Vườn rau Lộc Hưng tan hoang


Vì bức xúc, con trai một chủ đất nằm trước xe cần cẩu để ngăn cản

Nguồn gốc khu đất Vườn Rau Lộc Hưng, Phường 6, quận Tân Bình

Mời quý vị theo dõi phóng viên Huyền Trang phỏng vấn anh Cao Hà Trực, người dân Vườn Rau Lộc Hưng, nói về nguồn gốc và lịch sử khu đất.


Lịch sử vườn rau:

Xưa Miền Bắc, sau nạn đói kinh hoàng năm 1945, nhiều gia đình buộc phải di cư vào Nam tìm kế sinh nhai. Đỉnh điểm của cuộc di cư này là năm 1954, cũng vì vậy mà sau này người ta thường gọi là “Bắc 54”. Để có thể sống sót qua suốt chặng đường dài từ Bắc vào Nam trong cảnh loạn lạc, họ phải tập trung đi thành từng đoàn, theo từng làng. Những ngày đầu của cuộc mưu sinh nơi miền đất mới với không ít khó khăn, vất vả.

Một người dân kể lại: “Những ngày tháng của năm 1954 không phai mờ trong tôi. Bởi những lạ lẫm, những đói khổ, những cảnh chiến tranh loạn lạc. Nhiều lắm những chông gai mà chúng tôi gặp phải và cùng nhau vượt qua để mong tìm cho mình một nơi ở mới tốt hơn, một cuộc sống mới ổn định hơn.”

Cùng với dòng người di cư vảo Nam, những người dân làng Sơn Tây chọn khu đất bỏ hoang đầy sình lầy, cỏ mọc quá đầu người thuộc xã Tân Sơn Hòa, Tân Bình mà khai phá. Công việc khó khăn nhất lúc bấy giờ là phá cỏ và bồi đất cho cả một khu vực sình lầy rộng lớn. Mỗi gia đình tùy theo sức của mình khai phá, tạo lập ruộng vườn. Bao khó khăn, vất vả để hình thành nên “Cánh đồng Sơn Tây” màu mỡ, xanh tươi.

Thế rồi tạ ơn Chúa, bước khởi đầu nơi vùng đất mới diễn ra tốt đẹp. Tất cả mọi người đều liên kết, thương yêu, chỉ bảo nhau cùng tạo lập nên vườn rau xanh mát cung cấp rau màu cho cả một phần thành phố.

Giữ đất.

Cuộc sống những tưởng đã trôi qua bình yên. Đột nhiên, khoảng những năm 1969 – 1970, xuất hiện những người tự cho là Thương phế binh đến cướp đất của bà con trồng rau. Bao công sức đổ ra để khai phá, trồng trọt trong một thời gian dài, nay lại có người đến cướp. Nghĩ đến cảnh gia đình sẽ lâm cảnh khốn cùng nếu bị mất đất, họ đã quyết sống chết giữ cho bằng được mảnh đất này.

Cuộc đánh đuổi Thương phế binh xảy ra ngoài sức tưởng tượng của bà con. Một lần nữa xin tạ ơn Chúa đã gìn giữ họ được bình yên trong ơn Thánh của Ngài.

Cuộc sống lại tiếp tục với công việc đồng áng và buôn bán rau thường nhật của bà con làm rau. Họ vui sống với nghề trồng rau chân lấm tay bùn, tuy khổ cực nhưng là nguồn nuôi sống nhiều thành viên trong các gia đình. Suốt thời gian dài, chính quyền thời bấy giờ chưa bao giờ phủ nhận hay truất quyền sở hữu đất đai của bà con làm rau.

Cuộc sống trong giai đoạn mới.

Ngày đất nước thống nhất, năm 1975, mặc cho bao thay đổi xung quanh, bà con vườn rau vẫn an phận với cái nghề đã nuôi sống gia đình mình suốt bao năm qua. Hơn ai hết, họ đã nếm đủ mùi chua cay, gian khổ và nhận ra giá trị của mảnh đất này để rồi cố công gìn giữ nó như chính bản thân mình.

Tuy an phận nhưng họ không ở ngoài xã hội. Sau ngày chính quyền cách mạng được thành lập, bà con trồng rau được Uỷ ban nhân dân phường 7 (nay là phường 6, quận Tân Bình) lập danh sách, chia thành bốn tổ và tiến hành đóng thuế cho nhà nước. Hình thức đóng thuế đầu tiên là nộp rau cho Uỷ ban nhân dân phường để Hợp tác xã cung cấp cho người dân trong khu vực. Gia đình trồng rau nào thì nộp loại rau ấy, thông qua tổ trưởng Tổ trồng rau nộp cho cán bộ phường và được xác nhận vào sổ. Một thời gian sau, vì không có nguồn tiêu thụ nên lãnh đạo phường đề nghị quy thành tiền và nộp theo tổ thông qua tổ trưởng, được ghi nhận vào sổ đóng thuế có đóng mộc của UBND phường và được cấp biên lai thu thuế.

Năm 1999, theo tinh thần của Luật Đất đai sửa đổi và hưởng ứng Chỉ thị 24/1999/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tổng kiểm kê đất đai, bà con làm rau nô nức đến UBND phường 6 và UBND quận Tân Bình xin xác nhận quá trình sử dụng đất. Trớ trêu thay khi người dân một lòng thực hiện đúng pháp luật thì chính lãnh đạo UBND phường, cơ quan thực thi và áp dụng pháp luật, lại đi ngược lại quy định của pháp luật bằng việc tìm cách tránh né không xác nhận quá trình sử dụng đất cho bà con làm rau, với lý do “Đất này bà con đã khai phá, canh tác mấy chục năm qua, chúng tôi – các cấp lãnh đạo phường và bà con xung quanh – ai cũng biết. Các bác cứ yên tâm về tiếp tục canh tác. Đất của bà con không ai lấy đâu. Tôi khẳng định với bà con khu đất này chưa có dự án và quyết định quy hoạch nào. Tôi không thể giải quyết được vì đó là chỉ thị của cấp trên” (trả lời của Ông Chủ tịch Võ Xuân Tâm và Bà Chủ tịch Nguyễn Thị Ngọ kế nhiệm). Và cũng chính vì tuân thủ pháp luật, thực hiện chủ trương kê khai thực hiện tổng kiểm kê đất đai của Nhà nước mà bà con làm rau phải chịu khổ cực suốt hơn 10 năm qua do sự nhũng nhiễu của chính quyền địa phương.

Viễn cảnh mất đất.

Đột nhiên, năm 2002, bà con làm rau được UBND phường thông báo về quy hoạch sẽ được thực hiện ngay trên mảnh đất mà họ đã bỏ bao mồ hôi, xương máu để gây dựng nên. Càng đáng ngạc nhiên hơn là quy hoạch này đã có từ hơn một năm trước, tức năm 2001, mà bà con làm rau, chủ nhân của mảnh đất này, lại không hề hay biết. Và cũng từ đó, lãnh đạo UBND phường tìm mọi cách để thực hiện quy hoạch, kể cả việc đi ngược lại quy định pháp luật. Thế nhưng, chính vì đi ngược lại pháp luật mà quy hoạch đã qua nhiều lần thay đổi nhưng đến nay vẫn không thể thực hiện được.

Nay.

Cũng từ lúc ấy, bà con làm rau bắt đầu một chặng đường khó khăn mới, chặng đường bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình theo quy định pháp luật. Với phương châm “sống và làm việc theo pháp luật, sẵn sàng chấp hành, ủng hộ chính sách quy hoạch của nhà nước nhưng chỉ yêu cầu UBND phường thực hiện đúng pháp luật, tức xác nhận quá trình sử dụng đất cho bà con đầy đủ yếu tố luật định theo quy định của Luật Đất đai hiện hành”, họ cất bước trên con đường đi tìm công lý, sự thật. Tuy gian khổ nhưng họ luôn tin rằng Chúa luôn đồng hành với họ.

Xin Chúa chúc lành và gìn giữ bà con vườn rau Lộc Hưng.

Dân oan #LocHung

Xem trên kênh Youtube AMEN Tv:
https://www.youtube.com/watch?v=dp5IPf0zJJY

https://www.facebook.com/100012628807616/posts/626787267752228/


_____________



Toàn bộ nhà cửa và tài sản của của người dân ở khu vực vườn rau Lộc Hưng, phường 6, Quận Tân Bình, TP HCM đã bị phá tan hoang sau đợt cưỡng chế hôm 4/1, một người dân địa phương nói với BBC.

"Bà con vẫn ở trong tình thế rất là lo lắng, nhưng vẫn kiên định là đất đai tài sản ông bà để lại, dù không đủ sức lực chống lại sức mạnh của nhà cầm quyền nhưng sẽ cố hết sức có thể để giữ gìn," người dân này nói với BBC hôm 6/1.

Khu vườn rau Lộc Hưng nằm trong khu vực có dự án xây trường công lập do Ủy ban nhân dân quận Tân Bình làm chủ đầu tư.

"Tình trạng xây dựng không phép tại khu vực này vẫn diễn ra, nhất là trong khoảng thời gian từ cuối năm 2016 đến nay," trang web của Phường 6, Quận Tân Bình viết hồi tháng 8/2018.

Người dân Lộc Hưng nói suốt 20 năm qua, họ đã xin kê khai và làm giấy tờ thủ tục xin sử dụng đất nhưng không được giải quyết dù đã hai lần có văn bản từ văn phòng thủ tướng chính phủ.

Đất đai Đồng Tâm ‘rối như canh hẹ’ từ lâu

Người Trung Quốc 'ồ ạt mua nhà giá rẻ ở VN'

Họ cũng cho biết họ chưa nhận được một văn bản nào về việc cưỡng chế hay quy hoạch.

Khu vườn rau Lộc Hưng nằm tiếp giáp Quận 3, Quân 10, Quận Phú Nhuận và Quận Bình Tân.

Đây cũng là Giáo xứ Lộc Hưng với trên một trăm gia đình phần lớn làm nghề trồng rau để sinh sống.

Phản ứng mạnh mẽ

Việc cưỡng chế gây hoang mang, bức xúc trong người dân và đã gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ.

Từ sáng thứ Sáu, 4/1, hàng trăm người thuộc lực lượng chức năng địa phương gồm công an, cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông, dân phòng đã đến và tiến hành cưỡng chế khu đất khoảng 4000m2 ở khu vườn rau Lộc Hưng, phường 6, quận Tân Bình.

Một người dân, là chủ tại một khu đất vườn rau Lộc Hưng cho biết, chính quyền đã lấy máy ủi, đập phá khoảng 10 khu nhà, được biết là nhà trọ của người dân.

Nhiều người cho biết người dân chưa bao giờ nhận được thông báo cưỡng chế gì.

Đại diện chính quyền địa phương cũng có mặt, nhưng người dân cho biết, họ đã nhanh chóng dựng hàng rào kẽm gai và phong tỏa khu vực cưỡng chế, và không đối thoại với người dân.

Vụ việc nhanh chóng được lan truyền trên mạng xã hội khi có hình ảnh người đàn ông mặc áo đỏ nằm trước bánh răng của chiếc xe cẩu.

Một người dân thuật lại cho BBC biết, người đàn ông này chính là con trai của một chủ đất, và vì bức xúc nên anh đã nằm trước xe để ngăn cản. Chiếc xe đã dừng lại kịp thời, người đàn ông áo đỏ cũng yêu cầu người dân không nên tấn công người lái xe.

"Đây không phải là một mâu thuẫn đất đai mà do các cấp lãnh đạo không làm đúng thủ tục!" một người dân nói với BBC.
Đi xin kê khai đất suốt 20 năm qua

Theo người dân, khu đất khoảng 5ha là thuộc sở hữu của 127 hộ dân, có nguồn gốc là người Bắc di cư vào Nam năm 1954 và bắt đầu khai hoang, canh tác ở khu vực này từ nhiều đời qua.

Đến năm 1999, theo chủ chương của chính phủ kêu gọi người dân đi đăng ký sử dụng đất, người dân khu vườn rau Lộc Hưng nói họ cũng bắt đầu xin đi kê khai, làm giấy tờ thủ tục xin sử dụng đất.

Chính quyền địa phương nói "bà con cứ yên tâm ở, đất này bà con ở bấy lâu nay ai cũng biết, không có quy hoạch gì đâu, cấp trên không cho chúng tôi xác nhận kê khai cho bà con nhưng bà con cứ ở đi", vẫn người dân này cho biết.

Nhưng nhiều năm sau đó, người dân vẫn tiếp tục xin đi kê khai đất, đơn gửi đến cấp phường, quận, thành phố đến trung ương đã dần trở thành đơn khiếu nại vì chính quyền địa phương mãi không cấp giấy.

Người dân cho biết, văn phòng thủ tướng chính phủ sau đó đã hai lần gửi văn bản đề nghị UBND TP HCM giải quyết cho người dân, nhưng đến nay, đã gần 20 năm qua, chính quyền thành phố vẫn không giải quyết.

Người dân nói họ chưa nhận được một văn bản nào về việc cưỡng chế hay quy hoạch nào.

Trong thời gian đó, người dân vẫn tiếp tục canh tác trồng rau trên khu đất hoặc đổi phương thức kinh doanh như nuôi thêm gà, thỏ hoặc xây nhà trọ cho thuê.

Chính quyền lý giải ra sao?

Theo trang web của Phường 6, Q. Tân Bình, Quận có dự án xây dựng khu trường học công lập đạt chuẩn quốc gia trên "khu đất công trình công cộng có diện tích 49.320m2".

Đến 10/1/2013, UBND TP HCM điều chỉnh cho UBND quận Tận Bình cho lập dự án đầu tư xây dựng cụm trường học.

"Trong thời gian triển khai các thủ tục pháp lý cần thiết để thực hiện dự án thì nhiều hộ dân canh tác trồng rau tại khu đất trên đã tiến hành xây dựng nhà không phép với nhiều mục đích khác nhau như: để ở, cho thuê phòng trọ, kinh doanh quán ăn, cà phê…tính đến nay đã có 78 trường hợp vi phạm."

UBND Q. Tân Bình sau đó đã chỉ đạo UBND Phường sáu và Đội thanh tra địa ốc lập biên bản, quyết định cưỡng chế tháo dỡ.

"Tuy nhiên, quá trình lực lượng chức năng thực hiện xử lý hành vi xây dựng không phép thì các cá nhân vi phạm đã có hành vi không hợp tác, cản trở và kể cả chống đối người thi hành công vụ," trang thông tin điện tử chính thức của UBND Phường 6 ghi.

"Tình trạng xây dựng không phép tại khu vực này vẫn diễn ra, nhất là trong khoảng thời gian từ cuối năm 2016 đến nay," vẫn theo trang thông tin phường 6.

UBND Q. Tân Bình "kêu gọi toàn thể nhân dân nói chung, nhân dân phường 6 nói riêng, đặc biệt là các hộ dân đang canh tác tại khu đất chấp hành tốt quy định của pháp luật; không có những hành vi vi phạm về xây dựng không phép và mua bán, sang nhượng trái phép…. Tiếp tục ủng hộ chủ trương của thành phố và quận trong việc thực hiện dự án, để công trình xây dựng trường học sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng phục vụ cho con em quận nhà, góp phần chỉnh trang đô thị theo hướng văn minh - hiện đại - nghĩa tình."

Phóng viên của BBC đã tìm cách liên lạc với Chủ tịch UBND Quận Tân Bình và Chủ tịch UBND Phường 6, nhưng không được.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46773634

__________