Biên Hòa, Đồng Tháp Mười... bị sát hại bằng cách chôn sống, bị bắn giết tập thể, vùi thây vào các ngôi mộ tập thể như tại Trảng Bàng, Tây Ninh, hàng 100 xác người vô tội, kể cả đàn bà và trẻ con.
Đặc biệt, Bạch Thư của Cao Đài giáo hải ngoại có kèm theo hai văn kiện có giá trị lịch sử: đó là danh sách của những nhân chứng còn sống tại Hoa Kỳ và một phần danh sách của những tín đồ Cao Đài bị cộng sản giết vào mùa Thu 1945 tại Quảng Ngãi.
Các nhân chứng còn sống đó thường là bà con hay hàng xóm láng giềng của những người bị giết, may mắn thoát được qua Hoa Kỳ sau khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam năm 1975.
Tưởng cũng nên nhấn mạnh rằng trong khi tiến hành việc tàn sát tập thể tín đồ Cao Đài tại hai tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Nam, Cộng sản cũng không quên tiêu diệt những người mà họ cho là những phần tử tư sản, thí trức tại địa phương. Sau đây là trường hợp của gia đình ông Nguyễn vĩnh Phúc, hiện định cư tại Hoa Kỳ, thuật lại:
“Thân phụ tôi cùng người anh trai tôi đi thăm ruộng tại một cánh đồng cách nhà khoảng 20 cây số. Cộng sản đã bắt cha tôi và anh tôi, cột tay ra sau lưng và dẫn hai người tới một cái miếu thờ “Thổ” Thần tại một khu rừng dương liễu. Tối đến, chúng tập trung dân chúng lại, khoảng 100 người, tuyên đọc một bản án mà nạn nhân chưa bao giờ phạm tội. Cộng sản lên án rằng phụ thân tôi và anh trai tôi (lúc bây giờ mới 14 tuổi) là “Việt gian” từ thành phố Đà Nẵng về vùng quê do thám và hợp tác với Pháp. Sau khi đọc bản án tóm tắt như trên, chúng đã đưa cha tôi và anh tôi tới trước một miệng hố đã đào sẵn, rộng hơn một thước, lấy cuốc đập vào đầu cho tới khi han nạn nhân chết rồi xô thây hai người xuống hố và lấp đất lại.”
Chưa hết, sau khi sát hại thân phụ và anh trai tôi, chúng còn tìm mọi cách sát hại hai người em trai của nạn nhân là các ông Nguyễn phúc Giảng và Nguyễn phúc Minh. Ông Nguyễn phúc Giảng sống tại thành phố Đà Nẵng, sau khi chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ, đã đóng cửa tiệm buôn lớn và mang một số vải về bán ở nông thôn. Ông cũng đã bị Cộng Sản bắn và giết, xác chôn vội vàng tại cồn cát trắng Nam Yên, thuộc xã Hòa Long, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam. Ông Nguyễn phúc Minh là một giáo sĩ Cao Đài. Ông Minh đi giảng đạo tại Quảng Ngãi, bị Cộng Sản bắt và chôn sống cùng với khoảng 100 người khác gồm có giáo sĩ Cao Đài, tín đồ tại Nghĩa Hành. Mồ chôn tập thể này đã gây kinh hoàng cho dân chúng. Các nạn nhân đều bị trói tay sau lưng và được cho xếp hàng đứng trên miệng hầm; sau đó chúng đạp nạn nhân xuống hầm và lấp đất. Khi đất được đổ xuống thì hàng trăm tiếng kêu than, vang động cả một vùng trời Nghĩa Hành. Vụ chôn sống tập thể này sau nhiều tháng còn nhận thấy qua lớp đất nứt nẻ trên miệng hầm, và mùi hôi thối của tử thi vẫn còn phảng phất chung quanh khu vực khôn người đó.
Vụ hạ sát Tạ Thu Thâu
Theo ông Hoàng hoa Khôi ở Ba Lê thì chưa có một sử gia nào đi sâu vào việc tìm hiểu về cái chết của ông Tạ thu Thâu bằng ông Daniel Helmery. Năm 1992 ông Khôi đã viết trên báo “Ngày Nay” ở Houston rằng ông Helmery đã đưa ra 3 giải thuyết về việc ai đã hạ lịnh bắt giết ông Tạ thu Thâu: thứ nhứt là Nguyễn Bình, vị tướng lãnh đã từng chỉ huy quân đội cộng sản ở Nam bộ; thứ hai là Trần văn Giàu và Dương bạch Mai, hai nhân vật cộng sản đã từng làm mưa làm gió ở miền Nam Việt Nam vào mùa Thu năm 1945, và thứ ba là chính Hồ chí Minh đã ra lịnh giết ông Tạ thu Thâu. Ông Helmery cho rằng cả ba giải thuyết đó đều không đúng. Cho tới nay vì các hồ sơ lưu trữ của Đảng Cộng Sản Việt Nam còn được giữ kín, nên khó mà có thể biết rõ sự thật. Tuy nhiên, theo bài báo của ông Hoàng hoa Minh, một nhà lãnh đạo cộng sản triệt để ủng hộ Stalin, một người đã ghét phe Trốt kít đến độ Trotski đã bỏ trốn sang Mexico mà vẫn cho người theo ám sát. Ông cũng đề cập tới 3 bức thư mà ông Hồ Chí Minh năm 1939 từ Trung Quốc gởi về Việt Nam, theo gương Stalin thóa mạ tận cùng phe đảng Trốt kít mà ông cũng như Stalin cho rằng đó là những quân chó má. Ông viết: “Bọn Trốt kít Trung quốc cũng như nước ngoài... chúng là một lũ bất lương, những con chó săn của chủ nghĩa Phát xít Nhựt và chủ nghĩa Phát xít quốc tế”. Một đoạn khác trong 3 bức thư đó nói: chủ nghĩa Trốt kít dùng phương pháp đấu tranh hèn hạ nhứt, nhơ bẩn nhứt, khốn nạn nhứt. Chương trình của nó là tái thiết tư bản chủ nghĩa. Nấp sau bóng tối đàn chó Trốt kít tụ tập những kẻ đầu trâu mặt ngựa, những đứa không còn phẩm giá con người, những tên sẵn sàng gây mọi tội ác... Bọn chúng đã bán rẻ tổ quốc từng mảnh và toàn bộ cho kẻ thù phá loại...”
Với những lời lẽ như trên thì tại sao còn nghi ngờ gì về việc ai phải chịu trách nhiệm về cái chết của ông Tạ thu Thâu. Vả lại trong hồi ký của ông, Linh mục Bửu Dưỡng, sau này là Viện trưởng Viện Đại HoÏc Minh Đức có nói rằng năm 1946, khi qua Ba Lê và ký Thỏa hiệp án 14-9-1946 với Pháp, bị sinh viên Việt Nam chất ấn ráo riết về cái chết của Tạ thu Thâu, ông Hồ Chí Minh đã bực mình, mà nói trắng ra rằng: “Tất cả những ai đi sai với đường lối của tôi đều phải bị tiêu diệt”.
Tôi cũng còn nhớ khi đi học tập cải tạo trại Gia Trung, tôi có dịp được đọc một bài báo của tờ “Nghiên cứu Chính trị” của CSVN, trong đó có nói rằng trong cuộc chiến đấu để nắm được quyền lãnh đạo ở Việt Nam, Cộng Sản đã gặp phải nhiều khó khăn về phía phe Đệ Tứ Quốc Tế, tức là phe do Tạ thu Thâu lãnh đạo, nên khi có cơ hội (cướp được chính quyền) thì việc đầu tiên của họ là phải tiêu diệt Đệ Tứ quốc tế, có gì là lạ nữa. Chính vì thế mà không phải chỉ có Tạ thu Thâu, vị thủ lãnh của Đệ Tứ Quốc Tế ở Việt Nam bị hãm hại mà gần như toàn thể các cấp lãnh đạo và đảng viên cao cấp Đệ Tứ đều bị thủ tiêu ở miền Nam trong khi Tạ thu Thâu bị sát hại tại Quảng Ngãi và mùa thu 1945.
Theo hồi ký của bà Phương Lan thì Tạ thu Thâu vào mùa Xuân năm 1945 đã từ miền Nam ra Bắc với ý định sẽ từ đó qua Trung Quốc và từ Trung Quốc đi Âu Châu. Ông cũng có ý định liên lạc với các đoàn thể chính trị và các nhân sĩ miền Bắc thành lập một mặt trận chính trị rộng rãi, nhưng ý định chưa thành thì xảy ra vụ Nhựt Bổn đầu hàng, nên thấy cần phải trở về Nam gấp.
Theo tiểu thuyết “Thím Bảy Giỏi” của Đỗ Bá Thế thì trên con đường trở về Sài Gòn, đã có những tin tức cho biết rằng cộng sản Việt Nam lúc bấy giờ đã cướp được chính quyền ở Hà Nội, ra lịnh bắt Thâu. Khi Tạ thu Thâu vào tới Vinh thì những dấu hiệu bị theo dõi hiện rõ dần, nhưng Thâu và người em út và đệ tử thân tín trẻ là Đỗ bá Thế cũng đã vào được tới Huế.
Tại đây, vẫn theo bà Phương Lan thì Đỗ bá Thế đề nghị Tạ thu Thâu đi xe lửa về Nam một mình và “Thế ở lại Huế giả bộ nghêu ngao trên đường phố, quán rượu, cà phê, tiệm ăn, gặp bạn bè hỏi Thâu thì Thế nói Thâu bị bịnh nghỉ dưới đò. Nói như thế để đánh lạc hướng.” Bà Phương Lan viết tiếp.
“Nào ngờ trên con đường trải qua để về Nam, người đã đã đánh điện cùng khắp nơi làng nhỏ, tỉnh gần hay xa, phải đón bắt cho được Thâu và thủ tiêu luôn đừng cho vượt khỏi biên giới miền Trung. Có phải chỉ mình Thâu mà thôi, do nhiều gởi đến ra lịnh. Kẻ thì bảo mật điện nội dung chỉ bảo bắt giam lại thôi, chớ không hành quyết, nhưng cấp dưới người ta thừa hành tại chỗ đã làm lệch sự lịnh. Người thì nói có một đệ tam nhân ganh tài mà đệ tam nhân đó là người đã thọ ơn Thâu nhiều khi còn ở Pháp, trước kia là học trò của Thâu, đốc xuất hành quyết Thâu cho sớm chừng nào hay chừng nấy. Nhổ được cây đinh nhọn, một đối thủ lợi hại với họ càng tiện cho sự hành động của họ về sau.
Bà Phương Lan viết:
“Thế là Thâu bị bắt khi để chân xuống ga xe lửa Quảng Ngãi, lúc vào phòng nghỉ ở Bungalow. Trước khi bắt, họ làm sụp đổ một cây cầu để phao vu Thâu cho người phá hoại. Rồi ủy ban nhân dân cách mạng họp khẩn cấp để xử tội Thâu, do một người có tên là Tư Tỵ đứng lên buộc tội.”
Lẽ dĩ nhiên là trong việc xét xử đó, Thâu bị tuyên án tử hình và bị đem đi hành quyết gấp. Nhưng “hai lần đem ra hành quyết, mỗi lần một trung đội quân dân, tay cầm mã tấu dài thườn thượt, sắt bén như ngọn gươm trường. Lần đầu tiên họ chém người lính kín... rất dễ dàng như chém một cây chuối. Một người cầm mã tấu, chém một nhát ngọt vào cổ, bay đều liền, lăn lóc...
“Phiên chót đến Tạ thu Thâu, họ ngập ngừng sững sờ như trời trồng cả đám, khi Thâu lớn tiếng binh vực cho mình. Thâu la lớn hỏi gằn: “Thâu tội gì? Yêu nước, binh vực cho quyền lợi của dân là một tội phải không? Như vậy sau này các anh cũng phải đền tội như tôi, không sớm thì muộn, vì đã giết oan người vô tội.”
“Không một ai đành hạ thủ, chém Thâu cả... Đến lần thứ hai cũng thế, bao nhiêu tội nhân khác, bị hành quyết một dao ngọt lịm, đến lượt Thâu, họ vẫn ngần ngừ, dừng tay đứng ngó Thâu. Có người mắt ven tròng rướm lệ là khác...
“Tức tối xử Thâu không được, họ thay nhóm quân dân khác, cùng một trung đội, lần này tên Tư Tỵ nhảy ra cầm đầu nhóm quân dân, tay Tư Tỵ cầm súng lục chỉ huy hành quyết Thâu. Dù sợ Tư Tỵ nhưng không một ai nhúc nhích khi Tư Tỵ ra lệnh chém Thâu, ba bốn lượt như thế. Ai mà nỡ giết người vô tội, khi biết rõ rằng người ấy vô tội, người ấy là một nhà đại ái quốc siêu nhân hơn người.
“Quá tức giận, Tư Tỵ sẵn cầm súng sáu trên tay, chính hắn xả đạn vào người Thâu như một con hổ khát mồi.
“Thâu ngã gục. Tư Tỵ truyền lịnh lấp cát lên thây Thâu. Nhưng nhiều người cảm kích người anh hùng cách mạng can trường Tạ thu Thâu, nên họ lén đào lỗ chôn riêng một chỗ để làm dấu để dễ nhớ sau này.”
Trong việc Thâu bị bắt ở Quảng Ngãi cũng có một giả thuyết khác nữa là thay vì Thâu bị bắt khi định vào nghỉ tại Bungalow thì bị bắt ở phía Nam Sông Vệ, rồi giải ngay ra Ba La, ở phía Bắc Sông vệ thuộc huyện Tư Nghĩa để giao cho cấp lãnh đạo. Nhưng có một giả thuyết thứ ba do một nhân chứng còn sống kể lại cho chúng tôi thì khi vào tới Quảng Ngãi, Tạ thu Thâu ghé thăm bà vợ của ông Nguyễn an Ninh. Bà này có một người con tên là Nguyễn an Mỹ, lúc đó còn nhỏ tuổi chẳng biết gì, mới đem khoe chuyện này với bè bạn, nên tin ông Thâu có mặt tại Quảng Ngãi bị phác giác. Và vì thế mà ông bị bắt.
Cùng với chuyện ông Thâu bị hành quyết ở Quảng Ngãi thì tại miền Nam mấy chục nhà lãnh đạo và cán bộ cao cấp của Đệ Tứ Quốc Tế cũng bị bắt và bị giết chết. Các tin tức lúc bấy giờ cho biết rằng các cán bộ lãnh đạo Đệ Tứ đã tập trung tại Xuân Trường, cách phía Bắc Thủ Đức mấy cây số. Dường như đã có một cuộc thảo luận sôi nổi giữa họ về vấn đề là nên trở về Thành – lúc bấy giờ Pháp đã làm chủ tình hình ở Sài Gòn – hay ở bên ngoài để tham gia cuộc kháng chiến. Đa số không chịu về Thành và lần lượt họ bị Cộng Sản Đệ Tam bắt và đem ra Sông Lòng Sông (Phan Rí) thủ tiêu hết.
Theo ý chúng tôi thì vấn đề tàn sát Đệ Tứ ở Việt Nam không nên đặt trách nhiệm ở bất cứ cá nhân nào. Đó là một vấn đề tranh đấu sống còn giữa Đệ Tam và Đệ Tứ Quốc Tế, giữa hai kẻ thù bất cộng đái thiên, bên này còn thì bên kia phải mất. Đến như ông Trotski đã chạy trốn sang Mexico rồi mà Stalin cũng không dung tha, huống hồ Tạ thu Thâu và những nhà lãnh đạo Đệ Tứ khác có thể sống song song với Hồ chí Minh, trong khi họ được dân chúng miền Nam mến chuộng hơn phe Đệ Tam. Nếu có ai phải trả lời về cái chết của Tạ Thu Thâu và các chiến sĩ Đệ Tứ thì đó là toàn thể đảng cộng sản Việt Nam phải chịu trách nhiệm trước lịch sử dân tộc, mà trên hết là ông Hồ chí Minh, khi năm 1939, ông đã khẳng định, theo sự trích dẫn của Vũ thư Hiên, rằng “đối với bọn Trốt-kít không thể có một thỏa hiệp hay nhân nhượng nào cả. Phải lột mặt nạ chúng như là tay sai của Phát-xít, phải tiêu diệt chúng về chính trị.”
Chính vì thế mà Vũ thư Hiên còn cho rằng Dương bạch Mai, một lãnh tụ cộng sản miền nam đồng thời với Trần văn Giàu, đã chết cách rất bí mật, có thể là do bàn tay của Hồ Chí Minh, vì Dương bạch Mai từng tỏ ra chống Mao trạch Đông và thân với các phần tử Trốt kít. Theo Vũ thư Hiên thì Dương bạch Mai đột tử ngay trước khi Đại Hội Trung Ương Đảng họp đề ra nghị quyết đầu năm 1964. Nghị quyết này chủ trương theo đường lối Mao, ngấm ngầm chống Krushchev.
Với những lời lẽ như trên thì tại sao còn nghi ngờ gì về việc ai phải chịu trách nhiệm về cái chết của ông Tạ thu Thâu. Vả lại trong hồi ký của ông, Linh mục Bửu Dưỡng, sau này là Viện trưởng Viện Đại HoÏc Minh Đức có nói rằng năm 1946, khi qua Ba Lê và ký Thỏa hiệp án 14-9-1946 với Pháp, bị sinh viên Việt Nam chất ấn ráo riết về cái chết của Tạ thu Thâu, ông Hồ Chí Minh đã bực mình, mà nói trắng ra rằng: “Tất cả những ai đi sai với đường lối của tôi đều phải bị tiêu diệt”.
Tôi cũng còn nhớ khi đi học tập cải tạo trại Gia Trung, tôi có dịp được đọc một bài báo của tờ “Nghiên cứu Chính trị” của CSVN, trong đó có nói rằng trong cuộc chiến đấu để nắm được quyền lãnh đạo ở Việt Nam, Cộng Sản đã gặp phải nhiều khó khăn về phía phe Đệ Tứ Quốc Tế, tức là phe do Tạ thu Thâu lãnh đạo, nên khi có cơ hội (cướp được chính quyền) thì việc đầu tiên của họ là phải tiêu diệt Đệ Tứ quốc tế, có gì là lạ nữa. Chính vì thế mà không phải chỉ có Tạ thu Thâu, vị thủ lãnh của Đệ Tứ Quốc Tế ở Việt Nam bị hãm hại mà gần như toàn thể các cấp lãnh đạo và đảng viên cao cấp Đệ Tứ đều bị thủ tiêu ở miền Nam trong khi Tạ thu Thâu bị sát hại tại Quảng Ngãi và mùa thu 1945.
Theo hồi ký của bà Phương Lan thì Tạ thu Thâu vào mùa Xuân năm 1945 đã từ miền Nam ra Bắc với ý định sẽ từ đó qua Trung Quốc và từ Trung Quốc đi Âu Châu. Ông cũng có ý định liên lạc với các đoàn thể chính trị và các nhân sĩ miền Bắc thành lập một mặt trận chính trị rộng rãi, nhưng ý định chưa thành thì xảy ra vụ Nhựt Bổn đầu hàng, nên thấy cần phải trở về Nam gấp.
Theo tiểu thuyết “Thím Bảy Giỏi” của Đỗ Bá Thế thì trên con đường trở về Sài Gòn, đã có những tin tức cho biết rằng cộng sản Việt Nam lúc bấy giờ đã cướp được chính quyền ở Hà Nội, ra lịnh bắt Thâu. Khi Tạ thu Thâu vào tới Vinh thì những dấu hiệu bị theo dõi hiện rõ dần, nhưng Thâu và người em út và đệ tử thân tín trẻ là Đỗ bá Thế cũng đã vào được tới Huế.
Tại đây, vẫn theo bà Phương Lan thì Đỗ bá Thế đề nghị Tạ thu Thâu đi xe lửa về Nam một mình và “Thế ở lại Huế giả bộ nghêu ngao trên đường phố, quán rượu, cà phê, tiệm ăn, gặp bạn bè hỏi Thâu thì Thế nói Thâu bị bịnh nghỉ dưới đò. Nói như thế để đánh lạc hướng.” Bà Phương Lan viết tiếp.
“Nào ngờ trên con đường trải qua để về Nam, người đã đã đánh điện cùng khắp nơi làng nhỏ, tỉnh gần hay xa, phải đón bắt cho được Thâu và thủ tiêu luôn đừng cho vượt khỏi biên giới miền Trung. Có phải chỉ mình Thâu mà thôi, do nhiều gởi đến ra lịnh. Kẻ thì bảo mật điện nội dung chỉ bảo bắt giam lại thôi, chớ không hành quyết, nhưng cấp dưới người ta thừa hành tại chỗ đã làm lệch sự lịnh. Người thì nói có một đệ tam nhân ganh tài mà đệ tam nhân đó là người đã thọ ơn Thâu nhiều khi còn ở Pháp, trước kia là học trò của Thâu, đốc xuất hành quyết Thâu cho sớm chừng nào hay chừng nấy. Nhổ được cây đinh nhọn, một đối thủ lợi hại với họ càng tiện cho sự hành động của họ về sau.
Bà Phương Lan viết:
“Thế là Thâu bị bắt khi để chân xuống ga xe lửa Quảng Ngãi, lúc vào phòng nghỉ ở Bungalow. Trước khi bắt, họ làm sụp đổ một cây cầu để phao vu Thâu cho người phá hoại. Rồi ủy ban nhân dân cách mạng họp khẩn cấp để xử tội Thâu, do một người có tên là Tư Tỵ đứng lên buộc tội.”
Lẽ dĩ nhiên là trong việc xét xử đó, Thâu bị tuyên án tử hình và bị đem đi hành quyết gấp. Nhưng “hai lần đem ra hành quyết, mỗi lần một trung đội quân dân, tay cầm mã tấu dài thườn thượt, sắt bén như ngọn gươm trường. Lần đầu tiên họ chém người lính kín... rất dễ dàng như chém một cây chuối. Một người cầm mã tấu, chém một nhát ngọt vào cổ, bay đều liền, lăn lóc...
“Phiên chót đến Tạ thu Thâu, họ ngập ngừng sững sờ như trời trồng cả đám, khi Thâu lớn tiếng binh vực cho mình. Thâu la lớn hỏi gằn: “Thâu tội gì? Yêu nước, binh vực cho quyền lợi của dân là một tội phải không? Như vậy sau này các anh cũng phải đền tội như tôi, không sớm thì muộn, vì đã giết oan người vô tội.”
“Không một ai đành hạ thủ, chém Thâu cả... Đến lần thứ hai cũng thế, bao nhiêu tội nhân khác, bị hành quyết một dao ngọt lịm, đến lượt Thâu, họ vẫn ngần ngừ, dừng tay đứng ngó Thâu. Có người mắt ven tròng rướm lệ là khác...
“Tức tối xử Thâu không được, họ thay nhóm quân dân khác, cùng một trung đội, lần này tên Tư Tỵ nhảy ra cầm đầu nhóm quân dân, tay Tư Tỵ cầm súng lục chỉ huy hành quyết Thâu. Dù sợ Tư Tỵ nhưng không một ai nhúc nhích khi Tư Tỵ ra lệnh chém Thâu, ba bốn lượt như thế. Ai mà nỡ giết người vô tội, khi biết rõ rằng người ấy vô tội, người ấy là một nhà đại ái quốc siêu nhân hơn người.
“Quá tức giận, Tư Tỵ sẵn cầm súng sáu trên tay, chính hắn xả đạn vào người Thâu như một con hổ khát mồi.
“Thâu ngã gục. Tư Tỵ truyền lịnh lấp cát lên thây Thâu. Nhưng nhiều người cảm kích người anh hùng cách mạng can trường Tạ thu Thâu, nên họ lén đào lỗ chôn riêng một chỗ để làm dấu để dễ nhớ sau này.”
Trong việc Thâu bị bắt ở Quảng Ngãi cũng có một giả thuyết khác nữa là thay vì Thâu bị bắt khi định vào nghỉ tại Bungalow thì bị bắt ở phía Nam Sông Vệ, rồi giải ngay ra Ba La, ở phía Bắc Sông vệ thuộc huyện Tư Nghĩa để giao cho cấp lãnh đạo. Nhưng có một giả thuyết thứ ba do một nhân chứng còn sống kể lại cho chúng tôi thì khi vào tới Quảng Ngãi, Tạ thu Thâu ghé thăm bà vợ của ông Nguyễn an Ninh. Bà này có một người con tên là Nguyễn an Mỹ, lúc đó còn nhỏ tuổi chẳng biết gì, mới đem khoe chuyện này với bè bạn, nên tin ông Thâu có mặt tại Quảng Ngãi bị phác giác. Và vì thế mà ông bị bắt.
Cùng với chuyện ông Thâu bị hành quyết ở Quảng Ngãi thì tại miền Nam mấy chục nhà lãnh đạo và cán bộ cao cấp của Đệ Tứ Quốc Tế cũng bị bắt và bị giết chết. Các tin tức lúc bấy giờ cho biết rằng các cán bộ lãnh đạo Đệ Tứ đã tập trung tại Xuân Trường, cách phía Bắc Thủ Đức mấy cây số. Dường như đã có một cuộc thảo luận sôi nổi giữa họ về vấn đề là nên trở về Thành – lúc bấy giờ Pháp đã làm chủ tình hình ở Sài Gòn – hay ở bên ngoài để tham gia cuộc kháng chiến. Đa số không chịu về Thành và lần lượt họ bị Cộng Sản Đệ Tam bắt và đem ra Sông Lòng Sông (Phan Rí) thủ tiêu hết.
Theo ý chúng tôi thì vấn đề tàn sát Đệ Tứ ở Việt Nam không nên đặt trách nhiệm ở bất cứ cá nhân nào. Đó là một vấn đề tranh đấu sống còn giữa Đệ Tam và Đệ Tứ Quốc Tế, giữa hai kẻ thù bất cộng đái thiên, bên này còn thì bên kia phải mất. Đến như ông Trotski đã chạy trốn sang Mexico rồi mà Stalin cũng không dung tha, huống hồ Tạ thu Thâu và những nhà lãnh đạo Đệ Tứ khác có thể sống song song với Hồ chí Minh, trong khi họ được dân chúng miền Nam mến chuộng hơn phe Đệ Tam. Nếu có ai phải trả lời về cái chết của Tạ Thu Thâu và các chiến sĩ Đệ Tứ thì đó là toàn thể đảng cộng sản Việt Nam phải chịu trách nhiệm trước lịch sử dân tộc, mà trên hết là ông Hồ chí Minh, khi năm 1939, ông đã khẳng định, theo sự trích dẫn của Vũ thư Hiên, rằng “đối với bọn Trốt-kít không thể có một thỏa hiệp hay nhân nhượng nào cả. Phải lột mặt nạ chúng như là tay sai của Phát-xít, phải tiêu diệt chúng về chính trị.”
Chính vì thế mà Vũ thư Hiên còn cho rằng Dương bạch Mai, một lãnh tụ cộng sản miền nam đồng thời với Trần văn Giàu, đã chết cách rất bí mật, có thể là do bàn tay của Hồ Chí Minh, vì Dương bạch Mai từng tỏ ra chống Mao trạch Đông và thân với các phần tử Trốt kít. Theo Vũ thư Hiên thì Dương bạch Mai đột tử ngay trước khi Đại Hội Trung Ương Đảng họp đề ra nghị quyết đầu năm 1964. Nghị quyết này chủ trương theo đường lối Mao, ngấm ngầm chống Krushchev.
Vụ bắt và giết Huỳnh phú Sổ
Cùng một lúc với việc săn lùng để bắt Tạ Thu Thâu có việc tìm bắt lãnh tụ Phật Giáo Hòa Hảo sau khi Cộng sản cướp được chính quyền ở Sài Gòn. Vụ bắt trượt Huỳnh phú Sổ ở đường Miche (Sài Gòn) vào mùa Thu 1945 là một biến cố gây nhiều xúc động trong các giới chính trị ở thành phố lớn này. Lúc bấy giờ Trần văn Giàu là chủ tịch Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam bộ và giám đốc Quốc gia Tư Vệ Cuộc, tức Công an là Nguyễn văn Trấn, người được biết tới như tác giả của “Thư gởi Mẹ và Quốc hội” trong những năm gần đây khi Cộng Sản đã cho ông ta ra rìa như Trần văn Châu.
Tìm bắt không được Huỳnh phú Sổ, Cộng Sản Việt Nam đã thay đổi chiến lược và tìm cách o bế Đức Thầy. Theo một tín đồ thân cận của Đức Thầy, ông Lâm ngọc Thạch, thì sau khi vượt ra khỏi cuộc vây bắt của cộng sản ở đường Miche, Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ đã lên Biên Hòa rồi từ đó ra Long Thành. Từ Long Thành, Đức Thầy đi Cỏ May Bà Rịa, và sống ở đó đúng 100 ngày. Cộng sản lùng kiếm nhưng không làm sao tìm ra tung tích của Đức Thầy được vì ở nơi nào Đức Thầy cũng có những đệ tử và tín đồ rất trung thành bảo vệ, Cộng sản không làm sao khám phá ra nơi Đức Thầy ở.
Tình hình ở Sài Gòn dần dần ổn định trở lại. Ảnh hưởng của Cộng Sản không còn nữa. Quân đội Pháp làm chủ tình hình, nên Đức Thầy có thể trở về và công khai tiếp xúc với các đoàn thể quốc gia, nhứt là với các nhân vật như Vũ Tam Anh, như Nguyễn văn Sâm. Trần văn Ân, Lê trung Nghĩa, vv... thành lập Mặt trận Quốc gia Liên hiệp. Song song với việc thành lập cuộc liên minh chính trị đó, Huỳnh phú Sổ cũng đã bắt liên lạc được với Bình Xuyên và với các lực lượng quân sự của Hòa Hảo ở miền Tây. Đức Thầy trở thành “trung tâm” của một cuộc vận động đoàn kết quân sự lẫn chính trị mà Pháp cũng như Cộng Sản đều phải lo ngại. Vì thế vào khoảng cuối năm 1946, họ cho Phạm Thiều, một giáo sư trường Petrus ký trước đó, và lúc đó là Ủy viên tuyên truyền của Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam Bộ tiếp xúc với Đức Thầy và mời Đức Thầy tham chính. Cộng sản có nhiều lý do để có thái độ hòa hoãn đó. Đức Thầy và các nhân vật quốc gia không phải không nhận thức được ý đồ của Cộng Sản, nhưng Huỳnh Phú Sổ đã có những lý do của ông để chấp nhận tham chánh với chức vụ Ủy viên đặc biệt trong Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam bộ. Ai cũng thấy rằng đây là một bài chính trị nguy hiểm, nhưng theo “Kinh Thi Sấm Giảng” của nhóm Nghiên cứu PGHH thì Đức Thầy đã giải thích như sau về việc ông chấp nhận tham chánh với cộng sản:
“Hôm nay, nhậân rõ cuộc tranh đấu cho tổ quốc còn dài và cần nhiều nỗ lực, hưởng ứng với tiếng gọi đại đoàn kết của Chính phủ Trung ương, tôi quyết định tham gia hành chánh với những mục đích này:
1. Để tỏ cho quốc dân và chính phủ thấy rằng chúng tôi chủ trương thống nhứt lãnh thổ và độc lập quốc gia.
2. Để biểu dương tinh thần đoàn kết của dân tộc hầu mang lại thắng lợi cuối cùng.
3. Để tỏ cho các đảng phái thấy rằng chúng tôi không khi nào có những tham vọng cao sang vương bá hay vì tị hiềm riêng mà hờ hững với phận sự cứu quốc.
Ông Huỳnh phú Sổ còn nói: “Biểu lộ tấm lòng thành thật ấy, tôi chỉ nhận một nhiệm vụ cần thiết, hợp với hoàn cảnh và năng lực của mình, cố gắng dàn xếp về hành chánh và quân sự để củng cố và tăng cường lực lượng của quốc gia.”
Trong khi trả lời cuộc phỏng vấn của ông Hồn Quyên, tức Nguyễn văn Sâm, cựu khâm sai Nam bộ, Huỳnh phú Sổ cũng nói: “Từ tháng Hai, khi tôi có vài liên lạc gián tiếp thì những cuộc xung đột dữ dội (giữa quần chúng Hòa Hảo và Việt Minh) ngưng dứt rõ rệt. Tuy vậy không tránh khỏi vài sự xung đột nhỏ giữa hai bên. Nó có tính cách cá nhân hơn là tánh cách toàn thể như trước, vì tôi và những người cấp trên Việt Minh không gặp gỡ nhau nên những huấn lịnh nghiêm trị của một bên không được hiệu lực toàn vẹn. Theo những báo cáo mấy hôm nay thì sau khi tôi cham chánh, quần chúng của tôi bắt đầu có một sự tín nhiệm ở nơi sự hiệp tác giữa đôi bên và sự tham chánh của tôi cáo chung những tuyên truyền láo khoét, phao vu từ trước tới giờ. Những sự tuyên truyền đó đã làm cho toàn thể bị tủi nhục.”
Có thể do lòng yêu nước thật sự mà Huỳnh phú Sổ chấp nhận tham chánh, nhưng cũng có thể vì nghĩ rằng lực lượng của mình không đủ mạnh để đối phó với hai kẻ thù là thực dân Pháp và Cộng Sản nên ông đã chọn việc tham chánh để chỉ phải đối phó với thực dân Pháp. Huỳnh giáo chủ đã chọn lựa và có thể vì sự chọn lựa đó mà thiệt thân.
Thật ra thì lúc bấy giờ lực lượng quân sự của Cộng sản tại miền Nam và nhứt là ở Khu 7 chẳng có gì là lớn lao dù nó được tướng Nguyễn Bình chỉ huy, nên Huỳnh phú Sổ công khai sống trong khu kháng chiến ở Bình Hòa, gần biên giới Cao Miên. Ông có những lực lượng quân sự riêng của Hòa Hảo bảo vệ, lại được lực lượng của Bình Xuyên (Bảy Viển và Mười Trí) yểm trợ. Nguyễn Bình có muốn ra tay cũng không được.
Nhưng cuộc liên minh bất đắc dĩ đó cũng không thể kéo dài. Tình hình ở miền Tây mỗi lúc mỗi căng thẳng hơn giữa Cộng Sản và tín đồ Hòa Hảo. Nhiều cuộc xung đột có tính cách địa phương xảy ra cần có một sự hòa giải nên Cộng Sản bằng lòng để cho Huỳnh Phú Sổ trở về miền Tây thu xếp những cuộc xung đột đó đừng để nó lan rộng.
Ngày 5 tháng 4, 1947, Đức Thầy được quân đội Hòa Hảo của Năm Lửa hộ tống rời khỏi chiến khu miền Đông, và về tới Đốc Vàng Thượng (Châu Đốc) một cách an toàn. Ông đặt văn phòng làm việc ở đây, bắt đầu chương trình “chính trị hóa” quần chúng Hòa Hảo với những cán bộ chính trị của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Toàn Quốc. Trước đó cùng với cuộc vận động chính trị, Huỳnh phú Sổ cũng cho thành lập một chính đảng lấy tên là Việt nam Dân chủ Xã hội Đảng, mà quần chúng là khối tín đồ PGHH, gọi tắt là Dân Xã Đảng. Trong khi đó thì các sự xung đột giữa Cộng sản và tín đồ Hòa Hảo cứ tăng cường độ lên mãi, có thể vì họ thấy người lãnh đạo của họ đã trở về với họ. Cộng Sản cũng không thể không thấy họ đã thả hổ về rừng. Và họ âm mưu tiêu diệt Đức Thầy.
Cộng Sản trừng phạt và khủng bố người dân & đối lập.
Ngày 14 tháng 4 năm 1947, trong khi Huỳnh phú Sổ đang ở Đốc Vàng Thượng thì có Trần vần Nguyên, thanh tra chính trị miền Tây tới mời Đức Thầy đi Sadec để hòa giải những vụ xung đột giữa quần chúng Việt Minh và Hòa Hảo, Đức Thầy đã chấp nhận ra đi với 4 người cận vệ võ trang. Theo báo “Đuốc Từ Bi”, cơ quan của Phật giáo Hòa Hảo thì “vào sáng ngày 16 tháng 4 năm 1947 (nhằm ngày 25 tháng 2 nhuần năm Đinh Hợi), trong lúc Đức Thầy hội đàm với Trần văn Nguyên tại xã Phú Thành, vùng Đốc Vàng Hạ, quận Tân Phú thì có Bửu Vinh, tới xin gặp Ngài và báo cáo: Dân Xã Đảng giết người của Việt Minh ở Lấp Vò. Bửu Vinh yêu cầu Ngài đi đến đó để giải quyết. Ngài bảo Bửu Vinh cùng đi với Ngài thì y đòi phải cho bộ đội võ trang theo y mới đi. Ngài trả lời một cách thẳng thắn: “tại sao tôi có một ít người không có bộ đội ủng hộ lại dám vào sào huyệt các ông. Như thế quý ông không thành thật.” Bửu Vinh đuối lý nên nhận lời và yêu cầu Ngài đến văn phòng của y để cùng đi.
“Đến chiều cùng ngày, Đức Thầy tỏ vẻ buồn bã trước khi bước xuống ghe để di chuyển tới nơi đóng quân của Bửu Vinh, cách đó không xa. Mặc dầu có đông đảo bộ đội PGHH án ngữ trong vùng, nhưng Ngài chỉ đem theo một thư ký, 4 tự vệ quân, một liên lạc viên, và 3 người chèo ghe. Khi ghe đến nơi thì trời đã tối, bọn Việt Minh dùng đèn rọi hướng dẫn Ngài lên bờ và mời Ngài vào một ngôi nhà ngói. Sau đó, theo tài liệu ghi nhận: Ngài ngồi ở bàn giữa, Bửu Vinh ngồi đối diện để nói chuyện, còn 4 tự vệ quân cầm súng đứng ở hai bên cửa gần đó. Khoảng 10 phút sau, có 8 người từ bên ngoài đi vào, chia làm 4 cặp, tràn tới đâm 4 tự vệ quân của Đức Thầy. Ba người bị đâm chết, chỉ còn người tứ tư là Phan văn Tỷ lanh trí nên tránh kịp, liền thoát ra ngoài và bắn một loạt tiểu liên. Trong lúc người tự vệ quân né, thì một trong hai tên VM bị đồng bọn đâm chết. Ngay khi thấy chuyện chẳng lành, Đức Thầy liền thổi tắt đèn: văn phòng trở nên tối đen, không ai nhận thấy Ngài đâu cả. Phía bên ngoài, viên thơ ký của Ngài nghe tiếng súng nổ liền cùng 3 người chèo ghe lẹ làng tẩu thoát để về báo tin. Bộ đội PGHH tại Phú Thành được báo động và toan kéo đi giải vây thì khoảng 11 giờ đêm có một tín đồ mang về một bức thư; nội dung chỉ thị cho hai ông Trần văn Soái và Nguyễn giác Ngộ: “nếu có ai chạy về báo cáo rằng tôi (ĐT) bị bắt hay mưu sát thì các ông đừng náo động. Cấm chỉ đồn đãi, cấm chỉ kéo quân đi tiếp cứu, hãy đóng quân y tại chỗ. Sáng ngày tôi về sẽ cùng ông Bửu Vinh điều tra kỹ lưỡng rồi sẽ về sau. Phải triệt để tuân lệnh.”
“Ông Mai văn Dậu đem đối chiếu chữ ký và xác nhận là chính của Đức Thầy, nên mọi người phải tuân lịnh, chỉ nhìn nhau mà thở dài với niềm hy vọng ngày mai Ngài sẽ trở về. Nhưng từ lúc bấy giờ Ngài vắng bặt tin tức.”
Câu chuyện ông Huỳnh phú Sổ bị hãm hại vắn tắt có thể như lời tường thuật của báo “Đuốc Từ Bi”. Trước sự diễn tiến của sự việc, Cộng Sản cũng không thể chối cãi được tội ác của chúng. Việc diệt trừ Huỳnh phú Sổ nằm trong chính sách của chúng từ đầu, từ khi xảy ra vụ bắt hụt ở đường Miche. Nhưng không diệt được Huỳnh phú Sổ lúc bấy giờ thì “tạm tha” để chờ một cơ hội thuận tiện hơn. Điều đó giải thích vì sao Cộng sản đã mời Huỳnh phú Sổ tham chánh. Thời cơ đã tới khi Huỳnh phú Sổ trở về miền Tây và vì khinh địch, rơi vào cạm bẫy của Cộng Sản. Không ai ngờ rằng khi hổ về rừng thì lại mắc bẫy.
Cộng Sản Việt Nam đã diệt trừ được hai đối thủ lợi hại nhứt của họ là Tạ thu Thâu và Huỳnh phú Sổ. Nhiều người tự hỏi: không biết nếu hai nhân vật đó không sa cơ thất thế thì cục diện Việt nam sẽ như thế nào?
Trích Hắc Thư; tập II, phần Tội Ác Cộng Sản Việt Nam