Dân tộc Việt Nam trong Thế giới ngày nay

Nguyễn Quang

Thế giới được trình bày ở đây là thế giới của con người, dân tộc ở đây là Việt Nam với hơn sáu mươi dân tộc anh em, trong toàn thể gia đình nhân loại. Gia đình này có cùng môi trường, lịch sử, địa lý… với những dấu ấn vinh quang tủi nhục. Nó được hình thành, phát triển có lúc rơi vào ách nô lệ cả ngàn năm, rồi trăm năm, nhưng nhờ tinh thần đoàn kết biết đùm bọc yêu thương đã bẻ gãy bao uy quyền của nước lớn để tìm lại chính mình và hóa thân cho phù hợp với thân phận con người ngày càng đến viên mãn.

Không có cách nào diễn tả được hết mối liên đới giữa các bộ tộc trong đại gia đình, sự tôn trọng và lòng quí mến nhau, thường xuyên thiết lập các mối đối thoại ấy chính là sợi dây bền vững, ánh sáng soi đường cho dân tộc này tồn tại. Và dĩ nhiên con người đó phải là con người toàn diện cả về thể xác và tinh thần, tình cảm và lương tri, trí năng và ý chí - sẽ là yếu tính của một đường lối mới trong khả năng giới hạn của tri thức con người. 

Tôi có thể hy vọng những gì, điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào khả năng hiểu biết của tôi đến đâu. Như vậy chúng ta phải theo dõi tìm hiểu tường tận những dấu chỉ của thời đại và giải thích dưới ánh sáng của khoa học. Sự nhận biết sẽ giúp chúng ta không còn sợ hãi trong thế giới chúng ta đang sống với những chờ đợi mong ước mà thường là ít hanh thông nhưng đầy những bi thảm của nó.

Con người do óc thông minh, và nỗ lực sáng tạo đang trở lại ảnh hưởng trên chính con người mình - Tất cả đều lưu chảy – Pantarei, như quan điểm của triết gia cổ Hy lạp Héraclitos qua câu nói thời danh: “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông”. Như vậy chúng ta có thể nói đến sự biến đổi đích thực về mặt xã hội cũng như văn hoá qua truyền thông giáo dục như một dòng chảy không ngừng. Nhưng con người vẫn rơi vào khủng hoảng triền miên, vì trí năng của con người cũng chỉ trong giới hạn, như càng tìm kiếm quyền lực không phải lúc nào nó cũng phục tùng mình; càng đi sâu vào nội tâm con người càng hoang mang với chính mình; càng tìm hiểu về luật lệ xã hội khác nhau lại càng do dự không dám định đoạt con đường nên mới có thuật ngữ nào như định hướng chẳng hạn, thật sự các lý thuyết gia có tư tưởng tiết ra từ tuyến hạch ấy cũng không biết rõ nó sẽ dẫn dân đi về đâu.

Chưa bao giờ dân tộc này có số ngoại tệ từ người Việt Nam ở hải ngoại gởi về nhiều như hiện nay và theo báo cáo của nhà cầm quyền mức tăng trưởng rất cao. Thế nhưng trên đất nước này nhất là ở các vùng sâu, vùng cao vẫn nhiều người thiếu thốn, đói ăn, rét không áo mặc… Sống trong thời đại thông tin nhưng hầu hết người dân đều mù vi tính kể cả gần hết cán bộ nhà nước, các giáo sư, giáo viên cũng chưa biết sử dụng.

Chưa bao giờ con người ý thức mãnh liệt về sự tự do như ngày nay, nhưng trên đất nước này lại còn tồn tại một hình thức nô lệ bạo tàn đời mới không chỉ làm chậm sự phát triển của xã hội mà gây ra không biết bao nhiêu hậu quả tâm lý xã hội và tâm thần các công dân. Ở đây không còn là ý thức hệ nữa mà là sự cố bám víu của một tập đoàn thống trị quyết giữ quyền lực để hối lộ tham ô làm giàu cá nhân bất chính, nó khiến cái xã hội công dân đó hụt hẵng về tinh thần đưa xã hội đến khủng hoảng trầm trọng về đạo đức tha hoá vô phương cứu chữa: ai chống tham nhũng là chống ta theo nguyên văn “chúng chống tham nhũng là chống đảng”.

Chưa bao giờ con người tự nhận mình là cha kẻ cướp, nhưng đánh dấu một bước tha hoá vong thân những người cộng sản đã mặc nhiên nhận mình là một đảng tham nhũng: ai đánh chết cái xấu trong các đồng chí của ta chính là giết ta. Chính nhờ sự phát triển của kỹ thuật, con đẻ của khoa học nền tảng, tinh thần khoa học này đang tạo ra một nền văn hoá và những cách tư duy khác trước đây. Kỹ thuật đã làm thay đổi toàn bộ khuôn mặt địa cầu cả về tốt và xấu như sự nóng ấm dần lên, mực nước biển dâng cao do băng tan dần ở hai cực, hoặc sự thay đổi sâu sắc mà về các mặt trên bình diện đạo đức con người phải nghĩ đến khi chúng ta thực hiện được sự nhân bản các phôi của con người. Đúng là nhân loại ngày càng lưu tâm hơn để tìm cách tiên liệu và giải quyết những vấn đề dân số, môi trường, những giá trị tinh thần mang tính phổ quát mà nhân loại cùng công nhận. Chính dòng lịch sử đang biến chuyển quá nhanh đến nỗi từng cá nhân, mỗi dân tộc riêng rẽ khó lòng tách ra khỏi hệ thống toàn cầu. Lịch sử hầu như sẽ không còn viết dưới dạng tách biệt giữa các dân tộc mà nó sẽ là một nhãn quan tổng hợp mới, thống quan hơn.

Tổ chức xã hội theo khuôn mẫu kỹ nghệ như siêu thị, thuốc men được bào chế trong điều kiện vi dẫn lực, chẩn đoán điều trị bệnh nhờ các phát kiến về gene… đã nhanh chóng đưa các quốc gia đến thịnh vượng kinh tế và thay đổi tận gốc rễ những quan niệm, những hoàn cảnh đời sống xã hội đã có từ lâu đời. Văn minh thị thành từ các thành phố lớn hiện đại trên thế giới lan toả đến mọi ngõ ngách ở miền quê qua phương tiện truyền thông hiện đại giúp con người nhận biết các biến cố mau lẹ với những suy tư cảm nghĩ có sự liên đới với nhau.

Chính việc “toàn cầu hoá” mang lại cho con người những mối liên hệ mới, song những mối liên hệ mới đó không phải lúc nào cũng giúp nhân loại sống trong bộ mặt con người, thăng hoa nhân tính trong mỗi cá nhân, hay về mặt nhà nước biết tôn trọng những quyền cơ bản của con người. Đặc biệt các nước tách biệt trong lý luận mỗi dân tộc có cách dân chủ riêng của nước mình càng thêm ngụy biện ngày càng xa rời với nền dân chủ phổ quát, nhất là vẫn còn tồn tại các quốc gia cố bám vào những học thuyết lỗi thời ngày càng đưa mình đến chủ nghĩa nhà nước toàn trị đáng nguyền rủa.

Con người vừa là nguyên nhân vừa là nạn nhân, sự thay đổi não trạng và cơ cấu khiến con người đặt lại vấn đề những giá trị đang có, thường theo sự phát triển tự nhiên giới trẻ, nhất là trí thức trẻ luôn tiên phong trong sự lật đổ quá khứ lỗi thời, thế nhưng thanh niên VN trong thời đại hiện nay hầu như đã bị tê liệt khả năng khai phá, sáng tạo, vì ngay từ nhỏ đã bị nhồi sọ cuồng tín trong mê mờ, chỉ còn là thân con ngựa thồ luôn bị bịt kín hai mắt từ bẩm sinh.

Sự toàn cầu hoá đưa đến sự biến đổi nhanh chóng về mặt kỹ thuật trên toàn thế giới nhưng vẫn không sớm làm thay đổi được những khác biệt vốn đã có từ truyền thống như tôn giáo, sùng bái các học thuyết lỗi thời… đã tạo nên sự khác biệt đến mâu thuẫn sâu sắc trong thế giới ngày nay. Chính nơi mỗi cá nhân sự thiếu quân bình giữa thực tế đang diễn ra với mớ tư duy lý thuyết lỗi thời đã khiến chủ thể không còn tự chủ được chính mình, đã đưa tha nhân đến ngụy tín, vong thân với chính: cái tôi tự thân và cái tôi xã hội trong tôi hoàn toàn tách biệt.

Các gia đình VN từ khi có chế độ CS cũng dần thay đổi sâu sắc, từ quan hệ tình dục với quan điểm duy vật, việc vụng trộm lấy vợ chồng người trở nên phổ biến bình thường với các đảng viên cộng sản, dù không nói lên nhưng người nào cũng hiểu ra “đứa nào có cái khéo lanh hơn” thì được hưởng, nếu lộ liễu quá thì mang ra kiểm điểm là cùng. Ngày nay với phương tiện truyền thông hiện đại, nhất là qua internet, lớp con trẻ của những người duy vật tha hoá từ gene này càng xem chuyện ái ân như là một trò chơi, hậu quả việc hút nạo thai, phá thai trong giới trẻ trở nên quá nguy hiểm cho việc sinh nở đối với thế hệ mai sau. Bọn chúng nhai thuốc ngừa thai như nhai kẹo cao su. Gia đình tế bào của xã hội quả là một ý niệm đã tàn lụi trong những hoang tưởng về một thế giới đại đồng thiếu vắng cây gậy dẫn đường về đạo đức.


Từ gia đình mang mầm mống mâu thuẫn cho xã hội, nên cũng từ đó mà phát sinh những nghi kỵ, thù địch, xung đột tai họa mà chính con người thay vì tự cứu mình đã là nguyên nhân và là nạn nhân.

Nguyễn Quang