Tội ác chống nhân loại, quyền con người và vai trò của Toà Án Hình Sự Quốc Tế



Michael Kirby ( centre) Chairman, Marzuki Darusman ( left ) Special Rapporteur on the DPRK and Sonja Biserko ( right ) during a Introductory briefing by the members of the Commission of Inquiry on DPRK . 5 July 2013. Photo by Jean-Marc Ferré

Michael Kirby ( centre) Chairman, Marzuki Darusman ( left ) Special Rapporteur on the DPRK and Sonja Biserko ( right ) during a Introductory briefing by the members of the Commission of Inquiry on DPRK . 5 July 2013. Photo by Jean-Marc Ferré
Trương Minh Hoàng, Sydney

1. Mở đầu:

Uỷ Ban Điều Tra Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc do Cựu Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Úc Michael Kirby điều hành, vừa hoàn tất một cuộc điều tra nhân quyền nhằm luận tội chế độ cộng sản Bắc Hàn qua các năm cai trị tàn bạo dân tộc họ. Ông Tổng thơ ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã tiếp nhận bản điều tra nói trên tại Geneve ngày 17/03/2014.
 Tài liệu nầy dày khoản 400 trang và được xem như một công trình quan trọng với nhiều tâm huyết của TP Kirby và hai viên phụ tá là bà Sonja Biserko xứ Seria và Ông Matzuki Darusman cựu Bộ Trưởng Tư Pháp Indonesia, sau khi họ nghe xong những sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của chế độ Bình Nhưỡng.

2. Thực trạng  các vi phạm nhân quyền tại Bắc Hàn

TP Kirby đã so sánh các thảm hoạ đang xảy ra tại Bắc Hàn không khác gì các cuộc khủng bố cuả Đức Quốc Xã trong Thế Chiến Thứ 2, hay nạn kỳ thị chủng tộc tại Nam Phi, hoặc các cuộc diệt chủng của Khờ  Me Đỏ tại Cao Miên. Ông kêu gọi Bắc Hàn hãy chấm dứt ngay các vi phạm nhân quyền đang lan rộng, đặc biệt các tội ác chống nhân loại của họ̣ trong chế độ lao tù, sự kỳ thị giữa các giai tầng xã hội và nhiều hình thức vi phạm khác, mà nhờ thế những người đang bị nghèo đói có thể được cứu sống.

Chín lãnh vực sau đây được HĐNQ/LHQ ủy thác cho Ủy Ban điều tra:

  1. Các vi phạm về quyền cuả người dân không được cung cấp đầy đủ thực phẩm
  2. Toàn diện các vi phạm liên hệ đến chế độ lao tù
  3. Tra tấn và đối xử hà khắc
  4. Băt giữ và giam cầm tùy tiện
  5. Sư phân biệt đối xử, đặc biệt là từ chối và vi phạm các nhân quyền căn bản và các tự do thiết yếu.
  6. Các vi phạm về quyền song của con người.
  7. Các vi phạm về tự do phát biểu,
  8. Các vi phạm về tự do di chuyển,
  9. Bắt cóc, kể cả dưới hình thức bắt cóc mang đi từ quốc gia nầy đên các nước khác.

Trong khi tiến hành cuộc điều tra TP Kirby xác nhận rằng Ông làm việc với tấm lòng rộng mở, không có nhiều tin tức về Bắc Hàn, cũng không thù hận hay thành kiến gì xứ đó. Ông nói: “ Tôi thực sự biết nổi khổ đau mà người dân Bắc và Nam Hàn đã trải qua trong chiến tranh Cao ly. Thật sự tôi chú ý đến nổi đau khổ của họ liên hệ đến các nạn chết đói trong lao tù, nhưng không ngờ cho tới nay mà vẫn còn tới 27% trẻ em sanh ra ở Bắc Hàn đang lâm vào hoàn cảnh thiếu ăn, gầy còm ốm yếu đến như thế…”

Các cuộc điều tra được thực hiện từ tháng 7/2013 đến tháng 1/2014 tại các thành phố  Seoul, Tokyo, London, và Washington. DC. Tại các nơi nầy Ủy Ban điều tra không gặp khó  khăn để tìm ra  nhân chứng sẵn sàng khai báo; nhờ thế Ủy Ban đã hỏi trên 300 người, bao gồm cả nạn nhân sống sót và các chuyên gia.

Ông Kirby tiết lộ thêm trong khi thực hiện các cuộc điều tra, Ủy Ban của Ông đã có liên lạc với lãnh tụ tối cao Bắc Hàn Kim Jong Un, nhưng Ông ta không trả lời. Tuy vậy TP Kirby cũng  đã gởi cho lãnh tụ Bắc Hàn một bức thư để giải thích tại sao họ làm thế.  Xuất phát từ trách nhiệm cần lưu ý chế độ Bắc Hàn rằng lãnh tụ của họ có thể bị qui trách nhiệm trước Toà Án Hình Sự Quốc tế. Kẻ nào gây ra hoặc xúi giục tội phạm hình sự quốc tế chống nhân loại khi họ có thể chấm dứt các tội phạm đó, kẻ đó có thể bị kết tội như chính đương sự đã làm vậy. Theo Ông Kirby, làm xong việc nầy, nhiệm vụ của Uỷ ban đã hoàn tất. Phần còn lại là trách nhiệm của lãnh tụ Bắc Hàn. Ông ta và chánh quyền cuả Ông ta cần thi hành ngay trách nhiệm của họ. Nếu Bắc Hàn không bảo vệ quyền của  công dân xứ họ, thì cộng đồng quốc tếcó nghĩa vụ phải can thiệp để thay thế.