Làm hay không làm chính trị cho Quê Hương ?
Chính trị là gì ?
Làm hay không làm, tham gia hay không tham gia chính trị
Chính trị với người Việt ở hải ngoại
Chúng ta không thể làm ngơ được nữa
Nói với thế hệ trẻ, con cháu Lạc Hồng
Làm hay không làm, tham gia hay không tham gia chính trị
Chính trị với người Việt ở hải ngoại
Chúng ta không thể làm ngơ được nữa
Nói với thế hệ trẻ, con cháu Lạc Hồng
LS Lê Trọng Quát
«
Tôi không làm chính trị ». Câu trả lời ngắn gọn đã một thời ở đầu môi
của một số người Việt khi được mời hay được kêu gọi tham gia một hoạt
động, một công tác liên quan đến cuộc chiến đấu bảo vệ tự do của Miền
Nam Việt Nam trước tháng 05 năm 1975.
Cũng câu trả lời ngắn gọn này được lặp lại bởi số người ấy hay được xử dụng bởi một số người của một thế hệ khác, lâu sau 1975, khi họ được gọi hổ trợ hay tham gia cuộc tranh đấu nhằm dân chủ hóa và hiện đại hóa nước Việt Nam, mang lại tự do cho mọi người, công bằng trong xã hội, để xây dựng một vận hội mới tươi sáng cho quê hương của họ.
Cả trong hai giai đoạn trước và sau 1975, câu trả lời cô đọng này hàm súc một ý nghĩa lớn, mang lại những hậu quả lớn và vì vậy cần được bàn đến một cách nghiêm chỉnh, tương xứng với tầm quan trọng của nó.
«Tôi không làm chính trị» là gì ? Và ngược lại, « Vì sao tôi làm chính trị, tôi tham gia chính trị ?» như nhiều người khác quả quyết. Ở đây, tôi muốn hiểu tham gia chính trị là làm chính trị dưới một hình thức và trong một phạm vi nào đấy, chứ không có môt sự phân biệt nào đáng kể giữa hai cụm từ này.
I – Chính trị là gì ?
Nhưng trước hết, chính trị là gì mà người thích kẻ không như vậy. Được định nghĩa khá rõ ràng ở các quốc gia nhưng ngay ở những nước có văn hóa cao, người ta vẫn có những nhận thức đôi lúc khác nhau về từ ngữ này. Chúng ta sẽ không để mất quá nhiều thì giờ cho việc định nghĩa từ ngữ mà chú trọng đến sự lựa chọn một thái độ, của người Việt ở trong nước hay đang ở nước ngoài : làm chính trị hay không làm chính trị.
Chính trị bao gồm một lãnh vực hết sức rộng lớn như nhiều người hiểu và các tự điển đông tây đều gần cùng một định nghĩa.
Trước hết, chính trị là mọi việc liên quan đến công cuộc trị nước an dân. Trong một phạm vi rộng hơn, chính trị là các tương quan giữa nhiều quốc gia, giữa các quốc gia và các định chế quốc tế.
Chính trị cũng là các hoạt động liên quan đến công vụ trong một nước. Các lý thuyết tổ chức một quốc gia, các thể chế, các chủ nghĩa, các cương lĩnh của các chính đảng đều ở tuyến đầu của địa hạt chính trị.
Nhưng chưa hết, chính trị còn là một khoa học, một nghệ thuật chuyên về việc quản trị một quốc gia, tham gia hay điều khiển một chính phủ, chính trị cũng là tổng hợp những sự cố của một nước : tình hình chính trị, sinh hoạt chính trị, bối cảnh chính trị, nền chính trị v.v….
Theo ngôn từ mác-xít, chính trị là phần chính của thượng tầng kiến trúc(superstructure) (1), gồm những chủ thuyết và cơ cấu đầu não của một quốc gia xây dựng trên hạ tầng cơ sở (infrastructure) qui tụ những lực lượng và tương quan sản xuất tạo thành căn bản vật chất của xã hội. Tách khỏi cái ngôn từ sặc mùi đối đầu giai cấp này, hạ tầng cơ sở là hệ thống đường sá, cầu cống, phi trường, hải cảng….tất cả những phương tiện và cấu trúc dùng cho việc giao thông vận tải và rộng hơn cho sự hoạt động của một nền kinh tế quốc gia.
Tóm lại, ít có một từ ngữ nào rộng nghĩa hơn từ ngữ chính trị, bao trùm nhiều lãnh vực quan trọng liên quan đến một quốc gia, các định chế quốc tế và cả thế giới nói chung.
II – Làm hay không làm, tham gia hay không tham gia chính trị.
Định nghĩa rộng rải và rõ ràng của từ ngữ chính trị được thông dụng và chấp nhận khắp nơi, làm sáng tỏ vấn đề tham gia hay không tham gia, làm hay không làm chính trị, đối với môt người trong cộng đồng, trong quốc gia của họ, trong thế giới (chính trị quốc tế), và đặc biệt đối với chúng ta, người Việt ở trong nước hay người Việt đang ở hải ngoại vì bất cứ môt lý do gì. Đặc biệt vì chúng ta là một trong vài dân tộc bất hạnh nhất trên địa cầu, đã phải chịu đựng một cuộc chiến tranh lúc ác liệt, lúc tạm ngưng, ròng rã ba mươi năm trời rồi , tiếng súng lặng im, chịu đựng tiếp một chế độ hà khắc từ ba mươi năm nay và giờ đây thiết tưởng đã đến lúc cần phải thay đổi.
Thế nhưng, trước khi đề cập đến chuyện của chính chúng ta, hãy tìm hiểu vì sao vấn đề làm hay không làm chính trị, tham gia hay không tham gia chính trị cũng được đặt ra ở khắp nơi trên thế giới. Tìm hiểu vì, ngoài những lý do riêng của chúng ta, các lý do khác đều chung chung giống nhau, loài người vẫn được mệnh danh từ lâu là những “con vật chính trị“.
Thật vậy, với định nghĩa vừa trình bày, không ít thì nhiều, ở nước nào cũng vậy, ai cũng tham gia chính trị, trực tiếp hay gián tiếp, dưới hình thức này hay hình thức khác, qua những hành động trong cuộc sinh hoạt hằng ngày. Ai cũng có những quan hệ ràng buộc mình với xã hội, với quốc gia của mình, những bổn phận cũng như những nhiệm vụ.
Hành sử những quyền công dân trong một nước dân chủ như bầu cử , ứng cử vào các chức vụ dân cử là một thể hiện rõ rệt nhất của sự tham gia chính trị. Đại đa số dân chúng các quốc gia dân chủ tham gia việc nước qua hình thức thông dụng này.
Tranh đấu chống lại gian lận bầu cử, đòi hỏi quyền ứng cử, công khai vận động cho một hay nhiều ứng cử viên tức là làm chính trị, dấn thân chính trị, phục vụ và bảo vệ nền dân chủ của quốc gia. Không có những thành phần năng động và can đảm này, nhiều nước kém mở mang đã có thể trở thành nạn nhân của những chế độ độc tài hay không thoát khỏi được các chế độ quân phiệt. Sự biến đổi quan trọng trong chiều hướng dân chủ hóa ở Châu Mỹ la-tinh trong ba thập niên vừa qua là một bằng chứng không chối cải được của sự kiện lịch sử này.
Phát biểu một ý kiến, xác định một lập trưòng về một vấn đề liên quan đến quyền lợi của xứ sở, của dân tộc, của cộng đồng thế giới là tham gia chính trị bằng sự bày tỏ một tư tưởng, một quan điểm của một người dân trong một nước dân chủ, tự do.
Hoạt động trong một tổ chức, một đoàn thể, một đảng phái chính trị tức là làm chính trị với mức độ dấn thân (engagement, commitment) để thực hiện và phục vụ một lý tưởng, một hoài bảo, một mục đích vượt lên trên quyền lợi cá nhân của mình. Sự cấu tạo một nền dân chủ đích thực bắt nguồn từ đây vì sự học hỏi và thực tập dân chủ đã được diển ra phần lớn trong khu vực, trong môi trường chủ yếu này.
Giữ một trọng trách trong chính quyền, tham dự chính phủ, là làm chính trị bởi sự san sẻ quyền hành và thụ lãnh trách nhiệm trước những cơ cấu đại diện quốc dân. Nói chung, khi con người đã tiến đến thời kỳ tổ chức sinh sống thành một cộng đồng một xã hội, một quốc gia thì hầu hết đều tham gia chính trị để góp phần của mình vào sự tồn tại và phát triển của quốc gia mình. Tham gia tích cực, tham gia với ý thức sâu xa hay nhiều lúc tham gia mà không biết hay không cần biết mình tham gia vì trong nhiều trường hợp một sự tán đồng hay bất đồng, hay ngay cả sự giử im lặng trước một hành vi một sự cố xảy ra trong nước hay trong thế giới đã là một thái độ chính trị, nghĩa là một sự tham gia ở một mức độ nào đấy, công khai hay âm thầm, lặng lẽ.
Bên cạnh sự tham gia chính trị của đại đa số, cố nhiên còn lại những người không muốn “dính” đến, không muốn liên hệ đến bất cứ việc gì ngoài chuyện “làm ăn” sinh sống của họ và chủ trương đóng kín cửa với thế giới bên ngoài. Họ chỉ cần sống với họ trong cái võ ốc mà họ tin là kiên cố, mặc cho “thời tiết“ xã hội, chính trị bên ngoài đổi thay sau bức tường cách nhiệt mong manh, giả tạo. Trong cái thế liên lập (interdépendance, interdependence) của các quốc gia ngày nay, một nước không thể tự tách riêng ra để tồn tại một mình được thì một cá nhân càng không thể tự giam mình trong cái vũ trụ tí hon của mình được. Vươn ra khỏi cái phạm vi hạn hẹp của mình, kết hợp với xã hội chung quanh mình, san sẻ những mối lo chung, những hy vọng chung, thực hiện những dự án, những công cuộc lợi ích chung, chia xẻ những ngọt bùi chung, đấy là tham gia chính trị, làm chính trị. Và chính cái năng lực chính trị tổ chức được thành xã hội, thành quốc gia đã tạo nên sự phân biệt lớn lao giữa con người và con vật dù cả hai đều là những sinh vật, một thời xa xưa trong tiền sử không khác gì nhau mấy.
Thế nhưng, qua bao nhiêu thời đại, từ khi ý thức chính trị còn sơ đẳng cho đến khi phát triển đến cao độ, sáng tạo nên những qui luật trị nước an dân thì bên cạnh những người làm chính trị tốt có lý tưởng, năng lực và đạo đức đã góp phần vào những công trình xây dựng nên sự hưng thịnh của quốc gia, phúc lợi cho thế giới thì cũng không thiếu những chính trị gia hoạt đầu, những kẻ lợi dụng lòng tin của dân chúng gởi gắm nơi mình, những kẻ dùng bạo lực tranh đoạt quyền thế hảm hại đồng bào, những kẻ dùng tà thuyết lường gạt nhân dân, những kẻ bất lương tham nhũng hợp tác với những kẻ tòng phạm “không làm chính trị“ nhưng biết làm tiền bằng mọi cách kể cả bán rẻ lương tâm và danh dự.
Từ xưa đến nay, từ Âu sang Á, ở các nước độc tài cũng như ở các nước dân chủ, phường chính trị gia kể trên không thiếu. Đành rằng trong nghề nào và ở bất cứ đâu cũng có “con sâu làm rầu nồi canh” nhưng con sâu trong nồi canh chính trị càng lớn mạnh, hậu quả càng tai hại cho một xã hội, một quốc gia. Thành kiến bất lợi của một số người dành cho người làm chính trị và cho cả việc chính trị theo nghĩa họ hiểu, bắt nguồn một phần lớn từ loài sâu bọ này.
Nhưng không phải vì hiện tượng sâu bọ này mà sự tham gia chính trị, sự dấn thân chính trị giảm bớt hào quang, một vầng hào quang kết hợp bằng lý tưởng phục vụ công ích, bằng sự chấp nhận và thực thi những dòi hỏi khắt khe về đạo đức, bằng những nỗ lực làm việc và phục vụ một chính nghĩa, bằng những đóng góp và hy sinh vật chất và tinh thần, bằng sự chấp nhận những hiểm nguy không thiếu, tất cả cho sự thành công của một đại cuộc. Tham gia chính trị, làm chính trị là chấp nhận một thách đố chống nghịch cảnh, vượt ra khỏi cái tôi nhỏ bé của cá nhân mình, hoà mình với mọi người để cùng nhau phục vụ cho cộng đồng, cho xứ sở của mình, cho thế giới mà mình và đất nước của mình phải là một thành phần xứng đáng và hửu ích có khả năng mang lại phần đóng góp chứ không chỉ ngửa tay xin xỏ suốt đời.
Tham gia chính trị, làm chính trị là tự ý gánh lấy một phần trách nhiệm đối với quốc gia dân tộc, chống lại thái độ đứng ngoài cuộc, đóng vai trò “quan sát viên vô tư “ trong lúc đối tượng được quan sát chính là xứ sở, quê hương mình đang ở trong cơn hoạn nạn và đang khẩn thiết cần đến mình để vượt thoát và vươn lên.
Lâu trước 1975, trong thập niên năm mươi, thành phần“trùm chăn này“ đã được ngụy trang dưới nhiều hình thức để che đậy sự nhát sợ của một số người, làm giảm thiểu phần nào khả năng chống Cọng để bảo vệ tự do lúc bấy giờ. Họ không thích cộng sản, họ lo sợ cộng sản chiếm hết Miền Bắc (trước hiệp định Genève tháng 07, 1954 lực lượng Cộng sản còn được gọi là Việt Minh chỉ chiếm giữ một phần lãnh thổ ở thôn quê và một số ít tỉnh ở Miền Bắc và Miền Trung) và Miền Nam Việt Nam nhưng họ không tham gia chính trị vì sợ mang màu sắc chống Cộng, có thể bịết đâu một ngày nào đấy bị trả thù. Tiếc thay cho họ, sự khôn ngoan và phòng xa chu đáo không giúp họ tránh khỏi cảnh ngộ chung của toàn dân, năm 1954 đất nước phân đôi, một triệu người di cư từ Bắc vào Nam và từ tháng tư đen năm 1975 hàng triệu người kể cả họ phải rời bỏ quê hương, lần lượt ra đi khắp bốn phương trời ...
III – Chính trị với người Việt ở hải ngoại.
Khi nói với người Việt ở hải ngoại về vấn đề này, tôi muốn ám chỉ tất cả những người gốc Việt hiện ở ngoài Việt Nam, dù họ mang quốc tịch nào, miễn là họ còn tưởng nhớ đến quê hương, trung thành với nguồn gốc và còn ấp ủ trong lòng tình đồng bào Việt Nam ruột thịt. Và cũng trong phạm vi mở rộng của vấn đề “ làm gì cho quê hương“, tôi sẽ không phân biệt những người ra đi trước hay sau 1975 vì những lý do có thể giống nhau , có thể khác nhau tùy theo hoàn cảnh, tùy theo trường hợp của mổi người, mổi gia đình, và tùy theo tình thế biến chuyển không ngừng của đất nước trong hơn nửa thế kỷ khổ nạn với mấy lần vật đổi sao dời.
Lắm lúc trong một cuộc đời, người ta không làm chủ được số phận của mình. Nhưng điều quan trọng là cố gắng tối đa, không vội nản lòng trước khó khăn trở ngại, không chỉ biết lo cho mình mà còn phải san sẻ nổi lo chung của dân tộc.
Tôi muốn dành vài hàng ngắn ngủi để nhắc lại sơ qua một việc nhỏ nhưng có ý nghĩa tương tự như câu chuyện ngày hôm nay, tại mục này: chính trị với người Việt ở hải ngoại. Hoàn cảnh có khác nhau và nhiều năm tháng đã trôi qua nhưng câu chuyện như mới diễn ra ngày nào vì nhiều người trong cuộc vẫn còn đây như giáo sư Lê Mộng Nguyên và nơi hội họp vẫn còn đó, nguyên vẹn ở đường Monge, quận 5 thành phố Paris. Tôi đến thủ đô nước Pháp một ngày đầu thu 1959, chỉ một mình sau khi phái đoàn Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa mà tôi là một thành viên rời Nhã Điển (Athènes) thủ đô của Hy Lạp và hội nghị Liên Hiệp Quốc Tế Nghị Sĩ vừa bế mạc. Mục đích duy nhất là nói chuyện, đúng hơn là tranh luận, với sinh viên Việt Nam mà một số đáng kể là thân Cộng hay đảng viên cộng sản thật sự trong tổ chức Liên Hiệp Việt kiều. Thời ấy, các sinh viên này rất hung hãn nhất là đạo luật về an ninh quốc gia vừa được ban hành ở Miền Nam để trừng trị các hoạt động phá hoại, khủng bố. Mặt Trận giải phóng Miền Nam thành hình sau đấy. Công tác này chỉ là một sáng kiến của tôi, một hành động tự nguyện và được Tổng thống Ngô Đình Diệm chấp thuận. Tôi muốn thực hiện một cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa những người Việt ở trong nước và ngoài nước, đặc biệt giữa những người trẻ dấn thân ở bên này và bên kia chiến tuyến, với sự mong ước, có lẽ là tham vọng, thuyết phục những người trí thức trẻ tuổi đang nghiêng về phía bên kia trở về với chính nghĩa quốc gia, trở về với lý tưởng tự do dân chủ.
Còn là một thanh niên chưa đến ba mươi tuổi lớn lên giữa thời tao loạn, tôi đã và đang làm nhiều nghề (giáo sư, luật sư, chủ bút và chủ báo,….) và cũng đã trải qua nhiều thử thách, tù đày, gian khổ. Có lẽ nhờ vậy chăng mà tôi đã quen và vẫn muốn đương đầu với nghịch cảnh thay vì tránh né khó khăn miễn là phục vụ được lý tưởng của mình.
Sau khi đắc cử Dân Biểu quốc hội và được bầu vào các chức vụ Phó Trưởng Khối Liên Minh Xã Hội (từ năm thứ hai của pháp nhiệm, tôi làm Trưởng Khối) và Chủ Tịch Ủy Ban Lao Động- Xã Hội-Y Tế ( từ năm sau, tôi lần lượt giử chức vụ Chủ Tịch các Ủy Ban Nội Vụ, Quốc Phòng), tôi nhận thấy cần thừa dịp phó hội ở Hy Lạp,sang thẳng Paris để thực hiện một công tác “giải độc” ở hải ngoại chắc chắn không phải là dễ dàng vì ai cũng biết nơi đây là trung tâm hoạt động mạnh nhất của Cộng sản Việt Nam ở Âu Châu, đặc biệt của giới sinh viên và thợ thuyền Việt kiều trong tổ chức Liên Hiệp Việt kiều thời ấy.
Tôi đã thảo luận công khai, trực tiếp với các sinh viên đủ mọi thành phần, quốc gia, thân Cọng, cộng sản thực sự, thảo luận mọi vấn đề liên quan đến tình hình đất nước, đời sống của sinh viên, thảo luận trên căn bản mà tôi đề nghị: quyền lợi chung của xứ sở và tình tự dân tộc. Vì giới hạn của bài này và vì không phải chổ nên tôi không thể kể lại chi tiết ở đây nhưng có thể tóm tắt là buổi họp rất sôi nổi, “phe “ thân Cộng và Cộng không áp đảo được như họ vẫn thường làm trong các vụ hội thảo mà cuối cùng họ chịu lặng im thấy rõ.
Đại Sứ VNCH, bác sĩ Phạm khắc Hy mời tôi ở lại Pháp ít lâu để tổ chức những buổi thảo luận tương tự ở các tỉnh nhưng tôi phải về nước vì nhiều công việc đang chờ đợi tôi.
Bao nhiêu nước đã chảy qua dưới cầu từ độ ấy. Một cuộc đổi đời đã diễn ra. Ngược lại với sự thay đổi vị thế trong nước mà anh bộ đội ở rừng rú và tên cán bộ công an nằm vùng ở Sài gòn đã trở thành cảnh sát chỉ đường giao thông của thành phố tạm thời mang tên “bác", tại hải ngoại, trên toàn khắp thế giới, con cháu của “ bác” biến đâu mất, kể cả các đại diện ngoại giao cũng núp lén cố thủ trong các công ốc của nhiệm sở.
Họ cẩn thận tránh né cũng phải vì ba triệu người Việt ở khắp nơi không thích họ, nhiều người còn hận thù, chuyện rủi ro có thể xảy ra cho họ nếu ai đó thổi mạnh hòn than đỏ ấp ủ dưới lớp tro tàn mỏng manh. Mất chính quyền, mất chủ quyền ở trong nước bởi bạo lực của một cuộc xâm lăng trắng trợn, ngược lại ở ngoài nước, dân Việt Nam đã thành công lớn, đã thắng lợi lớn trong cả hai phạm vi tinh thần lẫn vật chất.
Từ Mỹ Châu, Úc Châu đến Âu Châu, Á Châu, cộng đồng người Việt quốc gia đã hiên ngang công khai làm sáng tỏ trở lại trước công luận thế giới, chính nghĩa của cuộc đấu tranh bị hiểu lầm và bị xuyên tạc trước đây bởi đạo quân thứ năm của cộng sân quốc tế, bởi những trí thức và ngụy trí thức tả khuynh ở Tây phương, đặc biệt trong giới truyền thông đại chúng, báo chí và truyền hình của Hoa kỳ, của Tây Âu, nghĩa là của cái được mệnh danh là Thế giới Tự do (!) thời bấy giờ.
Tại Hoa Kỳ, lần lượt gần bảy-mươi thành phố ở khắp các vùng trong Liên bang chính thức công nhận lá cờ quốc gia Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của cộng đồng người Việt trong lúc vài thành phố quan trọng có đông người Việt ở Nam California quyết định không bảo đảm an ninh cho các viên chức của chính quyền Hà Nội mà họ khuyến cáo không nên lai vãng đến. Hành động có ý nghĩa đặc biệt này quả thật là hiếm hoi trong lịch sử bang giao quốc tế mà Hoa Kỳ muốn dành cho người Việt định cư trên đất nước của họ để bày tỏ sự tôn trọng của họ đối với sự lựa chọn chính trị hàng đầu của người Việt bất chấp qui lệ nếu không phải là qui ước ngọai giao.
Cộng đồng người Việt mà đại đa số là đồng bào tỵ nạn cộng sản và con cháu của họ, lớn lên hoặc sinh trưởng tại hải ngoại, đã thành công rực rỡ trên đất tạm dung. Tư cách, tài năng của người Việt đều được công nhận khắp nơi. Tỷ lệ học giỏi ở trung học và đại học ở Hoa Kỳ cũng như ở Âu Châu ngang với hoặc cao hơn tỷ lệ của dân bản xứ trong lúc tỷ lệ tội phạm ít hơn hẳn so với mọi sắc dân khác. Khoảng ba trăm ngàn chuyên viên đủ ngành đang hoạt động, lợi nhuận tương đương với dân bản xứ cùng trình độ.
Nhưng một điểm đáng chú ý- và cũng là một vấn đề cần xét lại – là trong năm vừa qua người Việt ở hải ngoại đã gửi hoặc mang về nước ba tỷ đô la Mỹ, bằng tổng số ngoại viện và quan trọng hơn nữa là bằng tiền mặt. Riêng khu vực thành phố Sài – gòn củ đã chiếm hơn một tỷ tám trăm triệu. Một vấn đề cần xét lại vì ngoài những trường hợp trợ giúp nhân đạo hay bà con, bạn hữu túng thiếu cần giúp đỡ, chúng ta không thể cung ứng phương tiện nuôi dưỡng một chế độ độc tài, độc đảng, tham ô nhũng lạm, áp bức, bất công, Một chế độ đang bị thế giới văn minh lên án, môt chế độ mà chính những người cộng sự còn lương tri, những nhà trí thức trong nước, những cựu đảng viên cộng sản cao cấp đã thức tỉnh, những nông dân nghèo khổ ở châu thổ sông Hồng, những đồng bào sắc tộc ở Cao Nguyên thậm chí đến những chiến binh đã chiến đấu hy sinh cho chế độ suốt một cuộc đời, tất cả đã chống đối công khai, không sợ hãi, không lùi bước. Vì tất cả đã đi đến giới hạn cuối cùng của khả năng chịu đựng, của sự nhẫn nhục và trên hết, vì tất cả đã nhận thức nguy cơ của một quốc gia đang thoái hóa với các giá trị tinh thần đạo đức truyền thống của dân tộc bị suy sụp trước sự đăng quang thách thức của thế lực kim tiền,, một thứ kim tiền thủ đắc một cách bất chính và bất lương trên thảm cảnh của đại đa số sống chật vật dưới rất xa mức nghèo khổ.
Đồng bào chúng ta ở hải ngoại lẽ nào làm ngơ trước đồng bào ruôt thịt trong nước đang bị gọng kềm của chế độ xiết chặc, lẽ nào im lặng trước những người bất chấp đe dọa hiểm nguy đang đứng lên tranh đấu cho tự do, dân chủ và quyền sống xứng đáng của con người.
Con người của thế kỷ hai-mươi-mốt mà đời sống đang được phát triển toàn diện, tinh thần và vật chất, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới ngày nay, con người mà dân Việt đang mơ ước và có quyền mơ ước được như vậy. Chính bạn ở hải ngoại là con người ấy mà đồng bào ruột thịt của bạn ở quê hương đang mơ ước.
Bạn đang ở Hoa Kỳ, nước giàu mạnh nhất thế giới, với tổng sản lượng nội địa tính theo đầu người (produit intérieur brut par personne PIB – gross domestic product per capita GDP) là 44.469 đô-la hay 34.207 euros tinh theo mãi lực (parité du pouvoir d’achat PPA , purchasing power parity PPP), bạn đang ỏ Âu Châu, khu vực đồng euro với 31.035 đô-la Mỹ hay 23.874 euros theo những con số chính thức vào tháng giêng 2005 của những cường quốc phát triển nhất. Trong cùng lúc, bà con của bạn ở quê nhà có lợi nhuận trung bình một năm tính rộng nhất vẫn dưới 500 đô - la Mỹ, thấp khoảng sáu lần lợi nhuận trung bình của người dân Thái Lan kế cận và thấp hơn nhiều lần nữa so với lợi nhuận của người dân Đại Hàn, Đài Loan, khỏi phải sánh với ngưòi dân xứ Hoa Anh Đào mà lợi nhuận (33.165 đôla Mỹ) cao gấp bảy-mươi lần lợi nhuận của dân ta ! Cùng một giống người “da vàng mũi tẹt”, cùng sinh sống trên miền Đông Á, họ đã vượt Việt Nam ngày nay quá xa trên mọi lãnh vực, văn hóa, chính trị, khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội …và không một ai trong bọn họ muốn tranh dành cái “đỉnh cao của trí tuệ loài người “ mà các vị lãnh đạo Cộng sản Bắc Việt đã, không cười rởn và rất nghiêm chỉnh, tự gán cho mình vào cuối thập niên bảy-mươi khi họ hoàn tất sự nghiệp cách mạng vĩ đại đưa dân tộc Việt Nam trở về thời đại đồ đá!
Từ cái hố sâu xa cách lợi nhuận thăm thẳm này, chúng ta không còn phải ngạc nhiên trước tình trạng cơ cực của đại đa số đồng bào ở khuất lấp trong nông thôn và trong xó hẻm của các đô thị. Một tình trạng không thể che đậy được bởi cái bề ngoài hào nhoáng và đồ sộ của các khách sạn quốc tế, những tiệm ăn sang trọng mùi vị thơm ngon, những khiêu vũ trưòng rực rỡ ánh đèn màu, tất cả dành cho người ngoại quốc , một số ít Việt kiều giàu có về thăm quê (số đông không đến được những nơi này vì quá đắt ngay đối với họ) và đặc biệt cho các nhà “tư bản đỏ “, cán bộ cao cấp của “đảng ta “ và những kẻ làm ăn với chúng. Trên vỉa hè trước mặt, các em bé đang tranh nhau xin tiền và xin ăn chút dư thừa! Xa hơn, kín đáo hơn, các em bé khác đang phải bán mình để nuôi thân và nuôi cha mẹ, những bậc sinh thành đã không tìm ra được việc làm để nuôi con, đành phải ăn vội bát cơm chan nước mắt tủi nhục với con, căm hờn với chế độ đã tạo nên cuộc đổi đời nhục nhã, tang thương này. Xa hơn nữa, ở nước láng giềng Căm-Bốt, có những em bé Việt mới tám tuổi hoặc lớn hơn nhưng vẫn còn vị thành niên đã được cha mẹ bán đi hoặc đưa đến đây hiến dâng trinh tiết rồi hành nghề mãi dâm để nuôi gia đình. Và càng xa hơn nữa, ở tận Trung Đông, ở Đông Âu, ở tận Đại Hàn, Đài Loan v.v….nhiều bà mẹ Việt Nam đã được xuất cảng lao động đến đấy để làm người giúp việc ở tư gia, một số còn bị lợi dụng tình dục, đau xót tủi nhục đến tột cùng, thương nhớ chồng con không kể xiết nhưng họ không còn sự lựa chọn nào hơn giữa ra đi để kiếm sống, và ở lại để cả gia đình cùng khốn đốn vì khó kiếm được việc làm. Người phụ nữ Việt lại còn phải trải qua những ngày đen tối khác khi nhiều thiếu nữ vì nghèo khổ phải chấp nhận lấy chồng để cha mẹ được một số tiền nhỏ - vài trăm đô la Mỹ- rồi theo chồng về Trung Hoa hay Đài Loan sống như tôi tớ trong nhà chồng hoặc trong một số trường hợp bị ép làm những điều đồi phong bại tục.
Tình trạng chính trị , kinh tế, xã hội, vừa được tóm lược không phải để bêu xấu một chế độ vì chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã không thể dấu diếm che đậy gì được nữa mà chỉ để nhắc nhở và kêu gọi đồng bào Việt ở hải ngoại làm một cái gì cho quê hương, cho đồng bào ruột thịt trong nước, cho tương lai của dân tộc.
IV - Chúng ta không thể làm ngơ được nữa.
Cùng nhau chúng ta phải chung sức vận dụng khả năng tối đa của mình để tranh đấu cho sự phục hồi tự do, dân chủ, cho sự tôn trọng nhân quyền, cho sự tôn trọng tự do tín ngưỡng và hành đạo của các tín đồ, hoàn trả vô điều kiện tài sản của tất cả các giáo hội Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Tin Lành, Phật Giáo Hoà Hảo, Cao Đài Giáo, Đạo BàLa Môn …
Chúng ta phải tranh đấu tại hải ngoại bằng mọi cách hửu hiệu nhất, công khai hay tiềm ẩn, trực tiếp hay gián tiếp,cả bề rộng lẫn bề sâu,để công luận thế giới công khai nhìn nhận tình trạng của một dân tộc tám-mươi triệu người bị khống chế và đàn áp bởi một chế độ độc tài, độc đảng xây dựng bằng bạo lực, một dân tộc trong suốt ba mươi năm nay, kể từ ngày Cộng sản Bắc Việt thôn tính Miền Nam Việt Nam, không được biết một cuộc bầu cử tự do và trung thực nào cả. Một sự nhìn nhận và theo dõi của thế giới, tạo áp lực mạnh trên chế độ, mở đường lúc cần thiết cho một sự can thiệp như thế giới đã từng can thiệp và sẽ can thiệp ở nhiều nơi mà dân chúng trong nước bị đàn áp bởi chính quyền của nước họ.
Chúng ta phải hổ trợ tối đa các hoạt động của đồng bào trong nước đòi hỏi tự do, dân chủ, đặc biệt của những nhà trí thức, những người cộng sản củ đang thất vọng và phẫn uất với chế độ đã phản bội họ, những nông dân ở Miền Bắc đã đứng lên chống lại cán bộ cướp ruộng, cướp đất của họ và đánh đuổi bọn Công An đến giải tán họ.
Trước cái khí thế đáng khâm phục của đồng bào đang dâng lên chống lại cường quyền, chúng ta phải ngăn tránh mọi hành động vô tình hay gián tiếp tiếp tay củng cố một chế độ đã và đang tận tình khai thác cái thân thể đã héo mòn và suy nhược của Đất Nước cho cái túi tham không đáy của những kẻ cầm đầu và thừa hành của chế độ.
Chúng ta không để cho Cộng sản Hà Nội biến chúng ta thành một loại con tin chỉ vì chúng ta muốn về thăm quê hương. Nếu vì những lý do gia đình hết sức đặc biệt mà phải về trong một thời gian ngắn thì mổi một người trở về ấy phải tìm mọi cách thuận lợi và hửu hiệu nhất để thông báo cho đồng bào trong nước biết rằng nhiều cường quốc và lực lượng dân chủ trên thế giới đang tố cáo và cảnh cáo nghiêm khắc chính phủ Hà Nội về những chánh sách và hành động thô bạo vi phạm dân quyền và nhân quyền, kiểm soát chặc chẻ và đàn áp các tôn giáo. Các cường quốc và lực lựng dân chủ này đứng đầu là Hoa Kỳ sẽ không ngần ngại tiếp tay hổ trợ cho các dân tộc đứng lên tranh đấu cho tự do dân chủ của họ như Tổng Thống Georges W. Bush đã tuyên bố long trọng để mở đầu nhiệm kỳ thứ hai này của ông.
Hơn bao giờ hết, đồng bào Việt ở hải ngoại phải đóng góp công của, năng lực, tài trí của mình vào sự nghiệp xây dựng một vận hội mới tự do, dân chủ, hoà bình và tiến bộ cho Quê Hương .Hơn lúc nào hết, chúng ta phải cảnh giác trước các mưu mô, các thủ đoạn của Cộng đảng nhằm lung lạc tinh thần, chia rẻ hàng ngũ chúng ta.
Chính nghị quyết hớ hênh số 36 của bộ Chính trị Cộng đảng Hà Nội đã tự vạch trần các âm mưu ấy khi đưa ra những luận điệu tuyên truyền nịnh bợ rẻ tiền đối với Việt kiều đồng thời xen lẫn một lời hù dọa trẻ con lỗi thời và lạc chổ với những người chống lại họ đang ở nước ngoài và là công dân của các nước ấy ! Và rất đỗi lạ lùng khi họ đòi giúp đỡ cho Việt kiều , hầu hết ở Âu Mỹ, nơi mà người dân có lợi nhuận trung bình từ sáu-mươi-lăm đến một trăm lần nhiều hơn lợi nhuận của đồng bào ta ở quê nhà, mà Đảng ta và Nhà Nước ta không hề đếm xỉa đến và đành đoạn bỏ quên.
Cũng câu trả lời ngắn gọn này được lặp lại bởi số người ấy hay được xử dụng bởi một số người của một thế hệ khác, lâu sau 1975, khi họ được gọi hổ trợ hay tham gia cuộc tranh đấu nhằm dân chủ hóa và hiện đại hóa nước Việt Nam, mang lại tự do cho mọi người, công bằng trong xã hội, để xây dựng một vận hội mới tươi sáng cho quê hương của họ.
Cả trong hai giai đoạn trước và sau 1975, câu trả lời cô đọng này hàm súc một ý nghĩa lớn, mang lại những hậu quả lớn và vì vậy cần được bàn đến một cách nghiêm chỉnh, tương xứng với tầm quan trọng của nó.
«Tôi không làm chính trị» là gì ? Và ngược lại, « Vì sao tôi làm chính trị, tôi tham gia chính trị ?» như nhiều người khác quả quyết. Ở đây, tôi muốn hiểu tham gia chính trị là làm chính trị dưới một hình thức và trong một phạm vi nào đấy, chứ không có môt sự phân biệt nào đáng kể giữa hai cụm từ này.
I – Chính trị là gì ?
Nhưng trước hết, chính trị là gì mà người thích kẻ không như vậy. Được định nghĩa khá rõ ràng ở các quốc gia nhưng ngay ở những nước có văn hóa cao, người ta vẫn có những nhận thức đôi lúc khác nhau về từ ngữ này. Chúng ta sẽ không để mất quá nhiều thì giờ cho việc định nghĩa từ ngữ mà chú trọng đến sự lựa chọn một thái độ, của người Việt ở trong nước hay đang ở nước ngoài : làm chính trị hay không làm chính trị.
Chính trị bao gồm một lãnh vực hết sức rộng lớn như nhiều người hiểu và các tự điển đông tây đều gần cùng một định nghĩa.
Trước hết, chính trị là mọi việc liên quan đến công cuộc trị nước an dân. Trong một phạm vi rộng hơn, chính trị là các tương quan giữa nhiều quốc gia, giữa các quốc gia và các định chế quốc tế.
Chính trị cũng là các hoạt động liên quan đến công vụ trong một nước. Các lý thuyết tổ chức một quốc gia, các thể chế, các chủ nghĩa, các cương lĩnh của các chính đảng đều ở tuyến đầu của địa hạt chính trị.
Nhưng chưa hết, chính trị còn là một khoa học, một nghệ thuật chuyên về việc quản trị một quốc gia, tham gia hay điều khiển một chính phủ, chính trị cũng là tổng hợp những sự cố của một nước : tình hình chính trị, sinh hoạt chính trị, bối cảnh chính trị, nền chính trị v.v….
Theo ngôn từ mác-xít, chính trị là phần chính của thượng tầng kiến trúc(superstructure) (1), gồm những chủ thuyết và cơ cấu đầu não của một quốc gia xây dựng trên hạ tầng cơ sở (infrastructure) qui tụ những lực lượng và tương quan sản xuất tạo thành căn bản vật chất của xã hội. Tách khỏi cái ngôn từ sặc mùi đối đầu giai cấp này, hạ tầng cơ sở là hệ thống đường sá, cầu cống, phi trường, hải cảng….tất cả những phương tiện và cấu trúc dùng cho việc giao thông vận tải và rộng hơn cho sự hoạt động của một nền kinh tế quốc gia.
Tóm lại, ít có một từ ngữ nào rộng nghĩa hơn từ ngữ chính trị, bao trùm nhiều lãnh vực quan trọng liên quan đến một quốc gia, các định chế quốc tế và cả thế giới nói chung.
II – Làm hay không làm, tham gia hay không tham gia chính trị.
Định nghĩa rộng rải và rõ ràng của từ ngữ chính trị được thông dụng và chấp nhận khắp nơi, làm sáng tỏ vấn đề tham gia hay không tham gia, làm hay không làm chính trị, đối với môt người trong cộng đồng, trong quốc gia của họ, trong thế giới (chính trị quốc tế), và đặc biệt đối với chúng ta, người Việt ở trong nước hay người Việt đang ở hải ngoại vì bất cứ môt lý do gì. Đặc biệt vì chúng ta là một trong vài dân tộc bất hạnh nhất trên địa cầu, đã phải chịu đựng một cuộc chiến tranh lúc ác liệt, lúc tạm ngưng, ròng rã ba mươi năm trời rồi , tiếng súng lặng im, chịu đựng tiếp một chế độ hà khắc từ ba mươi năm nay và giờ đây thiết tưởng đã đến lúc cần phải thay đổi.
Thế nhưng, trước khi đề cập đến chuyện của chính chúng ta, hãy tìm hiểu vì sao vấn đề làm hay không làm chính trị, tham gia hay không tham gia chính trị cũng được đặt ra ở khắp nơi trên thế giới. Tìm hiểu vì, ngoài những lý do riêng của chúng ta, các lý do khác đều chung chung giống nhau, loài người vẫn được mệnh danh từ lâu là những “con vật chính trị“.
Thật vậy, với định nghĩa vừa trình bày, không ít thì nhiều, ở nước nào cũng vậy, ai cũng tham gia chính trị, trực tiếp hay gián tiếp, dưới hình thức này hay hình thức khác, qua những hành động trong cuộc sinh hoạt hằng ngày. Ai cũng có những quan hệ ràng buộc mình với xã hội, với quốc gia của mình, những bổn phận cũng như những nhiệm vụ.
Hành sử những quyền công dân trong một nước dân chủ như bầu cử , ứng cử vào các chức vụ dân cử là một thể hiện rõ rệt nhất của sự tham gia chính trị. Đại đa số dân chúng các quốc gia dân chủ tham gia việc nước qua hình thức thông dụng này.
Tranh đấu chống lại gian lận bầu cử, đòi hỏi quyền ứng cử, công khai vận động cho một hay nhiều ứng cử viên tức là làm chính trị, dấn thân chính trị, phục vụ và bảo vệ nền dân chủ của quốc gia. Không có những thành phần năng động và can đảm này, nhiều nước kém mở mang đã có thể trở thành nạn nhân của những chế độ độc tài hay không thoát khỏi được các chế độ quân phiệt. Sự biến đổi quan trọng trong chiều hướng dân chủ hóa ở Châu Mỹ la-tinh trong ba thập niên vừa qua là một bằng chứng không chối cải được của sự kiện lịch sử này.
Phát biểu một ý kiến, xác định một lập trưòng về một vấn đề liên quan đến quyền lợi của xứ sở, của dân tộc, của cộng đồng thế giới là tham gia chính trị bằng sự bày tỏ một tư tưởng, một quan điểm của một người dân trong một nước dân chủ, tự do.
Hoạt động trong một tổ chức, một đoàn thể, một đảng phái chính trị tức là làm chính trị với mức độ dấn thân (engagement, commitment) để thực hiện và phục vụ một lý tưởng, một hoài bảo, một mục đích vượt lên trên quyền lợi cá nhân của mình. Sự cấu tạo một nền dân chủ đích thực bắt nguồn từ đây vì sự học hỏi và thực tập dân chủ đã được diển ra phần lớn trong khu vực, trong môi trường chủ yếu này.
Giữ một trọng trách trong chính quyền, tham dự chính phủ, là làm chính trị bởi sự san sẻ quyền hành và thụ lãnh trách nhiệm trước những cơ cấu đại diện quốc dân. Nói chung, khi con người đã tiến đến thời kỳ tổ chức sinh sống thành một cộng đồng một xã hội, một quốc gia thì hầu hết đều tham gia chính trị để góp phần của mình vào sự tồn tại và phát triển của quốc gia mình. Tham gia tích cực, tham gia với ý thức sâu xa hay nhiều lúc tham gia mà không biết hay không cần biết mình tham gia vì trong nhiều trường hợp một sự tán đồng hay bất đồng, hay ngay cả sự giử im lặng trước một hành vi một sự cố xảy ra trong nước hay trong thế giới đã là một thái độ chính trị, nghĩa là một sự tham gia ở một mức độ nào đấy, công khai hay âm thầm, lặng lẽ.
Bên cạnh sự tham gia chính trị của đại đa số, cố nhiên còn lại những người không muốn “dính” đến, không muốn liên hệ đến bất cứ việc gì ngoài chuyện “làm ăn” sinh sống của họ và chủ trương đóng kín cửa với thế giới bên ngoài. Họ chỉ cần sống với họ trong cái võ ốc mà họ tin là kiên cố, mặc cho “thời tiết“ xã hội, chính trị bên ngoài đổi thay sau bức tường cách nhiệt mong manh, giả tạo. Trong cái thế liên lập (interdépendance, interdependence) của các quốc gia ngày nay, một nước không thể tự tách riêng ra để tồn tại một mình được thì một cá nhân càng không thể tự giam mình trong cái vũ trụ tí hon của mình được. Vươn ra khỏi cái phạm vi hạn hẹp của mình, kết hợp với xã hội chung quanh mình, san sẻ những mối lo chung, những hy vọng chung, thực hiện những dự án, những công cuộc lợi ích chung, chia xẻ những ngọt bùi chung, đấy là tham gia chính trị, làm chính trị. Và chính cái năng lực chính trị tổ chức được thành xã hội, thành quốc gia đã tạo nên sự phân biệt lớn lao giữa con người và con vật dù cả hai đều là những sinh vật, một thời xa xưa trong tiền sử không khác gì nhau mấy.
Thế nhưng, qua bao nhiêu thời đại, từ khi ý thức chính trị còn sơ đẳng cho đến khi phát triển đến cao độ, sáng tạo nên những qui luật trị nước an dân thì bên cạnh những người làm chính trị tốt có lý tưởng, năng lực và đạo đức đã góp phần vào những công trình xây dựng nên sự hưng thịnh của quốc gia, phúc lợi cho thế giới thì cũng không thiếu những chính trị gia hoạt đầu, những kẻ lợi dụng lòng tin của dân chúng gởi gắm nơi mình, những kẻ dùng bạo lực tranh đoạt quyền thế hảm hại đồng bào, những kẻ dùng tà thuyết lường gạt nhân dân, những kẻ bất lương tham nhũng hợp tác với những kẻ tòng phạm “không làm chính trị“ nhưng biết làm tiền bằng mọi cách kể cả bán rẻ lương tâm và danh dự.
Từ xưa đến nay, từ Âu sang Á, ở các nước độc tài cũng như ở các nước dân chủ, phường chính trị gia kể trên không thiếu. Đành rằng trong nghề nào và ở bất cứ đâu cũng có “con sâu làm rầu nồi canh” nhưng con sâu trong nồi canh chính trị càng lớn mạnh, hậu quả càng tai hại cho một xã hội, một quốc gia. Thành kiến bất lợi của một số người dành cho người làm chính trị và cho cả việc chính trị theo nghĩa họ hiểu, bắt nguồn một phần lớn từ loài sâu bọ này.
Nhưng không phải vì hiện tượng sâu bọ này mà sự tham gia chính trị, sự dấn thân chính trị giảm bớt hào quang, một vầng hào quang kết hợp bằng lý tưởng phục vụ công ích, bằng sự chấp nhận và thực thi những dòi hỏi khắt khe về đạo đức, bằng những nỗ lực làm việc và phục vụ một chính nghĩa, bằng những đóng góp và hy sinh vật chất và tinh thần, bằng sự chấp nhận những hiểm nguy không thiếu, tất cả cho sự thành công của một đại cuộc. Tham gia chính trị, làm chính trị là chấp nhận một thách đố chống nghịch cảnh, vượt ra khỏi cái tôi nhỏ bé của cá nhân mình, hoà mình với mọi người để cùng nhau phục vụ cho cộng đồng, cho xứ sở của mình, cho thế giới mà mình và đất nước của mình phải là một thành phần xứng đáng và hửu ích có khả năng mang lại phần đóng góp chứ không chỉ ngửa tay xin xỏ suốt đời.
Tham gia chính trị, làm chính trị là tự ý gánh lấy một phần trách nhiệm đối với quốc gia dân tộc, chống lại thái độ đứng ngoài cuộc, đóng vai trò “quan sát viên vô tư “ trong lúc đối tượng được quan sát chính là xứ sở, quê hương mình đang ở trong cơn hoạn nạn và đang khẩn thiết cần đến mình để vượt thoát và vươn lên.
Lâu trước 1975, trong thập niên năm mươi, thành phần“trùm chăn này“ đã được ngụy trang dưới nhiều hình thức để che đậy sự nhát sợ của một số người, làm giảm thiểu phần nào khả năng chống Cọng để bảo vệ tự do lúc bấy giờ. Họ không thích cộng sản, họ lo sợ cộng sản chiếm hết Miền Bắc (trước hiệp định Genève tháng 07, 1954 lực lượng Cộng sản còn được gọi là Việt Minh chỉ chiếm giữ một phần lãnh thổ ở thôn quê và một số ít tỉnh ở Miền Bắc và Miền Trung) và Miền Nam Việt Nam nhưng họ không tham gia chính trị vì sợ mang màu sắc chống Cộng, có thể bịết đâu một ngày nào đấy bị trả thù. Tiếc thay cho họ, sự khôn ngoan và phòng xa chu đáo không giúp họ tránh khỏi cảnh ngộ chung của toàn dân, năm 1954 đất nước phân đôi, một triệu người di cư từ Bắc vào Nam và từ tháng tư đen năm 1975 hàng triệu người kể cả họ phải rời bỏ quê hương, lần lượt ra đi khắp bốn phương trời ...
III – Chính trị với người Việt ở hải ngoại.
Khi nói với người Việt ở hải ngoại về vấn đề này, tôi muốn ám chỉ tất cả những người gốc Việt hiện ở ngoài Việt Nam, dù họ mang quốc tịch nào, miễn là họ còn tưởng nhớ đến quê hương, trung thành với nguồn gốc và còn ấp ủ trong lòng tình đồng bào Việt Nam ruột thịt. Và cũng trong phạm vi mở rộng của vấn đề “ làm gì cho quê hương“, tôi sẽ không phân biệt những người ra đi trước hay sau 1975 vì những lý do có thể giống nhau , có thể khác nhau tùy theo hoàn cảnh, tùy theo trường hợp của mổi người, mổi gia đình, và tùy theo tình thế biến chuyển không ngừng của đất nước trong hơn nửa thế kỷ khổ nạn với mấy lần vật đổi sao dời.
Lắm lúc trong một cuộc đời, người ta không làm chủ được số phận của mình. Nhưng điều quan trọng là cố gắng tối đa, không vội nản lòng trước khó khăn trở ngại, không chỉ biết lo cho mình mà còn phải san sẻ nổi lo chung của dân tộc.
Tôi muốn dành vài hàng ngắn ngủi để nhắc lại sơ qua một việc nhỏ nhưng có ý nghĩa tương tự như câu chuyện ngày hôm nay, tại mục này: chính trị với người Việt ở hải ngoại. Hoàn cảnh có khác nhau và nhiều năm tháng đã trôi qua nhưng câu chuyện như mới diễn ra ngày nào vì nhiều người trong cuộc vẫn còn đây như giáo sư Lê Mộng Nguyên và nơi hội họp vẫn còn đó, nguyên vẹn ở đường Monge, quận 5 thành phố Paris. Tôi đến thủ đô nước Pháp một ngày đầu thu 1959, chỉ một mình sau khi phái đoàn Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa mà tôi là một thành viên rời Nhã Điển (Athènes) thủ đô của Hy Lạp và hội nghị Liên Hiệp Quốc Tế Nghị Sĩ vừa bế mạc. Mục đích duy nhất là nói chuyện, đúng hơn là tranh luận, với sinh viên Việt Nam mà một số đáng kể là thân Cộng hay đảng viên cộng sản thật sự trong tổ chức Liên Hiệp Việt kiều. Thời ấy, các sinh viên này rất hung hãn nhất là đạo luật về an ninh quốc gia vừa được ban hành ở Miền Nam để trừng trị các hoạt động phá hoại, khủng bố. Mặt Trận giải phóng Miền Nam thành hình sau đấy. Công tác này chỉ là một sáng kiến của tôi, một hành động tự nguyện và được Tổng thống Ngô Đình Diệm chấp thuận. Tôi muốn thực hiện một cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa những người Việt ở trong nước và ngoài nước, đặc biệt giữa những người trẻ dấn thân ở bên này và bên kia chiến tuyến, với sự mong ước, có lẽ là tham vọng, thuyết phục những người trí thức trẻ tuổi đang nghiêng về phía bên kia trở về với chính nghĩa quốc gia, trở về với lý tưởng tự do dân chủ.
Còn là một thanh niên chưa đến ba mươi tuổi lớn lên giữa thời tao loạn, tôi đã và đang làm nhiều nghề (giáo sư, luật sư, chủ bút và chủ báo,….) và cũng đã trải qua nhiều thử thách, tù đày, gian khổ. Có lẽ nhờ vậy chăng mà tôi đã quen và vẫn muốn đương đầu với nghịch cảnh thay vì tránh né khó khăn miễn là phục vụ được lý tưởng của mình.
Sau khi đắc cử Dân Biểu quốc hội và được bầu vào các chức vụ Phó Trưởng Khối Liên Minh Xã Hội (từ năm thứ hai của pháp nhiệm, tôi làm Trưởng Khối) và Chủ Tịch Ủy Ban Lao Động- Xã Hội-Y Tế ( từ năm sau, tôi lần lượt giử chức vụ Chủ Tịch các Ủy Ban Nội Vụ, Quốc Phòng), tôi nhận thấy cần thừa dịp phó hội ở Hy Lạp,sang thẳng Paris để thực hiện một công tác “giải độc” ở hải ngoại chắc chắn không phải là dễ dàng vì ai cũng biết nơi đây là trung tâm hoạt động mạnh nhất của Cộng sản Việt Nam ở Âu Châu, đặc biệt của giới sinh viên và thợ thuyền Việt kiều trong tổ chức Liên Hiệp Việt kiều thời ấy.
Tôi đã thảo luận công khai, trực tiếp với các sinh viên đủ mọi thành phần, quốc gia, thân Cọng, cộng sản thực sự, thảo luận mọi vấn đề liên quan đến tình hình đất nước, đời sống của sinh viên, thảo luận trên căn bản mà tôi đề nghị: quyền lợi chung của xứ sở và tình tự dân tộc. Vì giới hạn của bài này và vì không phải chổ nên tôi không thể kể lại chi tiết ở đây nhưng có thể tóm tắt là buổi họp rất sôi nổi, “phe “ thân Cộng và Cộng không áp đảo được như họ vẫn thường làm trong các vụ hội thảo mà cuối cùng họ chịu lặng im thấy rõ.
Đại Sứ VNCH, bác sĩ Phạm khắc Hy mời tôi ở lại Pháp ít lâu để tổ chức những buổi thảo luận tương tự ở các tỉnh nhưng tôi phải về nước vì nhiều công việc đang chờ đợi tôi.
Bao nhiêu nước đã chảy qua dưới cầu từ độ ấy. Một cuộc đổi đời đã diễn ra. Ngược lại với sự thay đổi vị thế trong nước mà anh bộ đội ở rừng rú và tên cán bộ công an nằm vùng ở Sài gòn đã trở thành cảnh sát chỉ đường giao thông của thành phố tạm thời mang tên “bác", tại hải ngoại, trên toàn khắp thế giới, con cháu của “ bác” biến đâu mất, kể cả các đại diện ngoại giao cũng núp lén cố thủ trong các công ốc của nhiệm sở.
Họ cẩn thận tránh né cũng phải vì ba triệu người Việt ở khắp nơi không thích họ, nhiều người còn hận thù, chuyện rủi ro có thể xảy ra cho họ nếu ai đó thổi mạnh hòn than đỏ ấp ủ dưới lớp tro tàn mỏng manh. Mất chính quyền, mất chủ quyền ở trong nước bởi bạo lực của một cuộc xâm lăng trắng trợn, ngược lại ở ngoài nước, dân Việt Nam đã thành công lớn, đã thắng lợi lớn trong cả hai phạm vi tinh thần lẫn vật chất.
Từ Mỹ Châu, Úc Châu đến Âu Châu, Á Châu, cộng đồng người Việt quốc gia đã hiên ngang công khai làm sáng tỏ trở lại trước công luận thế giới, chính nghĩa của cuộc đấu tranh bị hiểu lầm và bị xuyên tạc trước đây bởi đạo quân thứ năm của cộng sân quốc tế, bởi những trí thức và ngụy trí thức tả khuynh ở Tây phương, đặc biệt trong giới truyền thông đại chúng, báo chí và truyền hình của Hoa kỳ, của Tây Âu, nghĩa là của cái được mệnh danh là Thế giới Tự do (!) thời bấy giờ.
Tại Hoa Kỳ, lần lượt gần bảy-mươi thành phố ở khắp các vùng trong Liên bang chính thức công nhận lá cờ quốc gia Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của cộng đồng người Việt trong lúc vài thành phố quan trọng có đông người Việt ở Nam California quyết định không bảo đảm an ninh cho các viên chức của chính quyền Hà Nội mà họ khuyến cáo không nên lai vãng đến. Hành động có ý nghĩa đặc biệt này quả thật là hiếm hoi trong lịch sử bang giao quốc tế mà Hoa Kỳ muốn dành cho người Việt định cư trên đất nước của họ để bày tỏ sự tôn trọng của họ đối với sự lựa chọn chính trị hàng đầu của người Việt bất chấp qui lệ nếu không phải là qui ước ngọai giao.
Cộng đồng người Việt mà đại đa số là đồng bào tỵ nạn cộng sản và con cháu của họ, lớn lên hoặc sinh trưởng tại hải ngoại, đã thành công rực rỡ trên đất tạm dung. Tư cách, tài năng của người Việt đều được công nhận khắp nơi. Tỷ lệ học giỏi ở trung học và đại học ở Hoa Kỳ cũng như ở Âu Châu ngang với hoặc cao hơn tỷ lệ của dân bản xứ trong lúc tỷ lệ tội phạm ít hơn hẳn so với mọi sắc dân khác. Khoảng ba trăm ngàn chuyên viên đủ ngành đang hoạt động, lợi nhuận tương đương với dân bản xứ cùng trình độ.
Nhưng một điểm đáng chú ý- và cũng là một vấn đề cần xét lại – là trong năm vừa qua người Việt ở hải ngoại đã gửi hoặc mang về nước ba tỷ đô la Mỹ, bằng tổng số ngoại viện và quan trọng hơn nữa là bằng tiền mặt. Riêng khu vực thành phố Sài – gòn củ đã chiếm hơn một tỷ tám trăm triệu. Một vấn đề cần xét lại vì ngoài những trường hợp trợ giúp nhân đạo hay bà con, bạn hữu túng thiếu cần giúp đỡ, chúng ta không thể cung ứng phương tiện nuôi dưỡng một chế độ độc tài, độc đảng, tham ô nhũng lạm, áp bức, bất công, Một chế độ đang bị thế giới văn minh lên án, môt chế độ mà chính những người cộng sự còn lương tri, những nhà trí thức trong nước, những cựu đảng viên cộng sản cao cấp đã thức tỉnh, những nông dân nghèo khổ ở châu thổ sông Hồng, những đồng bào sắc tộc ở Cao Nguyên thậm chí đến những chiến binh đã chiến đấu hy sinh cho chế độ suốt một cuộc đời, tất cả đã chống đối công khai, không sợ hãi, không lùi bước. Vì tất cả đã đi đến giới hạn cuối cùng của khả năng chịu đựng, của sự nhẫn nhục và trên hết, vì tất cả đã nhận thức nguy cơ của một quốc gia đang thoái hóa với các giá trị tinh thần đạo đức truyền thống của dân tộc bị suy sụp trước sự đăng quang thách thức của thế lực kim tiền,, một thứ kim tiền thủ đắc một cách bất chính và bất lương trên thảm cảnh của đại đa số sống chật vật dưới rất xa mức nghèo khổ.
Đồng bào chúng ta ở hải ngoại lẽ nào làm ngơ trước đồng bào ruôt thịt trong nước đang bị gọng kềm của chế độ xiết chặc, lẽ nào im lặng trước những người bất chấp đe dọa hiểm nguy đang đứng lên tranh đấu cho tự do, dân chủ và quyền sống xứng đáng của con người.
Con người của thế kỷ hai-mươi-mốt mà đời sống đang được phát triển toàn diện, tinh thần và vật chất, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới ngày nay, con người mà dân Việt đang mơ ước và có quyền mơ ước được như vậy. Chính bạn ở hải ngoại là con người ấy mà đồng bào ruột thịt của bạn ở quê hương đang mơ ước.
Bạn đang ở Hoa Kỳ, nước giàu mạnh nhất thế giới, với tổng sản lượng nội địa tính theo đầu người (produit intérieur brut par personne PIB – gross domestic product per capita GDP) là 44.469 đô-la hay 34.207 euros tinh theo mãi lực (parité du pouvoir d’achat PPA , purchasing power parity PPP), bạn đang ỏ Âu Châu, khu vực đồng euro với 31.035 đô-la Mỹ hay 23.874 euros theo những con số chính thức vào tháng giêng 2005 của những cường quốc phát triển nhất. Trong cùng lúc, bà con của bạn ở quê nhà có lợi nhuận trung bình một năm tính rộng nhất vẫn dưới 500 đô - la Mỹ, thấp khoảng sáu lần lợi nhuận trung bình của người dân Thái Lan kế cận và thấp hơn nhiều lần nữa so với lợi nhuận của người dân Đại Hàn, Đài Loan, khỏi phải sánh với ngưòi dân xứ Hoa Anh Đào mà lợi nhuận (33.165 đôla Mỹ) cao gấp bảy-mươi lần lợi nhuận của dân ta ! Cùng một giống người “da vàng mũi tẹt”, cùng sinh sống trên miền Đông Á, họ đã vượt Việt Nam ngày nay quá xa trên mọi lãnh vực, văn hóa, chính trị, khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội …và không một ai trong bọn họ muốn tranh dành cái “đỉnh cao của trí tuệ loài người “ mà các vị lãnh đạo Cộng sản Bắc Việt đã, không cười rởn và rất nghiêm chỉnh, tự gán cho mình vào cuối thập niên bảy-mươi khi họ hoàn tất sự nghiệp cách mạng vĩ đại đưa dân tộc Việt Nam trở về thời đại đồ đá!
Từ cái hố sâu xa cách lợi nhuận thăm thẳm này, chúng ta không còn phải ngạc nhiên trước tình trạng cơ cực của đại đa số đồng bào ở khuất lấp trong nông thôn và trong xó hẻm của các đô thị. Một tình trạng không thể che đậy được bởi cái bề ngoài hào nhoáng và đồ sộ của các khách sạn quốc tế, những tiệm ăn sang trọng mùi vị thơm ngon, những khiêu vũ trưòng rực rỡ ánh đèn màu, tất cả dành cho người ngoại quốc , một số ít Việt kiều giàu có về thăm quê (số đông không đến được những nơi này vì quá đắt ngay đối với họ) và đặc biệt cho các nhà “tư bản đỏ “, cán bộ cao cấp của “đảng ta “ và những kẻ làm ăn với chúng. Trên vỉa hè trước mặt, các em bé đang tranh nhau xin tiền và xin ăn chút dư thừa! Xa hơn, kín đáo hơn, các em bé khác đang phải bán mình để nuôi thân và nuôi cha mẹ, những bậc sinh thành đã không tìm ra được việc làm để nuôi con, đành phải ăn vội bát cơm chan nước mắt tủi nhục với con, căm hờn với chế độ đã tạo nên cuộc đổi đời nhục nhã, tang thương này. Xa hơn nữa, ở nước láng giềng Căm-Bốt, có những em bé Việt mới tám tuổi hoặc lớn hơn nhưng vẫn còn vị thành niên đã được cha mẹ bán đi hoặc đưa đến đây hiến dâng trinh tiết rồi hành nghề mãi dâm để nuôi gia đình. Và càng xa hơn nữa, ở tận Trung Đông, ở Đông Âu, ở tận Đại Hàn, Đài Loan v.v….nhiều bà mẹ Việt Nam đã được xuất cảng lao động đến đấy để làm người giúp việc ở tư gia, một số còn bị lợi dụng tình dục, đau xót tủi nhục đến tột cùng, thương nhớ chồng con không kể xiết nhưng họ không còn sự lựa chọn nào hơn giữa ra đi để kiếm sống, và ở lại để cả gia đình cùng khốn đốn vì khó kiếm được việc làm. Người phụ nữ Việt lại còn phải trải qua những ngày đen tối khác khi nhiều thiếu nữ vì nghèo khổ phải chấp nhận lấy chồng để cha mẹ được một số tiền nhỏ - vài trăm đô la Mỹ- rồi theo chồng về Trung Hoa hay Đài Loan sống như tôi tớ trong nhà chồng hoặc trong một số trường hợp bị ép làm những điều đồi phong bại tục.
Tình trạng chính trị , kinh tế, xã hội, vừa được tóm lược không phải để bêu xấu một chế độ vì chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã không thể dấu diếm che đậy gì được nữa mà chỉ để nhắc nhở và kêu gọi đồng bào Việt ở hải ngoại làm một cái gì cho quê hương, cho đồng bào ruột thịt trong nước, cho tương lai của dân tộc.
IV - Chúng ta không thể làm ngơ được nữa.
Cùng nhau chúng ta phải chung sức vận dụng khả năng tối đa của mình để tranh đấu cho sự phục hồi tự do, dân chủ, cho sự tôn trọng nhân quyền, cho sự tôn trọng tự do tín ngưỡng và hành đạo của các tín đồ, hoàn trả vô điều kiện tài sản của tất cả các giáo hội Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Tin Lành, Phật Giáo Hoà Hảo, Cao Đài Giáo, Đạo BàLa Môn …
Chúng ta phải tranh đấu tại hải ngoại bằng mọi cách hửu hiệu nhất, công khai hay tiềm ẩn, trực tiếp hay gián tiếp,cả bề rộng lẫn bề sâu,để công luận thế giới công khai nhìn nhận tình trạng của một dân tộc tám-mươi triệu người bị khống chế và đàn áp bởi một chế độ độc tài, độc đảng xây dựng bằng bạo lực, một dân tộc trong suốt ba mươi năm nay, kể từ ngày Cộng sản Bắc Việt thôn tính Miền Nam Việt Nam, không được biết một cuộc bầu cử tự do và trung thực nào cả. Một sự nhìn nhận và theo dõi của thế giới, tạo áp lực mạnh trên chế độ, mở đường lúc cần thiết cho một sự can thiệp như thế giới đã từng can thiệp và sẽ can thiệp ở nhiều nơi mà dân chúng trong nước bị đàn áp bởi chính quyền của nước họ.
Chúng ta phải hổ trợ tối đa các hoạt động của đồng bào trong nước đòi hỏi tự do, dân chủ, đặc biệt của những nhà trí thức, những người cộng sản củ đang thất vọng và phẫn uất với chế độ đã phản bội họ, những nông dân ở Miền Bắc đã đứng lên chống lại cán bộ cướp ruộng, cướp đất của họ và đánh đuổi bọn Công An đến giải tán họ.
Trước cái khí thế đáng khâm phục của đồng bào đang dâng lên chống lại cường quyền, chúng ta phải ngăn tránh mọi hành động vô tình hay gián tiếp tiếp tay củng cố một chế độ đã và đang tận tình khai thác cái thân thể đã héo mòn và suy nhược của Đất Nước cho cái túi tham không đáy của những kẻ cầm đầu và thừa hành của chế độ.
Chúng ta không để cho Cộng sản Hà Nội biến chúng ta thành một loại con tin chỉ vì chúng ta muốn về thăm quê hương. Nếu vì những lý do gia đình hết sức đặc biệt mà phải về trong một thời gian ngắn thì mổi một người trở về ấy phải tìm mọi cách thuận lợi và hửu hiệu nhất để thông báo cho đồng bào trong nước biết rằng nhiều cường quốc và lực lượng dân chủ trên thế giới đang tố cáo và cảnh cáo nghiêm khắc chính phủ Hà Nội về những chánh sách và hành động thô bạo vi phạm dân quyền và nhân quyền, kiểm soát chặc chẻ và đàn áp các tôn giáo. Các cường quốc và lực lựng dân chủ này đứng đầu là Hoa Kỳ sẽ không ngần ngại tiếp tay hổ trợ cho các dân tộc đứng lên tranh đấu cho tự do dân chủ của họ như Tổng Thống Georges W. Bush đã tuyên bố long trọng để mở đầu nhiệm kỳ thứ hai này của ông.
Hơn bao giờ hết, đồng bào Việt ở hải ngoại phải đóng góp công của, năng lực, tài trí của mình vào sự nghiệp xây dựng một vận hội mới tự do, dân chủ, hoà bình và tiến bộ cho Quê Hương .Hơn lúc nào hết, chúng ta phải cảnh giác trước các mưu mô, các thủ đoạn của Cộng đảng nhằm lung lạc tinh thần, chia rẻ hàng ngũ chúng ta.
Chính nghị quyết hớ hênh số 36 của bộ Chính trị Cộng đảng Hà Nội đã tự vạch trần các âm mưu ấy khi đưa ra những luận điệu tuyên truyền nịnh bợ rẻ tiền đối với Việt kiều đồng thời xen lẫn một lời hù dọa trẻ con lỗi thời và lạc chổ với những người chống lại họ đang ở nước ngoài và là công dân của các nước ấy ! Và rất đỗi lạ lùng khi họ đòi giúp đỡ cho Việt kiều , hầu hết ở Âu Mỹ, nơi mà người dân có lợi nhuận trung bình từ sáu-mươi-lăm đến một trăm lần nhiều hơn lợi nhuận của đồng bào ta ở quê nhà, mà Đảng ta và Nhà Nước ta không hề đếm xỉa đến và đành đoạn bỏ quên.
* * * * *
V - Nói với thế hệ trẻ, con cháu Lạc Hồng
Trong
cộng đồng người Việt ở hải ngoại, ngoài sự thành công của các bậc cha
anh, thế hệ trẻ trên dưới ba mươi đã làm rạng danh cho dân tộc Việt ở Âu
Châu cũng như ở Mỹ Châu, Úc Châu trên phương diện học vấn và cũng đã
hội nhập khá dễ dàng các quốc gia nơi họ trưởng thành.
Tôi muốn nói thêm vài lời với các bạn trẻ ấy, với thế hệ lớn lên hoặc sinh trưởng ở hải ngoại. Nói thêm vì các cháu chưa biết nhiều hay chỉ biết quê hương qua những tin tức của báo chí và cac phương tiện truyền thông khác, qua những lời kể lại của những người nào đấy, cố nhiên với những nhận định của họ, có thể phản ảnh đúng sự thật, có thể không vì thiếu tính khách quan. Hoặc có thể các cháu có về thăm quê hương nhưng chưa đi đến nhiều nơi trong nước mà chỉ có thì giờ thăm vài thắng cảnh, vài di tích lịch sử, thăm bà con và sống vài hôm ở vài đô thị lớn như Hà Nội, Sài Gòn, v.v ... Nhưng các cháu không có đủ thì giờ và người hướng dẫn để quan sát tận nơi và nhiều nơi, đời sống thực, kham khổ, của nhiều giới đồng bào, xa cách và tương phản với cảnh tượng phồn hoa, thịnh vượng giả tạo, bề ngoài, phô trương lố bịch như một sự thách thức không kiềm chế và kiêu căng đối với thân phận hẩm hiu của đại đa số, của quảng đại quần chúng , nghĩa là của hơn bảy-mươi triệu người tức hơn 87 % tổng số dân tám-mươi triệu người trong nước.
Mười triệu người may mắn hầu hết ở thành thị, một ít ở nông thôn, gồm ở đỉnh cao nhất, giới “tư bản đỏ “ giàu từ vài chục triệu đến nhiều trăm triệu đô la Mỹ. Các nhà tư bản này là các cấp lãnh đạo đảng Cộng sản và Nhà Nước, các cán bộ có quyền thế và đía vị trong suốt hệ thống dọc và ngang của chính quyền và trong các xí nghiệp quốc doanh. Bên cạnh tư bản đỏ là giới tư bản “vòng ngoài” chỉ đường mách nước, cộng tác làm ăn chia phần, cũng giàu có như tư bản đỏ.
Không như các cháu ở nước ngoài phải cố gắng học hành,xin trợ cấp, học bổng, vay mượn và nhiều lúc phải làm việc thêm đặng có đủ tiền “ăn học“ở bậc đại học, không thiếu các con cháu của các nhà tư bản nói trên đang ở bậc trung học phổ thông đã được gửi đi du học ở Âu Mỹ, tiêu xài không giới hạn, vượt hẳn con nhà giàu ngoại quốc, như muốn trả thù cho thời kỳ bố mẹ còn là vô sản thứ thiệt, một thời kỳ mà họ không dám nhắc đến nữa vì sợ bị các đồng chí củ lên án phản bội lý tưởng và bỏ rơi hàng ngủ !
Trong lúc ấy, tại Thái Bình ổ Miền Bắc, Quảng Nam ở Miền Trung, Cà Mâu ở tận cuối Miền Nam và khắp các nơi khác, nhiều chục ngàn em bé đang còn ở bậc tiểu học đã phải bỏ học trong niên khóa 2004-2005 này vì cha mẹ các em không “ chạy “ ra tiền để đóng góp cho trường!
Các cháu đang ở kinh đô ánh sáng Paris, các cháu đang làm việc ở trong một toà nhà chọc trời lộng lẫy ở New York hay Chicago , làm sao các cháu quên đành đi được các em bé đáng thương này và các em bé khác đang ăn xin trước các khách sạn, đang chạy theo xin tiền các du khách hay đang bán thân để nuôi cha mẹ già như đã kể trên. Cũng như các cháu, các em bé bất hạnh này mang cùng với cháu, với tất cả cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại, một giòng máu Lạc Hồng, nhưng vận số rủi ro đã để các em ra đời dưới bầu trời xã hội chủ nghĩa của quê hương.
Nhiệm vụ của tất cả chúng ta, cao niên, trung niên và thanh nữ, thanh niên như các cháu là phải góp phần tích cực và đắc lực vào công cuộc tìm kiếm và thực hiện một giải pháp khả dĩ mang lại tự do, dân chủ cho đất nước, mở đường cho một vận hội mới tươi sáng cho toàn thể dân tộc.
Không có một cơ hội nào thuận lợi hơn, không có một vinh dự nào xứng đáng hơn là được cống hiến mọi nỗ lực và khả năng của chúng ta vào sự nghiệp lớn lao này, vào lúc này, khi mà trong nước cũng như ở khắp thế giới những huyền thoại về Hồ Chí Minh, về chiến tranh chống Mỹ, chống tư bản đế quốc, về thiên đàng hứa hẹn của Đảng v.v ... đã sụp đổ và tan biến như một luồng gió độc thổi qua và những sự thật của lịch sử đã được phơi bày và kiểm chứng mà không còn ai chối cải được nữa , và đặc biệt hơn nữa, khi mà giờ đây diễn biến hoà bính đang chuyển động mạnh, sẽ dẫn đến mục đích cuối cùng: dân chủ hoá nước Việt Nam.
Ngoài việc lo cho đời sống cá nhân và gia đình, mổi một chúng ta vẫn có thể luôn luôn vươn mình lên để theo đuổi và thực hiện một lý tưởng cho cuộc đời , và còn lý tưởng nào cao đẹp hơn, thiết thân hơn, thiêng liêng hơn là phục vụ cho quê hương, cho giống nòi của mình. Trưởng thành xa tổ quốc, các cháu sẽ gặp được nơi môi trường phục vụ này những cơ hội gần gủi với nguồn gốc, xa tránh được nổi lo âu lạc mất căn tính (perte d’identité, loss of identity) điều mà bất cứ ai lớn lên ở xứ lạ quê người cũng có thể cảm nhận một ngày nào đó khi bơ vơ như lạc lỏng giữa những người có thể là bạn bè gần gủi nhưng màu da, chủng tộc khác nhau chưa kể phong tục tập quán nhiều lúc không giống nhau và chắc chắn không cùng một ngôn ngữ.
Tiếp đến nhưng chưa phải là lý do cuối cùng, từ phương vị một chuyên viên dù tài giỏi chăng nữa nhưng luôn luôn thúc thủ trong địa hạt chuyên môn của mình ở nước ngoài mà người tài không thiếu trong các quốc gia phát triển, các cháu có thể trở thành những thành phần quan trọng trong việc tái thiết và hiện đại hóa xứ sở, trở thành những nhân vật góp phần hoạch định các kế hoạch, các chính sách của Nhà Nước Việt Nam tương lai, và biết đâu, và tại sao không, trở thành những người lãnh đạo của một Nhà Nước mà các cháu và cha,mẹ, anh, chị, em của các cháu sẽ cùng đồng bào trong nước đứng lên xây dựng trong tiến trình dân chủ hóa quê hương, một tiến trình đang được đẩy mạnh và không một thế lực nào ngăn cản được.
Dân số Việt Nam đã bắt đầu vượt quá tám-mươi triệu. Nếu được dân chủ hoá, hiện đại hoá, canh tân hóa, lành mạnh hóa, nếu được lãnh đạo bởi những người yêu nước, thương dân, có khả năng, có đức độ, chắc chắn quê hương của chúng ta sẽ chiếm được một địa vị xứng đáng trong cộng đồng các nước văn minh tiền tiến trong thế giới.
Các cháu phải tham dự, phải dành chổ trong cuộc hành trình về nguồn và hướng tới bến vinh quang này, một cuộc hành trình đòi hỏi nhiều nỗ lực nhưng đầy phấn khởi và chứa chan hy vọng ở tương lai.
Hẵn nhiên, các cháu tiếp tục như thường lệ công việc nghề nghiệp của mình tại quốc gia các cháu đang cư ngụ cho đến ngày các cháu tự quyết định lấy tương lai theo tình hình mới của quê hương. Nhưng giờ đây, sự tham gia hoạt động chỉ đòi hỏi ở các cháu quyết tâm đóng góp tài trí và tâm huyết của các cháu vào công cuộc chung của những người muốn biến đổỉ hiện trạng của nước nhà bằng một đường lối tranh đấu quả cảm, kiên trì, bằng những phương thức dân chủ công khai trước thế giới đang nhìn thẳng vào Việt Nam và sẵn sàng hổ trợ khi cần thiết.
Các cháu không thể giam giữ tuổi trẻ của mình trong cái vỏ ốc nhỏ bé để hưởng thụ và tự mãn với vài tiện nghi vật chất rồi chôn vùi cả cuộc đời như một kẻ vô danh lạc lõng trong cái xã hội mà các cháu đã hội nhập.
Đã đến lúc các cháu phải lựa chọn giữa một cuộc đời tầm thường và phí phạm như vậy và một cuộc đời hào hứng, đầy ỳ nghĩa và hữu ích cho các cháu, cho quê hương của các cháu, một cuộc đời mà các cháu có quyền hãnh diện và có thể mang lại vinh quang xứng đáng cho chính các cháu.
Tôi muốn nói thêm vài lời với các bạn trẻ ấy, với thế hệ lớn lên hoặc sinh trưởng ở hải ngoại. Nói thêm vì các cháu chưa biết nhiều hay chỉ biết quê hương qua những tin tức của báo chí và cac phương tiện truyền thông khác, qua những lời kể lại của những người nào đấy, cố nhiên với những nhận định của họ, có thể phản ảnh đúng sự thật, có thể không vì thiếu tính khách quan. Hoặc có thể các cháu có về thăm quê hương nhưng chưa đi đến nhiều nơi trong nước mà chỉ có thì giờ thăm vài thắng cảnh, vài di tích lịch sử, thăm bà con và sống vài hôm ở vài đô thị lớn như Hà Nội, Sài Gòn, v.v ... Nhưng các cháu không có đủ thì giờ và người hướng dẫn để quan sát tận nơi và nhiều nơi, đời sống thực, kham khổ, của nhiều giới đồng bào, xa cách và tương phản với cảnh tượng phồn hoa, thịnh vượng giả tạo, bề ngoài, phô trương lố bịch như một sự thách thức không kiềm chế và kiêu căng đối với thân phận hẩm hiu của đại đa số, của quảng đại quần chúng , nghĩa là của hơn bảy-mươi triệu người tức hơn 87 % tổng số dân tám-mươi triệu người trong nước.
Mười triệu người may mắn hầu hết ở thành thị, một ít ở nông thôn, gồm ở đỉnh cao nhất, giới “tư bản đỏ “ giàu từ vài chục triệu đến nhiều trăm triệu đô la Mỹ. Các nhà tư bản này là các cấp lãnh đạo đảng Cộng sản và Nhà Nước, các cán bộ có quyền thế và đía vị trong suốt hệ thống dọc và ngang của chính quyền và trong các xí nghiệp quốc doanh. Bên cạnh tư bản đỏ là giới tư bản “vòng ngoài” chỉ đường mách nước, cộng tác làm ăn chia phần, cũng giàu có như tư bản đỏ.
Không như các cháu ở nước ngoài phải cố gắng học hành,xin trợ cấp, học bổng, vay mượn và nhiều lúc phải làm việc thêm đặng có đủ tiền “ăn học“ở bậc đại học, không thiếu các con cháu của các nhà tư bản nói trên đang ở bậc trung học phổ thông đã được gửi đi du học ở Âu Mỹ, tiêu xài không giới hạn, vượt hẳn con nhà giàu ngoại quốc, như muốn trả thù cho thời kỳ bố mẹ còn là vô sản thứ thiệt, một thời kỳ mà họ không dám nhắc đến nữa vì sợ bị các đồng chí củ lên án phản bội lý tưởng và bỏ rơi hàng ngủ !
Trong lúc ấy, tại Thái Bình ổ Miền Bắc, Quảng Nam ở Miền Trung, Cà Mâu ở tận cuối Miền Nam và khắp các nơi khác, nhiều chục ngàn em bé đang còn ở bậc tiểu học đã phải bỏ học trong niên khóa 2004-2005 này vì cha mẹ các em không “ chạy “ ra tiền để đóng góp cho trường!
Các cháu đang ở kinh đô ánh sáng Paris, các cháu đang làm việc ở trong một toà nhà chọc trời lộng lẫy ở New York hay Chicago , làm sao các cháu quên đành đi được các em bé đáng thương này và các em bé khác đang ăn xin trước các khách sạn, đang chạy theo xin tiền các du khách hay đang bán thân để nuôi cha mẹ già như đã kể trên. Cũng như các cháu, các em bé bất hạnh này mang cùng với cháu, với tất cả cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại, một giòng máu Lạc Hồng, nhưng vận số rủi ro đã để các em ra đời dưới bầu trời xã hội chủ nghĩa của quê hương.
Nhiệm vụ của tất cả chúng ta, cao niên, trung niên và thanh nữ, thanh niên như các cháu là phải góp phần tích cực và đắc lực vào công cuộc tìm kiếm và thực hiện một giải pháp khả dĩ mang lại tự do, dân chủ cho đất nước, mở đường cho một vận hội mới tươi sáng cho toàn thể dân tộc.
Không có một cơ hội nào thuận lợi hơn, không có một vinh dự nào xứng đáng hơn là được cống hiến mọi nỗ lực và khả năng của chúng ta vào sự nghiệp lớn lao này, vào lúc này, khi mà trong nước cũng như ở khắp thế giới những huyền thoại về Hồ Chí Minh, về chiến tranh chống Mỹ, chống tư bản đế quốc, về thiên đàng hứa hẹn của Đảng v.v ... đã sụp đổ và tan biến như một luồng gió độc thổi qua và những sự thật của lịch sử đã được phơi bày và kiểm chứng mà không còn ai chối cải được nữa , và đặc biệt hơn nữa, khi mà giờ đây diễn biến hoà bính đang chuyển động mạnh, sẽ dẫn đến mục đích cuối cùng: dân chủ hoá nước Việt Nam.
Ngoài việc lo cho đời sống cá nhân và gia đình, mổi một chúng ta vẫn có thể luôn luôn vươn mình lên để theo đuổi và thực hiện một lý tưởng cho cuộc đời , và còn lý tưởng nào cao đẹp hơn, thiết thân hơn, thiêng liêng hơn là phục vụ cho quê hương, cho giống nòi của mình. Trưởng thành xa tổ quốc, các cháu sẽ gặp được nơi môi trường phục vụ này những cơ hội gần gủi với nguồn gốc, xa tránh được nổi lo âu lạc mất căn tính (perte d’identité, loss of identity) điều mà bất cứ ai lớn lên ở xứ lạ quê người cũng có thể cảm nhận một ngày nào đó khi bơ vơ như lạc lỏng giữa những người có thể là bạn bè gần gủi nhưng màu da, chủng tộc khác nhau chưa kể phong tục tập quán nhiều lúc không giống nhau và chắc chắn không cùng một ngôn ngữ.
Tiếp đến nhưng chưa phải là lý do cuối cùng, từ phương vị một chuyên viên dù tài giỏi chăng nữa nhưng luôn luôn thúc thủ trong địa hạt chuyên môn của mình ở nước ngoài mà người tài không thiếu trong các quốc gia phát triển, các cháu có thể trở thành những thành phần quan trọng trong việc tái thiết và hiện đại hóa xứ sở, trở thành những nhân vật góp phần hoạch định các kế hoạch, các chính sách của Nhà Nước Việt Nam tương lai, và biết đâu, và tại sao không, trở thành những người lãnh đạo của một Nhà Nước mà các cháu và cha,mẹ, anh, chị, em của các cháu sẽ cùng đồng bào trong nước đứng lên xây dựng trong tiến trình dân chủ hóa quê hương, một tiến trình đang được đẩy mạnh và không một thế lực nào ngăn cản được.
Dân số Việt Nam đã bắt đầu vượt quá tám-mươi triệu. Nếu được dân chủ hoá, hiện đại hoá, canh tân hóa, lành mạnh hóa, nếu được lãnh đạo bởi những người yêu nước, thương dân, có khả năng, có đức độ, chắc chắn quê hương của chúng ta sẽ chiếm được một địa vị xứng đáng trong cộng đồng các nước văn minh tiền tiến trong thế giới.
Các cháu phải tham dự, phải dành chổ trong cuộc hành trình về nguồn và hướng tới bến vinh quang này, một cuộc hành trình đòi hỏi nhiều nỗ lực nhưng đầy phấn khởi và chứa chan hy vọng ở tương lai.
Hẵn nhiên, các cháu tiếp tục như thường lệ công việc nghề nghiệp của mình tại quốc gia các cháu đang cư ngụ cho đến ngày các cháu tự quyết định lấy tương lai theo tình hình mới của quê hương. Nhưng giờ đây, sự tham gia hoạt động chỉ đòi hỏi ở các cháu quyết tâm đóng góp tài trí và tâm huyết của các cháu vào công cuộc chung của những người muốn biến đổỉ hiện trạng của nước nhà bằng một đường lối tranh đấu quả cảm, kiên trì, bằng những phương thức dân chủ công khai trước thế giới đang nhìn thẳng vào Việt Nam và sẵn sàng hổ trợ khi cần thiết.
Các cháu không thể giam giữ tuổi trẻ của mình trong cái vỏ ốc nhỏ bé để hưởng thụ và tự mãn với vài tiện nghi vật chất rồi chôn vùi cả cuộc đời như một kẻ vô danh lạc lõng trong cái xã hội mà các cháu đã hội nhập.
Đã đến lúc các cháu phải lựa chọn giữa một cuộc đời tầm thường và phí phạm như vậy và một cuộc đời hào hứng, đầy ỳ nghĩa và hữu ích cho các cháu, cho quê hương của các cháu, một cuộc đời mà các cháu có quyền hãnh diện và có thể mang lại vinh quang xứng đáng cho chính các cháu.
* * * * *
Làm chính trị, tham gia chính trị hay không, giữa lúc quê hương đang chờ đợi ?
Thiết tưởng chúng ta đã trả lời minh bạch.
Câu trả lời của những người Việt ở hải ngoại mà tâm tư luôn luôn hướng về quê hương, đất tổ, với niềm tin bất diệt ở một tương lai sáng lạng của nước Việt Nam tự do, dân chủ, hòa bình, tiến bộ, nối tiếp lại với những truyền thống nhân bản, hòa ái, đạo đức, và quyết tâm mạnh tiến trên con đường canh tân toàn diện sau khi cái vòng ngoặc tai ương của lịch sử được khép lại vĩnh viễn.
Paris, đầu Xuân Ất Dậu, 2005
Lê Trọng Quát
(1) Vài danh từ có nghĩa chuyên môn được dịch kèm theo Pháp ngữ và Anh ngữ thể theo lời yêu cầu của một số độc giả không quen nhiều với các danh từ Hán Việt.
Thiết tưởng chúng ta đã trả lời minh bạch.
Câu trả lời của những người Việt ở hải ngoại mà tâm tư luôn luôn hướng về quê hương, đất tổ, với niềm tin bất diệt ở một tương lai sáng lạng của nước Việt Nam tự do, dân chủ, hòa bình, tiến bộ, nối tiếp lại với những truyền thống nhân bản, hòa ái, đạo đức, và quyết tâm mạnh tiến trên con đường canh tân toàn diện sau khi cái vòng ngoặc tai ương của lịch sử được khép lại vĩnh viễn.
Paris, đầu Xuân Ất Dậu, 2005
Lê Trọng Quát
(1) Vài danh từ có nghĩa chuyên môn được dịch kèm theo Pháp ngữ và Anh ngữ thể theo lời yêu cầu của một số độc giả không quen nhiều với các danh từ Hán Việt.
-Xin lưu ý :
Nhiều năm đã trôi qua nhưng vấn đề chính yếu trình bày vẫn còn nguyên
tính cách thời sự và trong hiện tình ở quê hương, sự dấn thân của mọi
người yêu nước, yêu chuộng tự do, dân chủ, đặc biệt các bạn trẻ, cần
phải được khẩn thiết đặt ra một cách toàn diện hơn bao giờ cả. Những số liệu ghi trong bài cần được cập nhật theo hiện tại.
Paris, tháng 7, 2013