Linh Tiến Khải
Phần đóng góp của Kitô giáo cho tương lai phát triển của Âu châu
Phỏng vấn ông Jorge Munhos Mayer, Tổng thư ký
tổ chức Caritas Âu châu, về phần đóng góp của Kitô giáo cho tương lai
tiến triển của Âu châu.
Trong hai ngày 27-28 tháng 10 vừa qua hội nghị về đề tài “Nghĩ lại Âu châu” đã diễn ra tại Roma với sự tham dự của các nhà chính trị, các Hồng Y, Giám Mục, các đại sứ, đại diện các phong trào và nhiều tín hữu kitô khác. Hội nghị đã do Uỷ ban Giám Mục Liên Hiệp Âu châu, gọi tắt là COMECE, tổ chức.
Trong buổi tiếp kiến 350 tham dự viên đại hội ĐTC Phanxicô kêu gọi các tín hữu kitô góp phần cải tổ tinh thần của Âu châu, đồng thời ngài cũng mời gọi các chính quyền của đại lục này nhìn nhận vai trò tích cực của tôn giáo trong xã hội. ĐTC khẳng định rằng nền tảng của Âu châu chính là con người và các cộng đoàn mà kitô hữu mong muốn và có thể góp phần xây dựng. Những viên gạch trong công trình xây dựng này là sự đối thoại, việc bao gồm mọi người, tình liên đới, phát triển và hoà bình. Ngài nói: “Trong một nghĩa nào đó, Âu châu phải là một nơi đối thoại, từ Đại Tây Dương tới các rặng núi vùng Ural, từ Bắc Cực đến Địa Trung Hải. Giống như diễn trường Agora ngày xưa Âu châu không phải chỉ là không gian kinh tế, nhưng còn là một con tim của chính trị”. ĐTC mời gọi mọi người cứu xét lại vai trò tích cực của tôn giáo trong xã hội, cũng như việc đối thoại liên tôn là điều có thể giữa các tín hữu kitô và hồi giáo tại Âu châu. Trong chiều hướng này ngài cảnh giác chống lại một thứ thành kiến duy thế tục vẫn còn thịnh hành, khiến cho người ta không nhận thức được giá trị của tôn giáo trong đời sống công cộng, và muốn đóng khung tôn giáo trong lãnh vực riêng tư. Nhưng khi làm như thế là người ta thiết lập một sự thống trị của một thứ tư tưởng một chiều duy nhất, là một hiện tượng rất phổ biến trong các môi trường quốc tế, để rồi coi việc khẳng định căn tính tôn giáo là một nguy hiểm đối với chủ nghĩa bá quyền của họ, và rốt cuộc tạo nên một sự đối nghịch giữa quyền tự do tôn giáo và các quyền căn bản khác.
** ĐTC cũng đề cập đến vấn đề thời sự di dân. Ngài nói: Âu châu phải trở thành một không gian bao gồm mọi người, nhưng đồng thời cũng đề cao giá trị của những khác biệt. Trong viễn tượng này người di cư là một tài nguyên hơn là một gánh nặng và không thể gạt bỏ tuỳ ý. Đàng khác các chính quyền cũng phải ý thức giải quyết một cách thận trọng vấn đề di dân. Tuy không phải là dựng lên những bức tường, nhưng cần làm thế nào để tiến trình di cư tuân hành các quy luật. Về phiá các người nhập cư họ phải tôn trọng và hấp thụ nền văn hoá của quốc gia tiếp đón họ.
Đề cập đến sự xung đột giữa các thế hệ chưa từng có ở Âu châu kể từ thập niên 1960 ĐTC cũng nhắc đến muà đông dân số tại đại lục này và nói rằng tại Âu châu người ta ít sinh con, và có quá nhiều thai nhi bị tước đoạt quyền được sinh ra. Đó cũng là vì người ta khám phá thấy rằng mình không có khả năng chuyển giao cho người trẻ những phương tiện vật chất và văn hoá giúp đương đầu với tương lai. Ngoài ra Âu châu cũng đang ở trong tình trạng thiếu trí nhớ. Do đó cần phải tái khám phá ra giá trị quá khứ của mình để làm cho hiện tại được phong phú và trao lại cho các thế hệt trẻ một tương lai hy vọng. Có biết bao nhiêu người trẻ đang ngỡ ngàng lạc hướng đứng trước sự vắng bóng các căn cội và viễn tượng, trong khi nền giáo dục phải có sự can thiệp và đóng góp của toàn xã hội.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý vị một số nhận định của ông Jorge Munhos Mayer, Tổng thư ký tổ chức Caritas Âu châu về phần đóng góp của Kitô giáo cho tương lai tiến triển của Âu châu.
Hỏi: Thưa ông, đâu là sứ mệnh và phần đóng góp của Caritas cho việc xây dựng Âu châu; và Caritas hành xử như thế nào trước các thách đố hiện nay như nạn nghèo túng, loại bỏ ngoài lề xã hội, tình trạng thiếu các cơ may, các hình thức nô lệ mới, nạn di cư ồ ạt vv. ?
Đáp: Trước hết cần phải có một viễn tượng quốc tế, các cuộc di cư không phải chỉ là vấn đề của Âu châu, vì đa số làn sóng di cư trên thế giới đang xảy ra tại các nước nghèo. Chúng ta phải ý thức được điều này: tại Âu châu chúng ta không được coi đó là gương mù gương xấu, hay hốt hoảng lo sợ các cuộc di cư, khi làn sóng di cư lớn đang xảy ta trong các quốc gia nghèo, nhiều khi vì nạn đói kém, chiến tranh xung khắc, bạo lực giữa các bộ tộc. Liên quan tới nghèo đói người ta nói rằng có tới 20-25% dân Âu châu sống dưới mức nghèo túng, và đây cũng là một lo âu lớn.
Trong bối cảnh này tổ chức Cartitas có chương trình “Người Samaritano nhân hậu”. Chúng tôi xem xét tình hình một người cần đưọc trợ giúp và đến hỗ trợ họ. Và chúng tôi là những ai? Đó là Giáo Hội, cộng đoàn của Giáo Hội, các người thiện nguyện, các nhân viên của Caritas lo lắng cho dân nghèo. Liên quan tới các người di cư Caritas hiện diện tại các quốc gia có nhu cầu, các nước bên Phi châu, châu Mỹ Latinh, cũng như tại các quốc gia Âu châu, trong đó di dân là một thực tại đau đớn. Người ta nói tới “các trẻ mồ côi âu châu”. Điều này có nghĩa là các người cha đi sang các quốc gia tây âu làm việc, bỏ con cái lại một mình ở với ông bà, hay để chúng lang thang trên đường phố… Nhưng Caritas có mặt tại đó bên Moldavia, bên Ucraina, bên Đức, và trợ giúp những ai cần được giúp đỡ. Tôi tin rằng đây là sứ điệp tốt: chúng tôi theo phương pháp cũ của Giáo Hội là “nhìn thấy, lượng định và hành động”. ĐTC Phanxicô cũng mời gọi chúng tôi thay đổi và nói: “lắng nghe, hiểu biết và đồng hành”. Chúng tôi hiện diện, nhìn thực tại, lắng nghe, hỏi xem cho biết tại sao lại xảy ra tình trạng này. Chúng tôi chú ý tới các nghiên cứu xã hội học và tìm hiểu xem tại sao lại xảy ra là họ tìm đến các nước của chúng tôi, tại sao có nạn nghèo đói trong các quốc gia của chúng tôi, rồi chúng tôi hành động và đồng hành với họ. Để cho họ là tác nhân chính, và luôn luôn đồng hành với họ.
Hỏi: Đây là trên bình diện của Giáo Hội. Thế còn trên bình diện của chính quyền thì ông hy vọng họ đáp ứng như thế nào?
Đáp: Đây là một công việc mà chúng tôi đang khám phá ra trong các năm qua: trợ giúp thôi thì không đủ. Chúng tôi tự đặt mình vào trong tình trạng của người Samaritano nhân hậu, và hỏi tại sao người này lại bị thương. Chúng tôi trình bầy các thực tại với các giới chức chính trị, kể cho nghe các điều đang xảy ra, và cho họ biết những gì tổ chức Caritas đang làm trong các phạm trù kitô. Chúng tôi đang chứng minh cho thấy rằng Nước Trời có thể hiện diện ngay ở đây, giữa chúng ta.
Trên bình diện chính trị và tình trạng nghèo túng điều này có nghĩa là gì? Chúng tôi khám phá ra rằng thật là điều quan trọng có các đường lối chính trị yểm trợ các gia đình, vì rất nhiều khi các đường lối này trợ giúp và bảo đảm cho có một hệ thống cứu trợ. Khi nó không hoạt động tốt, thì cần phải có các đường lối chính trị bảo vệ xã hội của Nhà nước. Và chúng tôi yêu cầu Nhà Nước có các đường lối chính trị bảo vệ xã hội, bao gồm các trợ giúp căn bản và các dịch vụ xã hội an sinh. Và chúng tôi cũng yêu cầu chính quyền và các nhà chính trị bảo đảm cho các đường lối chính trị tạo ra công ăn việc làm cho dân chúng, thế nào để họ có thể tham gia vào việc phát triển xã hội. Như thế Caritas chứng minh cho thấy có thể có một nền kinh tế khác có thể thực hiện được. ĐTC Phanxicô nói với chúng ta rằng “đó là nền kinh tế phép lạ”. Và ngài có lý. Caritas chúng tôi thấy rằng tại Âu châu đã có biết bao nhiêu người tự tử vì cuộc khủng hoảng kinh tế, có biết bao người chết vì không có được các trợ giúp y tế. Caritas nói rằng một nên kinh tế khác là điều có thể thực hiện được. Chúng tôi có các dự án kinh tế xã hội và liên đới, qua đó chúng tôi chứng minh cho thấy một nền kinh tế khác là điều có thể thực hiện được và điều quan trọng là bản vị con người và công ích.
Hỏi: Vậy theo ông đâu sẽ là bối cảnh có thể xảy ra, nếu chúng ta không hành động trước các thách đố hiện nay của Âu châu?
Đáp: Tôi tin rằng chúng ta không thể bất động. Thật ra Liên Hiệp Âu châu không thể không hành động. Vấn đề đó là hành động theo chiều hướng nào. Chúng tôi đề nghị có một quan điểm xây dựng Âu châu từ cộng đoàn, từ các khu phố, từ dân chúng, và như là Giáo Hội chúng tôi có nhiều kinh nghiệm. Chúng tôi đề nghị xây dựng một Âu châu trong đó không có gì thụt lùi đàng sau, một Âu châu không phải là pháo đài, ngăn chặn người khác, một Âu châu chỉ quanh quẩn bên trong chính mình. Âu châu có một trách nhiệm với thế giới, và chúng ta phải khởi hành từ điều phong phú và tốt lành của nó, và Âu châu đã đạt được một giai đoạn hoà bình hấp dẫn. Nó là phần của thế giới yểm trợ sự cộng tác phát triển nhiều nhất, trợ giúp các nước nghèo nhiều nhất. Phải nghĩ rằng Âu châu chỉ chiếm 7% dân số thế giới, nhưng lại tiêu thụ tới 50% chi phí xã hội. Điều này có nghĩa là chúng ta có nhiều điều tốt lành. Chúng ta có nền dân chủ, chúng ta có các quyền tự do. Tuy nhiên chúng ta lại chỉ ghi nhận các lý tưởng tiếp tục khiến cho thế giớí này, môi trường của chúng ta và của mọi người trở thành tồi tệ hơn.
Hỏi: Liên Hiệp Âu châu đã bảo đảm được một thời gian dài hoà bình. Theo ông điều này có đủ không?
Đáp: Tôi tin rằng một trong những nguy cơ mà chúng ta đang gặp trong Liên Hiệp Âu châu đó là nó đã khiến cho trật tự của các sự vật bị hư hỏng đi. Khi tạo dựng ra Liên Hiệp Âu châu người ta nhắm mục đích hoà bình, và các phương tiện là nền kinh tế. Có nghĩa là để đạt được hoà bình chúng tôi sẽ bảo đảm có sự tuỳ thuôc kinh tế nhau hơn. Nhưng mục đích là hoà bình. Thế mà chỉ trong vòng vài thập niên lại xảy ra là nó đã bị hư hoại, và điều đã là phương tiện lại trở thành mục đích. Chúng ta quên hoà bình, bởi vì chúng ta đã sử dung nó, chúng ta coi nó là điều bình thường. Giờ đây chúng ta nhìn quanh trên thế giới, và kết quả là hoà bình không là điều bình thường nữa. Vì thế Liên Hiệp Âu châu phải suy tư trở lại một lần nữa, và đặt lại tiến trình hoà bình, bản vị con người, công ích như là mục tiêu, và nền kinh tế phải là phương tiện giúp thực hiện điều đó. Ước chi các thoả hiệp và các thảo luận chính trị là các phương tiện giúp bảo đảm cho một sự phát triển nhân bản toàn diện.
Hỏi: Đâu là các chờ mong của ông đối với hội nghị này?
Đáp: Tôi mong đợi rằng trong Giáo Hội chúng ta đề cập nhiều hơn tới vấn đề này. Đây là một hội nghị tuyệt vời giúp cảm nghiệm được sự đa diện của các quan niệm mà chúng ta có trong Giáo Hội dựa trên các giá trị của Tin Mừng. Tôi cũng tin rằng một hội nghị rộng mở cho các nhà chính trị, các nhân vật quan trọng của thế giới dân sự, là một thúc đẩy để Giáo Hội cũng nói nhiều hơn với thế giới. Có nhiều điều hay đẹp trên thế giới, và chúng tôi phải lắng nghe các giá trị. Sự ý thức đức tin, việc lắng nghe các tín hữu, vì Chúa Thánh Thần cũng nói trong thế giới. Trong tổ chức Caritas chúng tôi hoạt động từ Giáo Hội, nhưng cũng có các tổ chức khác làm những việc trong đó Chúa Thánh Thần đang hành động, và các điều mà chúng tôi có thể học hỏi. Tôi chờ mong rằng sau hội nghị này chúng tôi tiếp tục đề cập tới các vấn đề này, suy luận ra, tạo ra niềm hy vọng. Ước chi chúng tôi hãnh diện về những gì đã đạt được trong Âu châu này, nhưng tiếp tục đề ra các mục tiêu lớn lao cho thế giới và cho chính chúng tôi.
Linh Tiến Khải
Trong hai ngày 27-28 tháng 10 vừa qua hội nghị về đề tài “Nghĩ lại Âu châu” đã diễn ra tại Roma với sự tham dự của các nhà chính trị, các Hồng Y, Giám Mục, các đại sứ, đại diện các phong trào và nhiều tín hữu kitô khác. Hội nghị đã do Uỷ ban Giám Mục Liên Hiệp Âu châu, gọi tắt là COMECE, tổ chức.
Trong buổi tiếp kiến 350 tham dự viên đại hội ĐTC Phanxicô kêu gọi các tín hữu kitô góp phần cải tổ tinh thần của Âu châu, đồng thời ngài cũng mời gọi các chính quyền của đại lục này nhìn nhận vai trò tích cực của tôn giáo trong xã hội. ĐTC khẳng định rằng nền tảng của Âu châu chính là con người và các cộng đoàn mà kitô hữu mong muốn và có thể góp phần xây dựng. Những viên gạch trong công trình xây dựng này là sự đối thoại, việc bao gồm mọi người, tình liên đới, phát triển và hoà bình. Ngài nói: “Trong một nghĩa nào đó, Âu châu phải là một nơi đối thoại, từ Đại Tây Dương tới các rặng núi vùng Ural, từ Bắc Cực đến Địa Trung Hải. Giống như diễn trường Agora ngày xưa Âu châu không phải chỉ là không gian kinh tế, nhưng còn là một con tim của chính trị”. ĐTC mời gọi mọi người cứu xét lại vai trò tích cực của tôn giáo trong xã hội, cũng như việc đối thoại liên tôn là điều có thể giữa các tín hữu kitô và hồi giáo tại Âu châu. Trong chiều hướng này ngài cảnh giác chống lại một thứ thành kiến duy thế tục vẫn còn thịnh hành, khiến cho người ta không nhận thức được giá trị của tôn giáo trong đời sống công cộng, và muốn đóng khung tôn giáo trong lãnh vực riêng tư. Nhưng khi làm như thế là người ta thiết lập một sự thống trị của một thứ tư tưởng một chiều duy nhất, là một hiện tượng rất phổ biến trong các môi trường quốc tế, để rồi coi việc khẳng định căn tính tôn giáo là một nguy hiểm đối với chủ nghĩa bá quyền của họ, và rốt cuộc tạo nên một sự đối nghịch giữa quyền tự do tôn giáo và các quyền căn bản khác.
** ĐTC cũng đề cập đến vấn đề thời sự di dân. Ngài nói: Âu châu phải trở thành một không gian bao gồm mọi người, nhưng đồng thời cũng đề cao giá trị của những khác biệt. Trong viễn tượng này người di cư là một tài nguyên hơn là một gánh nặng và không thể gạt bỏ tuỳ ý. Đàng khác các chính quyền cũng phải ý thức giải quyết một cách thận trọng vấn đề di dân. Tuy không phải là dựng lên những bức tường, nhưng cần làm thế nào để tiến trình di cư tuân hành các quy luật. Về phiá các người nhập cư họ phải tôn trọng và hấp thụ nền văn hoá của quốc gia tiếp đón họ.
Đề cập đến sự xung đột giữa các thế hệ chưa từng có ở Âu châu kể từ thập niên 1960 ĐTC cũng nhắc đến muà đông dân số tại đại lục này và nói rằng tại Âu châu người ta ít sinh con, và có quá nhiều thai nhi bị tước đoạt quyền được sinh ra. Đó cũng là vì người ta khám phá thấy rằng mình không có khả năng chuyển giao cho người trẻ những phương tiện vật chất và văn hoá giúp đương đầu với tương lai. Ngoài ra Âu châu cũng đang ở trong tình trạng thiếu trí nhớ. Do đó cần phải tái khám phá ra giá trị quá khứ của mình để làm cho hiện tại được phong phú và trao lại cho các thế hệt trẻ một tương lai hy vọng. Có biết bao nhiêu người trẻ đang ngỡ ngàng lạc hướng đứng trước sự vắng bóng các căn cội và viễn tượng, trong khi nền giáo dục phải có sự can thiệp và đóng góp của toàn xã hội.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý vị một số nhận định của ông Jorge Munhos Mayer, Tổng thư ký tổ chức Caritas Âu châu về phần đóng góp của Kitô giáo cho tương lai tiến triển của Âu châu.
Hỏi: Thưa ông, đâu là sứ mệnh và phần đóng góp của Caritas cho việc xây dựng Âu châu; và Caritas hành xử như thế nào trước các thách đố hiện nay như nạn nghèo túng, loại bỏ ngoài lề xã hội, tình trạng thiếu các cơ may, các hình thức nô lệ mới, nạn di cư ồ ạt vv. ?
Đáp: Trước hết cần phải có một viễn tượng quốc tế, các cuộc di cư không phải chỉ là vấn đề của Âu châu, vì đa số làn sóng di cư trên thế giới đang xảy ra tại các nước nghèo. Chúng ta phải ý thức được điều này: tại Âu châu chúng ta không được coi đó là gương mù gương xấu, hay hốt hoảng lo sợ các cuộc di cư, khi làn sóng di cư lớn đang xảy ta trong các quốc gia nghèo, nhiều khi vì nạn đói kém, chiến tranh xung khắc, bạo lực giữa các bộ tộc. Liên quan tới nghèo đói người ta nói rằng có tới 20-25% dân Âu châu sống dưới mức nghèo túng, và đây cũng là một lo âu lớn.
Trong bối cảnh này tổ chức Cartitas có chương trình “Người Samaritano nhân hậu”. Chúng tôi xem xét tình hình một người cần đưọc trợ giúp và đến hỗ trợ họ. Và chúng tôi là những ai? Đó là Giáo Hội, cộng đoàn của Giáo Hội, các người thiện nguyện, các nhân viên của Caritas lo lắng cho dân nghèo. Liên quan tới các người di cư Caritas hiện diện tại các quốc gia có nhu cầu, các nước bên Phi châu, châu Mỹ Latinh, cũng như tại các quốc gia Âu châu, trong đó di dân là một thực tại đau đớn. Người ta nói tới “các trẻ mồ côi âu châu”. Điều này có nghĩa là các người cha đi sang các quốc gia tây âu làm việc, bỏ con cái lại một mình ở với ông bà, hay để chúng lang thang trên đường phố… Nhưng Caritas có mặt tại đó bên Moldavia, bên Ucraina, bên Đức, và trợ giúp những ai cần được giúp đỡ. Tôi tin rằng đây là sứ điệp tốt: chúng tôi theo phương pháp cũ của Giáo Hội là “nhìn thấy, lượng định và hành động”. ĐTC Phanxicô cũng mời gọi chúng tôi thay đổi và nói: “lắng nghe, hiểu biết và đồng hành”. Chúng tôi hiện diện, nhìn thực tại, lắng nghe, hỏi xem cho biết tại sao lại xảy ra tình trạng này. Chúng tôi chú ý tới các nghiên cứu xã hội học và tìm hiểu xem tại sao lại xảy ra là họ tìm đến các nước của chúng tôi, tại sao có nạn nghèo đói trong các quốc gia của chúng tôi, rồi chúng tôi hành động và đồng hành với họ. Để cho họ là tác nhân chính, và luôn luôn đồng hành với họ.
Hỏi: Đây là trên bình diện của Giáo Hội. Thế còn trên bình diện của chính quyền thì ông hy vọng họ đáp ứng như thế nào?
Đáp: Đây là một công việc mà chúng tôi đang khám phá ra trong các năm qua: trợ giúp thôi thì không đủ. Chúng tôi tự đặt mình vào trong tình trạng của người Samaritano nhân hậu, và hỏi tại sao người này lại bị thương. Chúng tôi trình bầy các thực tại với các giới chức chính trị, kể cho nghe các điều đang xảy ra, và cho họ biết những gì tổ chức Caritas đang làm trong các phạm trù kitô. Chúng tôi đang chứng minh cho thấy rằng Nước Trời có thể hiện diện ngay ở đây, giữa chúng ta.
Trên bình diện chính trị và tình trạng nghèo túng điều này có nghĩa là gì? Chúng tôi khám phá ra rằng thật là điều quan trọng có các đường lối chính trị yểm trợ các gia đình, vì rất nhiều khi các đường lối này trợ giúp và bảo đảm cho có một hệ thống cứu trợ. Khi nó không hoạt động tốt, thì cần phải có các đường lối chính trị bảo vệ xã hội của Nhà nước. Và chúng tôi yêu cầu Nhà Nước có các đường lối chính trị bảo vệ xã hội, bao gồm các trợ giúp căn bản và các dịch vụ xã hội an sinh. Và chúng tôi cũng yêu cầu chính quyền và các nhà chính trị bảo đảm cho các đường lối chính trị tạo ra công ăn việc làm cho dân chúng, thế nào để họ có thể tham gia vào việc phát triển xã hội. Như thế Caritas chứng minh cho thấy có thể có một nền kinh tế khác có thể thực hiện được. ĐTC Phanxicô nói với chúng ta rằng “đó là nền kinh tế phép lạ”. Và ngài có lý. Caritas chúng tôi thấy rằng tại Âu châu đã có biết bao nhiêu người tự tử vì cuộc khủng hoảng kinh tế, có biết bao người chết vì không có được các trợ giúp y tế. Caritas nói rằng một nên kinh tế khác là điều có thể thực hiện được. Chúng tôi có các dự án kinh tế xã hội và liên đới, qua đó chúng tôi chứng minh cho thấy một nền kinh tế khác là điều có thể thực hiện được và điều quan trọng là bản vị con người và công ích.
Hỏi: Vậy theo ông đâu sẽ là bối cảnh có thể xảy ra, nếu chúng ta không hành động trước các thách đố hiện nay của Âu châu?
Đáp: Tôi tin rằng chúng ta không thể bất động. Thật ra Liên Hiệp Âu châu không thể không hành động. Vấn đề đó là hành động theo chiều hướng nào. Chúng tôi đề nghị có một quan điểm xây dựng Âu châu từ cộng đoàn, từ các khu phố, từ dân chúng, và như là Giáo Hội chúng tôi có nhiều kinh nghiệm. Chúng tôi đề nghị xây dựng một Âu châu trong đó không có gì thụt lùi đàng sau, một Âu châu không phải là pháo đài, ngăn chặn người khác, một Âu châu chỉ quanh quẩn bên trong chính mình. Âu châu có một trách nhiệm với thế giới, và chúng ta phải khởi hành từ điều phong phú và tốt lành của nó, và Âu châu đã đạt được một giai đoạn hoà bình hấp dẫn. Nó là phần của thế giới yểm trợ sự cộng tác phát triển nhiều nhất, trợ giúp các nước nghèo nhiều nhất. Phải nghĩ rằng Âu châu chỉ chiếm 7% dân số thế giới, nhưng lại tiêu thụ tới 50% chi phí xã hội. Điều này có nghĩa là chúng ta có nhiều điều tốt lành. Chúng ta có nền dân chủ, chúng ta có các quyền tự do. Tuy nhiên chúng ta lại chỉ ghi nhận các lý tưởng tiếp tục khiến cho thế giớí này, môi trường của chúng ta và của mọi người trở thành tồi tệ hơn.
Hỏi: Liên Hiệp Âu châu đã bảo đảm được một thời gian dài hoà bình. Theo ông điều này có đủ không?
Đáp: Tôi tin rằng một trong những nguy cơ mà chúng ta đang gặp trong Liên Hiệp Âu châu đó là nó đã khiến cho trật tự của các sự vật bị hư hỏng đi. Khi tạo dựng ra Liên Hiệp Âu châu người ta nhắm mục đích hoà bình, và các phương tiện là nền kinh tế. Có nghĩa là để đạt được hoà bình chúng tôi sẽ bảo đảm có sự tuỳ thuôc kinh tế nhau hơn. Nhưng mục đích là hoà bình. Thế mà chỉ trong vòng vài thập niên lại xảy ra là nó đã bị hư hoại, và điều đã là phương tiện lại trở thành mục đích. Chúng ta quên hoà bình, bởi vì chúng ta đã sử dung nó, chúng ta coi nó là điều bình thường. Giờ đây chúng ta nhìn quanh trên thế giới, và kết quả là hoà bình không là điều bình thường nữa. Vì thế Liên Hiệp Âu châu phải suy tư trở lại một lần nữa, và đặt lại tiến trình hoà bình, bản vị con người, công ích như là mục tiêu, và nền kinh tế phải là phương tiện giúp thực hiện điều đó. Ước chi các thoả hiệp và các thảo luận chính trị là các phương tiện giúp bảo đảm cho một sự phát triển nhân bản toàn diện.
Hỏi: Đâu là các chờ mong của ông đối với hội nghị này?
Đáp: Tôi mong đợi rằng trong Giáo Hội chúng ta đề cập nhiều hơn tới vấn đề này. Đây là một hội nghị tuyệt vời giúp cảm nghiệm được sự đa diện của các quan niệm mà chúng ta có trong Giáo Hội dựa trên các giá trị của Tin Mừng. Tôi cũng tin rằng một hội nghị rộng mở cho các nhà chính trị, các nhân vật quan trọng của thế giới dân sự, là một thúc đẩy để Giáo Hội cũng nói nhiều hơn với thế giới. Có nhiều điều hay đẹp trên thế giới, và chúng tôi phải lắng nghe các giá trị. Sự ý thức đức tin, việc lắng nghe các tín hữu, vì Chúa Thánh Thần cũng nói trong thế giới. Trong tổ chức Caritas chúng tôi hoạt động từ Giáo Hội, nhưng cũng có các tổ chức khác làm những việc trong đó Chúa Thánh Thần đang hành động, và các điều mà chúng tôi có thể học hỏi. Tôi chờ mong rằng sau hội nghị này chúng tôi tiếp tục đề cập tới các vấn đề này, suy luận ra, tạo ra niềm hy vọng. Ước chi chúng tôi hãnh diện về những gì đã đạt được trong Âu châu này, nhưng tiếp tục đề ra các mục tiêu lớn lao cho thế giới và cho chính chúng tôi.
Linh Tiến Khải