Làm
chánh trị mà ỷ mạnh, ỷ lớn là dễ hại mình và phe cánh mình. TC mới vừa giết
sinh mạng chánh trị của Chủ Tịch Quốc Hội CSVN Nguyễn sinh Hùng tay chân của TC
trong Đảng Nhà Nước CSVN khi mời y sang Tàu, nghe Tập cận Bình ban chiếu chỉ và
đến trước bàn thờ Mao trạch Đông Thái Tổ của TC lễ bái. Chưa chôn sinh mạng
chánh trị của tên gia nô Hán Nguỵ này xong thì TC trấn áp, hù doạ đại hội Đảng
CSVN vô tình giết hại phe đảng CSVN thân TC...
... những đảng viên CSVN mặt Việt,
lòng Tàu qua ba chuyến bay từ Hải Nam TC bay đáp xuống phi trường mới làm ở bãi
đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường sa của VN, và 46 chuyến bay bất hợp pháp vào
vùng FIR Saigon, không thông báo cho không lưu VN, vi phạm trầm trọng luật và
tổ chức vùng của Hàng Không Dân sự của thế giới, trước thềm đại hội Đảng CSVN
lần thứ 12 khai diễn vào ngày 21 tới 28 tháng 1 năm 2016 này.
Nhà Nước CSVN hết chịu nổi nỗi nhục này do TC gây ra để áp lực Đảng Nhà Nước CSVN trước thềm đại hội Đảng. Chánh phủ nhanh chóng và mạnh dạn lên tiếng phản đối, xem đây là một hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại Trường Sa và vùng kiểm soát không lưu do quốc tế phân nhiệm cho VN. TC trả lời đổ dầu vào lửa, máy bay TQ bay trên lãnh hải, lãnh thổ, không phận của mình, là quyền bất khả tranh cãi.
Không phải TC bay thị uy ba ngày ba chuyến bay xuống đảo Thị Tứ mà TC còn bay lén, bay lậu vào không phận VN 46 lần từ ngày 1 đến 8 tháng 1. Cục trưởng Hàng không Lại Xuân Thanh cho biết, Trung Quốc đã thực hiện 46 chuyến bay vào vùng bay Saigon (FIR) mà không thông báo cho không lưu Việt Nam. Cục Hàng không xác định, các máy bay này đã vi phạm quy định của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) liên quan đến hoạt động bay như không nộp kế hoạch bay cho cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu liên quan của Việt Nam và không thiết lập liên lạc thoại với Trung tâm kiểm soát đường dài SG. Ngày 7/1, Cục hàng không Việt Nam đã có văn thư khiếu tố máy bay TQ xâm nhập vùng FIR SAIGON cho Văn phòng ICAO ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tại Bangkok và đề nghị ICAO có biện pháp giải quyết; coi như VN đã khiếu kiện TC.
Nhưng hậu quả chánh trị bất lợi nhứt mà TC đã gây ra cho phe CSVN thân TC phải lãnh đủ, là trong cuộc bầu bán trong đại hội Đảng CSVN thứ 12. Thay vì TC áp lực để giúp gà nhà của TC, áp lực này tạo thành phản tác dụng làm hại phe thân TC. Đại hội này là một cuộc tranh chấp ghê gớm chưa từng thấy suốt 12 đại hội của Đảng CSVN từ khi thành lập đến giờ. Phe bảo thủ nắm đuôi TC bị người Việt gọi là bọn Hán Nguỵ. Hành động của TC khơi lại tiền cừu hậu hận 1000 năm cai trị của Tàu trên quốc gia dân tộc VN. Chống đối của Nhà Nước VNCS khơi lại tinh thần bất khuất của người Việt, tạo thành nhiều thời kỳ độc lập vẻ vang của anh hùng dân tộc Việt, Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn trong lịch sử VN. 71% dân chúng VN theo cơ quan thăm do quốc tế PEW muốn Nhà Nước xích lại gần Mỹ. Hai phe Đảng Quyền và Nhà Nước đấu đá nhau, ba hội nghị trung ương 12, 13, 14 rồi mà không chọn danh sách dự trù ứng cử tứ trụ triều đình, phải hội nghị 14 nhưng vẫn đang gấu ó, gài bẫy hại nhau. Ngay khi chọn được danh sách dự trù, đại hội Đảng cũng có thể tranh đấu chọn lựa vào biểu quyết tứ trụ triều đình khác đi, vì quyền đề cử, ứng cử, là quyền cốt lõi, truyền thống của đại hội đảng, chớ không phải của bộ chánh trị, hay ban bí thư.
Trong lúc dầu sôi lửa bỏng giữa hai phe thân và chống TC, thì TC đổ dầu vào lửa qua việc cho máy bay xâm phạm hải phận, không phận VN. Phe năm Nhà Nước do TT Dũng ở hàng đầu phản ứng TC quyết liệt. Ngoại trưởng VN điện thoại thẳng cho Ngoại Trưởng Mỹ. Hai người cầm đầu ngành ngoại giao của hai nước Việt, Mỹ đồng ý là Việt Nam cũng như Hoa Kỳ cần phối hợp chặc chẽ hơn nhằm củng cố và nâng cao sự hợp tác giữa hai quốc gia có hiệu quả hơn. Ngoại trưởng John Kerry và ngoại trưởng Phạm Bình Minh cũng đồng ý rằng trong thời gian tới Hoa Kỳ và ASEAN cần hợp tác đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ này.
Quân đội VNCS thấy rõ TC là kẻ thù số 1. Nhật báo The Sydney Morning Herald, trích dẫn các giới chức thẩm quyền của VNCS, ngày 07/01/2016 loan tin là ít nhất 1 trong 6 tàu ngầm mua của Nga nói trên đã bắt đầu ra tuần tra tại các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông. Việt Nam đã mua và đã nhận hàng 5 chiếc tàu lặn của Nga, chiếc thứ 6 Nga sẽ giao vào đầu năm 2016.
Quân đội đã bố trí quân phòng thủ rồi, hai chiến trường đã sẵn sàng. Một là miền thượng du Bắc Việt, CSVN đã có một Sư đoàn 308 sẵn sàng, là lực lượng tinh nhuệ được thành lập từ năm 1955, chuyên chiến tranh rừng núi, bảo vệ biên giới và các tỉnh giáp giới TC.
Còn ngoài biển, lực lượng Hải Quân của TC mạnh hơn của VN, thì một giới chức nói Hà Nội cũng đang xây dựng một lực lượng «ngăn chận từ xa» với 6 tàu ngầm hạng Kilo mua của Nga. «Ngăn chận từ xa» không cho TC tấn công VN từ ngoài biển vào, chớ không phải để VN giải toả các đảo bị TC lấn chiếm và quân sự hoá. Nhưng các chiến lược gia CSVN nói với chuyên gia Carl Thayer Học Viện Quốc Phòng Úc, nếu xung đột xảy ra, Việt Nam có thể nhắm vào các tàu thương mại chở container và tàu dầu mang cờ Trung Quốc. Mục tiêu không phải để đánh thắng lực lượng hùng mạnh của Trung Quốc mà gây ra những tổn thất và sự bất an tinh thần ảnh hưởng giá bảo hiểm cũng như tâm lý hoảng loạn.
Theo thẩm định của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), trong thập niên qua, chi tiêu quân sự của Việt Nam vượt hơn các nước láng giềng Đông Nam Á. Ông Tim Huxley, chuyên gia về an ninh khu vực, làm việc tại văn phòng Singapore thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, được Reuters trích dẫn, cũng nhìn nhận rằng: «Họ làm thế không phải chỉ để diễu binh quốc khánh, mà họ đang xây dựng khả năng quân sự thật sự».
Hành động này của TC tạo thành một phong trào chống đối của các nước không những ở Mỹ châu, Á châu mà ở Liên Âu nữa. Anh là nước không có tranh chấp biển đảo gì ở Biển Đông, im lặng lâu nay lên tiếng chống đối mọi vi phạm tự do hàng hải hàng không của TC. Những nước này e ngại TC sẽ lập vùng nhận dạng phòng không. Khi máy bay TC đáp an toàn trên phi đạo mới, ba đường bay cả thảy thì TC sẽ có phi cơ chiến đấu xuống làm thành căn cứ cho việc nhận dạng phòng không. Như vậy coi như TC đã kiểm soát con đường hàng hải huyết mạch qua Eo Biển Mã Lai, tới lui Á châu Thái bình dương.
Mỹ lâu nay không thừa nhận mọi tuyên bố chủ quyền của TC trên biển đảo ở Biển Đông và Mỹ nhứt mực sẽ cho máy bay và tàu biển đi đến bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép. Chánh quyền Mỹ tuyên bố việc Trung Quốc 'bay thử nghiệm' để kiểm tra đường băng này là “làm tăng căng thẳng và đe dọa sự ổn định trong khu vực”.
Chủ tịch Hạ Viện Mỹ Paul Ryan hôm 07/01/2016 chỉ trích chính quyền Tổng thống Barack Obama về những đề nghị mà ông cho là sẽ làm giảm hạm đội của Hoa Kỳ xuống bằng với mức trước Thế chiến thứ nhất.
Còn Chủ Tịch Uỷ Ban Quân Vụ Thượng Viện, một cựu ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hoà là TNS John McCain chỉ trích TT Obama đã lơ là, thiếu quyết đoán không cho tuần tra hồi tháng 12 nên TC mới lấn lướt, như vậy.
Nhật Bản, Philippines góp lời với Việt Nam đã lên tiếng phản đối Trung Quốc 'bay thử nghiệm' tại hòn đảo tranh chấp.
Ấn Độ thì hành động kết hợp liên minh bảo vệ biển đảo, bỏ ra 23 triệu mỹ kim cho chương trình xây dựng trạm vệ tinh ở Saigon để theo dõi tình hình Biển Đông./. (VA)
Nhà Nước CSVN hết chịu nổi nỗi nhục này do TC gây ra để áp lực Đảng Nhà Nước CSVN trước thềm đại hội Đảng. Chánh phủ nhanh chóng và mạnh dạn lên tiếng phản đối, xem đây là một hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại Trường Sa và vùng kiểm soát không lưu do quốc tế phân nhiệm cho VN. TC trả lời đổ dầu vào lửa, máy bay TQ bay trên lãnh hải, lãnh thổ, không phận của mình, là quyền bất khả tranh cãi.
Không phải TC bay thị uy ba ngày ba chuyến bay xuống đảo Thị Tứ mà TC còn bay lén, bay lậu vào không phận VN 46 lần từ ngày 1 đến 8 tháng 1. Cục trưởng Hàng không Lại Xuân Thanh cho biết, Trung Quốc đã thực hiện 46 chuyến bay vào vùng bay Saigon (FIR) mà không thông báo cho không lưu Việt Nam. Cục Hàng không xác định, các máy bay này đã vi phạm quy định của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) liên quan đến hoạt động bay như không nộp kế hoạch bay cho cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu liên quan của Việt Nam và không thiết lập liên lạc thoại với Trung tâm kiểm soát đường dài SG. Ngày 7/1, Cục hàng không Việt Nam đã có văn thư khiếu tố máy bay TQ xâm nhập vùng FIR SAIGON cho Văn phòng ICAO ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tại Bangkok và đề nghị ICAO có biện pháp giải quyết; coi như VN đã khiếu kiện TC.
Nhưng hậu quả chánh trị bất lợi nhứt mà TC đã gây ra cho phe CSVN thân TC phải lãnh đủ, là trong cuộc bầu bán trong đại hội Đảng CSVN thứ 12. Thay vì TC áp lực để giúp gà nhà của TC, áp lực này tạo thành phản tác dụng làm hại phe thân TC. Đại hội này là một cuộc tranh chấp ghê gớm chưa từng thấy suốt 12 đại hội của Đảng CSVN từ khi thành lập đến giờ. Phe bảo thủ nắm đuôi TC bị người Việt gọi là bọn Hán Nguỵ. Hành động của TC khơi lại tiền cừu hậu hận 1000 năm cai trị của Tàu trên quốc gia dân tộc VN. Chống đối của Nhà Nước VNCS khơi lại tinh thần bất khuất của người Việt, tạo thành nhiều thời kỳ độc lập vẻ vang của anh hùng dân tộc Việt, Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn trong lịch sử VN. 71% dân chúng VN theo cơ quan thăm do quốc tế PEW muốn Nhà Nước xích lại gần Mỹ. Hai phe Đảng Quyền và Nhà Nước đấu đá nhau, ba hội nghị trung ương 12, 13, 14 rồi mà không chọn danh sách dự trù ứng cử tứ trụ triều đình, phải hội nghị 14 nhưng vẫn đang gấu ó, gài bẫy hại nhau. Ngay khi chọn được danh sách dự trù, đại hội Đảng cũng có thể tranh đấu chọn lựa vào biểu quyết tứ trụ triều đình khác đi, vì quyền đề cử, ứng cử, là quyền cốt lõi, truyền thống của đại hội đảng, chớ không phải của bộ chánh trị, hay ban bí thư.
Trong lúc dầu sôi lửa bỏng giữa hai phe thân và chống TC, thì TC đổ dầu vào lửa qua việc cho máy bay xâm phạm hải phận, không phận VN. Phe năm Nhà Nước do TT Dũng ở hàng đầu phản ứng TC quyết liệt. Ngoại trưởng VN điện thoại thẳng cho Ngoại Trưởng Mỹ. Hai người cầm đầu ngành ngoại giao của hai nước Việt, Mỹ đồng ý là Việt Nam cũng như Hoa Kỳ cần phối hợp chặc chẽ hơn nhằm củng cố và nâng cao sự hợp tác giữa hai quốc gia có hiệu quả hơn. Ngoại trưởng John Kerry và ngoại trưởng Phạm Bình Minh cũng đồng ý rằng trong thời gian tới Hoa Kỳ và ASEAN cần hợp tác đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ này.
Quân đội VNCS thấy rõ TC là kẻ thù số 1. Nhật báo The Sydney Morning Herald, trích dẫn các giới chức thẩm quyền của VNCS, ngày 07/01/2016 loan tin là ít nhất 1 trong 6 tàu ngầm mua của Nga nói trên đã bắt đầu ra tuần tra tại các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông. Việt Nam đã mua và đã nhận hàng 5 chiếc tàu lặn của Nga, chiếc thứ 6 Nga sẽ giao vào đầu năm 2016.
Quân đội đã bố trí quân phòng thủ rồi, hai chiến trường đã sẵn sàng. Một là miền thượng du Bắc Việt, CSVN đã có một Sư đoàn 308 sẵn sàng, là lực lượng tinh nhuệ được thành lập từ năm 1955, chuyên chiến tranh rừng núi, bảo vệ biên giới và các tỉnh giáp giới TC.
Còn ngoài biển, lực lượng Hải Quân của TC mạnh hơn của VN, thì một giới chức nói Hà Nội cũng đang xây dựng một lực lượng «ngăn chận từ xa» với 6 tàu ngầm hạng Kilo mua của Nga. «Ngăn chận từ xa» không cho TC tấn công VN từ ngoài biển vào, chớ không phải để VN giải toả các đảo bị TC lấn chiếm và quân sự hoá. Nhưng các chiến lược gia CSVN nói với chuyên gia Carl Thayer Học Viện Quốc Phòng Úc, nếu xung đột xảy ra, Việt Nam có thể nhắm vào các tàu thương mại chở container và tàu dầu mang cờ Trung Quốc. Mục tiêu không phải để đánh thắng lực lượng hùng mạnh của Trung Quốc mà gây ra những tổn thất và sự bất an tinh thần ảnh hưởng giá bảo hiểm cũng như tâm lý hoảng loạn.
Theo thẩm định của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), trong thập niên qua, chi tiêu quân sự của Việt Nam vượt hơn các nước láng giềng Đông Nam Á. Ông Tim Huxley, chuyên gia về an ninh khu vực, làm việc tại văn phòng Singapore thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, được Reuters trích dẫn, cũng nhìn nhận rằng: «Họ làm thế không phải chỉ để diễu binh quốc khánh, mà họ đang xây dựng khả năng quân sự thật sự».
Hành động này của TC tạo thành một phong trào chống đối của các nước không những ở Mỹ châu, Á châu mà ở Liên Âu nữa. Anh là nước không có tranh chấp biển đảo gì ở Biển Đông, im lặng lâu nay lên tiếng chống đối mọi vi phạm tự do hàng hải hàng không của TC. Những nước này e ngại TC sẽ lập vùng nhận dạng phòng không. Khi máy bay TC đáp an toàn trên phi đạo mới, ba đường bay cả thảy thì TC sẽ có phi cơ chiến đấu xuống làm thành căn cứ cho việc nhận dạng phòng không. Như vậy coi như TC đã kiểm soát con đường hàng hải huyết mạch qua Eo Biển Mã Lai, tới lui Á châu Thái bình dương.
Mỹ lâu nay không thừa nhận mọi tuyên bố chủ quyền của TC trên biển đảo ở Biển Đông và Mỹ nhứt mực sẽ cho máy bay và tàu biển đi đến bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép. Chánh quyền Mỹ tuyên bố việc Trung Quốc 'bay thử nghiệm' để kiểm tra đường băng này là “làm tăng căng thẳng và đe dọa sự ổn định trong khu vực”.
Chủ tịch Hạ Viện Mỹ Paul Ryan hôm 07/01/2016 chỉ trích chính quyền Tổng thống Barack Obama về những đề nghị mà ông cho là sẽ làm giảm hạm đội của Hoa Kỳ xuống bằng với mức trước Thế chiến thứ nhất.
Còn Chủ Tịch Uỷ Ban Quân Vụ Thượng Viện, một cựu ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hoà là TNS John McCain chỉ trích TT Obama đã lơ là, thiếu quyết đoán không cho tuần tra hồi tháng 12 nên TC mới lấn lướt, như vậy.
Nhật Bản, Philippines góp lời với Việt Nam đã lên tiếng phản đối Trung Quốc 'bay thử nghiệm' tại hòn đảo tranh chấp.
Ấn Độ thì hành động kết hợp liên minh bảo vệ biển đảo, bỏ ra 23 triệu mỹ kim cho chương trình xây dựng trạm vệ tinh ở Saigon để theo dõi tình hình Biển Đông./. (VA)