Niềm đau Bến Hải
MẶT TRÁI VÀ BÀI HỌC CỦA HIỆP UỚC GENÈVE
Lâm Lễ Trinh
(Ký giả TRUNG VIỆT, trong Chuơng trình Chân Trời Mới (CTM) phát thanh về Việt Nam, phỏng vấn ngày 17.7.2004 LS LÂM LỄ TRINH, (LLT), Chủ nhiệm / chủ bút tạp chi Anh- Pháp Human Rights / Droits de l’Homme tại Californie, tường trình từ Úc châu.) ************1- CTM: Thưa Luật sư, tháng 4 vừa qua, các Cộng đồng Việt Nam ở Thụy sĩ, Pháp và Bỉ có mời Ls qua Genève, Paris và Bruxelles để nói chuyền về Hiệp ước Genève và vấn đề Hoà giải Hoà hợp. Vậy xin Ls vui lòng cho biết a) mối liên hệ giữa chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp ước Genève? b) Hiệp ước này gồm có những nước nào tham gia? C) Có phải do Việt Minh chủ trương để bắt tay với Pháp chia đôi Việt Nam hay không? LLT: Đúng vậy, tháng tư vưà rồi, tôi có qua Aâu châu ba tuần nóí chuyện về hai đề tài nêu trên, nhân dịp 50 năm kỷ niệm chiến thắng của CSVN tại Điện Biên Phủ đưa đến việc ký kết Hiệp định Genève ngày 20.7.1954. Để trã lời điểm 1 trong câu hỏi của anh, tôi xin nhắc lại: cuộc chiến đấu 9 năm của dân tộc VN chống Pháp từ 1945 dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh đã kết thúc tại Điện Biên Phủ. Quân đội Pháp đầu hàng sau 2 tháng cầm cự, từ 13 tháng 3 cho đến 7.5 .1954. Hai phe đối thủ vào bàn hội nghị. Pháp kiệt quệ. Mặt khác, Việt cộng hy vọng khai thác tối đa chiến thắng về mặt chính trị. Bốn đại cường Liên xô, Trung cộng, Mỹ và Anh cũng gây áp lực rất mạnh. Với những lý do riêng biệt. Vềø điểm 2, xin trã lời: có tất cả 9 thành phần tham dự Hội nghị. Pháp, Việt Minh, Anh quốc, Nga, Tàu cộng, Cam bốt và Lào. Hoa kỳ và Chính phủ Bảo Đại gởi quan sát viên, là Bedell Smith và Trần Văn Đỗ. Đại diện Mỹ, Việt không chịu ký vào Hiệp ước. Đồng chủ tịch của Hội nghị là ngoại trưởng Anthony Eden và Mikhail Molotov. Điểm 3: “Việc chia đôi VN có phải do Việt Minh cấu kết với Pháp hay không?” Câu hỏi này khá phức tạp. Trong năm tuần lễ đầu, Hội nghị dẫm chân tại chổ vì trưởng đoàn VC Phạm Văn Đồng nhất quyết đòi liên kết sự ngưng chiến với việc giải quyết song song các vấn đề chính trị. Chính phủ Laniel đổ, ngoại trưởng Bidault từ chức. Ngày 17.6.1954 - tức là hai mươi bốn giờ sau khi Quốc trưởng Bảo Đại trao cho ông Ngô Đình Diệm thành lập nội các thay thế Bửu Lộc - Quốc hội Pháp tấn phong Mendès France làm Thủ tướng. Để dễ làm việc, Mendès France kiêm luôn chức ngoại trưởng và trưởng phái đoàn. Ông hứa sẽ rút lui nếu hoà đàm không kết thúc trước ngày 20 tháng 7. Molotov và Chu Aân Lai tăng áp lực để VC đồng ý tách vấn đề chính trị ra khỏi việc đình chiến. Hoa kỳ và Anh quốc đe dọa can thiệp mạnh bằng quân sự nếu chiến tranh tái diễn. Cuối cùng, Viêt Minh nhân nhượng, chấp nhận chia cắt VN nơi vĩ tuyến 17 vì hình thức đóng quân theo kiểu “da beo” bất lợi cho chúng. CSVN phải chiụ trách nhiệm với dân tộc về việc ký kết này. Chính phủ Bảo Đaị – Ngô Đình Diệm và các đảng phái quốc gia luôn luôn cực lực phản đối giải pháp phân chia đất nước mặc dù lúc đó, trên thế giới, đã có tiền lệ một số quốc gia chia đôi như Đông- Tây Đức, Nam-Bắc Triều Tiên và Đài loan-Trung cộng. 2 - CTM : Xin Luật sư cho biết lý do vì sao Trung Quốc và Nga sô gây sức ép đối với chính phủ Hànội để ký kết với Pháp? Một số sử liệu cho rằng Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa đã “phản bội” đàn em Việt côïng. Sự thật bên trong là thế nào? Mục tiêu chiến thuật của Nga và Tàu có giống nhau hay không? LLT: Danh từ “phản bội” anh vừa dùng không có gì quá đáng. Thực tế, Liên xô và Tàu cộng đã bỏ rơi phần nào đàn em Việât Minh tại Genève, dưạ vào nhưng tính toán riêng biệt. Thật vậy, quan tâm ưu tiên của Moscou là Âu châu đang dự trù thành lập Cộng đồng Phòng thủ Aâu châu chống Nga. Có một lúc Stalin nghi ngờ về đường lối chính trị không dứt khoát của Hồ Chí Minh. Sau ngày Stalin qua đời năm 1953, Nga muốn có hoà bình tại Đông Nam Á. Có lẽ anh còn nhớ: Tổng bí thơ Khrustchev từng làm Hanoi bực tức vì đề nghịvào tháng giêng 1957 cả Nam và Bắc VN gia nhập Liên Hiệp Quốc. Cho đến năm 1950, Moscou tỏ ra hờ hửng với VN. Tại Điện Biên Phủ, sự hổ trợ của Liên xô không mấy hệ trọng nếu sánh với Tàu cộng, ngoài một số hoả tiển Katiusha để trang bị hai tiểu đoàn cao xạ. Số võ khí của Nga cấp cho Việt Minh đi ngang qua Trung quốc theo một thoả ước mật. Về phiá Bắc kinh, Việt Minh được giúp đở tận tình mọi mặt. Bắc kinh xem đó như một nghĩa vụ quốc tế. Tuy nhiên sau Điện Biên Phủ, Mao có những lo âu mới: Chiến tranh với Mỹ tại Bắc Hàn gây hệ quả nặng nề, kinh tế Tàu xuống dốc thê thảm sau 9 năm ủng hộ Việt cộng chống Pháp, Đài loan đe dọa tách khỏi Trung hoa và nguy cơ Việt Minh say máu chiến thắng thôn tính Miên, Lào. Mặt khác, Mao nghĩ đã đến lúc cần giảm đối đầu với Tư bản để thực hiện chương trình công nghiệp hoá và xã hội hoá nông nghiệp trong nước. Chủ trương của Bắc kinh thắng bớt thái độ hung hăng của Việt cộng không phải mới bắt đầu từ hoà hội Genève. Trong hồi ký “Điện Biên Phủ, Điểm hẹn lịch sử”, xuất bản tại Hànội năm 2000, Võ Nguyên Giáp tiết lộ rằng, sau Điện Biên Phủ, tướng cố vấn Tàu Vi Quốc Thanh đã khuyến cáo Giáp không nên thừa thắng xông lên, tiến chiếm Hànội và đồng bằng Bắc Việt. Vi Quốc Thanh là người tuyên bố: “Cần dạy cho VN một bài học” khi Đặng Tiểu Bình cho tấn công Bắc Việt năm 1979. Tại nghị hội, Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng than phiền bị đối xữ bất công vì không được dự những cuộc “đi đêm” giữa Chu Aân Lai, Molotov, Eden và Mendès France ở Berne, đặïc biệt phiên họp hệ trọng ngày 23.6.1954. Trong khi đó, Đại sứ Mỹ Douglas Dillon tại Paris được thông báo thường xuyên đầy đủ nội dung những điểm thoả thuận. Phải đợi cho đến ngày 3 tháng bảy, Chu Aân Lai mới gặp Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp tại Liểu Châu để khuyên nên chấp thuận những điều kiện hoà đàm hầu tránh Hoa kỳ nhảy vào vòng chiến. Giáp ghi trong hồi ký: “Bác (Hồ) và chúng tôi đều ngỡ ngàng”. Thứ trưởng Quốc phòng Tạ Quang Bửu được chỉ thị yêu cầu Hội nghị “đàm luận đóng kín cửa” về vĩ tuyến. Chủ đích hàng đầu của Việt Minh là tranh thủ quốc tế thiết lập một giới tuyến quân sự và hợp thức hóa chính phủ du kích Việt Minh dưới danh nghiã là một Nhà Nước, có lãnh thổ, chủ quyền, thủ đô và một hải cảng giao thuơng với thế giới. Trong các phiên nhóm, để tránh mang tiếng xử hiếp chú em VC, Chu Aân Lai thường khéo léo để Molotov quyết định cuối cùng những điểm hệ trọng. Và Molotov không nương lời điều chỉnh Phạm Văn Đồng. Một vố đau khác cho VC là trong buổi tiếp tân giả từ sau khi ký Hiệp ước Genève, Chu công khai đề nghị với Ngô Đình Luyện, đại diện của Bảo Đại – trước một Phạm Văn Đồng đau khổ - cho mở một toà lãnh sự Miền Nam VN tại Bắc kinh. Cho đến ngày qua đời , Đồng thường cay cú nhắc đến những “cú đâm sau lưng” của đàn anh Tàu cộng. Nói tóm tắc, ý đồ của Trung quốc là chấm dứt chiến sự ở Đông dương và tạo vùng suy yếu này thành một khu đệm, một bàn đạp bành trướng trong vùøng Đông Á, đồng thời tránh xung đột với Mỹ. 3 – CTM: Thưa Luâït sư, vì sao Thủ tướng Mendès France thành công thuyết phục mọi bên ký kết trong thời hạn một tháng? Hiệp ước Genève đã giúp Pháp rút khỏi vũng lầy Đông Dương nhưng Pháp còn giữ ảnh hưởng tại Đông Dương sau ngày Hiệp ước được ký hay không? LLT: Mendès France là một dân biểu gốc Do thái, thuộc đảng Xã hội Cấp tiến, một luật sư nói lưu loát nhiều sinh ngữ từ lúc 19 tuổi, có kinh nghiệm chính trường 20 năm. Để gây một sốc tâm lý, Mendès France ban cho chính mình tối hậu thơ phải chấm dứt hoà đàm trong ba chục hôm, bằng không y cam kết sẽ từ chức. Đặc biệt, Mendès France thành công đánh tan mối ngờ vực của đồng minh Hoa kỳ rằng ông sẳn sàng “bán đứng Đông Dương”. Theo ký giả Jean Lacouture ghi lại, Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles đề cao Mendès France với báo chí: “This guy is terrific, Tay này thật là cừ!”. Để tạo lợi thế cho Mendès France, ngày 29.6.1954, Tổng thống Eisenhower và Thủ tướng Churchill cho phổ biến một bản tuyên cáo chung xác nhận 7 điều kiện căn bản đem hoà bình cho Đông dương, gồm có việc bảo vệ nền trung lập của Lào Miên, ủng hộ sự độc lập của Miền Nam VN, không loại bỏ khả năng thống nhất VN bằng biện pháp hoà bình, tôn trọng quyền tự do dời chổ của dân chúng VN từ vùng này qua vùng khác, đặt một hệ thống quốc tế kiểm soát hữu hiệu ..vv.. Với hậu thuẩn của Hoa Thịnh Đốn, Mendès France không gặp khó khăn thuyết phục Liên xô và Trung quốc để họ ép Việt Minh. nhượng bộ nhiều điểm như: ngưng chiến tức khắc để tạo điều kiện đi tới một giải pháp chính trị lâu dài cho toàn vùng Đông dương; VC rút hết quân ra khỏi Lào Miên; tập trung quân đội mỗi bên vào hai vùng riêng biệt; ấn định 300 ngày cho quân Pháp rút khỏi Miền Bắc (thay vì ba tháng, theo VC đề nghị); dùng vĩ tuyến 17 để chia hai miền Nam-Bắc (thay vì vĩ tuyến 13, giữa Qui Nhơn và Nhatrang, như VC kêu nài); ấn định thời hạn tổ chức tổng tuyển cử là 2 năm (thay vì 3 tháng như VC đòi). Hiệp ước Genève không xóùa bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Pháp. Tại Miên, Lào trung lập, Pháp vẫn giữ một số cơ sở và cố vấn. 75.000 quân Pháp ở lại Đông dương để giúp bảo đảm thi hành Hiệp ước. Chính phủ Miền Nam dưới vĩ tuyến 17 sẽ biểu quyết ra khỏi hay ở lại trong Liên Hiệp Pháp. Mendès France hài lòng. Việt Minh thắng trên chiến trường nhưng thiệt thòi tại bàn hội nghị. 4- CTM: Hoa kỳ không tham dự Hôi nghị Genève nhưng có gởi quan sát viên. Tuy thế, Hoa kỳ – trong hậu trường – đóng một vai trò quyết định . Xin Luật sư vui lòng cho biết chi tiết về áp lực của Hoa kỳ. LLT: Để trã lòi câu hỏi này, tôi nghĩ nên nhắc lại vài sử liệu thuộc Đệ nhị thế chiến. Tại Hội nghị Téhéran (1953) và Yalta (11.4.1945), Tổng thống Franklin Roosevelt đồng ý với Thủ tướng Churchill không cho thực dân Pháp trở lại Đông dương, và giao cho quân đội Anh và Trung hoa của Tưởng Giới Thạch giải giới Nhựt. Thời Harry Truman, Mỹ để mặc Pháp thi hành chính sách thuộc địa. Tuy nhiên Hoa kỳ bắt đầu lo ngại khi Tàu cộng tràn ngập lục địa Trung hoa năm 1951, tham chiến tại Bắc Hàn và giúp Việt cộng chống Pháp. Để ngăn chận Đông Á bị xích hóa theo chủ thuyết domino, Mỹ giúp Pháp về tài chính và võ khí. Khi tình hình Điện Biên Phủ trở nên tồi tệ, ngoại trưởng Dulles hai lần lên tiếng – ngày 11.5 và 10.6 – rằng Hoa kỳ có thể can thiệp. Tướng Paul Eùly bay qua Hoa Thịnh Đốn kêu cứu. Đô đốc Arthur Radford đặt kế hoach giải nguy Vautour (Kên Kên) bằng việc xử dụng phi cơ của Đệ thất hạm đội ở Phi Luật Tân để oanh tạc các vị trí đại bác và đạn dược của CS. Cuối tháng 4, Eisenhower còn dự trù cấp cho Pháp hai bom nguyên tử nhỏ nhưng tuyên bố Hoa kỳ chỉ can thiệp nếu Trung quốc tham chiến. Bắc kinh và Mạc tư khoa không coi thường lời cảnh cáo của Hoa Thịnh Đốn. Gần đây, sách giáo khoa lịch sử xuất bản năm 2001 tại Hànội giải thích vì sao VNDCCH phải chấp nhận giải pháp Genève: “ Nếu đế quốc Mĩ trực tiếp tham gia chiến tranh thì lực lượng so sánh giữa ta và địch sẽ có thể thay đổi không có lợi cho ta.” VC lép vế, chỉ còn cách diụ giọng điều đình và chấp nhận một thắng lợi giới hạn. 5- CTM: Chính phủ Miền Nam VN, do Quốc trưởng Bảo Đại lãnh đạo, và do Thủ tướng Ngô Đình Diệm đại diện, cũng tẩy chay Hiệp ước Genève như Hoa kỳ. Nhưng sau khi Hiệp ước ký xong, chính quyền NĐD gánh hậu quả nặng nề là phải định cư trên một triệu dân miền Bắc và phải chuẩn bị cuộc tổng tuyển cử dự trù trong Hiệp ước. Tại sao quần chúng di cư đông như vậy? Phản ứng của chinh phủ Diệm và các đảng phái quốc gia như thế nào? LLT: Cũng như Hoa kỳ, Chính phủ Ngô Đình Diệm do Bảo Đại bổ nhiệm, tẩy chay Hiệp định Genève. Tuy nhiên, sự phản đối này không thay đổi một tình trạng đã rồi. Các chử ký trong Hiệp ước chưa ráo mực thì ông Diệm phải gánh hết hệ quả của việc chia đôi đất nước. Từ tháng bảy 1954, trên một triệu đồng bào Miền Bắc – đa số là người công giáo Bùi Chu- Phát Diệm và sắc tộc Nùng, Thái – ồ ạt đổ về Nam. Thời hạn để đổi vùng quy định trong Hiệp ước là 300 ngày. Có lối 80 000 cán binh Vẹm tập kết về Bắc. Làn sống di cư vĩ đại vào Nam này có thể lớn hơn rất nhiều nếu CS không dùng mọi thủ đoạn gian manh để ngăn lại, bất chấp lời cam kết tại Genève. Ngày 22.7, Thủ tướng Diệm cực lực lên án trên đài phát thanh việc giao 4 tỉnh Miền Trung cho VC. Các công sở treo cờ rủ. Ngày 24.10.1954, TT Eisenhower gới thẳng một bức thơ cho Thủ tướng Diệm khẳng định ủng hộ vô điều kiện và viện trợ trực tiếp Chính phủ Miền Nam. Ngày 14.9.1956, quân đội Pháp hoàn toàn rút khỏi Miềân Nam VN theo lời yêu cầu của ông Diệm. Aûnh hưởng của Paris chấm dứt. Ngày 10.8.1955, Thủ tướng Diệm từ chối gặp Phạm Văn Đồng để bàn vụ tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 7.1956 như quy định bởi điểu 7 trong bản tuyên bố cuối cùng, Déclaration finale, của Hội nghị Genève .Không có nước nào ký vào văn kiện này. Thủ tướng Diệm nói thẳng cho Đồng biết Miền Nam không sợ thua nhưng vì ông không tin CS sẽ lương thiện thi hành điều kiện của Hiệp định Genève. Đúng vậy, nếu bầu cử ngay thẳng, không chắc Bắc Việt sẽ thắng vì lúc đó, dân tình ta thán sau vụ Cải cách Ruộng đất thất bại (1953), khai trừ dã man nhóm sĩ quan theo khuynh hướng “xét lại” trong Quân đội Nhân dân, tàn sát văn nghệ sĩ trong phong trào Nhân Văn-Giai phẩm (1956), mùa màng thất bát., cầu kỳ bị Pháp phá hoại...vv.. Cũng trong thời điểm đó, uy tín của ông Ngô Đình Diệm lên cao đối với quốc tế và trong xứ nhờ nhiều thành quả: định cư tốt đồng bào Miền Bắc, dẹp loạn Bình xuyên và giáo phái, chấn chỉnh xã hội, ban hành Hiến pháp, tổ chức Quân đội quốc gia, cải cách hành chánh, xây dựng guồng máy an ninh....vv.. 6- Chúng tôi cũng được biết : khi CP Tổng thống N Đ Diệm từ chối tổ chức tổng tuyển cử và đuổi phái đoàn Việt cộng trong Uûy ban kiểm soát đình chiến về Bắc thì Ls lúc đó giữ chức Bộ trưởng Nội vụ và phụ trách vấn đề này. Ls có thể cho biết vài chi tiết hệ trọng về những ngày chót của phái đòan VC ở Saigon hay không? LLT: Tôi còn nhớ: trong hai ngày liên tiếp , đồng bào ta – phần đông gốc di cư Hố Nai - bao vây rầm rộ và đốt Khách sạn Majestic Saigon là nơi VC đặt Văn phòng, ở Bến Bạch Đằng . Chúng hoảng hốt bỏ chạy về Gia định, trốn trong doanh trại, kế bên Bịnh viện Nguyễn Văn Học. Nhóm người biểu tình không tha, cô lập chúng, cắt điện, nước và lương thực, hò hét đả đảo ngày đêm khiến chúng phải điện thọai cho Công an của ta, xin được lên phi trường trong xe bít bùng để về Hànội. Sáu giờ sáng hôm sau, tôi đích thân đến Tân Sơn Nhứt để kiểm soát mọi thủ tục. Trước giờ phi cơ quân sự của Ủy hội quốc tế đình chiến cất cánh, viên sĩ quan trưởng đoàn VC lể phép đến gặp tôi, tự xưng là...trung tá Văn Tiến Dũng để cám ơn được ra đi an toàn với các đồng chí (!). 7- CTM: Xin Ls cho biết đại cương nội dung của Hiệp ước Genève (1954). Nếu có thể, xin so sánh với Hiệp ước Paris ký năm 1973. LLT: Như một số sử liệu VC sau này cho biết, nhu cầu cấp bách của Hội nghị Genève là “ngăn chặn Mỹ can thiệp quân sự ở Đông Dương”. Mục tiêu khác là tạo danh nghiã và một cái thế quốc tế cho tổ chức kháng chiến của chúng. Để đạt kết quả này, phái đoàn Phạm Văn Đồng phải đắng cay xét lại những đòi hỏi hách dịch lúc đầu , liên hệ đến điều kiện ngưng bắn, việc chiếm đóng lân bang Lào Miên, vị trí tập trung quân đội mỗi bên, lịch trình rút quân, vẽ lằn giới tuyến giũa hai miền và thời hạn tổ chức tổng tuyển cử. Vừa ra khỏi một cuộc chiến chin năm, VC chuẩn bị cuộc chiến tranh Đông Dưong lần thứ hai, kéo dài 20 năm để kết thúc năm 1973 bằng Hội nghị Paris. Lê Duẩn cho chôn súng và gài cán bộ ở Miền Nam hầu xữ dụng lại. Trong nhiều năm sau, chính phủ Bắc Việt chối một cách ngáo ngổ rằng chúng không có vi phạm Hiệp định Genève bằng cách đưa quân đột nhập dưới vĩ tuyến 17. Trong lịch sử, đến nay, VN từng bị chia cắt bởi hai con sông Gianh và con sông Bến Hảøi. Sông Gianh phân cách hai vương triều nhưng con sông Bến Hải vẫn mãi để lại trong tâm tư người dân Việt những ký ức sầu thảm như bức tường ô nhục Bá Linh. Hai Hiệp ước Genève và Paris đều tìm cách giải quyết vấn đề đình chiến: giữa VC và Pháp, rồi giữa Nam-Bắc VN, dính đến Hoa kỳ. Cả hai dự trù tổng tuyển cử hầu thực hiện “hoà giải hoà hợp dân tộc” và thống nhứt VN. Cả hai đều không được thi hành nghiêm chỉnh. Đặc biệt, CS đã vi phạm trắng trợn Hiệp ước Paris, nuốt trửng Miên Nam trước sự khiếp nhược của thế giới. Tại Genève, Nga Tàu “phản bội” đàn em Việt Minh. Tại Paris, Mỹ thô bỉ bỏ rơi đồng minh VNCH . Chiếân tranh Đông dương lần thứ nhứt gây chết chóc và thương tích cho nửa triệu người . Trong chiến tranh Đông dương lần thứ hai, tổn thất gần bốn lần cao hơn, không kể trên một triệu người bỏ nước ra đi. Năm 1976, CSVN phát động cuộc chiến tranh Đông dương lần thứ ba để chiếm đóng Cam bốt. Ba cuộc chiến này đều do CSVN chủ mưu theo lịnh của Đệ tam Quốc tế và đều không cần thiết vì một nước Việt Nam không CS vẫn có thể thu hồi độc lập với một cái giá ít đau khổ và tốn kém hơn. Đây là một đề tài nên trở lại trong một dịp khác. Nhìn tổng quát, Hiệp định Genève tương đối ít nguy hại cho phiá quốc gia hơn Hiệp ước Paris. Năm 1954, VC phải rút toàn quân khỏi Miền Nam VN trong khi năm 1973, Bắc Việt và tay sai Mặt trận Giải phóng Miền Nam được phép đồn trú dưới vĩ tuyến 17 theo hình thức “da beo”. Mặt khác, tại hoà đàm Genève, Hoa kỳ còn giử “thế thượng phong” đối với Việt Minh. Cái thế này không còn nửa khi hoà đàm Paris bắt đầu. Về cánh quốc gia VN, nội bộ nát bét và uy tín bị suy sụp vào giai đọan hoà đàm này kết thúc. Ngày nay, công và tội của CSVN thấy rỏ. Thống nhứt là bánh vẽ, nhân tình ly tán tột bực; xứ sở tụt hậu trầm trọng; tham nhũng , bất công và sa đoạ ở mọi tầng lớp xã hội; dân và nhân quyền bị chà đạp không nương tay.. 8- CTM: Xin Luật sư vui lòng cho biết một cách tổng quát những bài học lịch sử nào có thể rút được từ Hiệp định Genève? LLT: Có rất nhiều bài học. Sau đây là tóm tắc ba bài học chính: A) Vấn đề liên minh với Đế quốc. Liên minh với một đại cường, dù mạnh đến đâu, cũng chỉ đưa đất nước đến ngõ cụt nếu không có sự ủng hộ tích cực và hy sinh nhiệt tình của toàn khối dân tộc. Muốn thế, nhà lãnh đạo phải nắm vững chính nghĩa. Vong bổn và vọng ngoại làm mất chính nghĩa. Yếu tố chiến thắng là dân tộc chớ không phải đồng minh. B) Một quốc gia không có thân hữu, chỉ có quyền lợi. Quyền lợi quyết định nhu cầu liên minh. Không một quốc gia nào sẳn sàng xã thân hy sinh cho sự tồn vong của một xứ khác. Không thể ủy quyền yêu nước, Không ai yêu nước chúng ta hơn chúng ta. C) Sức mạnh dân tộc vô song và vô địch. Chủ nghĩa, chế độ, đảng phái.. vv.., tất cả rồi sẽ ra đi. Chỉ có dân tộc mới bất diệt, mới trường cữu. Chiến thắng Điện Biên Phủø không phải là công lao riêng của Việt cộng. Nó là thành quả của toàn dân tộc VN câm thù Thực dân Đế quốc và tiếp nối cuộc đấu tranh anh dũng của ông, cha, từ Bạch Đằng, Yên Bái cho đến Yên Thế. Không tạo ra được và khai thác cái thế dân tộc thì thất bại, lẽ đương nhiên. Thiếu cái thế dân tộc, không có một lãnh tụ nào đứng vững. Xin cám ơn sự chú ý của các thính giả. |