Luca Nguyễn Tri Sử
con
người cầu nguyện và dấn thân
GS Nguyễn Đăng Trúc
Luca Nguyễn Tri Sử,
anh mĩm cười chào chúng tôi để vĩnh viễn theo Đấng đã lên Trời về
Nhà Cha chúng ta, đúng vào Lễ Thăng Thiên. ngày 21 tháng 05 năm
2009.
|
|
Dồn dập dấy lên trong đầu
óc tôi những hình ảnh của anh trong suốt hơn hai mươi năm chúng ta
có duyên được quen biết nhau. Thật kỳ diệu, hình ảnh nào của anh
cũng ghi lại cái nhìn ấy, nụ cười ấy.
Cái nhìn đi sâu vào tim
tôi như đang mời tôi cùng anh gặp Thiên Chúa trong những lúc chúng
ta gặp gỡ. Nụ cười hiền lành, trong sáng muốn chia sẻ với tôi niềm
vui Tin Mừng và Hy vọng trong bất cứ dự án, công việc nào. Anh ra đi
nhưng cái nhìn ấy, nụ cười ấy là ánh sáng và muối cho những ai nối
gót anh tiếp tục sinh hoạt dấn thân phục vụ con người trong xã hội.
-
Luca
Nguyễn Tri Sử, một kitô hữu tiên phong dấn thân trong các sinh hoạt
trần thế
Hồ sơ thành lập Phong Trào
Giáo Dân Việt-nam hải ngoại đang lưu tại Hội Đồng Giáo Hoàng về
giáo dân của Vatican ghi nhanh về con chim đầu đàn Luca Nguyễn
Tri Sử như sau :
-
Sinh ngày
18, và rửa tội ngày 30 tháng 10 năm 1931 tại Cù Lao Giêng, Châu Đốc,
Việt-nam.
-
Cư ngụ tại
Houston, Texas, Hoa Kỳ
-
Cử nhân giáo
khoa triết học, ĐH Sài-gòn, VN.
-
Trước 1975:
Giám đốc Học Viện Nghên cứu và Huấn luyện Xã Hội, Thủ Đức; Uỷ viên
tuyên huấn Tổng Công Đoàn Lao Công Việt Nam (CVT).
-
Sau 1975: Chủ
tịch Curia của Legio Mariae Houston, Texas; Chủ tịch Hội đồng Giáo
xứ Houston, Texas; Sáng lập và Chủ bút Tập san Dấn Thân; Thành viên
sáng lập và Thành viên Ban Thường Vụ Lâm Thời Phong Trào Giáo Dân
VNHN.
Trong thời
đại tân kỳ, điểm sáng chói riêng của Giáo hội Công giáo là giáo huấn
xã hội qua thông điệp Tân Sự (Rerum Novarum) được G.H. Lêô
XIII công bố ngày 15 tháng năm 1891. Và công tác tiên phong đưa
Đạo vào Đời, đem niềm vui Tin Mừng Phúc Âm vào cuộc sống, nâng
giá trị mồ hôi nước mắt của con người lao động trong xã hội Việt-nam
gắn liền với phẩm giá con người, con của Thần Thánh, là nỗ lực DẤN
THÂN CỤ THỂ của những kitô hữu âm thầm hiện diện trong việc thành
lập, phát triển sinh hoạt công đoàn tại Việt-nam. Trong hàng
chiến sĩ kitô-hữu tiên phong canh tân xã hội đó có Luca Nguyễn Tri
Sử. Và nếu công tác DẤN THÂN ấy mang một ý nghĩa thăng tiến nhân
phẩm con người, thì hơn ai hết anh là người có công đào sâu nguồn
suối, và truyền đạt sức mạnh tinh thần nầy qua công việc đào tạo,
tuyên huấn của anh [Giám đốc Học Viện Nghiên cứu và Huấn luyện Xã
Hội, Thử Đức; Uỷ viên tuyên huấn Tổng Công Đoàn Lao Công Việt Nam (CVT).]…
Vào những năm
cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, người chiến sĩ Phúc Âm Luca
Nguyễn Tri Sử đi vào tuồi 60. Tuổi hưu, tuổi rút lui về vuờn
chăng? Người thợ vườn nho của Thiên Chúa dường như không biết tuổi
tác! Thật thế, chính vào ngưỡng cửa tuổi hưu, Luca Nguyễn Tri Sử
vươn mình vượt xa những kitô hữu Việt-nam đang đồng hành, để tiên
phong đưa giáo huấn về tông đồ giáo dân vào ý thức, nếp sinh hoạt
của cộng đồng người công giáo Việt nam trong và ngoài nước.
Đọc hời hợt
qua sách vỡ, chấp nhận trên nguyên tắc cho qua chuyện, xem ra không
khó. Nhưng nơi cái nhìn của giáo sĩ cũng như của giáo dân, và ngay
cả nơi tâm thức và đánh giá của người không công giáo, một người
giáo dân thật sự ý thức ơn gọi, trách niệm và quyền hạn của mình, và
hơn hết là thực hiện cụ thể vai trò đó trong cộng đồng, thì không
phải người ấy được đánh giá là một hiện tượng phá rối trật tự
truyền kiếp hay sao? Luca Nguyễn Tri Sử không ngạc nhiên về phản
ứng có tính cách dị ứng như thế của bất cứ công đồng xã hội nào.
Nhưng hơn hết, vì một niềm tin sâu xa hơn ý thức có tính cách tâm lý
xã hội, niềm tin hé lộ nơi cái nhìn và nụ cười của anh, anh từ tốn
nhưng uy dũng tiến bước theo gương những giáo dân Việt Nam tiên
phong đi trước, những giáo dân mà Giáo hội phong thánh trong cùng
thời điểm nầy. Bám chặt nội dung giáo huấn của Giáo hội đang tha
thiết mời gọi giáo dân dấn thân[1]
anh không tương nhượng trước những manh nha làm lệch hướng nội dung
giáo huấn. Anh can cường vượt qua những thử thách của những tình cảm
tiêu cực có tính cách quá con người như tôn vinh cá nhân,
chia bè chia phái, nghi kỵ giữa nhóm địa phương với các sinh hoạt
toàn khối công đồng người Việt công giáo, khiêu khích và gây căng
thẳng giữa giáo dân và giáo sĩ…
Những bước đi
tiên phong của anh nỗi bật khi anh đứng lên kêu gọi bằng hữn cùng
sáng lập Tạp chí Dấn Thân, tham gia Ban vận động thành lập Phong
Trào Giáo Dân, hợp tác với Văn Phòng Phối Kết Tông Đồ Mục Vụ VNHN tổ
chức Ngày Cầu Nguyện Hoà Bình, đối thoại liên tôn, tại Vatican. Và
quan trọng hơn hết, anh đã dành thì giờ và sức lực để nghiên cứu và
tóm kết học thuyết xã hội công giáo[2],
một tài liệu làm kim chỉ nam để nắm bắt những nội dung chính yếu, và
dùng làm tài liệu đào tạo cán bộ.
Cung cách của
anh lúc sinh hoạt dấn thân đã trở thành một tấm gương sáng, và tạo
cho lời nói của anh được trân trọng lắng nghe, không những từ phía
những người cùng đồng hành với anh mà ngay cả những người tưởng
chừng như không cùng hội cùng thuyền với anh. Phải chăng đó là hiệu
quả của sức mạnh đằng sau cái nhìn và nụ cười của anh.
- Luca
Nguyễn Tri Sử, con người cầu nguyện, người bạn chí tình
Cách đây hơn
hai năm, vào tháng 04 năm 2007, vợ chồng chúng tôi từ Pháp ghé thăm
anh chị. Nếu còn điều phải nhớ thì chúng tôi nhớ đến anh qua hai
hình ảnh nầy: anh cười và anh cầu nguyện.
Những ngày ấy,
anh vẩn tha thiết bỏ ra từng giờ trao đổi với chúng tôi về sinh hoạt
chung của Giáo hội và xã hội Việt-nam. Trước khi chia tay, anh hẹn
sẽ đưa chúng tôi ra sân bay Houston về lại Pháp, nhưng khi đến phi
trường, chúng tôi được điện thoại của anh.
-
Tr, H. ơi
(anh
lại cười). Dính rồi, sáng nay đi khám, BS cho hay là thận mình đã
bị ung thư!! Phó thác mọi sự nơi Chúa …
Vĩnh biệt anh,
người anh hay cười!
Xin phó thác
anh cho lòng nhân hậu của Chúa, Cha chung của chúng mình.
****
[1]
Thượng Hội Đổng Giám mục thế giới về tông
đồng giáo dân tổ chức vào thời điểm nầy.
[2]
Sách tựa đề : Học Thuyết Xã Hội Công Giáo.