Trần Khải
Trong khi tình hình Biển Đông như dầu sôi lửa bỏng, Tổng Thống Barack
Obama vẫn tà tà như thường lệ, và những kiểu đi chậm rãi, mà lại lăng ba
vi bộ của Obama như dường khích lệ thêm kiểu hung hăng Tập Cận Bình ở
Biển Đông.
Bản tin Reuters cho biết thử nghiệm hạ cánh phi cơ
Trung Quốc trên phi đaọ mơ1ới trên một trong các đảo nhân tạo của TQ ở
Biển Đông cho thấy tiến trình xây dựng có thể đã sẵn sàng để đón các đơn
vị quân sự lớn của TQ và cũng có nghĩa là các chuyến bay quân sự TQ sẽ
tới lui như sân nhà.
Có nghĩa là, Reuters nói, khi quân sự TQ hiện diện ở các đaả naỳ, nghĩa là sẽ hiệu quả lập vùng cấm bay trên không phận Biển Đông, nghĩa là thế giới phải công nhận bầu trời Biển Đông trên các đảo nhân tạo là của TQ; nếu không, bay ngang là phi cơ vỡ tan ráng chịu.
Các viên chức Bộ Ngoại Giao TQ xác nhận hôm Thứ Bảy rằng chuyến bay thử của 1 phi cơ dân sự đã hạ cánh trên một đảo nhân tạo ở Trường Sa, và đó là lần đầu tiên TQ dùng phi đạo trên khu vực này.
Reuters ghi lời Ian Storey, chuyên gia về Biển Đông ở viện nghiên cứu ISEAS Yusof Ishak Institute của Singapore, rằng căng thẳng sẽ nhiều thêm khi TQ sử dụng các cơ sở mới trên các đảo nhân tạo để đưa thêm quyền lực vào Biển Đông.
Ngay cả nếu TQ không nói gì về vùng nhận dạng phòng không ADIZ, thực tế là đã có rồi, khi phi đaọ sử dụng được và dùng cho quân đội TQ.
Nghĩa là, VN mất biển rồi, và bây giờ VN sẽ mất thêm bầu trời.
Còn chuyện Mỹ xoay trục sang Biển Đông thì có vẻ như nằm mơ, vì các đaả nhân tạo là ngó thẳng vào mạng sườn miển trung VN.
Chưa biết rồi Obama khi gặp các lãnh tụ ASEAN trong hội nghị ở Nam California sẽ nói gì vào tháng 2-2016.
Cũng chưa rõ khi Barack Obama khi ghé thăm VN vào tháng 5-2016 sẽ hứa hẹn gì, nhưng thấy rõ là phi cơ Mỹ rồi cũng sẽ chưa chắc dám bay trên các đảo nhân tạo trong vùng 12 dặm.
Trong khi đó, bản tin RFI ghi nhận rằng sau Việt Nam và Hoa Kỳ, đến lượt Philippines và Nhật Bản vào hôm 04/01/2016, lên tiếng phản đối Trung Quốc tiến hành chuyến bay thử nghiệm ra sân bay mà Bắc Kinh đã xây dựng trên Đá Chữ Thập (Fiery Cross), thuộc quần đảo Trường Sa. Manila nói đến một hành vi làm căng thẳng gia tăng, trong lúc Tokyo bày tỏ thái độ hết sức quan ngại.
Theo hãng tin Mỹ AP, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose đã tố cáo việc Trung Quốc cho thử nghiệm phi đạo trên Đá Chữ Thập là một hành động làm “tăng thêm căng thẳng và bất ổn định trong khu vực”. Chính quyền Philippines đang cân nhắc việc phản đối hành động của Trung Quốc, như Việt Nam đã làm.
Cuối tuần qua, Hà Nội đã tố cáo hành vi của Bắc Kinh, bị cho là đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam, đồng thời yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành động tương tự. Bắc Kinh ngay sau đó đã bác bỏ lời phản đối của Hà Nội, cho rằng nơi một “phi cơ dân sự” của họ đáp xuống thuộc lãnh thổ Trung Quốc.
Về phần Nhật Bản, Tokyo vào hôm Thứ Hai cũng đã bày tỏ mối "quan ngại sâu sắc" trước vấn đề Bắc Kinh thử đường bay trên Đá Chữ Thập.
Trong một cuộc họp báo, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida xác định rằng Nhật Bản hết sức quan ngại trước hành động của Trung Quốc, bị coi là "đơn phương thay đổi hiện trạng" khu vực, nhằm biến các công trình bồi đắp và xây dựng cấp tốc, rầm rộ các đảo nhân tạo thành “sự đã rồi”.
Đối với ông Kishida, Nhật Bản "không thể chấp nhận" một hành động như của Trung Quốc, đã làm căng thẳng leo thang và khiến cho cả công đồng quốc tế quan ngại. Vẫn theo Ngoại trưởng Nhật Bản, Tokyo sẽ tiếp tục hợp tác với các nước khác có liên quan để bảo vệ quyên tự do lưu thông trên biển.
Mặt khác, bản tin VOA cho biết Ấn Độ đã cho thiết lập trạm vệ tinh ở Việt Nam để theo dõi các hoạt động ở Biển Đông, theo bản tin đăng trên tờ The Economic Times hôm Thư1ứ Hai.
Nguồn tin này nói rằng Ấn Độ đã đặt trạm theo dõi, tiếp nhận và xử lý dữ liệu vệ tinh tại TP HCM. Các nguồn tin chính thức cho hay Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) sẽ sớm đưa vào hoạt động trạm vệ tinh ở Việt Nam, và sẽ kết nối trạm này với trạm nghiên cứu ở Biakin, bên Indonesia.
Bản tin trên trang mạng Satnews cho biết New Delhi đã chi 23 triệu đôla cho chương trình xây dựng trạm vệ tinh ở Việt Nam.
Bản tin nói rằng cơ sở này về cơ bản sẽ giúp ISRO theo dõi các vệ tinh phóng đi từ Ấn Độ và tiếp nhận các dữ liệu từ các vệ tinh này. Ngoài Việt Nam và Indonesia, Ấn Độ còn có một trạm vệ tinh ở Brunei.
Trạm vệ tinh mới ở Việt Nam sẽ là một phương tiện có tính chiến lược của Ấn Độ, có thể giúp New Dehli đóng vai trò quan trọng hơn trong việc theo dõi các hoạt động có tính cách gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông.
Bản tin VOA ghi:
“Từ năm 2014 tới nay, Ấn Độ đã liên tục cổ vũ cho quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng hơn trong các đòi hỏi chủ quyền trên vùng biên này, và mới đây tăng tốc việc xây các đảo nhân tạo trong khu vực đang trong vòng tranh chấp với nhiều nước khác, kể cả Philippines và Việt Nam, hai nước cũng đòi chủ quyền một phần Biển Đông, và chống đối chính sách bánh trướng của Trung Quốc mạnh mẽ nhất.”
Tuy nhiên, câu hỏi nên nêu ra: đảo nhân tạo đã xây xong, phi đaọ đã xây xong, bay thử đã cho thấy tôt đẹp, TQ sẽ làm gì kế tiếp?
Báo Lao Động kể rằng ngày 4.1, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain chỉ trích chính quyền Tổng thống Obama vì tiếp tục trì hoãn tuần tra "tự do hàng hải" trong vùng 12 hải lý đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông.
Bản tin LĐ viết:
“Trong một tuyên bố, thượng nghị sĩ McCain cho biết, việc Mỹ thiếu hành động khiến Trung Quốc tiếp tục theo đuổi tham vọng lãnh thổ trong khu vực, gần đây nhất là hạ cánh máy bay trên một hòn đảo nhân tạo ở Trường Sa hôm 2.1.”
Than ôi... phải chăng mất biển là cái nghiệp dân tộc mình phải chịu? Lẽ ra từ năm 2014, VN và Mỹ phảỉ đưa vấn đề TQ xây đảo nhân tạo ra Liên Hiệp Quốc... thì may ra.
Bây giờ, gạo đã nấu thành cơm rồi. Biển Đông khó vô cùng vậy. Ngư dân Việt rồi sẽ còn thê thảm nữa...
Có nghĩa là, Reuters nói, khi quân sự TQ hiện diện ở các đaả naỳ, nghĩa là sẽ hiệu quả lập vùng cấm bay trên không phận Biển Đông, nghĩa là thế giới phải công nhận bầu trời Biển Đông trên các đảo nhân tạo là của TQ; nếu không, bay ngang là phi cơ vỡ tan ráng chịu.
Các viên chức Bộ Ngoại Giao TQ xác nhận hôm Thứ Bảy rằng chuyến bay thử của 1 phi cơ dân sự đã hạ cánh trên một đảo nhân tạo ở Trường Sa, và đó là lần đầu tiên TQ dùng phi đạo trên khu vực này.
Reuters ghi lời Ian Storey, chuyên gia về Biển Đông ở viện nghiên cứu ISEAS Yusof Ishak Institute của Singapore, rằng căng thẳng sẽ nhiều thêm khi TQ sử dụng các cơ sở mới trên các đảo nhân tạo để đưa thêm quyền lực vào Biển Đông.
Ngay cả nếu TQ không nói gì về vùng nhận dạng phòng không ADIZ, thực tế là đã có rồi, khi phi đaọ sử dụng được và dùng cho quân đội TQ.
Nghĩa là, VN mất biển rồi, và bây giờ VN sẽ mất thêm bầu trời.
Còn chuyện Mỹ xoay trục sang Biển Đông thì có vẻ như nằm mơ, vì các đaả nhân tạo là ngó thẳng vào mạng sườn miển trung VN.
Chưa biết rồi Obama khi gặp các lãnh tụ ASEAN trong hội nghị ở Nam California sẽ nói gì vào tháng 2-2016.
Cũng chưa rõ khi Barack Obama khi ghé thăm VN vào tháng 5-2016 sẽ hứa hẹn gì, nhưng thấy rõ là phi cơ Mỹ rồi cũng sẽ chưa chắc dám bay trên các đảo nhân tạo trong vùng 12 dặm.
Trong khi đó, bản tin RFI ghi nhận rằng sau Việt Nam và Hoa Kỳ, đến lượt Philippines và Nhật Bản vào hôm 04/01/2016, lên tiếng phản đối Trung Quốc tiến hành chuyến bay thử nghiệm ra sân bay mà Bắc Kinh đã xây dựng trên Đá Chữ Thập (Fiery Cross), thuộc quần đảo Trường Sa. Manila nói đến một hành vi làm căng thẳng gia tăng, trong lúc Tokyo bày tỏ thái độ hết sức quan ngại.
Theo hãng tin Mỹ AP, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose đã tố cáo việc Trung Quốc cho thử nghiệm phi đạo trên Đá Chữ Thập là một hành động làm “tăng thêm căng thẳng và bất ổn định trong khu vực”. Chính quyền Philippines đang cân nhắc việc phản đối hành động của Trung Quốc, như Việt Nam đã làm.
Cuối tuần qua, Hà Nội đã tố cáo hành vi của Bắc Kinh, bị cho là đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam, đồng thời yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành động tương tự. Bắc Kinh ngay sau đó đã bác bỏ lời phản đối của Hà Nội, cho rằng nơi một “phi cơ dân sự” của họ đáp xuống thuộc lãnh thổ Trung Quốc.
Về phần Nhật Bản, Tokyo vào hôm Thứ Hai cũng đã bày tỏ mối "quan ngại sâu sắc" trước vấn đề Bắc Kinh thử đường bay trên Đá Chữ Thập.
Trong một cuộc họp báo, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida xác định rằng Nhật Bản hết sức quan ngại trước hành động của Trung Quốc, bị coi là "đơn phương thay đổi hiện trạng" khu vực, nhằm biến các công trình bồi đắp và xây dựng cấp tốc, rầm rộ các đảo nhân tạo thành “sự đã rồi”.
Đối với ông Kishida, Nhật Bản "không thể chấp nhận" một hành động như của Trung Quốc, đã làm căng thẳng leo thang và khiến cho cả công đồng quốc tế quan ngại. Vẫn theo Ngoại trưởng Nhật Bản, Tokyo sẽ tiếp tục hợp tác với các nước khác có liên quan để bảo vệ quyên tự do lưu thông trên biển.
Mặt khác, bản tin VOA cho biết Ấn Độ đã cho thiết lập trạm vệ tinh ở Việt Nam để theo dõi các hoạt động ở Biển Đông, theo bản tin đăng trên tờ The Economic Times hôm Thư1ứ Hai.
Nguồn tin này nói rằng Ấn Độ đã đặt trạm theo dõi, tiếp nhận và xử lý dữ liệu vệ tinh tại TP HCM. Các nguồn tin chính thức cho hay Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) sẽ sớm đưa vào hoạt động trạm vệ tinh ở Việt Nam, và sẽ kết nối trạm này với trạm nghiên cứu ở Biakin, bên Indonesia.
Bản tin trên trang mạng Satnews cho biết New Delhi đã chi 23 triệu đôla cho chương trình xây dựng trạm vệ tinh ở Việt Nam.
Bản tin nói rằng cơ sở này về cơ bản sẽ giúp ISRO theo dõi các vệ tinh phóng đi từ Ấn Độ và tiếp nhận các dữ liệu từ các vệ tinh này. Ngoài Việt Nam và Indonesia, Ấn Độ còn có một trạm vệ tinh ở Brunei.
Trạm vệ tinh mới ở Việt Nam sẽ là một phương tiện có tính chiến lược của Ấn Độ, có thể giúp New Dehli đóng vai trò quan trọng hơn trong việc theo dõi các hoạt động có tính cách gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông.
Bản tin VOA ghi:
“Từ năm 2014 tới nay, Ấn Độ đã liên tục cổ vũ cho quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng hơn trong các đòi hỏi chủ quyền trên vùng biên này, và mới đây tăng tốc việc xây các đảo nhân tạo trong khu vực đang trong vòng tranh chấp với nhiều nước khác, kể cả Philippines và Việt Nam, hai nước cũng đòi chủ quyền một phần Biển Đông, và chống đối chính sách bánh trướng của Trung Quốc mạnh mẽ nhất.”
Tuy nhiên, câu hỏi nên nêu ra: đảo nhân tạo đã xây xong, phi đaọ đã xây xong, bay thử đã cho thấy tôt đẹp, TQ sẽ làm gì kế tiếp?
Báo Lao Động kể rằng ngày 4.1, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain chỉ trích chính quyền Tổng thống Obama vì tiếp tục trì hoãn tuần tra "tự do hàng hải" trong vùng 12 hải lý đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông.
Bản tin LĐ viết:
“Trong một tuyên bố, thượng nghị sĩ McCain cho biết, việc Mỹ thiếu hành động khiến Trung Quốc tiếp tục theo đuổi tham vọng lãnh thổ trong khu vực, gần đây nhất là hạ cánh máy bay trên một hòn đảo nhân tạo ở Trường Sa hôm 2.1.”
Than ôi... phải chăng mất biển là cái nghiệp dân tộc mình phải chịu? Lẽ ra từ năm 2014, VN và Mỹ phảỉ đưa vấn đề TQ xây đảo nhân tạo ra Liên Hiệp Quốc... thì may ra.
Bây giờ, gạo đã nấu thành cơm rồi. Biển Đông khó vô cùng vậy. Ngư dân Việt rồi sẽ còn thê thảm nữa...
Trần Khài
Nguồn: VietBao Online