GS Đỗ Hữu Nghiêm
Nguồn: TTVH Nguyễn Trường Tộ, Paris
Chú thích:
Nhằm cung cấp một ít kiến thức cơ bản mà người
viết có dịp tham quan nhanh chóng hôm chủ nhật, ngày 05/10/2008,
nhân chuyến đi tham dự hội thảo ngày 4/10/2008,7 tại Boston College
về “truyền bá tin mừng bằng văn hóa”...
Ở đây tôi
được nhìn thấy, những người đứng chụp hình dưới chân tượng J.Harvard
và thích lấy một tay sờ vào chân phải bức tượng để có một chút “hên”
nào đó toát ra từ nhân cách của con người John Harvard.
Học giả Vũ Đình Nhâm là một kho kiến thức tự
điển bách khoa sống về Harvard đã chỉ cho chúng tôi chỗ ông đã mài
đũng quần mấy năm trời tại Trường Harvard để thành một người có chút
năng lực về giúp nước sau này, đáp lại công ơn các linh mục Dòng Don
Bosco đã hết lòng tạo điều kiện cho ông trong số 200 thanh niên khác
nữa, hiện cũng đang chờ về Việt Nam phục vụ khi có điều kiện thuận
lợi. Cùng đi chung với tôi, dưới sự hướng dẫn của học giả Vũ Đình
Nhâm, có học giả nhà văn Trà Lũ và họa sĩ Nguyễn Trọng Khôi đã một
thời học tại Trường Chân Phước Liêm Gò Vấp Gia Định do các linh mục
dòng Đa Minh Việt Nam trước kia thuộc chi tỉnh Tây Ban Nha ở Manila
điều khiều, Tôi có hân hạnh được giảng dậy mấy năm tại ngôi trường
này.
Kết thúc chuyến thăm viêng chúng tôi cùng về
dùng bữa trưa thân ái với gia đình Khôi-Mai. Mới bắt đầu vào bàn ăn,
thì có anh chi bạn của gia đình Khôi Mai cùng đến chia sẻ bữa ăn
thần mật với chúng tôi. Thật là quí hóa một mối thâm tình trung tín
thầy trò mà ngày nay đã bắt đầu hiếm có và nhất là trên đât Mỹ. Cám
ơn anh chị Khôi Mai và mọi người cùng có mặt.
Tổng Quát Về Viện Đại Học
Harvard
Viện Đại Học Harvard là một Viện Đại Học tư
thục tại Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ, và là thành viên của
Liên Đoàn Ivy Federation. Được cơ quan lập pháp thuộc địa
Massachusetts (Tổng Tòa Cao Câp của
Massachusetts Bay Colony) thành lập năm
1635, 16 năm sau khi những nhà du hành đến
Plymouth Harvard College, Havard là cơ sở
giáo dục cao đẳng cổ xưa nhất tại Hoa Kỳ, Nó cũng là tổ hợp đầu tiên
và lâu đời nhất tại Bắc Mỹ.
John Harvard, Một Giáo Sĩ Anh Giáo, Ân Nhân Của
Viện Đại Học
Viện này được đặt theo tên theo vị ân nhân đầu tiên
John Harvard ở Charlestown. Ông là một giáo sĩ trẻ, khi chết năm
1638, đã có di chúc để lại thư viện và một nửa di sản của ông cho cơ
sở giáo dục mới này. Thực sự ông đã để lại cho học viện 400 cuốn
sách và 779 đồng. John Harvard tốt nghiệp trường Emmanuel
College nước Anh, Cambridge, một college thuộc Đại Học Cambridge và
trường Grammar School Thánh Olave, Orpington, Đại Vương Quốc Anh.
Với tên ban đầu là New College hay College at New Towne,
thiết chế này được gọi là Harvard College ngày 13/3/1639, và Học
Viện được Hiến Pháp Massachusetts Constitution 1780 chính thức nói
đến lần đầu tiên Harvard như một “Viện Đại Học”.
Hiến Chương thành lập tổ hợp Harvard College được
Thống Đốc Toàn Quyền Thomas ký năm 1650. Mục đích trước hết của
College là đào tạo các giáo sĩ Thanh Giáo
Những Bước Phát Triển Của Viện Đại
Học Harvard
Trong suốt 40 năm nắm giữ trách vụ Viện Trưởng
Harvard (1869-1909), Charles William Eliot đã biến đổi triệt
để Harvard thành một viện đại học nghiên cứu kiểu mẫu. Cải cách của
Eliot gồm các giáo trình tuyển chọn, các lớp học nhỏ bé, và các
kỳ thi nhập học. Khuôn mẫu Harvard ảnh hưởng đến nền giáo dục
Quốc Gia Mỹ, ở cấp học viện cũng như trung học. Eliot còn chịu trách
nhiệm xuất bản Các Bộ Môn Cổ Điển Harvard Classics nổi tiếng ngày
nay, một sưu tập các cuốn sách vĩ đại từ nhiều bộ môn khác nhau.
Sưu tập này được nhà P.F. Collier and Sons bắt đầu
xuất bản năm 1909, và đề xuất một nền giáo dục học viện cao đẳng
“có mười lăm phút đọc sách mỗi ngày”. Bộ sách này nhanh chóng
được nhiều người biết dưới tên “Dr Eliot’s Five-Foot Shelf”.
Trong thời kỳ ông làm Viện Trưởng giàu ảnh hưởng, Eliot là một nhà
viết sách báo, sáng tác nhiều, và diễn thuyết du hành nhiều trong
thời đại trước khi máy truyền thanh ra đời. Ông trở thành một khuôn
mặt công khai được nhiều người biế đến. Vì thế, khi ông chết năm
1926, thì tên ông, và không lẫn với tên Harvard, thành đồng nghĩa
với một người Mỹ ngưỡng vọng một nền giáo dục cao đẳng Mỹ.
Năm 1999, Racliffe College, được thành lập
năm 1879 như Harvard Annex for Women” chính thức hoà vào Viện
Đại Học Harvard, trở nên HọcViện Radcliffe for Advanced Study
Thư Viện Harvard, Thư Viện Lớn Thứ
Tư Trên Thế Giới
Sưu tập thư viện Harvard gồm có hơn 15 triệu cuốn
sách. Đó là thư viện hàn lâm lớn nhất tại Hoa Kỳ, và thư viện
lớn thứ tư trong năm đại thư viện trên thế giới (sau Library of
Congress, British Library, Bibliothèque Nationale của
Pháp, nhưng xếp trên New York Public Library. Harvard
kiên vững đứng số một trong danh sách xếp hạng các Trường Cao Đẳng
Tổng Hợp và các Viện Đại Học và có vốn đầu tư tài chính lớn nhất, tư
38,7 tỉ đồng cho năm 2008, trong bất cứ một tổ chức bất vụ lợi nào,
ngoại trừ Quỹ Bill and Melinda Gates Foundation..
Những Mục Tiêu Ban Đầu của Trường
Harvard
Trong những năm đầu, College đưa ra một giáo trình
hàn lâm cổ điển theo mẫu đại học Anh. Giáo trình đó gắn bó với nền
triết học Thanh giáo đang có ưu thế lúc đó do các nhà thuộc
địa đầu tiên tại New England chủ trương. College là một bộ phận của
giáo phái Cộng Đoàn Congregationalist. Một tập sách nhỏ ban đầu,
xuất bản năm 1643, minh định rõ hiện hữu của College: “Nhằm thăng
tiến việc học hỏi và lưu truyền mãi mãi cho hậu thế; sợ để lại một
thừa tác vụ thất học cho các giáo hội”.
Khẩu hiệu đầu tiên của Harvard là “Vì Chúa
Kitô và Giáo Hội”. Trong một chỉ thị cho các sinh viên, khẩu
hiệu đó nếu rõ mục đích của tất cả nền giáo dục: “Đơn giả, hãy
giúp huấn luyện mỗi sinh viên và hãy nhận xét kỹ rằng cùng đích
chính yếu của đời sống và học vấn của họ là hiểu biết Thiên Chúa
và Chúa Giêsu. Ngài là đời sống vĩnh hằng. Và vì thế hãy để Chúa
Giêsu làm nền tảng căn bản duy nhất của tất cả mọi nghiên cứu và tri
thức lành mạnh”
Ngày 11/6/1685 Increase Mather trở thành Chủ Tịch
Điều Hành Viện Đại Học Harvard (lúc đó vẫn là Harvard College. Ngày
23/7/1686 ông được bổ nhiệm là Viện Trưởng Rector. Ngày 27/6/1692
ông trở thành Chủ Tịch Viện Harvard, và ông giữ chức vị này đến
6/9/1701.
Một Bước Ngoặt Của Harvard
Tiến Trình Thoát Ly Khỏi Tác Động Thanh Giáo, Đi
Đến Tư Nhân Hóa.
Paul Revere cho khắc chữ Harvard College năm 1767.
Việc tuyển cử năm 1708 chọn John Leverett làm Chủ Tịch. Ông
là chủ tỉch thứ nhất không phải là một giáo sĩ. Điều đó đánh
dấu một khúc quanh biến trường này độc lập về mặt trí thức với tư
tưởng Thanh Giáo.
Vào thế kỷ thứ 17 Viện Đại Học Harvard thiết lập
Indian College nhằm giáo dục người Mỹ Bản Địa, nhưng trường
đó không thành công và biến mất khoảng năm 1693.
Eliza Susan Quincy vẽ cuộc rước tháng Chín 1836 của
các học viên trường Harvard rời Nhà Hội Giáo Xứ Đầu Tiên và đi bộ
đến tòa Pavilion. Eliza Susan Quincy là con gái của Josiah Quincy,
Chủ Tịch Harvard University (1829-45).
Giữa năm 1830 và 1870 Harvard được “tư nhân
hóa”. Trong lúc các đảng viên Liên Bang kiểm soát chính
quyền bang, thì Harvard thịnh đạt. Nhưng đảng liên bang bị đánh bại
tại Massachusetts đã giúp các đảng viên Dân Chủ-Cộng Hòa hồi sinh.
Chính họ lại muốn chặn đứng việc tài trợ cho các viện đại học tư
nhân. Vì thế khoảng năm 1870, các chính trị gia và các giáo sĩ từ đó
đã lập ra Ban Quản Trị Đại Học do các học viên Harvard thay thế.
Họ xuất thân từ các cộng đoàn doanh gia và chuyên nghiệp và được vốn
tư nhân tài trợ.
Tiếp Tục Phát Triển Tự Trị Phóng
Khoáng Hơn
Trong thời kỳ này, Harvard từng trải một sự lớn mạnh
vượt bực khiến Harvard đạt tới mức đầu tư tài chính vững chắc, trong
thế liên minh của riêng mình giữa các colleges của Mỹ. Ronald Story
lưu ý rằng năm 1850, toàn bộ tích sản của Harvard bằng năm lần
tích sản của Amherst và Williams cộng lại và bằng ba lần tích
sản của Yale…
Khoảng năm 1850, như một học giả tài năng đang lên
đã nhận xéti: đó là một trường đại học thực sự, ‘khôn sánh về
các phương tiện’, so với bất cứ cơ sở giáo dục nào khác
tại Mỹ. Một người khác nói “đó là Viện Đại Học vĩ đại nhất
trong mọi sáng tạo”. Story còn lưu ý rằng “mọi bằng chứng
hiển nhiên đều chỉ rõ bốn thập niên, từ 1815 đến 1855”, là thời
đại các bậc cha mẹ, theo lời Henry Adams nói, bắt đầu ‘gửi con họ
đến Harvard College vì các lợi ích xã hội của trường này”.
Harvard cũng là một trường dẫn đầu trong việc
nhận các nhóm thiểu số chủng tộc và tôn giáo. Stephen
Steinberg, tác giả cuốn The Ethnic Myth, đã chú thích
rằng “một khí hậu bất khoan dung thắng thế tại nhiều trường college
ở phía Đông lâu năm trước khi các phần tử kỳ thị được ngó tới” và
lưu ý rằng “người Do Thái có xu hướng tránh các khuôn viên như Yale
và Princeton, nổi tiếng vi tín niệm mù quáng… [trong khi] dưới thời
Chủ Tịch Eliot quản trị , Harvard nổi tiếng là trường phóng
khoáng và dân chủ nhất trong Ba Viện Lớn, và vì thế người Do
Thái không cảm thấy rằng lối đến với college tuyệt diệu này là bị
đóng lại hẳn”. Trong năm 1870, một năm bước vào nhiệm kỳ của Eliot,
Richard Theodore Greener trở thành người Mỹ gốc Phi Châu đầu
tiên tốt nghiệp từ Harvard College. Bảy năm sau Louis Brandeis,
viên quan toà Do thái đầu tiên vào Tối Cao Pháp Viện, đã tốt
nghiệp từ trường Luật Harvard Law School.
Năm Chủ Tịch Trường Đại Học Harvard lần lượt quản
trị khi họ phục vụ là Josiah Quincy III, Edward Everett, Jared
Sparks, James Walker và Cornelius Conway Felton
Tác Động Dai Dẳng Của Tư Tưởng Tin Lành Trong Thế
Kỷ XX
Tuy nhiên, Harvard trở nên một pháo đài của một
giới ưu tuyển Tin Lành rõ rệt – giai cấp quý tộc Boston Brahmin
– và tiếp tục như thế vào thế kỷ 20. Môi trường xã hội của Harvard
thập niên 1881 được miêu tả trong cuốn Philosophy 4 của Owen Wister.
Mặc dù Harvard chấm dứt nhà nguyện đã yêu cầu vào
giữa thập niên 1880, trường này về văn hóa vẫn là Tin Lành.
Sợ tinh thần này phai nhạt dần, khi có nhiều người nhập cư ghi danh
học, người Công giáo và Do thái vượt hẳn lên, khi bước vào
thế kỷ XX. Khoảng năm 1908, người Công giáo chiếm tới 9% trong lớp
sinh viên mới nhập học, và khoảng giữa năm 1906 và 1922, người Do
thái ghi danh vào học tại Harvard tăng từ 6 đến 20% .
Tháng 6/1922, dưới thời Chủ Tịch Lowell, Harvard
thông báo phải ấn định sĩ số nhập học cho người Do Thái.
Những trường đại học khác đã làm như thế một cách lắt léo, và nói rõ
lập trường phải dùng cách đó để chống lại chủ nghĩa bài Do Thái. Họ
biết rõ là các sinh viên càng có cảm giác bài Do Thái mạnh hơn, khi
tỷ lệ số sinh viên Do Thái gia tăng, Khi số người Do thái còn ít,
thì tinh thần chống đối chủng tộc cũng ít đi.
Môi trường xã hội trong thập niên xã hội, Myron
Kaufman giới thiệu Harvard trong cuốn tiếu thuyết “Remember Me to
God, Hãy Nhớ Cầu Chúa Cho Tôi” ra đời năm 1957. Cuốn đó
mô tả đời sống một sinh viên đại học Do Thái, khi ông cố chế ngự
các nguy hiểm ngấm ngầm của chủ nghĩa bài Do Thái ngẫu nhiên. Ông
đượccoi là một “người quân tử” (gentleman) và được nhận thuộc vào
trong “nhóm người có tài năng đang lên”. Quả thực các chính sách có
tính kỳ thị của Harvard, dù âm thầm hay minh thị, đã phần nào có
trách nhiệm khiến các linh mục Dòng Tên lập ra Boston College (Công
giáo) năm 1863 và người Do Thái dựng nên Brandeis University
(Do Thái) ở Waltham gần đấy năm 1948, đúng vào lúc tân quốc gia
Do Thái ra đời tại Trung Đông.
Các chính sách loại trừ của Harvard không chỉ giới
hạn vào các nhóm thiểu số tôn giáo. Năm 1920 “Harvard University” đã
quỷ quyệt bách hại và sách nhiễu những kẻ mà họ coi là đồng tính
lẳng lơ qua một “Tòa Án Mật” do Chủ Tịch Harvard A. Lawrence Lowell
lãnh đạo. Các toà án này được
triệu tập theo chỉ thị của một cựu sinh viên giàu có, và các bản án
truy tà loại trừ này được thực hiện. Ngoài ra, trường đại học này
còn thù dai khi muốn các sinh viên bị trục xuất này sẽ tiếp tục bị
bêu nhục mãi suốt cuộc đời sinh sản của họ”. Việc đó khiến hai người
phải tự sát.
Chủ Tịch Harvard Lawrence Summers đã đánh giá đặc
điểm của thời kỳ 1920 là “phần thuộc về một quá khứ mà chúng
ta đã thẳng thừng bỏ lại sau”, và “đáng ghê tởm và một
sỉ nhục cho các giá trị của trường đại học chúng ta”. Nhưng
mãi cho đến những năm 1950
Wilbur Bender, khi đó là Trưởng Ban Tiếp nhận vào Harvard College,
đang tìm những đường lối tốt hơn để “phát hiện các xu hướng đồng
tính và các vấn đề tâm thần trầm trọng” nơi các sinh viên mắc
phải.
Trong thế kỷ thứ XX, tiếng tăm quốc tế của Harvard
lớn mạnh khi số vốn đầu tư ngày càng lớn dần và các giáo sư kiệt
xuất mở mang tầm nhìn của trường đại học. Sĩ số sinh viên tiếp tục
lớn mạnh như bùng nổ với nhiều trường tốt nghiệp mới và chương trình
cấp đại học được mở mang. Radcliffe College, thành lập năm
1879 là ngôi trường đàn em của Harvard College, trở nên một trong
những trường nổi bật nhất cho phụ nữ tại Hoa Kỳ.
Trong các thập niên ngay sau Thế Chiến II, Harvard
cải tổ các chính sách thu nhận. Chẳng hạn,
nhà trường tìm kiếm sinh viên từ một hồ bơi
có nhiều người nộp đơn dị biệt hơn. Trong khi các sinh viên đại học
hầu như tuyệt đối là da trắng, thì các sinh viên giai cấp trên thuộc
các trường nhánh ở New England có chọn lọc như Exeter và Andover,
làm tăng số sinh viên quốc tế thuộc nhóm thiểu số, và giai cấp lao
động. Vào cuối những năm 1930, điều này làm thay đổi khuôn mặt
chủng tộc và kinh tế xã hội của trường đại học. Tuy nhiên trong
sĩ số sinh viên đại học, ưu thế vẫn là giới nam. Cứ chừng bốn người
nam theo học Harvard College mới có một người nữ tại Radcliffe. Năm
1977, sau khi Harvard và Radcliffe hợp nhất các điều kiện tiếp nhận
sinh viên, thì tỷ lệ nữ sinh viên đại học gia tăng vững vàng,
phản ảnh xu hướng chung của ngành giáo dục cao đẳng tại Hoa Kỳ.
Các Trường hậu đại học nhận nữ sinh viên và các nhóm khác ngày càng
đông. Trong thời hậu chiến, ngay cả trước khi học college, học sinh
đã trở nên ngày càng dị biệt
Các Chính Sách Của Harvard
Ngày nay, Harvard được coi như một nhúm những
trung tâm giáo dục cao đẳng hàng đầu của thế giới. Mặc dù đôi
khi có những thời kỳ héo hon, có phần phản động trải qua lịch sử lâu
dài của nó, Harvard cùng các chi nhánh hệ thuộc của nó, vẫn đi ngay
hàng với hầu hết các trường đại học Mỹ, về chính trị nói chung là
phóng khoáng (trung tả). Chẳng hạn chung quanh năm 1970 Richard
Nixon đã ầm ĩ tấn công Harvard là “Kremlin trên sông Charles”.
Năm 2004, Harvard Crimson thấy rằng các sinh viên đại học ưu ái
Kerry hơn Bush khoảng 73% so với 19%. Họ gắn bó ủng hộ Kerry tại các
thành phố phía Đông quan trọng như Boston và New York City. Trong
khi có lúc đã bị phê phán là chỉ lo phát triển giới ưu tú elitist và
“thù nghịch với giới trí thức tiến bộ” (Trumpbour), thì Harvard vẫn
có cả những người bảo thủ và phóng khoáng theo học.Tổng Thống Cộng
Hòa George W. Bush tốt nghiệp từ Harvard Business School
và Tổng Thống Dân Chủ John F. Kennedy và Phó tổng thống Al
Gore xuất thân từ Harvard College.
Ngày nay, cả những tiếng nói bảo thủ kiệt xuất và
phóng khoáng nổi bật xuất thân từ phân khoa nhiều trường khác nhau,
như Martin Feldstein, Harvey Mansfield, Greg Mankiw, and Alan
Dershowitz. Những nhà theo chủ nghĩa mácxít như Michael
Walzer và Stephen Thernstrom và những người phóng khoáng
như Robert Nozick đã có quá khứ học vấn tại phân khoa của
Harvard, Từ bên trong các cổng trường, Harvard lấy làm hãnh diện về
tính trung thực dữ dội và không khoan nhượng với truyền thống tự
do hàn lâm và diễn thuyết cởi mở và tự do mà trường bảo vệ được
vì nền giáo dục Mỹ trong gần bốn thế kỷ.
Các Tổ Chức
Harvard được quản trị do hai Ban, một Ban là Chủ
Tịch và Các Thành Viên thuộc Harvard College, còn được biết là Tổ
Hợp Harvard Corporation, và ban kia là Board of Overseers
Ban Giám Sát. Chủ Tịch tức Viện Trưởng của Harvard University là
viên chức quản trị hàng ngày của Harvard và được Harvard Corporation
bổ nhiệm và chịu trách nhiệm với Tổ hợp này.
Harvard hiện nay có chín phân khoa, được kê khai
theo thứ tự thành lập như sau:
Harvard Yard với các nhà lưu trú trong khu vực
Faculty of Arts and Sciences
Phân Khoa Nhân văn và Khoa Học và phân khoa phụ,
School of Engineering and Applied Sciences,
Trường Kỹ Thuật và Khoa Học Ứng Dụng đều
phục vụ:
Harvard College,
Trường Tổng Hợp Harvard, bộ phận sinh viên đại học
chưa tốt nghiệp của trường đại học (1636)
Graduate School of Arts and Sciences
Trường Hậu Đại Học Nhân Văn Và Khoa Học (tổ chức năm 1872)
Harvard Division of Continuing Education
Phân Bộ Harvard Giáo Dục Liên Tục, gồm có Harvard
Extension School (1909) và Harvard Summer School
(1871)
Phân Khoa Y Học, gồm Medical School
Trường Y (1782) và Harvard School of Dental Medicine
Trường Nha khoa Harvard (1867)
Harvard Divinity School
Trường Thần Học Harvard (1816)
Harvard Law School
Trường Luật Harvard (1817)
Harvard Business School
Trường Kinh Doanh Harvard (1908)
Graduate School of Design
Trường Hậu Đại Học Về Thiết Kế (1914)
Graduate School of Education
Trường Hậu Đại Học Về Giáo Dục (1920)
School of Public Health
Trường Sức Khỏe Công Cộng (1922)
John F. Kennedy School of Government
Trường Quản Trị John F. Kennedy (1936)
Năm 1999, Radcliffe College trước kia được tái tổ
chức thành Radcliffe Institute for Advanced Study,
Học Viện Radcliffe Nghiên Cứu Tiên Tiến
Hệ Thống
Thư Viện Và Bảo Tàng Viện
1. Harry Elkins Widener Memorial Library
Hệ thống Harvard University Library, tập
trung trong Widener Library tại Harvard Yard và gồm trên
80 thư viện cá thể và trên 15 triệu cuốn sách được xem là sưu
tập thư viện lớn nhất thứ tư trên thế giới như đã nói trên. Harvard
mô tả thư viện của mình là “thư viện hàn lâm lớn nhất trên thế giới
và hãnh diện là thư viện duy nhất trong năm “đại thư viện” co các
stacks mở. Cabot Science Library, Lamont Library, và
Widener Library là ba trong các thư viện bình dân nhất cho các
sinh viên đại học xử dụng, dễ tìm và có nơi tập trung. Các nhiều
sách hiếm quí, bản thảo và nhiều sưu tập đặc biệt khác qua khắp các
thư viện của Harvard. Houghton Library, the Arthur and Elizabeth
Schlesinger Library on the History of Women in America, and the
Harvard University Archives chủ yếu gồm các tư liệu quí hiếm
và độc nhất.
Sưu tập bản đồ, từ điển địa lý cổ nhất của Mỹ, và
các tập sách bản đồ, cả cổ lẩn mới được lưu trữ trong Pusey
Library và mở cho công chúng. Sưu tập tư liệu ngôn ngữ Đông Á
bên ngoài Đông Á được bảo quản trong Harvard-Yenching Library.
Large Four Piece Reclining Figure
Hình Nghiêng Bốn Tấm Lớn
điêu khắc của Henry Moore được đặt
ở vị trí ngoài trời Harvard Yard.
2. Harvard điều hành nhiều viện bảo tàng khoa
học, văn hóa, nghệ thuật:
Harvard Art Museums,
gồm :
Fogg Museum of Art,
với các hành lang có nhiều đặc điểm lịch sử nghệ thuật phương Tây từ
Trung Đại đến Hiện Đại. Đặc biệt mạnh về thời đầu thời Phục Hưng ở
Ý, thời tiền Raphael ở vương quốc Anh, và nghệ thuật Pháp thế kỷ
XIX.
Busch-Reisinger
Museum, trước kia là Germanic
Museum, bao trùm nghệ thuật Trung và Bắc Âu.
Arthur
M. Sackler Museum, gồm nghệ
thuật cổ , Áchâu, Hồi giáo và bản địa Ấn sau naày.
Peabody Museum of Archaeology
and Ethnology, chuyên về lịch
sử và văn minh của Tây Bàn Cầu
Phức Hợp
Harvard Museum of Natural
History gồm:
Harvard University Herbaria,
chứa đựng trưng bày Blaschka
Glass Flowers
Hoa Thủy Tinh Blaschka nổi tiềng.
Carpenter Center for the
Visual Arts, được Le Corbusier
thiết kế, là nơi cho viện khảo cổ phim của Trường Đại Học và Ban
Visual and Environmental Studies.
Tiếp Nhận
Harvard College nhận 7, 1% các đương đơn cho lớp học
năm 1012, một con số kỷ lục thấp cho toàn thể lịch sử của nhà trường.
Con số người được tiếp nhận thấp hơn trong năm 2008, một phần vì
trường đại học ấn định trước các tỷ lệ ghi danh gia tăng, sau khi
loan báo khoản gia tăng tài chính lớn trợ giúp cho năm 2008. Đối với
lớp học 2011, Harvard tiếp nhận ít hơn 9% người nộp đơn, với một
thành quả là 80%.
US News and World Report xếp hạng
"America's Best Colleges 2009" Harvard đứng số 2 trong tính lựa chọn
cùng ràng buộc với Yale, Princeton và MIT, sau Caltech), và hạng thứ
nhất trong các trường đại học quốc gia tốt nhất (Princeton
University xếp hạng thứ hai).
US News and World Report
lên danh mục các tỷ lệ bách phân trường
hợp tiếp nhận năm 2006 là 14,3% cho trường kinh doanh , 12, 5% cho
kỹ thuật, 11, 3% cho luật, 14, 6% cho giáo dục, và 4,9% cho y học.
Vào tháng 09/2006, Harvard College loan báo rằng trường sẽ loại bỏ
chương trình tiếp nhận ban đầu cho năm 2007. Các viên chức trường
đại học lập luận rằng chương trình đó sẽ làm cho những người nộp đơn
thuộc nhóm thiếu số có thu nhập thấp và có ít đại diện bớt phải chịu
nỗi bất lợi khi thi tuyển vào các trường đại học vốn có chọn lọc.
Tham Khảo