Thảm kịch của Việt Nam KINH NGHIỆM LIÊN MINH VỚI ĐẾ QUỐC

 Lâm Lễ Trinh

Thảm kịch của Việt Nam KINH NGHIỆM LIÊN MINH VỚI ĐẾ QUỐC

Không thể ngẩng đầu cao

nếu đi bằng đầu gối

S.T.Man

Trong tình yêu xứ sở, người dân Việt không những thiết tha mà còn lắm khi mơ mộng lý tưởng, sống toàn vẹn cho đại cuộc và không ngần ngại hy sinh vì đại nghĩa. Trong những thập niên 60 và 70, Hồ Chí Minh đã khai thác tận cùng đặc tính ấy để đẩy mạnh cuộc đấu tranh dành độc lập bằng cách tung ra nhiều khẩu hiệu nóng cháy và chiêu bài hấp dẫn .
 Sau đó, kế hoạch tiến chiếm Miền Nam khởi đầu, với sự hỗ trợ của Nga, Tàu về vũ khí, chiến lược và tuyên truyền. Chế độ Hànội hô hào bịp bợm rằng chiến tranh ở Miền Nam là một nội chiến trong khi Bắc Cộng cõng rắn cắn gà nhà và dùng tay ngoại bang để gây điêu tàn cho đất nước. Gian xảo hơn nửa, ngày 12 tháng chạp 1960 chính quyền Hànội dựng ra Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam với Huỳnh Tấn Phát, Nguyển Hữu Thọ và nội bọn để tấn công Chính phủ Sàigon . Ngày 8 tháng 6.1969, Chính phủ G.P.M.N ra đời và sau đó được Hànội đưa tham dự Hội nghị Bá lê năm 1973.

Những con búp bê múa rối này bị thải hồi không kèn không trống sau tháng 4.1975 khi Hànội đã xé bỏ Hiệp định Ba lê và thôn tính Miền Nam. Chẳng những thế một số cán bộ của Mặt trận bù nhìn đã bị gởi đi tẩy não mút mùa trong các trại học tập cùng với các phần tử "ngụy" của Đệ nhất và Đệ nhị cọng hoà. Nguyên Tổng trưởng Tư pháp của mồ ma Chính phủ Giải phóng Trương Như Tảng diễn tả tâm trạng chua cay và bẻ bàng lúc đó bằng câu ta thán như sau viết trong "Ký ức của một tên Việt cộng. Mémoires d'un Việt cọng”, nxb Flammarion Paris 1985: "Vào năm 1976, chúng tôi tổ chức một buổi cơm tối đạm bạc để giã từ bạn bè trước khi giải tán Mặt trận. Đãng (CS) cũng như Chính phủ (Hànội) không đoái hoài gởi đại diện đến dự tiệc».

Chính sách vắt chanh bỏ vỏ là chuyện thường tình trong giới CS tại Miền Bắc. Để chống lại chính sách bất nghĩa của già Hồ bên kia vĩ tuyến,chí sỉ Ngô Đình Diệm đề cao trong Nam đức tính cương trực bất nhân nhượng và tin tưởng tuyệt đối vào thiên mệnh của mình. Ông Diệm là người quốc gia nhiệt thành và chống cộng cố hữu. Văn hào Graham Greene mô tả ông Diệm như “một người yêu nước bị Tây phương hảm hại". Đáng lý Greene phải nói"bị Hoa kỳ hủy diệt". Trong khi Hồ chơi trò xảo thuật và đu giây giửa Bắc kinh và Mạc Tư Khoa thì ông Diệm thánh chiến với quỷ đỏ bằng cách dựa vào một đồng minh duy nhất luôn luôn tìm cách lấn át đồng đội. Khổ tâm và nguy cơ đến với Tổng thống Diệm từ điểm này.

Môt thế liên minh chênh lệch và cuộc khủng hoảng Phật giáo

Vào tháng 7.1954, Thủ tướng Diệm nắm quyền ở Miền Nam và được Hoa Thịnh Đốn ủng hộ mạnh. Ông phải đương đầu trên bốn mặt trận: Thực dân Pháp phá rối , Cộng sản Bắc Việt tấn công, giáo phái chống đối và xã hội Miền Nam băng hoại . Ngoài ra, còn phải định cư năm 54 -55 trên một triệu người Bắc di cư, phần đông là Công giáo . Ông Diệm vượt qua mọi thử thách một cách can đảm và khôn khéo. Nhưng vài năm sau, Ông bị chỉ trích là gia đình trị và phạm lỗi lầm.

Tuy nhiên, có hai điểm mà tác giả của bài này thấy cần phải làm sáng tỏ với tư cách nhân chứng trong khi tác giả giữ chức Bộ trưởng Nội vụ từ năm 1957 đến tháng 10. 1960.

Trước hết, về mối giao hảo giưa Ông Ngô Đình Diệm và Hoa kỳ. Trong những năm đầu cầm quyền, Tổng thống Diệm không hề tán dương sự can thiệp mạnh và trực tiếp của quân đội Mỹ vào Miền Nam VN vì ông cho rằng phiá quốc gia đủ sức đối phó với Hànội nếu Hoa kỳ viện trợ đầy đủ tài chính và vũ khí. Những cuộc tiếp xúc giữa ông Diệm và Đại sứ Elbridge Durbrow , một người khó tính, lắm khi căng thẳng vì Durbrow cho biết Hoa Thịnh Đốn muốn đưa thêm quân vào VN . Bởi thế, lực lượng bán quân sự Bảo an và Dân vệ ,trực thuộc Bộ Nội vụ,không được vũ trang đầy đủ và rất thiếu thốn về phương tiện truyền tin , di chuyển và tiếp vận với mức viện trợ nhỏ giọt và có điều kiện của Hoa Thịnh Đốn. Hai ngành Cảnh sát và Công an cũng ở trong tình trạng tương tự, phải dùng súng ống củ rích thời Pháp lưu lại .Vì nhu cầu của chiến tranh lạnh và củng có thể vì e ngại thái độ độc lập, bướng bỉnh và ương ngạnh của đồng minh ở Miền Nam nên Hoa Thịnh Đốn không thỏa mản tất cả yêu sách của chính quyền Saigon.

Trong khi Miền Nam phải giải quyết những khó khăn chính trị, xã hội và tôn giáo thì ở Bắc Việt , sau Điên Biện Phủ, Hồ Chí Minh trực diện một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng do giặc Pháp để lại : mất muà, hạn hán, cầu kỳ sụp đổ, đặc biệt là sự thất bại thê thảm từ 1954 đến 1956 của chính sách Cải cách ruộng đất rập theo kiểu Trung cộng. Cuộc nỗi loạn của nông dân Nghệ an bị đàn áp thẳng tay nhưng sau đó,để xoa dịu dư luận, Hồ đã phải hy sinh Tổng Bí thư Trường Chinh và một số cán bộ cao cấp như dê tế thần.Và củng để củng cố thế lực bị sứt mẻ, Hồ ra lệnh vào đầu năm 1957 rút trên 100.000 quân từ Nam về Bắc. Nhờ vậy, nhiều cơ sở Việt cộng tại đồng bằng sông Cưủ Long bị phiá Việt nam cọng hoà tiêu hủy, dân chúng sống được một thời gian an bình (đọc Stanley Karnow " VN, A history",Editions Viking,NY,1983,trang 225).

Trong những năm kế tiếp, với sự đốc thúc của Cố vấn Ngô Đình Nhu và mặc dù Mỹ không sốt sắng hưởng ứng, một số cảm tử quân được chuyên viên du kích chiến Sir Robert G. Thompson, gốc người Anh làm việc cho chính phủ Mã lai, đặc biệt huấn luyện và thả dù bên kia vĩ tuyến 17 để thi hành công tác phá hoại . Đa số cán bộ này bị Việt cộng vây bắt, đày đọa và có thể đến nay còn bị giam cầm ở biên giới Việt- Hoa. Trong hồi ký "Prisonnier politique au Việt nam", xuất bản năm 1990 bởi L'Harmattan,Paris,nguyên Bộ trưởng Y tế thời Đệ nhất Cọng hoà là Giáo sư Trần Vỹû đã kể lại cuộc tiếp xúc bất thần giữa ông và vài người anh hùng vô danh này tại trại giam Hà Sơn Bình.Tin báo chí cho biết Sở Di trú và Nhập tịch Hoa kỳ lúc đầu từ chối nhận vào Mỹ một số ít biệt kích của VNCH được CS thả , viện lẽ các người này hoặc đãû bị khai tử, hoặc không hề được chính thức ghi tên vào sổ bộ của Quân đội chính quy.Quyết định thiển cận vừa nói đã bị vài Dân biểu và Đại sứ Hoa kỳ tại Bangkok chỉ trích mạnh nên gần đây một số cựu biệt kích quân được phép hưởng quy chế tị nạn .

Điểm thứ hai cần minh xác là chính sách mệnh danh "chống Phật giáo" của TT Diệm.

Chiến dịch năm 1963 chống ông Diệm là một kế hoạch thâm độc của Hà nội do tay sai công sản trong Nam tinh vi thi hành với sự hỗ trợ của nhóm phản chiến và chủ bại tại Hoa Thịnh Đốn; Harriman, Hilsman, Forrestal,Robert Kennedy...Một sự kiện ít người được biết là ông Diệm đã khuyến khích và ủng hộ bằng quỹ riêng tu sĩ Mai Thọ Truyền xây dựng chùa Xá lợi ở Saigon.Mặt khác, nhiều lần ông Diệm bác bỏ yêu sách quá đáng của một số giáo phẩm và đồng bào gốc Bùi Chu- Phát Diệm khiến cho hai Tổng Giám mục Lê Hửu Từ và Phạm Ngọc Chi bất mãn, vì thế ra mặt chống đối. Sau hết, tất cả chúng ta có lẽ còn nhớ những vụ biểu tình liên tiếp và sôi nổi của Phật tử trên toàn lãnh thổ VN vào tháng 3, 1966, với bàn thờ Phật đem xuống đường và tăng ni tuyệt thực, cầu nguyện tại các công viên.Cuộc đấu tranh nóng bỏng này được nhóm Ấn Quang chủ trương, ủng hộ và đã bị chính phủ Nguyển Cao Kỳ đàn áp tàn nhẫn. Trong lúc đó, Hoa Thịnh Đốn câm miệng hến. Trong hồi ký "How we lost the VN war" của nhà xuất bản Stein, 1984, Kỳ khoe vung vít đã an trí Thích Trí Quang và tái lập trật tự với sự biểu đồng tình - tuy không công bố - của Lyndon Johnson và Thái thú Cabot Lodge là người đã chỉ trích tơi bời Tổng thống Diệm về chuyện cho bao vây chùa chiền. Lodge củng là đầu não khuyến khích đão chính cuối tháng 10.1963.

Từ 1961, chính phủ Diệm trực diện nhiều chống đối ở bên trong và bên ngoài, luôn cả âm mưu bội phản của một số tướng lảnh (thân tín) bị Hoa kỳ ngầm mua chuộc ngang sự móc nối của Lucien Conein, nhân viên CIA gốc Pháp đãû từng làm việc tại Đông dương từ 1945 trong cơ quan tình báo OSS, British Office of Strategic Services và tham gia vào cuộc đổ bộ (thất bại) tại Vịnh Con Heo ở Cuba chống Fidel Castrọ. Mặt khác, quyền lực càng ngày rơi vào tay của Ngô Đình Nhu. Một số cán bộ cộng sản như Phạm Ngọc Thão,Vủ Ngọc Nhạ, Phạm Xuân Ẩn, Trần Văn Dỉnh ... len lỏi vào bộ máy cai trị và truyền thông. Ngay cả Trần Kim Tuyến, điều khiển Mật vụ, mang biệt danh "chief of spies" trong tài liệu CIA, củng bắt đầu chuyển hướng. Tân Đại sứ Cabot Lodge (thế Đs Nolting thân TT Diệm) đến Saigon ngày 22.8.63 để nhậm chức thì vài hôm sau nhận được phúc trình mật của CIA mang tên "Plans and activities of Trần Kim Tuyến's Coup Group" báo cáo âm mưu đão chính của nhóm Tuyến.

Trong kỳ bầu cử Quốc hội pháp nhiệm 2 năm 1959, Trần Kim Tuyến cố thuyết phục TT Diệm lập gắp Bộ An Ninh do Tuyến điều khiển, bao gồm tất cả cơ quan tình báo và phản gián của Đệ nhất Cọng hoà .Để tạo một bầu không khí căng thẳng, Tuyến một mặt bí mật ủng hộ ứng cử viên dân biểu đối lập Phan Khắc Sửu đơn vị Gia định và mặt khác,cho nhiều tổ đặc công đột phá trước ngày đầu phiếu các ấn quán dang in thẻ cử tri tại Gia-định và tấn công những địa điểm bỏ thăm xung quanh thủ đô Sàigon. Ba trong tổ phá hoại bị Cảnh sát, Công an quốc gia bắt giử tại Chợlớn và Giađịnh. Bộ trưởng Nội Vụ cùng đi với Tổng Giám đốc Nguyển Văn Là trình trong đêm cho TT Diệm. Lúc đầu, Ông Diệm phản ứng giận dữ nhưng nội vụ được xếp sau đó do sự can thiệp của ông Nhu. Tướng Là bị thay thế bởi Đại tá Nguyển Văn Y một thời gian sau và đã kể lại chi tiết khi tản cư qua Hoa kỳ trong quyển sách"Nam VN 1954-1975, Những sự thật chưa hề nhắc tới " của Hoàng Lạc - Hoàng Mai Việt, TX 1990, trang 239-240). Ngoài ra, đầu năm 1960,Trần Kim Tuyến tổ chức đột nhập Toà Đại sứ Thái lan tại Saigon đánh cấp tài liệu mật, Đại sứ Thái bắt được, đến phản đối với Bộ Nội vụ và hăm phúc trình Bangkok đề nghị hủy bỏ sự viếng thăm sắp đến của Thủ tướng Thái. Cuối cùng mọi việc được dàn xếp (nhưng khó khăn) và cuộc công du không bị gác lại. Hạ tuần tháng 10, 1960,TT Diệm cải tổ Nội các vì có sự rạn nứt nội bộ. Bốn Bộ trưởng ra đi: Nội vụ (Lâm Lễ Trinh), Quốc phòng (Trần Trung Dung), Thông tin (Trần Chánh Thành) và Tư pháp (Nguyển Văn Sĩ). Lối hai tuần sau, ngày 11.11.1960, nhóm Nguyển Chánh Thi- Vương Văn Đông tổ chức đão chính. Năm 1963,không ai chính thức thay Tuyến trong chức vụ Giám đốc Sở Nghiên Cứu khi Tuyến bị thất sủng.Trung tá Phạm Thư Đường chỉ xử lý thường vụ còn Luật sư Trần Văn Khiêm, em bà Nhu, thì chạy vòng ngoài để hối mại quyền thế. Lúc đão chính xảy ra ngày 1.11.63, Tuyến kẹt tại Le Caire. Chính phủ Ai cập không nhận Tuyến làm Tổng Lảnh sự VNCH vì vào giờ chót, biết Tuyến điều khiển Mật vụ tại VN. Tuyến trở về Saigon thì bị phe Cách mạng bắt giử.

Riêng về Nguyển Đình Thuần, Bộ trưởng (Phụ tá) Quốc Phòng kiêm Bộ trưởng Phủ Tổng thống đồng thời đặc trách khối Nội chính (gồm có Bộ Ngoại giao) sau khi Vủ Văn Mẩu cạo đầu từ chức,thì đương sự liên lạc mật thiết với CIA nhiều tuần trước ngang Rufus Philipps,cộng sự viên thân tín của tướng Lansdale và Cố vấn trong Kế hoạch Ấp Chiến Lược (đọc trang 42 trong "Lodge in VN. A patriot abroad" của Anne E . Blair, nxb Yale University Press, New Haven, 1995 và đọc bộ sách "Ông Cố vấn. Hồ sơ của một điệp viên" của Hửu Mai,xuất bản tại Saigon, 1989) .Vì Thuần là cộïng tác viên thân tín nhất của TT Diệm – Cố vấn Nhu trong giai đoạn chót và thường xuyên báo cáo với Hoa kỳ để lấy điểm, Lodge nơi trang 92 của hồi ký"The storm has many eyes. A personal narrative", NY,1973, đã đánh giá Thuần "the most congenial member of the Diệm regime, nhân vật tương đắc nhất trong chính quyền Diệm " và theo Anne Blair trong quyển sách đã nêu trên, trang 62, Lodge cho rằng Thuần.."có thể thay thế Diệm trong chức vụ tiết lộ Thủ tướng chớ không phải Tổng thống..(Thuần) would succeed Diệm and (Lodge) had even chosen for (Thuần) a revealing tittle, that of Prime minister, not President". Và Blair đã kết thúc chuyện này bằng lời phê bình chua chát:"In less hectic times, Thuần's report might well have been regarded as treachery and self- seeking..Vào thời buổi ít cuồng nhiệt hơn,có lẻ báo cáo của Thuần đáng được xem như một sự phản phúc và có tính cách tự đề cao !". Sau ngày 1.11.63, Thuần được Phòng Nhì của Pháp bí mật đưa ra khỏi VN để định cư tại Paris.

Trường hợp Phó Tổng thống Nguyển Ngọc Thơ: "VN Memoir" của Lodge cho biết hai ngày sau khi Thích Quảng Đức tự thiêu, Ngoại trưởng Dean Rusk ra lệnh cho Phó Đại sứ William Trueheart thông báo riêng cho ông Thơ biết Hoa kỳ ủng hộ Thơ lên thế TT Diệm "theo Hiến pháp" và nếu cần ,"bảo đãm giúp về quân sự, offered military assistance, should this become necessary" (sic) hay nói cách khác,thúc Thơ đão Diệm. Ngày 14.6.63, báoNew York Times xì ra tin này,nên mọi viêc không đi đến đâu . Vài tuần sau, ngày 30.10.63, N.N.Thơ nhận lời mời riêng của Lodge gặp mật phái đoàn điều tra McNamara - Maxwell Taylor và ông Thơ đã xác nhận "Kế hoạch Ấp Chiến lược của Diệm - Nhu thất bại , toàn xứ chỉ có lối hai hay ba chục ấp đủ sức tự bảo vệ và nông dân bất mản chính quyền...". Lời tuyên bố này là một trong những lý do thuyết phục Hoa Thịnh Đốn bực đèn xanh đão chính gắp TT Diệm ("Lodge in VN" của Ạ.Blair ,trang 61). Mười một ngày sau, Thơ được bạn cố tri Dương Văn Minh chọn làm Thủ tướng đầu tiên của Cách mạng.

Tại Hoa Thịnh Đốn, Chính phủ Diệm bị vợ chồng Trần Văn Chương, nhạc gia của ông N.Đ.Nhu, đã phá tơi bời . Ngoài chức vụ Đại sứ bên cạnh Toà Bạch ốc, Ls Chương còn phụ trách liên lạc với các nước Châu Mỹ La tinh. Bà Chương là Quan sát viên thường trực của VNCH tại Liên Hiệp Quốc. Trong năm chót của chế độ, ông bà Chương không ngớt công khai chỉ trích chính sách của TT Diệm tại các Đại học Hoa kỳ và khi có dịp tiếp xúc với chính quyền và báo giới điạ phương. Họ ra mặt là "kẻ nội thù" của chính phủ Saigon mà họ đại diện.Vì tiếng tâm của gia đình hơn là vì quyền lợi của quốc gia, TT Diệm đã dung túng họ đến tháng 8.63 thì Đs Chương từ chức để phản đối. Trong hồi ký VN Memoir ,trang 14, Lodge kể lại: Một bữa trước ngày 17.8.63,ông Lodge lên máy bay qua VN nhậm chức Đại sứ, bà Chương mời vợ chồng Lodge đến thết đãi. Trong buổi tiệc, bà Chương tố thẳng thừng "triều đại khủng bố " của vợ chồng N.Đ Nhu và tuyên bố :"Trừ khi họ rời xứ (VN), không có sức mạnh nào trên thế gian có thể cản vợ. chồng Nhu và ông Diệm bị ám sát,..unless they leave the country, there is no power on earth that can prevent the assassination of Madame Nhu,her husband Mr. Nhu and his brother, Mr. Diệm" . Một nhân chứng thân cận với cố TT Diệm hiện sống tại California còn cho tác giả bài này hay trước ngày 1.11.63, bà Trần Văn Chương đã từng viết thơ đốc thúc ông Diệm "nhường chổ " (? !) cho vợ chồng bà, điều này làm cho ông Nhu bực tức không ít.

Riêng về ông Bữu Hội, Đại sứ VNCH lúc bấy giờ tại Maroc,(thân mẩu của ông là một tín đồ Phật giáo thuần thành ủng hộ vụ sư sải biểu tình tại Saigon), trong một dịp qua Hoa kỳ để dự một Hội nghị khoa học, nhà thông thái này ghé Hoa Thịnh Đốn để tiếp xúc với Averell Harriman,Thứ trưởng Ngoại giao của Kennedy . Harriman đã sổ sàng cho Bữu Hội biết Mỹ nghĩ đến Bữu Hội để ...thay TT Diệm! "Sứ mạng giải độc đựợc TT Diệm trao cho Bữu Hội đem lại kết quả trái ngược", đó là lời nhận định của nguyên Đại sứ Nguyển Duy Toản tháp tùng Bữu Hội trong chuyến đi ( N.D.Toản nay là Luật sư ở Paris). Để tránh sự hiểu lầm. Bữu Hội có thông báo cho Ông Nhu sự việc này. Hoa kỳ quả đã coi nhẹ Hiến pháp và quốc thể của đồng minh!

Trong giới thân cận TT Diệm, nên ghi một gương mặt "sĩ phu": Vỏ Văn Hải, Chánh Văn Phòng đặc biệt, cộng sự viên thân tín của ông Diệm từ lúc bôn ba hải ngoại. Trực tính và có liêm sỉ, Hải thường ra mặt chống đối vợ chồng Nhu và nhóm Trần Kim Tuyến nhưng "lực bất tòng tâm", Hải không làm gì được.Trong vụ đão chính hụt ngày 11.11.1960 của Vương Văn Đông, Nguyển Triệu Hồng và Nguyển Chánh Thi, -theo lời Tướng Thi - Hải đã liên lạc mật với nhóm nỗi loạn để áp lực TT Diệm đưa vợ chồng Nhu ra khỏi nước. Hải qua đời trong trại giam CS ở Bắc Việt sau 75. William J. Rust, trong"Kennedy in VN", nxb C.Scribner's Sons,NY 1985,nơi trang 18, cho biết:Trong vụ đão chính hụt này, trưởng nhiệm sở CIA W. Colby đã chuyển lệnh của Đại sứ Ẹ. Durbrow đến hai nhân viên George Carver và Russell Miller thông báo cho phe đão chính biết Hoa kỳ muốn họ điều đình với TT Diệm và không được đổ máu . Chính Carver sau đấy đãû đưa Luật sư Hoàng Cơ Thụy, quân sư của nhóm,ra khỏi VN trong một túi vải lớn đựng thơ bằng phi cơ của tuỳ viên quân sự Mỹ.

Trong nước, chế độ Diệm còn mang tiếng vì hành động phi pháp của một số con buôn dùng tên đãng Cần Lao: vụ đầu cơ Vé số Kiến thiết, vụ Trường đua Phú thọ..liên hệ đến bà Đức Lợi, một đại thương gia ở Sàigon, được phe Tuyến,Thuần và Nguyển Lương bao che. Hồ sơ thẩm vấn của Bộ Nội vụ, Quốc phòng, Thông tin và Tư pháp lập tháng 9.60 trình Phủ Tổng thống bị xếp.(đọc quyển sách nêu trên của Hoàng Lạc, trang 246-247). Chống đối của Phật giáo trở nên gay gắt. TT Diệm tìm một thế liên minh mới nhưng quá chậm (xem hồi ký của nguyên Đại sứ Ba lan Mieczyslaw Maneli "War of the Vanquished", nxb Harper & Row,New York,1971). Hoa Thịnh Đốn phong toả ráo riết. Đệ nhất Cọng hoà cáo chung thảm khốc ngày 1.11.1963 .

TT Diệm cùng với bào đệ Ngô Đình Nhu bị phe đão chính hạ sát khiếp nhược ngày 2.11.63 lúc 11 giờ 15 sáng. Nơi đây có hai điểm chưa được tài liệu lịch sử soi sáng: 1) -Trong tập san Foreign Affairs,NY,số July/August 1995, nơi trang 164-166,Roger Hilsman,nguyên Thứ trưởng Ngọai giao Hoa kỳ, phụ trách Viển Đông vụ,tố giác nguyên Bộ trưởng Quốc phòng McNamara trong bài xãû luận "McNamara's War" đã trình bày nhiều chuyện thất thiệt khi viết quyển hồi ký muộn màng "In retrospect: The tragedy and lessons of VN",nxb Times Book 1995.Hilsman quả quyết Toà Bạch Ốc đồng ý lật đổ chính phủ Diệm nhưng cuộc âm mưu đão chính lần đầu phải hủy bỏ vì có một tướng lảnh -không nêu danh tánh- rút lui bởi "rét" vào giờ chót ,"As it happened,one of the Vietnamese generals balked ". Hilsman xác nhận Hoa Thịnh đốn hoàn toàn ngạc nhiên (? !) về vụ chính biến ngày 1.11.63:"The coup that did happen, on November 1, involving some of the same generals but not others ,was a complete surprise to the US government"(resic). 2 ) - Điểm thứ hai là Ai ra lệnh hạ sát anh em TT. Diệm ?.Trong các hồi ký để tự đề cao, dặc biệt quyển "Our endless war. Inside VN ",nxb Presidio,CA,1978, Tướng Trần Văn Đôn ấm ớ đổ trách nhiệm cho Tướng Dương Văn Minh, Dương Hiếu Nghỉa và bộ hạ Nguyển Văn Nhung. Sau khi Tướng Nguyễn Khánh chỉnh lý "nhóm tướng trung lập", Nhung đã chết một cách bí ẩn trong tù. Nguyên Đại tướng Khánh cho biết đã "tìm thấy xác của Nhung treo cổ bằng dây thừng". Nhung củng là người được D.V.Minh giao phận sự thủ tiêu xác của Lê Quang Vinh tức Ba Cụt,l ảnh tụ Hoà Hảo, sau án tử hình. Đến nay, D.V.Minh vẩn thủ khẩu như bình ; Mai Hữûu Xuân trước khi qua đời tại California đã không chịu trả lời những câu phỏng vấn bằng điện thoại của nhà sử học Hoàng Ngọc Thành từ San Jose. Nhân chứng sống cuối cùng là nguyên Thủ tướng Trần Thiện Khiêm và cựu Đaị tá Dương Hiếu Nghỉa, hiện ở Hoa kỳ,cả hai đều tránh không phúc thơ chất vấn năm 1992 công bố trong tác phẩm nghiên cứu "Nhưng ngày cuối cùng của TT Ngô Đình Diệm "của Hoàng Ngọc Thành và Thân Thị Nhân Đức, nxb Kim Loan,San Jose,CA 1994. Tác giả bài này có dịp tiếp xúc với môt số nhân vật khả tin và được biết cố Thiếu tướng Nguyển Văn Quang, nắm giử An Ninh Quân đội sau 1.11.63, thuộc khuynh hướng Đại Việt và xếp củ của D.V.Minh trong Quân đội Pháp (đồng thời còn là bạn chí thân và quân sư), đã thuyết phục Minh "bứng cỏ thì phải bứng tận gốc". Ngày 24 tháng 4.1995 ,cựu Tổng thống Nguyển Văn Thiệu trả lời câu hỏi của tác giả bài này, đãû đoan quyết "nếu được phe đão chính chỉ định tấn công Dinh Gia long ngày 1.11.63 thì tôi - Đại tá Thiệu- đã bảo toàn tính mạng cho Tổng thống (Diệm) rồi" . Ông Thiệu còn cho biết vào giờ chót, có một tướng cao cấp "có thái độ lưng chừng". Không sớm thì muộn, lịch sử sẻ vạch rõ các bí ẩn !

Hai ký giả Anh quốc Michael Charlton và Anthony Moncrieff cho rằng TT Kennedy chịu trách nhiệm về vụ giết TT Diệm vì không hề ra chỉ thị rõû ràng để bảo toàn sinh mạng của ông Diệm.Tác giả William Rust còn cho biết sáng 1.11.63,qua trưởng nhiệm sở CIA David Smith,Trung tá Conein nhận được lệnh của "cấp cao nhất" từ Hoa Thịnh Đốn phải tìm bắt cho kỳ được Diệm - Nhu . Khi được các Tướng đão chính phúc bẩm sáng 2 tháng 11 ông Diệm có điện thoại xin đầu hàng và chịu lưu vong với Nhu, Đs Lodge bảo David Smith cho họ biết không có máy bay trước 24 giờ đồng hồ (?!) .Hoa kỳ đã chi nhiều tỷ mỹû kim để ủng hộ chế độ Diệm nhưng chỉ tốn có 3 triệu đồng bạc VN, tương dương với 42.000 đô la (đọc "VN nhân chứng " của Trần Văn Đôn,nxb Xuân thu,1989) - và điểm này cần điều tra lại !- để xóa bỏ Đệ nhất Cọng hoà.Một giá rẻ mạt ,quá rẻ nhưng cũng đủ thuyết phục nhóm người tạo phản để thay đổi toàn diện một ván cờ. Cái giá này dù sao mang nặng ý nghĩa lịch sử. Ngày 22.11.63,lối ba tuần sau vụ chính biến ở VN, TT Kennedy bị hạ sát tại Dallas.Lyndon Johnson lên thay thế .Tác giả Marilyn B. Young trong"The VN Wars 1945- 1990", nxb Harper Perennial,nơi trang 102, ghi lại:Tân TT. Johnson chỉ hình cố TT Diệm treo trên tường nhà ông và nói với Nghị sĩ Hubert Humphrey, sau trở thành Phó Tổng thống: "Chúng ta đã nhúng tay vào vụ giết ông này. Bây giờ việc ấy đã xảy ra tại đây".

Tưởng củng nên mở một dấu ngoặc về trường hợp Ngô Đình Cẫn. Trong ấn phẩm nêu trên của Anne E. Blair, nơi trang 76,77 và 137, tác giả có kể lại rằng sau khi hai ông Diệm và Nhu bị hạ sát, Cẫn có chạy vào Toà Lảnh sự Hoa kỳ tại Huế xin đại diện John Helble cho tị nạn chính trị.Ngày 5.11.63, Lodge ra lệnh giải Cẫn về Saigon trao cho các tướng lảnh đão chính, viện lẻ Lảnh sự "vô thẩm quyền".Trước đó vài hôm một số sư sãi Phật giáo từng được công khai cho phép tá túc trong Toà nhà nói trên. Miển phê bình ! Theo một số nhân chứng khả tin , tài sản của ông Cẫn một phần lọt vào tay của tướng thân cận Đổ Cao Trí, và phần còn lại được Cẫn tặng cho Nhà Chung và thân nhân hiện ở bên Pháp. Nguyên Nghị sĩ Trần Trung Dung còn cho biết sau 1.11.63, một Tướng trong "Hội Đồng Cách mạng" dùng trung gian tiếp xúc với ông để "mặc cả điều kiện (tiền bạc) để cứu Cẩn " nhưng ông bà Dung cương quyết từ chối vì thế Cẫn bị tử hình. .

Một trong sơ hở của Tổng thống Diệm, nếu có, là đã xem thường người láng giềng Sihanouk và đã để cơ quan Mật vụ bắt tay với Ngô Trọng Hiếu, đại diện VNCH tại Phnom Penh,móc nối đại tá Dap Chuon tổ chức đão chính (hụt) Quốc vương Cam bốt và mặt khác, hỗ trợ Sơn Ngọc Thành và Sơn Thái Nguyên chống chính quyền Nam vang . Cơ mưu bại lộ ngày 21.5.1959 do tình báo Pháp và Nga tố giác. Dap Chuon bị Lon Nol giết.Saigon phải triệu hồi Hiếu . Năm 1981,gặp tác giả bài này tại Long Beach, California, Sihanouk xác nhận đãû giúp Bắc Việt đột nhập Miền Nam bằng cách che chở lực lượng vũ trang CS và để Chính phủ Mặt trận Giải phóng Miền Nam lập khu an toàn trên lãnh thổ Miên . Biên giới Cam bốt mở rộng cho các sư đoàn của Hà nội đánh bọc hậu Saigon. Sihanouk củng chua chát nhắc đến lời cam kết của Hồ chí Minh và Phạm Văn Đồng liên kết với Cam bốt trong thế liên minh "môi hở răng lạnh" khi hoà bình vãn hồi . Sau 1975, CS lạnh lùng bỏ rơi Sihanouk, Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói với vài nhà ngọai giao:"Sihanouk, c'est fini !" . Nếu không có Chu Ân Lai ,vì tình riêng, can thiệp cứng rắn thì Sihanouk đãû mất toi mạng với Pol Pot từ lâu !

Vào tháng 11.63,TT Diệm có thể thoát khỏi sự thảm sát và sau đó, hoạ may trở lại chính trường (trong những điều kiện thay đổi) nếu ông uyển chuyển chấp nhận rút lui tạm thời vào hậu trường và sửa sai chính sách. Sự tồn tại của ông Diệm, nếu xảy ra, có lẽ đã tránh cho Miền Nam một khoảng trống chính trị nguy hại cho dân tộc , một sự sụp đổ nhục nhã vào năm 1975 và ít nửa, chế độ cai trị lố lăng của những người nối tiếp ông sau 1963, quá kém về khả năng và tư cách. Sự đụng độ nảy lửa Ngô Đình Diệm - Henry Cabot Lodge , cả hai quá tự kiêu về cá nhân,gia tộc và nặng lòng tự ái quốc gia - đã làm tan nát một thế cờ và và gây điêu đứng không riêng cho Miền Nam mà còn cho cả đất nước VN bị CS bần cùng hóa đến nay . Mỹû có câu châm ngôn:",Người quá vãng hết kể chuyện" nhưng sự hy sinh của TT Diệm mang nặng ý nghĩa đối với phiá quốc gia và là "mối ám ảnh đeo đuổi dai dẳng lương tâm của Hoa kỳ , quần chúng và nhà lảnh dạo , tạo ra hội chứng VN"("Lodge in VN" của Anne Blair .nxb Yale University Press,New Haven,1995,trang 190).

Người đồng minh khổng lồ với đôi chân đất sét. Qua các tài liệu tiết lộ của Lodge, Bunker, McNamara ..v..v..,chúng ta nhận thấy rằng trong số 5 vị Tổng thống Hoa kỳ liên hệ đến cuộc chiến VN : Eisenhower, Kennedy, Johnson, Nixon và Ford - nếu gạt Ford qua một bên vì khi Ford thay Nixon thì chiến tranh đã kết thúc - J.F.Kennedy là nhân vật bết nhất vì thiếu đường lối chỉ huy,không cương quyết,dễ bị ảnh hưởng ..Trong nhiệm kỳ Kennedy, 16.000 quân Mỹ tham chiến và thiệt hại gia tăng tại VN đồng thời lối 2.000 cố vấn được đưa về các tỉnh. Kennedy mang mặc cảm thất bại trong vụ cho đổ bộ tại Vịnh Con Heo, Cuba và luôn luôn tỏ ra lừng khừng giữa các nhóm dưới quyền chống đối lẫn nhau: phản chiến và chống Diệm (A.Harriman, R.Hilsman, R.Kennedy, M.Forrestal); thân Diệm (F.Nolting, P.Harkins, J.Richardson ,Phó Tổng thống Lyndon Johnson, W.Colby) ; diều hâu (R.McNamara,M.Taylor,W.Westmoreland) ; ôn hoà (Dean Rusk..). Trong ê kíp thuộc phe Dân chủ, Đ.s Lodge là đãng viên Cọng hoà,chủ chiến , chống Diệm - Nhu và được Tổng thống Kennedy xử dụng để dung hoà hai đãng. Nhiều cộïng tác viên dùng những danh từ như " indecisiveness,
impatience,ineffectiveness"..để phê bình chính sách Kennedy tại VN. Chuyên viên sáng giá nhất về vấn đề Đông Á Paul Kattenburg, Chủ tịch Khối Nghiên cứu VN, VN Task Force, trong phiên nhóm Hội đồng An ninh Quốc gia ngày 31.8. 1963 do Kennedy chủ toạ, đãû đề nghị - nhưng vô hiệu quả - Hoa kỳ rút khỏi VN "trong danh dự ". Bị mất chức tháng giêng 1964, Kattenburg phê bình chua chát như sau Bộ Tham mưu chiến tranh Kennedy:"There was not a single person there that know what he was talking about.They didn't know VN. They didn't know the past.They had forgotten the history .They simply didn't understand the identification of nationalism and communism.I thought, God, we're walking into a major disaster". Ít nửa có một điều McNamara nói không trật trong hồi ký " In Retrospect " là các "đỉnh cao trí tuệ" của nước Cờ hoa mù tịt về VN , một terra incognita đối với họ và nguy hại nhất, họ không "nhận diện nổi để phân biệt chủ thuyết quốc gia và chủ thuyết cộng sản".( đọc"US Government and the VN war", Gibbons, trang 161). Trong phiên họp ngày 31.8.1963 tại Bộ Ngoại giao Hoa Thịnh Đốn,khi biết tin mưu đồ lật TT Diệm thất bại tuần lể trước, Phó Tổng thống Lyndon Johnson bộc trực tuyên bố :"Chúng ta nên chấm dứt cái trò vừa la làng,vừa ăn cướp !" và khuyến cáo nên tái lập liên hệ tốt với chính phủ Diệm để tiến hành cuộc chiến chống cộng. Lời kêu gọi này rơi vào bãi sa mạc .

Công và tội trên cán cân lịch sử .

Dù sao TT Ngô Đình Diệm vẫn là đối thủ duy nhất được Hồ nể mặt và có lẽ là người đối thoại nghiêm túc trong một thỏa hiệp (khó thể xảy ra vì hai bên đối chọi như nước với lửa) để tái lập hoà bình tại VN nếu hai miền Nam Bắc may thoát được sự kềm kẹp của những khối đế quốc đồng minh của mổi phiá .Sự sát hại hèn hạ TT Diệm làm cho thế giới ngỡ ngàng sửng sốt và củng là một vết nhơ muôn đời trong chính sách của Hoa kỳ tại Đông Á.(đọc William Colby ,Lost victory, nxb Contemporary Books,Chicago,1989).

Sau ngày Miền Nam thất thủ, Richard Nixon viết trong quyển sách "No more Vietnams ", nxb Arbor House, NY 1985 ( và củng nhắc lại ý kiến này trong tác phẩm chót "Beyond Peace", nxb Random House, NY, 1994) rằng Hoa kỳ đãû thắng trận tại VN nhưng thua khi ký kết hoà bình. Rõû là lập luận của một chính trị gia! Hai chục năm sau khi nuốt trửng nhưng không tiêu hoá nổi cục xương Miền Nam, hiện đang kẹt cứng trong yết hầu của CS, Hànội không thể chối họ thảm bại trong hoà bình vì đã tạo ra cho xứ sở một khủng hoảng toàn diện không tiền khoáng hậu về chính trị, kinh tế,xả hội và đạo lý dân tộc. Hiệp ước Ba lê ký tháng giêng 1973 là một bi hài kịch ngoại giao, không hơn không kém.

Trong bức thơ riêng gởi cho cựu Tổng thống Thiệu tháng giêng 1980, nội dung phổ biến nơi trang 363 của "The Palace File",của Nguyển Tiến Hưng, nxb Harper & Row, NY, 1986,H. Kissinger thanh minh dài dòng rằng y không có bán đứng VNCH. Bán hay không bán, không còn ai phí thời giờ đặt câu hỏi vô duyên này nửa ! Ít ra Hoa kỳ còn có thể tự an ủi: Hoa kỳ không phải là nước duy nhất bại trận tại VN. Chính sách đối ngoại của Mỹõ không sâu sắc và già dặn kinh nghiệm bằng Đế quốc Anh mà củng không nặng về tình cãûm hoa hoè như Đế quốc Pháp. Chính sách này sổ sàng,trắng trợn và dãû man thực tế. Dân chủ và nhân quyền là vũ khí thực sự đã và đang được xử dụng giúp Hoa kỳ bành trướng và củng cố thế mạnh kinh tế., một cái thế mà Hoa Thịnh Đốn không do dự bảo vệ bằng vũû lực khi cần thiết. Hoa kỳ áp dụng chiến thuật dân chủ- nhân quyền kiểu "một cân hai lượng", tuỳ giai đoạn và hoàn cảnh, pha chè với sách lược "cây gậy và củ cà rốt". Thực dân Nga cũng đãû không hưởng được sơ múi gì vì đãû sập tiệm.Tàu cộng thì đau như hoạn sau khi đãû đổ biết bao nhiêu công của và nước mắt vào VN để rồi bị đàn em Hànội chọc quê tại biên giới Lạng Sơn năm 1979..

Chính giới tại xứ Cờ Hoa thường hãnh diện về câu:"Don't let a man be remembered for the last thing he does but for the best things he does". Dù có rộng lượng tối đa, mọi người đều phải công nhận Hồ và Cộng đãng tội nặng hơn công. Thật vậy, hiện nay tại VN, thống nhất là bánh vẽ , độc lập là trò cười, tự do hoi hóp èo ọt ,còn bình đẳng thì chỉ có giữa các đồng chí tư bản đỏ. Tội của Đãng CS có thể được tả bằng hai câu trong Bình Ngô Đại Cáo: "Quyết Đông Hải chi thủy, bất túc dỉ tẩy kỳ ô, có nghĩa là "tát cạn biển Đông củng không đủ rửa sạch ô uế và chặt hết trúc Nam Sơn củng không đủ ghi tất cả tội ác “


* * *

Ngay từ đầu cuộc chiến ,chính phủ Hoa kỳ và VN Cọng hoà đều quan niệm sai lầm liên hệ đồng minh giữa hai nước, từ đó sinh ra những bất đồng dẩn đến bất hoà và sự bức tử oan uổng của Miền Nam.
 Thật vậy, quyền lợi của Mỹ và VN không tương quan: Miền Nam VN chủ trương chống Bắc Việt để tồn tại như một quốc gia dân chủ và độc lập trong khi Hoa kỳ muốn dùng VNCH như con cờ để thực hiện quân bình chiến lược tại Á châu bằng cách ngăn Bắc kinh bành trướng thế lực và đồng thời, chia rẽ Nga sô và Trung cộng. Hoa Thịnh Đốn bỏ rơi VNCH không luyến tiếc sau khi Nixon hội kiến với Mao năm 1972. Hoa kỳ không bao giờ chủ trương cho phép (hay giúp) Miền Nam tấn công Bắc Việt. Hoa kỳ cũng không phản ứng khi Hànội vi phạm trắng trợn Hiệp uớc Ba lê . Hoa kỳ còn ép chính phủ Nguyển Văn Thiệu ký văn kiện này để có lý do rút quân dưới chiêu bài " Việt nam hoá chiến tranh ". Vả chăng, Hoa kỳ không coi sự thất trận của Pháp tại Điên Biện Phủ như một tai biến đối với Thế giới tự do ,căn cứ vào những tài liệu ngoại giao được Jacques de Folin, nguyên Đại sứ Pháp tại Saigon tiết lộ trong hồi ký" Indochine 1940- 1955: La fin d'un rêve ",nxb Editions Perrin, Paris 1993

Vì quyền lợi tương phản , Mỹ đã dành hết trách nhiệm trong cuộc chiến để dễ bề thao túng. Quyền lợi và trách nhiệm trở nên quá chênh nên sự tương cẩn và tương kính không còn nửa. Hai đồng minh như "đôi đủa lệch". Cảnh đồng sàng dị mộng chấm dứt thê thảm. Hạ được TT Diệm , nhà lảnh tụ quốc gia khí phách, Hoa kỳ đặt tại Miền Nam một chính phủ vọng ngọai, dễ sai, tham nhủng , vì vậy không được quần chúng ủng hộ .Các sai lầm chồng chất cọng với vụ nghe lén Watergate và thái độï khiếp nhược của Thế giới Tự do kết thúc bằng sự toàn thắng của CS và quyết định hối hả rút quân của Mỹ vào tháng tư 1975
Cờ đang dở cuộc không còn nước,

Bạc chửa thâu canh đã chạy làng

Trong những ngày chót cuộc đời, TT Ngô Đình Diệm hoàn toàn cô đơn: đồng minh phản bội, dân tộc hiểu lầm, người thân tín trở mặt và kẻ thù CS reo mừng. Cầu nguyện lần chót sáng ngày 1.11.63 tại Thánh đường Cha Tam Chợ lớn,TT Diệm chắc không khỏi xót xa khi nghĩ đến tương lai của Đất Nước và khoảng cách tâm tư giữa ông và bào đệ Ngô Đình Nhu đang quỳ bên cạnh. Rõõ là một tâm trạng chán chường ngút trời và lẻ loi vô tận . Nỗi cô đơn của một chiến sĩ mệt mỏi, cùng đường. Của một đân tộc vừa quật khởi thì vấp ngã vì bị chèn ép. Loại cô đơn ray rứt được diễn tả sâu sắc trong siêu phẩm " One Hundred Years Of Solitude" của văn hào Gabriel Garcia Marquez.

Cuộc chiến gian khổ tại VN đãû daỵ chúng ta nhiều kinh nghiệm bổ ích . Về bạn và thù . Về Điểm và Diện trong chiến lược đấu tranh. Về nhân tình thế thái và biết bao nhiêu chuyện khác. Trong số bài học được, có hai điều không thể quên:
Trước hết, một quốc gia không có thân hữu, chỉ có quyền lợi. .Không một xứ nào sẳn sàng sống chết vì mục tiêu chiến đấu để tồn tại của một nước khác. Không ai thương tổ quốc của chúng ta hơn chúng ta . Các đại cường quan niệm khác nhau Dân chủ, Tự do và Nhân quyền mà họ xử dụng như những chiêu bài để gây áp lực và mặc cả. Dân chủ và nhân quyền là thành quả của một sự tự lực tranh thủ kiên trì,, quả cảm và có kế hoạch của một dân tộc bất khuất.

Bài học thứ hai là sự liên minh với bất luận một đế quốc nào , dù mạnh ra sao, rồi cũõng sẽû đưa đất nước vào ngõû cụt nếu không có dân tộc hậu thuẫn .Cái thế của dân tộc vô địch và vô song. Không tin, không tạo vàø không xử dụng triệt để "thế dân tộc" thì thất bại đương nhiên. Thất bại thê thảm. Tự do như một cánh chim. Vung cánh bay lên ,rồi còn phải biết nơi đáp xuống và lúc nào quay về tổ củ . Chủ thuyết, Chế độ, Quyền lực....,tất cả đều phù du, mỏng manh và rốt cuộc, tan biến với thời gian. Hư danh,mọi việc chỉ là hư danh ! Chỉ có Dân tộc mới trường tồn. Vĩnh cửu . Bất diệt !

Mong thay Tổng thống Ngô Đình Diệm không hy sinh vô bổ cho cuộc đấu tranh chống Thực dân và Cộng sản! Vận hội nay đã đến để giật sập Chủ nghĩa Xã hội mô thức Mác, Lê, Hồ. Lần này, không thể và không có quyền thất bại .Vì nếu thất bại thì đó sẽû là thất bại chung của Đất nước Việt nam, của tất cả chúng ta người dân Việt, bất luận thuộc phiá nào./.

LÂM LỄ TRINH

Thủy Hoa Trang

Huntington Beach, California