Nguyễn Quang
Dù đứng trên quan điểm
nào, dường như nhân loại đồng ý rằng mọi tạo vật trên địa cầu phải được hướng
về con người như là trung tâm và cùng đích.
Vậy con người là gì?
Các triết gia đưa ra nhiều quan niệm, nhiều khi khác biệt đến trái ngược nhau
khiến con người hoài nghi và lo lắng, hy vọng đến tuyệt vọng…Riêng thân phận
đích thực của con người VN được giải trình qua thăng trầm của lịch sử dân tộc
mình có thể xác nhận được phẩm giá, xứng đáng của con người.
Phẩm giá trí
tuệ: qua các thời đại nhờ chuyên cần
trau dồi tài năng của mình, người Việt có tiến bộ văn minh hơn như trên bình
diện khoa bảng các luận án tiến sỹ thuần tuý trên bình diện thơ văn, nay hoà
nhập với thế giới và bắt đầu có những luận án khoa học có giá trị mang tính
nhân văn cũng như lý thuyết thuần tuý. Thực vậy trên nền tảng khoa học, người
Việt chưa có phát minh nào góp phần cùng đồng loại đạt đến những bước tiến vượt
bực trong khoa học thực nghiệm, kỹ thuật, nghệ thuật… như ngày nay. Nhưng có
một yếu tính trở thành thuộc tính thiết yếu đó là tính thích nghi tuyệt vời của
người Việt. Hầu như tất cả các tôn giáo, học thuyết đều du nhập từ ngoài vào
Việt Nam và đã sớm sinh hoa kết trái do tính hiếu học của dân tộc này với căn
để từ cái chân với triết lý sống trên kính Trời, dưới yêu người và biết trọng
cái Tâm trong chính mỗi con người.
Trong thời đại ngày
nay, con người đã đạt được những thành công phi thường, nhất là trong lãnh vực
chế ngự được thế giới tự nhiên, những người Việt định cư ở các nước có nền công
nghiệp phát triển cũng có dịp phát triển tài năng không kém công dân các nước
đạt Nobel nhiều nhất. Hơn thế nữa người Việt còn đi xa hơn với ước nguyện tìm
kiếm trong môi trường toàn cầu hoá với một thế giới bao dung hơn.
Cuối cùng bản chất tri
thức con người toàn diện, người Việt luôn ý thức rằng nó phải được kiện toàn
nhờ tri thức chung của nhân loại, người Việt đã chưa có những phát kiến cho
nhân loại nhưng luôn ý thức trong thích nghi bền vững vì “vốn nhân loại khôn
hơn mỗi người”. Sự nhận thức đúng đắn về khả năng của mình đã giúp dân tộc này
cùng với thời cơ đã vượt qua bao ghềnh thác trong cứu cánh hướng đến cái thiện
cái chân mà ngay từ buổi sơ khai lập nước cha ông đã khắc sâu trong mỗi người
dân Việt.
Phẩm giá lương
tâm: con người khám phá tận đáy lòng
mình thứ lề luật mà chính con người không đặt ra cho mình, nhưng vẫn phải tuân
theo gọi là tiếng nói của lương tâm. Theo Kant đó là các luật tự thân. Tiếng
nói ấy ăn sâu vào dân gian vào lòng người dân Việt cũng như các dân tộc: nó kêu
gọi con người hãy làm lành lánh dữ. Tuân theo lề luật ấy chính là phẩm giá của
con người và chính con người cũng sẽ bị xét xử theo lề luật tự thân ấy nữa.
Lương tâm làm cho con người biết tự trọng và tôn trọng tha nhân, chính nó là
nền tảng luân lý được đặt ra trong quan hệ giữa cá nhân và xã hội trong một thế
giới liên đới mang tính toàn thể nhân loại.
Thật vậy một khi lương
tâm ngay thẳng thì những cá nhân và cộng đoàn càng tránh được độc đoán, mù
quáng và càng nỗ lực tuân thủ những tiêu chuẩn khách quan của các giá trị đạo
đức phổ quát. Hiện tại lương tri của những người CSVN đã rơi vào lầm lạc với
thứ chủ thuyết Mác Lê lỗi thời, nhưng họ vẫn chưa chịu từ bỏ, dù đã có Nghị
quyết của Nghị Viện Âu châu lên án các chế độ tàn bạo này. Chính thói quen vấy
máu như bằng mọi cách dù phải nói láo để đạt mục đích đã biến lương tâm của
những người CSVN trở nên mù quáng, sự mê mờ dưới thời các vua triều Nguyễn đã
cho trí thức nói láo khi có người tường trình rằng họ đã thấy chiếc đèn chúc
xuống và các vua trong ngu muội bảo rằng làm gì mà có loại đèn chúc xuống như
thế… dầu sẽ bị đổ ra ngoài hết… cũng như giờ đây những người CSVN lý luận nếu
cho dân chủ, đa nguyên sẽ hỗn loạn hết…Nhưng không phải vì thế mà họ mất hết
phẩm cách, những người CSVN vẫn còn các gene lương tâm di truyền của giống nòi
này và mọi sự sẽ trở lại tốt đẹp nếu họ biết cùng dân tộc bước đi trên một khởi
đầu mới.
Sự cao cả của
tự do: nhưng con người chỉ có thể
quay về với sự thiện một cách tự do. Tự do không phải tôi muốn làm gì thì làm
nhưng là tôi hành xử những gì không phương hại đến người khác. Hiện nay tự do
của những người cộng sản là họ thích làm những gì họ muốn nhiều hơn về điều ác
và quả thật mảnh đất của sự tối tăm rất thích hợp với họ như tham nhũng, hối
lộ, nhân danh chức quyền tước đoạt tài sản công dân… Tự do đích thực là dấu chỉ
cao cả nhất của con người: tôi có quyền định liệu để tự mình tiến tới sự
hoàn thiện nơi mỗi cá nhân một cách trọn vẹn và hạnh phúc. Tự do từ bên trong
chứ không phải do bản năng mù quáng hay cưỡng chế hoàn toàn từ bên ngoài. Người
dân Việt đã theo đuổi đến cùng trong suốt lịch sử của dân tộc mình để có sự tự
do chọn lựa cái thiện và một cách khôn ngoan thực sự tạo cho mình những phương
tiện thích ứng. Mỗi người Việt Nam, nhất là những nhà lãnh đạo sẽ phải trả lời
về đời sống của mình, trước hết và có lẽ là quan trọng hơn cả : đó là triết lý
chính mình với mình, một nhà lãnh đạo giỏi bá đạo là người bị dân phỉ nhổ nhiều
nhất nhưng tồn tại có hơi lâu dài, hay làm một lãnh tụ dù phải ra đi khi cần
thiết như đúng nhiệm kỳ qui định, nhưng người dân lúc nào cũng mến trọng? Đó là
sự cao cả của lương tâm khiến dân tộc này luôn đứng lên và giành lấy lại tự do
mà nhiều khi tưởng chừng không gượng dậy nỗi trước bạo tàn.
Bạo tàn có hệ
thống: bản chất của những kẻ bạo tàn
là chúng nghĩ ta sẽ không bao giờ chết và sự giết hại người khác cũng là nhằm
duy trì sự sống mãi của ta và con cháu ta. Thế nhưng các bạo chúa như Tần Thuỷ
Hoàng, Hitler, Staline, Mao… đều ra người thiên cổ! Con người nạn nhân của họ
bị đau khổ, thân xác bị hành hạ… mà hơn thế nữa dù không làm gì chống đối lại
nhưng người dân vẫn trong nơm nớp lo âu bị tiêu diệt, sự ám ảnh nơi mỗi cá nhân
vì thuộc tính căn để nơi mỗi con người không bao giờ mất đi đó là yếu tính trí
tuệ và tự do mà bạo quyền nào cũng nơm nớp sợ hãi nó.
Trước bao hy sinh mất
mát nhưng người Việt yêu nước luôn mang theo mình niềm tin: sự băng hoại của
tập đoàn nào rồi cũng bị đánh bại khi lòng nhân ái và sự đoàn kết vẫn còn.
Chính niềm tin với những lý chứng vững chắc đó là lời giải đáp cho bất cứ ai
còn khắc khoải lo âu về số phận của dân tộc này. Phẩm giá cao quý của con người
là được mời gọi cùng nhau đối thoại thể hiện qua huyền thoại trăm cái trứng
sinh ra trăm người con ngay từ buổi ban đầu hình thành dân tộc. Quả thực những
người không nghe theo tiếng nói của lương tâm, cố tình từ chối yếu tố đối
thoại, chắc chắn họ phải chịu trách nhiệm trong việc đoàn kết dân tộc, họ đang
che dấu bộ mặt thật của mình: khuôn mặt thật của họ là lừa dối chính công nhân
và nông dân như họ từng nêu lên như một chiêu bài.
Những người nông dân
chân chất đã bị lừa dối trong suốt nửa thế kỷ qua, họ đã bị bần cùng hoá đến
tận cùng khi con cái của họ phải đi đầu làm bia đỡ đạn trong chiến tranh và nay
hoà bình tài sản đất đai bị trưng thu, chiếm đoạt của các quan tham cộng sản.
Cả giai cấp công nhân cũng chỉ là bình phong khi những cuộc đình công hàng loạt
của công nhân vì miếng cơm manh áo thì vai trò của công đoàn dưới sự kiểm soát
của những người cộng sản hầu như im hơi lặng tiếng. Sự lừa bịp đầy bá đạo mang
tính bạo tàn không chỉ xảy ra trong nước mà mang tính quốc tế như những cuộc
cải cách ruộng đất tại Trung Quốc được đem về áp dụng tại VN một cách đẫm máu.
Những cuộc cải cách đánh tư sản bần hàn dân không khác gì tại Nga. Quả thật
giới lãnh đạo CSVN sau khi nên nắm chính quyền đã không còn có sự quan tâm thật
sự đến đời sống của công nhân và nông dân. Họ đã bị lợi dụng như một chiêu bài
như thế nào thì nay vai trò của họ cũng chỉ có trên giấy tờ. Rãi khắp trên các
cánh đồng miền Nam bát ngát, đến miền Trung, Cao Bắc Lạng rồi các Cao nguyên…
bộ mặt của người nông dân lam lũ, cơ hàn trên những cánh đồng và mương rẫy với
con trâu đi trước cái cày theo sau như thế nào đủ biết ngay nền nông nghiệp VN
được quan tâm ra làm sao, không cần ông này bà nọ ra trước Quốc hội và nói tăng
trưởng mấy phần trăm, hãy nhìn những căn nhà ổ chuột của công nhân ở các khu
công nghiệp, nạn kẹt xe ô nhiễm môi trường, nước cống ngập trong thành phố, tai
nạn giao thông xảy ra hằng ngày trầm trọng với con số người chết không khác gì
một nước có chiến tranh… Bạo tàn không chỉ trên nòng súng với chế độ công an trị
mà lan toả khắp mọi lĩnh vực như người dân không có quyền tự do ngôn luận, tự
do hội họp, lập hội… và đau thương nhất là tiếng nói của người dân trước sự bắn
giết ngư dân vô tội trên biển cả, lãnh thổ, lãnh hải bị Trung Quốc chiếm dần,
diễn tập quân sự trên các quần đảo thuộc chủ quyền của VN, nhưng các các nhà
lãnh đạo Cộng sản tham ô, nhu nhược không để cho người dân tự do lên tiếng,
nhất là giới trẻ yếu đuối … còn đâu một Trần Quốc Tuấn bóp nát quả cam ngày
nào. Những người gọi là đại biểu ngồi trơ mặt, im hơi ra đó không có được tiếng
nói nào song không biết thẹn trước sự xâm lấn dần của Trung Quốc.
Trước sự sụp đổ của
cộng sản Đông Âu, Liên Xô cũng không còn… một vài nước còn lại trên thế giới
trong đó có VN, bọn nầy đã biến thành tư bản đỏ trong bản chất vốn man dã của
mình chúng càng bạo tàn tinh vi hơn và hệ thống này nay liên kết với bọn phú
hào, lại là những thứ phú hào nắm quyền không có sự biến đổi nào trong bản chất
chúng ngay từ thời cổ Hy lạp với những định nghĩa của Platon về loại này khi
nắm quyền - có thể thâu gồm trong mấy từ ngắn gọn: lợi nhuận tối đa cho chúng
bất cần đạo đức. Thật sự, chúng nắm tay nhau miễn là có lợi nhuận.
Trong vô số những loại
bạo tàn thời nay, chắc chắn rằng sẽ không có bạo tàn nào mang lại sự giải phóng
đích thực cho con người, nhất là mang lại sự giải phóng về phương diện kinh tế
xã hội. Bạo tàn chỉ gây cho con người niềm hy vọng hão huyền. Bởi vậy khi nắm
được chính quyền, họ kịch liệt chống lại tiếng nói có lương tri trong xã hội,
và quay ngược đàn áp tầng lớp mà họ họ đã từng nhân danh đế chiếm đoạt quyền
lực.
Để đem lại phương thuốc
chữa trị bạo tàn, những người dân Việt chân chất chỉ có liều thuốc đắn là sự
kiên nhẫn và mỗi người trong ý thức về sự thanh sạch từ bên trong tâm hồn các
công dân ghét bạo tàn, đó mới thật sự là sức mạnh vô biên chính chúng ta sẽ cứu
đất nước mình. Mỗi thời đại, dân tộc Việt đều có anh hùng và trước sự cực kỳ bá
đạo của tầng lớp cộng sản lãnh đạo hiện tại, mỗi người đều có thể khởi đầu: Tôi
uống chén đắn này với dân tộc, tôi hứa sẽ thanh khiết từ chính lòng mình để dân
tộc Việt vượt qua cơn thử thách với bạo tàn này và phải có tự do. Không thể tẩy
rữa bạo tàn bằng bạo tàn chỉ càng thêm vấy máu, cũng không thể kêu gọi bạo tàn
bằng yêu thương vì dường như chúng không còn trái tim “trái tim đeo ngoài túi
áo, như chuông trước cổ ngựa thồ”. Mỗi người dân Việt cũng tự xét mình: sự bạo
tàn này có phải khởi đi và tồn tại nơi chính mỗi chúng ta và nếu thế chỉ có thể
được thanh tẩy từ chính cá nhân mỗi người dân Việt.
***