Quốc
hội Châu Âu
Quyết Nghị
yêu
sách Hà Nội tôn trọng nhân quyền
Quyết nghị về vấn đề nhân quyền và dân chủ ấn định trong Hiệp ước đối tác và hợp tác mới sắp được ký kết giữa Liên Âu - Việt Nam được Quốc hội Châu Âu thông qua hôm thứ tư, 22.10.2008, tại khóa họp khoáng đại ở trụ sở Strasbourg, Pháp, với gần như tuyệt đại đa số 479 phiếu thuận, 21 phiếu chống và 4 phiếu trắng.
Sau
đây là bản Việt dịch toàn văn Quyết Nghị
Quyết
Nghị của Quốc hội Châu Âu về Hiệp ước đối tác và hợp tác mới giữa
Liên Âu - Việt Nam và vấn đề Nhân quyền
QUỐC
HỘI CHÂU ÂU,
- chiếu
theo các Nghị Quyết trước đây về vấn đề Việt Nam,
- chiếu
theo Hiệp ước Hợp tác năm 1995 giữa Liên hiệp Châu Âu và Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam,
- chiếu
theo Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam
tham gia ký kết năm 1982,
- chiếu
theo điều 108, chương 5, Quy chế Liên hiệp Châu Âu,
A. Vì
rằng, cuộc thảo luận lần thứ hai giữa Liên hiệp Châu Âu và Việt Nam
diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 20 và 21.10.2008,
B. Vì
rằng, cuộc điều trần về Việt Nam, Lào và Cam Bốt do Phân ban Nhân
quyền tổ chức hôm 25.8.2008,
C. Vì
rằng, cuộc họp Đối thoại nhân quyền giữa Ba vị chủ tịch Liên hiệp
Châu Âu [tiền nhiệm, đương nhiệm và sắp tới] với Việt Nam ấn định
vào tháng 12.2008,
D. Vì
rằng, Điều 1 trong Hiệp ước Hợp tác giữa Liên hiệp Châu Âu và
CHXHCNVN ấn định rằng “tôn trọng nhân quyền và những nguyên tắc dân
chủ là nền tẳng cho việc hợp tác giữa hai bên là điều kiện của hiệp
ước và cũng là yếu tố chủ yếu của Hiệp ước”,
E. Vì
rằng, tự do hội họp bị hạn chế nghiêm trọng : tháng 9.2008 chính quyền
Việt Nam phát động cuộc đàn áp khắc nghiệt nhất trong nhiều thập
niên qua đối với người Công giáo biểu tình ôn hòa tham gia cầu nguyện
tại Hà Nội để đòi đất đai giáo sản bị chính quyền tịch thu,
F. Vì
rằng, tự do báo chí bị hạn chế nghiêm trọng : trong năm 2008 nhiều
ký giả Việt Nam bị bắt hay bị trừng phạt vì tường thuật nạn tham
nhũng của giới quan chức, và, ngày 19.9.2008, Trưởng phòng Mỹ liên
xã (AP), ông Ben Stocking bị bắt, bị công an đánh đập khi ông theo
dõi cuộc biểu tình ôn hòa của người Công giáo Việt Nam tại Hà Nội,
G. Vì
rằng, các dân tộc ít người miền thượng du Bắc Việt và Cao nguyên
Trung phần luôn luôn là nạn nhân bị phân biệt đối xử, bị tịch thu đất
đai, và bị vi phạm quyền tự do tôn giáo và văn hóa; vì rằng các tổ
chức phi chính phủ độc lập cũng như các nhà báo không được tự do đến
các vùng cao nguyên để chứng kiến thực trạng của những người Thượng,
và đặc biệt thực trạng của những người Thượng hồi hương từ Cam Bốt;
vì rằng hơn 300 người Thượng đã bị kết án tù từ năm 2001 do tham gia
những hoạt động chính trị và tôn giáo ôn hòa,
H. Vì
rằng, mặc Cộng đồng thế giới không ngớt kêu gọi liên tục, nhà lãnh
đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Đại lão Hòa thượng Thích
Quảng Độ (79 tuổi), đoạt Giải Nhân quyền Rafto năm 2006, từng nhiều
lần bị bắt bỏ tù từ năm 1982 và hiện nay vẫn còn tiếp tục bị quản
chế,
I. Vì
rằng, chính quyền Việt Nam vẫn chưa chịu công nhận quyền sinh hoạt
pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, tổ chức Phật
giáo lớn nhất tại Việt Nam.
J. Vì
rằng, Việt Nam thiết lập những điều luật hạn chế quyền tự do vào mạng
internet, thông qua việc kiểm tra và kiểm soát nội dung văn bản, và
đã bắt giam những “nhà ly khai sử dụng Internet” với lý do dùng
internet để phổ biến các quan điểm nhân quyền và dân chủ hay thảo luận
dân chủ; vì rằng, ngày 10.9.2008, ông Nguyễn Hoàng Hải, nhà báo sử dụng
mạng Blog cũng là người bảo vệ nhân quyền, được biết qua bút hiệu Điếu
Cày, đã bị kết án tù,
K. Vì
rằng, những thành viên thuộc dân tộc ít người Khmer (Khmer Krom) ở
miền Nam Việt Nam, bị đàn áp tôn giáo, bị tịch thu đất đai, chính
quyền còn bắt hoàn tục khoảng 20 Tăng sĩ Phật giáo Khmer krom vì họ
tham gia cuộc biểu tình ôn hòa tháng 2.2007 kêu gọi cho tự do tôn
giáo, trong số này năm người bị kết án tù, chính quyền Việt Nam quản
chế Tăng sĩ Tim Sakhorn sau khi mãn hạn tù tháng 5.2008, và chính
quyền còn bạo hành đối với nông dân khmers kroms khiếu kiện việc
tranh cãi đất đai,
QUỐC
HỘI CHÂU ÂU
1. Nhấn
mạnh rằng cuộc đối thoại nhân quyền giữa Liên hiệp Châu Âu với Việt
Nam phải đưa tới những cải thiện xác thực tại Việt Nam; yêu cầu Hội
đồng Châu Âu và Ủy hội Châu Âu phải định giá lại chính sách hợp tác
với Việt Nam, cần xét đến Điều 1 trong Hiệp ước Hợp tác ký kết năm
1995, qua đó công cuộc hợp tác đặt nền tảng trên sự tôn trọng các
nguyên tắc dân chủ và nhân quyền cơ bản;
2.
Kêu gọi Ủy hội Châu Âu thiết lập các tiêu chuẩn minh bạch nhằm lượng
định các dự án phát triển hiện hành tại Việt Nam để bảo đảm sự tương
hợp với điều khoản liên quan đến nhân quyền và dân chủ;
3.
Kêu gọi Ủy hội Châu Âu và Hội đồng Châu Âu, trong khuôn khổ thương
thuyết đang diễn ra cho Hiệp ước đối tác và hợp tác mới, sẽ phải có
một điều khoản rõ ràng, không nhập nhằng về nhân quyền và dân chủ
phối hợp với một công cụ nhằm bảo đảm sự thực hiện điều khoản này,
cũng như đề xuất với nhà cầm quyền Việt Nam nhu cầu chấm dứt hiện
trạng vi phạm quy mô dân chủ và nhân quyền trước khi hoàn thành dạng
bản Hiệp ước, và
ĐẶC
BIỆT YÊU SÁCH CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM :
- là
thành viên Hội đồng Bảo an LHQ, hợp tác tích cực với cơ cấu Nhân quyền
LHQ, bằng cách thỉnh mời đến Việt Nam Báo cáo viên Đặc nhiệm Bất bao
dung Tôn giáo, mà chuyến điều tra cuối cùng tại Việt Nam thực hiện
năm 1998, và Tổ Hành động Chống bắt bớ trái phép, mà chuyến điều tra
cuối cùng tại Việt Nam thực hiện năm 1994; cũng như cho phép các
viên chức LHQ, các Báo cáo viên đặc biệt được tự do thăm viếng mọi
miền, kể cả miền Thượng du phía Bắc và Cao nguyên Trung phần, để gặp
gỡ trao đổi riêng tư với những tù nhân chính trị và tôn giáo, cũng
như với những người sắc tộc xin tị nạn từ Cam Bốt trở về Việt Nam;
- trả
tự do tức khắc cho mọi cá nhân bị tù đày hay giam giữ vì lý do biểu
tỏ ôn hòa chính kiến hay tôn giáo, đặc biệt là nhóm 300 người thượng
Thiên chúa giáo, cũng như các Tăng sĩ Phật giáo khmers kroms, các
nhà đấu tranh cho dân chủ, các Dân oan khiếu kiện quyền đất đai, các
nhà ly khai sử dụng Internet, các nhà lãnh đạo công đoàn, các thành
viên giáo xứ Công giáo, các tín hữu Phật giáo Hòa Hảo và Cao Đài;
- chấm
dứt tức khắc việc quản chế Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, vị
lãnh đạo tối cao Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, và Tăng sĩ
Phật giáo khmer krom, Tim Sakhorn, được trả tự do tháng 5.2008 nhưng
vẫn còn bị quản chế;
- cho
phép các tổ chức tôn giáo độc lập được quyền sinh hoạt tôn giáo mà
không bị chính quyền can dự, và để cho các tổ chức này được quyền tự
do đăng ký trước các cơ quan công quyền nếu họ yêu sách; hoàn trả
các giáo sản và chùa viện bị chính quyền Việt Nam tịch thu và phục hồi
quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất;
- bãi
bỏ các luật pháp Việt Nam nhằm kết tội các nhà bất đồng chính kiến
hay các hoạt động tôn giáo căn cứ theo khái niệm mơ hồ xâm phạm “an
ninh quốc gia”, để các luật pháp này không áp dụng cho những cá nhân
sử dụng các quyền cơ bản của họ về tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự
do lập hội và tự do tín ngưỡng;
- chấm
dứt sự kiểm duyệt và kiểm soát của chính quyền Việt Nam đối với các
cơ quan truyền thông quốc gia, kể cả mạng lưới Internet và điện tử,
và cho phép phát hành nhật báo và tạp san tư nhân, độc lập;
4. Ủy
nhiệm Chủ tịch Quốc hội Châu Âu chuyển giao Quyết Nghị này đến Hội đồng
Châu Âu, Ủy hội Châu Âu, cũng như đến các Chính phủ thành viên Hiệp
hội các Quốc gia Đông Nam Á, Tổng Thư ký LHQ, Cao ủy Nhân quyền LHQ
cũng như Chính phủ và Quốc hội Việt Nam.
(Ủy
ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam dịch từ bản Anh và Pháp ngữ