Nguyễn Quang
Sẽ không có một mô hình nào cả
bao lâu còn chế độ toàn trị: nền tảng của giáo dục là sáng tạo, tự do đưa đến
sáng tạo và không có chế độ độc tài nào giành quyền tự do cho con người! Đó là
câu trả lời cho cái chạy loanh quanh của Chính quyền Hà Nội hiện nay về mô hình nhà trường phổ thông phù hợp cho Việt Nam
Trước khi đặt vấn đề giáo dục
tưởng nên xác định đào tạo cho ai? Ở đâu? Con người hay huấn luyện cho con
cưỡng biết nói. Nếu là con người vậy trước tiên xin hỏi dân tộc là gì?
Làm thế nào để duy trì dân tộc tính? Đó là những mối bận tâm không chỉ với
người Việt yêu nước hiện nay nhưng nó còn là vấn đề của nhân loại. Cá nhân hiện
hữu như một nhân vị hình thành nên các dân tộc, những quốc gia hợp thành Hội
Quốc Liên và ngày nay là Liên Hợp Quốc xuất phát từ ý niệm về một nền Hòa Bình
Vĩnh Cửu của Kant - une paix perpétuelle.
Karl Jaspers với tác phẩm:
Situation spirituelle de notre temps…nếu có dịp đọc qua khiến chúng ta liên
tưởng đến một hiện tượng rất đáng ái ngại về thực trạng giáo dục Việt Nam chỉ
là một đống xà bần do những người quyết cố thủ với chủ nghĩa lỗi thời Mác Lê
lên nắm quyền làm giáo dục – la masse. Thứ đám đông này rồi một ngày tan rã
chạy còn hơn chế độ miền Nam trước đây vào 1975, một khi yếu tố tinh thần không
còn nơi bám víu ngoài yếu tố lệ thuộc Tàu, hoàn toàn khác dân tộc tính nó là
trụ cột chống đỡ khi quốc gia hưng vong. Cộng đồng dân tộc ý thức về nếp sống,
cách nghĩ về truyền thống riêng biệt của dân tộc mình, tinh thần thể hiện qua
Hồn nước!
Trái lại, cái khối kia nay chỉ là một tập họp trống rỗng mất hẳn yếu tố tinh thần về chiêu bài nhân danh giải phóng nhân loại, nên không mang tính kế thừa truyền thống, mọi thứ vô định trong cái định hướng xã hội chủ nghĩa, nó không còn đại diện cho nếp sống đầy ắp dân tộc tính của người Việt với thuyền thống nhân bản bao dung.
Trái lại, cái khối kia nay chỉ là một tập họp trống rỗng mất hẳn yếu tố tinh thần về chiêu bài nhân danh giải phóng nhân loại, nên không mang tính kế thừa truyền thống, mọi thứ vô định trong cái định hướng xã hội chủ nghĩa, nó không còn đại diện cho nếp sống đầy ắp dân tộc tính của người Việt với thuyền thống nhân bản bao dung.
Thứ văn hóa đám đông mang tính
chất tuyên truyền, như một công cụ ‘nói láo nhiều, nhiều mãi sẽ thành sự thật’
nó không mang tính ‘triết lý là đi đường’ mang tính tải đạo nhằm biến đổi trong
dân hướng về Cái Thiện Tối thượng –Le Souverain Bien.
Karl Jaspers viết “Giá trị của
một dân tộc ở tại chỗ nó in vào đời sống của người dân một con dấu của sự vĩnh
cửu” – ‘la valeur du peuple… consiste à imprimer sur sa vie elle même le sceau
d’étenité’.
Một dân tộc như Việt Nam luôn vui
buồn với chuyện Bà Âu Cơ đẻ trăm cái trứng, huyền thoại về Thánh Gióng, chuyện
Ngô Quyền, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Bùi Thị Xuân…
Khoa học sẽ không lấp nổi lỗ hổng
văn hóa bởi vì bao lâu con người tại thế như một loài thụ tạo vẫn không ngoài
chuyện ăn ngủ bài tiết, tệ hại khi ngã theo hướng các dục vọng khả giác, nên có
khi các phương tiện được phát minh nhằm phục vụ con người đã biến văn hóa giáo
dục trở thành cuộc chạy đua vật chất đến vong thân.
Sinh viên học sinh Việt Nam
ngày nay và trong tương lai?
Nền giáo dục Việt Nam hiện nay
khác hẳn mọi nền đào tạo trên thế giới, đó là học sinh học đến ‘quằn vai’, còn
sinh viên không có gì để học. Cuộc đời sinh viên là chạy lo kiếm kiếm sống và
thật sự đại học cũng không có gì để học theo nghĩa ‘điều quan trọng không phải
những gì giáo sư nói nhưng những gì các giáo sư gợi ý cho sinh viên’ Bởi vì các
giáo sư đại học ngày nay cách giảng dạy của một trường cấp bốn chứ không phải
phương pháp của đại học!
Văn hóa vốn là ‘Những gì còn lại
sau khi quên tất cả’, tự bản thân các cá nhân không thể có văn hóa, nó là một
sự tổng hợp từ di truyền, giáo dục, môi trường đang sống, chính đó là những
tiền đề căn để rất nền tảng để chúng ta có thể làm lại chính mình hầu biến đổi
toàn xã hội –refaire l’homme pour refaire la société.
Vậy đâu là chương trình giáo dục
cho tương lai?
Hiện tại như phân tích ở trên, nền giáo dục cộng sản chỉ là một bãi rác, thiếu nền tảng đạo đức, nặng nề về kiến thức đặt không đúng chỗ, vốn chạy theo Nga, nay lẽo đẽo chạy theo Tàu. Đó là sự nghèo nàn của tầng lớp gọi là có học, trí thức nước ta vào giai đoạn lịch sử dưới thời cai trị của Cộng sản. Cụ thể những cái đáng bỏ ngay như thứ triết học Mác Lê, chuyện khỉ thành người không ra làm sao khiến cả thầy trò trong các giờ này trở thành môn học dạy nói láo! Kinh hoàng thay cho một nền giáo dục phi nhân bản sẽ dẫn cả một dân tộc đến những hệ lụy khôn lường!
Không thể có phát minh gì của người Việt nếu cứ tiếp tục một nền giáo dục như hiện tại, với những kỳ kiểm tra liên tục trong năm tại trường đến các kỳ thi thuộc phạm vi quốc gia, một là chỉ làm cho các em kiệt sức ngay tại bậc trung tiểu học đến khi lên đại học đành chịu sư lụi tàn, còn đâu nữa mà tìm tòi, phát kiến: chanh đã vắt kỹ quá rồi còn đâu nước nữa! Và biết bao tệ nạn như hè phải học thêm, chính khóa giáo viên khi đứng lớp không dạy bao nhiêu ‘nồi cháo phổi’ dành cho các em đến học riêng tại nhà. Đó là sự thật!
Hiện tại như phân tích ở trên, nền giáo dục cộng sản chỉ là một bãi rác, thiếu nền tảng đạo đức, nặng nề về kiến thức đặt không đúng chỗ, vốn chạy theo Nga, nay lẽo đẽo chạy theo Tàu. Đó là sự nghèo nàn của tầng lớp gọi là có học, trí thức nước ta vào giai đoạn lịch sử dưới thời cai trị của Cộng sản. Cụ thể những cái đáng bỏ ngay như thứ triết học Mác Lê, chuyện khỉ thành người không ra làm sao khiến cả thầy trò trong các giờ này trở thành môn học dạy nói láo! Kinh hoàng thay cho một nền giáo dục phi nhân bản sẽ dẫn cả một dân tộc đến những hệ lụy khôn lường!
Không thể có phát minh gì của người Việt nếu cứ tiếp tục một nền giáo dục như hiện tại, với những kỳ kiểm tra liên tục trong năm tại trường đến các kỳ thi thuộc phạm vi quốc gia, một là chỉ làm cho các em kiệt sức ngay tại bậc trung tiểu học đến khi lên đại học đành chịu sư lụi tàn, còn đâu nữa mà tìm tòi, phát kiến: chanh đã vắt kỹ quá rồi còn đâu nước nữa! Và biết bao tệ nạn như hè phải học thêm, chính khóa giáo viên khi đứng lớp không dạy bao nhiêu ‘nồi cháo phổi’ dành cho các em đến học riêng tại nhà. Đó là sự thật!
Hãy giản lược ngay chương trình
xuống, ngày nghỉ hè dài hơn, vứt bỏ ngay những gì không còn phù hợp với thời
đại, điều khiển một quốc gia khác với lãnh đạo một tôn giáo. Tôn giáo như Chúa
nói ‘Nước của ta không thuộc về thế gian này’, ‘Phúc cho những ai không thấy mà
tin’. Còn trên phạm vi quyền lực trần thế phải giải quyết ngay những gì đang
xảy ra ở đây và bây giờ. Theo nguyên ngữ chính ngữ từ chính trị là điều khiển
các thị thành.
Phương pháp dạy hiện tại chỉ nhằm
truyền đạt không nhằm đối thoại tìm hiểu để chuyển biến con người, một nền giáo
dục nhân bản: người giáo dục cũng sẽ tự giáo dục.
Chương trình quá nặng ngoài sức
trung bình của phần lớn trẻ em khiến học sinh lười học, lười suy
nghĩ… Chúng ta đã quá nặng theo cách suy nghĩ của người Pháp và Nga
rằng bằng cấp sẽ mất giá trị do không bảo đảm chương trình. Người Pháp hay hỏi
bạn có bằng cấp gì? Người Đức thì hỏi bạn biết những gì? Còn người Anh sẽ hỏi
khả năng của bạn về gì? Và làm được những gì?
Học giả Lương Kim Định có lời
khuyên “Chúng ta nên theo người Anh. Đừng tiếc nuối ảnh hưởng của Pháp vì tuy
trọng văn bằng hơn đâu hết nhưng nay dẫn đầu thế giới về thành công là Mỹ, còn
về văn hóa là Đức. Cả hai nước đều không ngặt trong việc thi cử như Pháp”.
Mô hình đích thực theo đường lối
mới: khởi đầu nặng về thành nhân rồi dần dần đến thành công.
Tất cả mọi công dân phải học đạo
làm người vì thành nhân là chuyện của tất cả mọi người. Sau đó sẽ tùy theo theo
khả năng theo đuổi khoa học tự nhiên, xã hội của mỗi người tạo nên nên sự thành
công trong xã hội theo khả năng tri thức của mình. Thành nhân trên nền tảng từ
yếu tố di truyền của luật tự thân và được giáo dục qua văn bản kết tinh nhân
loại với Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền.
Tuổi trẻ chỉ có thể đến được với
thành nhân, một khi trưởng thành sẽ đến với thành công, đó là nền tảng của giáo
dục nhân quyền. Ngoài Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và các Công ước Quốc tế về
quyền dân sự… Đối với Luật tự thân phải bao gồm nội dung kinh điển như: Việt sử
diễn ca, Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi, Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du,
Chinh Phụ Ngâm…Phải học tiếng Anh như kinh điển từ bậc Tiểu học. Học giao tiếp
như một phong cách của con người trong thời đại ‘sống là sống với’.
Kết luận: Yếu tố chính cho một mô
hình giáo dục đích thực, đó là huấn nghiệp cho giáo viên và hướng nghiệp cho
học sinh, sinh viên, nền giáo dục hiện nay bỏ ngỏ! Triết lý sống cho một nền
giáo dục chính là huấn nghiệp và hướng nghiệp, hai nhân tố thiết yếu mở đường
cho một nền giáo dục ở tương lai.
Nguyễn Quang