Linh Tiến Khải
Cuộc hội thảo về việc trợ giúp các nạn nhân nạn buôn người
Phỏng vấn Đức Cha Sanchez Sorondo, chưởng ấn
Hàn lâm viện giáo hoàng các khoa học xã hội, về cuộc hội thảo “Trợ giúp
các nạn nhân nạn buôn người”
Trong các ngày từ mùng 4 tới mùng 6 tháng 11 vừa qua, Hàn lâm viện giáo hoàng các khoa học xã hội đã cùng với hiệp hội Liên minh toàn cầu trợ giúp pháp lý, tổ chức một cuộc hội thảo về đề tài: “Trợ giúp các nạn nhân nạn buôn người- Thực thi tốt nhất cho việc tái hội nhập, trợ giúp pháp lý và bù đắp”.
Cuộc hội thảo đã diễn ra tại Casina Pio IV trong nội thành Vaticăng với sự tham dự của nhiều giới chức chính trị, xã hội, tôn giáo và các chuyên viên tâm lý, xã hội. Mục đích cuộc hội thảo là để tìm ra các phương thức tốt nhất cho việc trợ giúp pháp lý, bồi thường và tái hội nhập các nạn nhân vào cuộc sống xã hội. Trong các ngày hội thảo hàng chục chuyên viên tham dự đã trao đổi ý kiến liên quan tới nạn buôn người, và đề ra các phương thức hữu hiệu giúp trao trả lại nhân phẩm cho các nạn nhân và hội nhập họ vào cuộc sống xã hội. Các tham dự viên cũng phân tích các sáng kiến, tuy có các ý hướng tốt, nhưng đã tỏ ra không được hữu hiệu.
Hồi cuối tháng 7 vừa qua tở chức quốc tế “Cứu các trẻ em” đã công bố một bản tường trình cho biết một phần tư các nạn nhân của tệ nạn buôn bán ngưòi là trẻ em hay người trẻ vị thành niên. Con số nạn nhân trẻ em hay người trẻ mới lớn mại dâm gia tăng trên các đường phố Italia. Các ngưởi trẻ di cư không có người lớn đi kèm dễ gặp nguy cơ hơn cả. Số các thiếu nữ Nigeria ngày càng nhỏ tuổi bị cưỡng bách làm điếm ngày càng nhiều. Số người trẻ Bangladesh bị khai thác bóc lột lao động đen gia tăng, cũng như hàng ngàn trẻ vị thành niên di cư bị chặn tại các biên giới không được vào Âu châu. Tài liệu do tổ chức “Cứu các trẻ em” công bố có tựa đề là “Các nô lệ nhỏ vô hình 2017”. Nó cống hiến cho người đọc các nét giúp nhận diện các nạn nhân và những kẻ khai thác hay xúc phạm đến các em. Trên tổng số 63.251 trường hợp ghi nhận trên bình diện toàn cầu có tới 17.710 vụ liên quan tới các trẻ em hay người trẻ vị thành niên, tức một phần tư tổng số các nạn nhân, đa số là phái nữ, 12.650 em. Hiện tượng này cũng sâu rộng trong các quốc gia đông âu, nơi trong năm 2016 có ít nhất 15.846 nạn nhân, trong đó có 76% là phụ nữ và 15% là trẻ vị thành niên, tức 2.375 em. Hình thức khai thác chính là mại dâm chiếm 67% các trường hợp, khai thác lao động 21%., nhất là trong lãnh vực nông nghiệp, sản xuất đồ vật, xây cất, làm việc tại gia và trong các quán ăn.
** Tại Italia trong năm 2016 số các nạn nhân được kiểm kê và hội nhập vào chương trình bảo vệ là 1.172 người, trong đó có 954 phụ nữ và 11 trẻ em và thanh thiếu niên đa số là phái nữ, chiếm 84%. Trong số các nạn nhân vị thành niên đông nhất là người Nigeria chiếm 67% và Rumani chiến 8%. Ngoài các hình thức khai thác kinh tế bất hợp pháp như bán ma tuý chiếm 10%, lao động 5,4% và ăn xin 3,6%, đa số là khai thác tình dục chiếm 50% và hiện tượng khai thác tình dục này rất tiếc ngày càng gia tăng.
Italia cũng là điểm đổ bộ của ngươi di cư nạn nhân của nạn buôn người. Họ từ nhiều nước đến Libia và khởi hành từ bờ biển Libia vượt Địa Trung Hải đến Italia. Trong năm 2016 con số các trẻ vị thành niên không có người lớn đi kèm gia tăng gấp đôi, tức vọt lên 25.846 em. Các người di dân tìm sang các nước Âu châu thường phải trả một số tiền khá lớn có khi lên tới 10.000 mỹ kim.
Dịch vụ buôn người này hàng năm khiến cho các tổ chức tội phạm thu vào 32 tỷ mỹ kim tiền lời, chỉ đứng hàng thứ hai sau việc buôn bán ma tuý. Tại Âu châu các tổ chức tội phạm này có số nhân lực khoảng 13.000 người trong đó có hơn 3.000 là phụ nữ.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý vị nội dung bài phỏng vấn ĐC Sorondo dành cho phái viên Mabel Griselda Mutual của chương trình Tây Ban Nha đài Vaticăng, về cuộc hội thảo nói trên.
ĐC Sorondo người Argentina, sinh năm 1942 tại Buenos Aires. Ngài đã theo học tại Đại học giáo hoàng Angelicum của các cha dòng Đaminh ở Roma và lấy bằng tiến sĩ Thần học. Sau đó cha Sorondo theo học triết và lấy bằng tiến sĩ tại đại học Perugia. Trong các năm 1976-1998 cha dậy môn lịch sử triết học tại Đại học giáo hoàng Laterano ở Roma, và từng là phân khoa trưởng phân khoa triết học tại đây. Trong các năm 1998-2014 cha là giáo sư lịch sử triết học tại đại học tự do Đức Maria Rất Thánh hồn xác lên trời ở Roma. Năm 1999 cha được chỉ định làm Chưởng Ấn Hàn lâm viện các khoa và khoa xã hội học. Năm 2001 cha được Đức Gioan Phaolô II chỉ định làm Giám Mục, và năm 2011 Đức Biển Đức XVI chỉ định ĐC làm thành viên Uỷ ban Châu Mỹ Latinh. ĐC Sorondo là tác giả của nhiều sách và các bài khảo luận. ĐC cũng đã nhận được huy chương danh dự của nhiều nước âu châu.
Hỏi: Thưa ĐC Sorondo, ĐTC Phanxicô đã rất chú ý tới nạn buôn bán người và đang cố gắng làm tất cả những gì có thể để nhổ tận gốc rễ tệ nạn này, cũng như nạn mai dâm và buôn bán cơ phận người, có đúng thế không?
Đáp: Vâng đúng thế, trong các năm qua chúng tôi đã nghiên cứu cả ba vấn đề. Công việc trong các ngày này rất quan trọng, bởi vì chúng tôi đã nhận diện ra các thực hành cụ thể. Chúng tôi biết chiều kích sâu rộng của vấn đề, hay ít nhất là đỉnh nhỏ của tảng băng khổng lồ bên dưới.
Hỏi: Tảng băng của nạn buôn người to lớn như thế nào thưa ĐC?
Đáp: Chúng tôi biết rằng dịch vụ buôn người đem lại lợi nhuận hằng năm lên tới 150 tỷ mỹ kim. Chúng tôi cũng biết rằng tiền bảo đảm trung bình cho mỗi một phụ nữ mại dâm là 5.000 mỹ kim, có nghĩa đây là một vụ thương mại rất lớn. Thảm cảnh này rất lớn. Chính vì thế các Giáo Hoàng đã định nghĩa nó là một tội phạm chống lại nhân loại. Chúng tôi biết tầm sâu rộng của hiện tượng này, vì vậy giờ đây chúng tôi tìm đưa ra các thực hành giúp các nạn nhân ra khỏi tệ nạn này.
Hỏi: Trong hai ngày làm việc các tham dự viên gồm các trạng sư, chuyên viên nhân chủng học, xã hội học, các tu sĩ nam nữ đã nhấn mạnh điều gì thưa ĐC?
Đáp: Mọi người đều đồng ý với nhau trên một nền tảng chung. Đó là việc quan trọng đặt để nạn nhân vào trọng tâm như là một bản vị con người, cần được hội nhập vào xã hội. Và điều này các cá nhân và nhà nước phải lo lắng thực hiện. Nếu nạn nhân là người nước ngoài, thì cần phải cho họ có khả thể trở về nước. Phải làm sao để họ có một cuộc sống xứng đáng tại quê hương của họ hay tại quốc gia tiếp đón họ. Khi họ là người ngoại quốc, chúng tôi yêu cầu phải cho họ một thời hạn cần thiết để nạn nhân được phục hồi nhân phẩm và tái hội nhập vào đời sống bình thường.
Hỏi: Như vậy là có nhiều kiểu, hay nhiều mô thức tái hội nhập xã hội khác nhau. Trong trường hợp của Mêhicô chẳng hạn mô thức này ra sao thưa ĐC?
Đáp: Mô thức Mêhicô bao gồm việc theo dõi một lộ trình bắt đầu với việc công khai thừa nhận sự phản bội khiến cho họ trở thành nạn nhân; tiếp theo đó là đề nghị họ hội nhập vào xã hội trong một hình thức sống bình thường, với một công ăn việc làm bình thường, cũng như khả thể học hành trở lại. Với hình thức này tất cả các nạn nhân đều đi học trở lại. Đã có 300 nạn nhân, nhất là của nạn mại dâm, tất cả đều đang học hành hay có một việc làm hay có một bàn giấy làm việc. Và tất cả đều có bằng được chính quyền thừa nhận.
Hỏi: Thưa ĐC, vấn đề thì rộng lớn, nhu cầu thì mênh mông. Tuy Giáo Hội đã luôn cố gắng chú ý tới tệ nạn này, nhưng cũng có các hạn hẹp cũng như hiệu năng của mô thức được áp dụng bên Mêhicô, có đúng thế không?
Đáp: Vâng đúng vậy. Ý tưởng chính là hội nhập các nạn nhân vào cuộc sống xã hội, nhưng đây là điểu rất khó, vì họ lại dễ tái rơi vào tình trạng cũ. Nếu chỉ cho họ sức mạnh tâm lý và việc hoán cải tinh thần thôi và đây là điều nền tảng, mà không cho họ một dụng cụ giúp hội nhập vào đời sống bình thường, thì mới chỉ đi được nửa một đường thôi.
Tôi tin rằng mô thức này thêm vào việc cống hiến cho họ khả thể, khả năng và bằng cấp để họ có thể bước vào trong một cuộc sống với một nghề nghiệp xứng đáng, thừa nhận phẩm giá của họ, và hơn thế nữa khiến cho họ ưa thích công việc làm của họ.
Hỏi: Mô thức đang được thực hành bên Mêhicô có thể áp dụng trên bình diện quốc tế không, đặc biệt là cho các quốc gia châu Mỹ Latinh thưa ĐC?
Đáp: Dĩ nhiên là có thể áp dụng nó trên bình diện quốc tế. Nhưng trong các quốc gia “angloxason” có một hệ thống giáo dục mắc mỏ, và chính quyền lo sợ khi phải áp dụng mô thức này. Nhưng câu chuyện dễ dàng hơn trong các nước có nền giáo dục miễn phí. Nó cũng đang hướng tới chỗ cũng bao gồm các nước “angloxason” nữa.
Hỏi: Thưa ĐC chưởng ấn Hàn lâm viện giáo hoàng các khoa học xã hội, ĐC nghĩ gì liên quan tới vấn đề “liên mạng đen” hay khiá cạnh đen tối của mạng lưới truyền thông, từ đó sự dữ có thể hoạt động và lan tràn ngày càng mới mẻ hơn và ngày càng hữu hiệu, rộng rãi và cùng khắp hơn?
Đáp: Đây đã là điều ĐTC Phanxicô nói tới trong buổi tiếp kiến các tham dự viên cuộc hội thảo ngày mùng 6 tháng 10 vừa qua, về “phẩm giá của các trẻ em vị thành niên trong thế giới vi tính”. Theo các chỉ dẫn của ĐTC Hàn lâm viện giáo hoàng về các khoa học xã hội cần phải nghiên cứu vấn đề này. Vì thế việc nghiên cứu đang tiến hành bởi các chuyên viên có thể đương đầu với hiện tượng này, nghĩa là với sự hợp tác của cảnh sát và quân đội, là các giai tầng xã hội hiểu biết đề tài “liên mạng đen” rất rành rẽ. Như ĐTC đã nói trong cuộc gặp gỡ liên quan tới trẻ em, liên mạng Internet có thể biến thành dụng cụ tốt, nhưng trong lúc này cũng đang trở thành một dụng cụ kinh hoàng của sự dữ.
Linh Tiến Khải
Trong các ngày từ mùng 4 tới mùng 6 tháng 11 vừa qua, Hàn lâm viện giáo hoàng các khoa học xã hội đã cùng với hiệp hội Liên minh toàn cầu trợ giúp pháp lý, tổ chức một cuộc hội thảo về đề tài: “Trợ giúp các nạn nhân nạn buôn người- Thực thi tốt nhất cho việc tái hội nhập, trợ giúp pháp lý và bù đắp”.
Cuộc hội thảo đã diễn ra tại Casina Pio IV trong nội thành Vaticăng với sự tham dự của nhiều giới chức chính trị, xã hội, tôn giáo và các chuyên viên tâm lý, xã hội. Mục đích cuộc hội thảo là để tìm ra các phương thức tốt nhất cho việc trợ giúp pháp lý, bồi thường và tái hội nhập các nạn nhân vào cuộc sống xã hội. Trong các ngày hội thảo hàng chục chuyên viên tham dự đã trao đổi ý kiến liên quan tới nạn buôn người, và đề ra các phương thức hữu hiệu giúp trao trả lại nhân phẩm cho các nạn nhân và hội nhập họ vào cuộc sống xã hội. Các tham dự viên cũng phân tích các sáng kiến, tuy có các ý hướng tốt, nhưng đã tỏ ra không được hữu hiệu.
Hồi cuối tháng 7 vừa qua tở chức quốc tế “Cứu các trẻ em” đã công bố một bản tường trình cho biết một phần tư các nạn nhân của tệ nạn buôn bán ngưòi là trẻ em hay người trẻ vị thành niên. Con số nạn nhân trẻ em hay người trẻ mới lớn mại dâm gia tăng trên các đường phố Italia. Các ngưởi trẻ di cư không có người lớn đi kèm dễ gặp nguy cơ hơn cả. Số các thiếu nữ Nigeria ngày càng nhỏ tuổi bị cưỡng bách làm điếm ngày càng nhiều. Số người trẻ Bangladesh bị khai thác bóc lột lao động đen gia tăng, cũng như hàng ngàn trẻ vị thành niên di cư bị chặn tại các biên giới không được vào Âu châu. Tài liệu do tổ chức “Cứu các trẻ em” công bố có tựa đề là “Các nô lệ nhỏ vô hình 2017”. Nó cống hiến cho người đọc các nét giúp nhận diện các nạn nhân và những kẻ khai thác hay xúc phạm đến các em. Trên tổng số 63.251 trường hợp ghi nhận trên bình diện toàn cầu có tới 17.710 vụ liên quan tới các trẻ em hay người trẻ vị thành niên, tức một phần tư tổng số các nạn nhân, đa số là phái nữ, 12.650 em. Hiện tượng này cũng sâu rộng trong các quốc gia đông âu, nơi trong năm 2016 có ít nhất 15.846 nạn nhân, trong đó có 76% là phụ nữ và 15% là trẻ vị thành niên, tức 2.375 em. Hình thức khai thác chính là mại dâm chiếm 67% các trường hợp, khai thác lao động 21%., nhất là trong lãnh vực nông nghiệp, sản xuất đồ vật, xây cất, làm việc tại gia và trong các quán ăn.
** Tại Italia trong năm 2016 số các nạn nhân được kiểm kê và hội nhập vào chương trình bảo vệ là 1.172 người, trong đó có 954 phụ nữ và 11 trẻ em và thanh thiếu niên đa số là phái nữ, chiếm 84%. Trong số các nạn nhân vị thành niên đông nhất là người Nigeria chiếm 67% và Rumani chiến 8%. Ngoài các hình thức khai thác kinh tế bất hợp pháp như bán ma tuý chiếm 10%, lao động 5,4% và ăn xin 3,6%, đa số là khai thác tình dục chiếm 50% và hiện tượng khai thác tình dục này rất tiếc ngày càng gia tăng.
Italia cũng là điểm đổ bộ của ngươi di cư nạn nhân của nạn buôn người. Họ từ nhiều nước đến Libia và khởi hành từ bờ biển Libia vượt Địa Trung Hải đến Italia. Trong năm 2016 con số các trẻ vị thành niên không có người lớn đi kèm gia tăng gấp đôi, tức vọt lên 25.846 em. Các người di dân tìm sang các nước Âu châu thường phải trả một số tiền khá lớn có khi lên tới 10.000 mỹ kim.
Dịch vụ buôn người này hàng năm khiến cho các tổ chức tội phạm thu vào 32 tỷ mỹ kim tiền lời, chỉ đứng hàng thứ hai sau việc buôn bán ma tuý. Tại Âu châu các tổ chức tội phạm này có số nhân lực khoảng 13.000 người trong đó có hơn 3.000 là phụ nữ.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý vị nội dung bài phỏng vấn ĐC Sorondo dành cho phái viên Mabel Griselda Mutual của chương trình Tây Ban Nha đài Vaticăng, về cuộc hội thảo nói trên.
ĐC Sorondo người Argentina, sinh năm 1942 tại Buenos Aires. Ngài đã theo học tại Đại học giáo hoàng Angelicum của các cha dòng Đaminh ở Roma và lấy bằng tiến sĩ Thần học. Sau đó cha Sorondo theo học triết và lấy bằng tiến sĩ tại đại học Perugia. Trong các năm 1976-1998 cha dậy môn lịch sử triết học tại Đại học giáo hoàng Laterano ở Roma, và từng là phân khoa trưởng phân khoa triết học tại đây. Trong các năm 1998-2014 cha là giáo sư lịch sử triết học tại đại học tự do Đức Maria Rất Thánh hồn xác lên trời ở Roma. Năm 1999 cha được chỉ định làm Chưởng Ấn Hàn lâm viện các khoa và khoa xã hội học. Năm 2001 cha được Đức Gioan Phaolô II chỉ định làm Giám Mục, và năm 2011 Đức Biển Đức XVI chỉ định ĐC làm thành viên Uỷ ban Châu Mỹ Latinh. ĐC Sorondo là tác giả của nhiều sách và các bài khảo luận. ĐC cũng đã nhận được huy chương danh dự của nhiều nước âu châu.
Hỏi: Thưa ĐC Sorondo, ĐTC Phanxicô đã rất chú ý tới nạn buôn bán người và đang cố gắng làm tất cả những gì có thể để nhổ tận gốc rễ tệ nạn này, cũng như nạn mai dâm và buôn bán cơ phận người, có đúng thế không?
Đáp: Vâng đúng thế, trong các năm qua chúng tôi đã nghiên cứu cả ba vấn đề. Công việc trong các ngày này rất quan trọng, bởi vì chúng tôi đã nhận diện ra các thực hành cụ thể. Chúng tôi biết chiều kích sâu rộng của vấn đề, hay ít nhất là đỉnh nhỏ của tảng băng khổng lồ bên dưới.
Hỏi: Tảng băng của nạn buôn người to lớn như thế nào thưa ĐC?
Đáp: Chúng tôi biết rằng dịch vụ buôn người đem lại lợi nhuận hằng năm lên tới 150 tỷ mỹ kim. Chúng tôi cũng biết rằng tiền bảo đảm trung bình cho mỗi một phụ nữ mại dâm là 5.000 mỹ kim, có nghĩa đây là một vụ thương mại rất lớn. Thảm cảnh này rất lớn. Chính vì thế các Giáo Hoàng đã định nghĩa nó là một tội phạm chống lại nhân loại. Chúng tôi biết tầm sâu rộng của hiện tượng này, vì vậy giờ đây chúng tôi tìm đưa ra các thực hành giúp các nạn nhân ra khỏi tệ nạn này.
Hỏi: Trong hai ngày làm việc các tham dự viên gồm các trạng sư, chuyên viên nhân chủng học, xã hội học, các tu sĩ nam nữ đã nhấn mạnh điều gì thưa ĐC?
Đáp: Mọi người đều đồng ý với nhau trên một nền tảng chung. Đó là việc quan trọng đặt để nạn nhân vào trọng tâm như là một bản vị con người, cần được hội nhập vào xã hội. Và điều này các cá nhân và nhà nước phải lo lắng thực hiện. Nếu nạn nhân là người nước ngoài, thì cần phải cho họ có khả thể trở về nước. Phải làm sao để họ có một cuộc sống xứng đáng tại quê hương của họ hay tại quốc gia tiếp đón họ. Khi họ là người ngoại quốc, chúng tôi yêu cầu phải cho họ một thời hạn cần thiết để nạn nhân được phục hồi nhân phẩm và tái hội nhập vào đời sống bình thường.
Hỏi: Như vậy là có nhiều kiểu, hay nhiều mô thức tái hội nhập xã hội khác nhau. Trong trường hợp của Mêhicô chẳng hạn mô thức này ra sao thưa ĐC?
Đáp: Mô thức Mêhicô bao gồm việc theo dõi một lộ trình bắt đầu với việc công khai thừa nhận sự phản bội khiến cho họ trở thành nạn nhân; tiếp theo đó là đề nghị họ hội nhập vào xã hội trong một hình thức sống bình thường, với một công ăn việc làm bình thường, cũng như khả thể học hành trở lại. Với hình thức này tất cả các nạn nhân đều đi học trở lại. Đã có 300 nạn nhân, nhất là của nạn mại dâm, tất cả đều đang học hành hay có một việc làm hay có một bàn giấy làm việc. Và tất cả đều có bằng được chính quyền thừa nhận.
Hỏi: Thưa ĐC, vấn đề thì rộng lớn, nhu cầu thì mênh mông. Tuy Giáo Hội đã luôn cố gắng chú ý tới tệ nạn này, nhưng cũng có các hạn hẹp cũng như hiệu năng của mô thức được áp dụng bên Mêhicô, có đúng thế không?
Đáp: Vâng đúng vậy. Ý tưởng chính là hội nhập các nạn nhân vào cuộc sống xã hội, nhưng đây là điểu rất khó, vì họ lại dễ tái rơi vào tình trạng cũ. Nếu chỉ cho họ sức mạnh tâm lý và việc hoán cải tinh thần thôi và đây là điều nền tảng, mà không cho họ một dụng cụ giúp hội nhập vào đời sống bình thường, thì mới chỉ đi được nửa một đường thôi.
Tôi tin rằng mô thức này thêm vào việc cống hiến cho họ khả thể, khả năng và bằng cấp để họ có thể bước vào trong một cuộc sống với một nghề nghiệp xứng đáng, thừa nhận phẩm giá của họ, và hơn thế nữa khiến cho họ ưa thích công việc làm của họ.
Hỏi: Mô thức đang được thực hành bên Mêhicô có thể áp dụng trên bình diện quốc tế không, đặc biệt là cho các quốc gia châu Mỹ Latinh thưa ĐC?
Đáp: Dĩ nhiên là có thể áp dụng nó trên bình diện quốc tế. Nhưng trong các quốc gia “angloxason” có một hệ thống giáo dục mắc mỏ, và chính quyền lo sợ khi phải áp dụng mô thức này. Nhưng câu chuyện dễ dàng hơn trong các nước có nền giáo dục miễn phí. Nó cũng đang hướng tới chỗ cũng bao gồm các nước “angloxason” nữa.
Hỏi: Thưa ĐC chưởng ấn Hàn lâm viện giáo hoàng các khoa học xã hội, ĐC nghĩ gì liên quan tới vấn đề “liên mạng đen” hay khiá cạnh đen tối của mạng lưới truyền thông, từ đó sự dữ có thể hoạt động và lan tràn ngày càng mới mẻ hơn và ngày càng hữu hiệu, rộng rãi và cùng khắp hơn?
Đáp: Đây đã là điều ĐTC Phanxicô nói tới trong buổi tiếp kiến các tham dự viên cuộc hội thảo ngày mùng 6 tháng 10 vừa qua, về “phẩm giá của các trẻ em vị thành niên trong thế giới vi tính”. Theo các chỉ dẫn của ĐTC Hàn lâm viện giáo hoàng về các khoa học xã hội cần phải nghiên cứu vấn đề này. Vì thế việc nghiên cứu đang tiến hành bởi các chuyên viên có thể đương đầu với hiện tượng này, nghĩa là với sự hợp tác của cảnh sát và quân đội, là các giai tầng xã hội hiểu biết đề tài “liên mạng đen” rất rành rẽ. Như ĐTC đã nói trong cuộc gặp gỡ liên quan tới trẻ em, liên mạng Internet có thể biến thành dụng cụ tốt, nhưng trong lúc này cũng đang trở thành một dụng cụ kinh hoàng của sự dữ.
Linh Tiến Khải