Trong ván cờ Biển Đông, CSVN đi đu dây giữa Mỹ và Trung Cộng. Nhưng sau đại hội lần thứ 12 của Đảng CSVN phe nắm đảng quyền cầm đầu là Tổng bí thư Đảng Nguyễn phú Trọng đã độc diễn loại được người cầm đầu Chánh phủ hay Nhà Nước là Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng chủ trương đổi mới kinh tế, xích lại gần Mỹ để giải toả bớt áp lực TC xâm lấn Biển Đông và khống chế nền kinh tế chánh trị của VNCS.
Nhưng trong chiến trường cũng như chánh trường, thua một trận không có nghĩa là thua cuộc chiến tranh. Truyền thống của Mỹ là không có thù muôn thuở, bạn muôn đời, chỉ có quyền lợi quốc gia là miên viễn. Ngoại giao của Mỹ cũng thế, người Việt ngoài nước cho là rất thực dụng, đồng bào trong nước gọi là cực kỳ thực dụng. Khi cần giá nào Mỹ cũng thực hiện, cực khổ gì cũng làm, tốn kém bao nhiêu cũng chi, tiền triệu mua không được, thì tiền tỷ, năm này chưa làm được thì năm sau, năm mười năm sau cũng làm cho được. Tái lập bang giao với Trung Cộng để chia cắt Nga Tàu CS, phá vỡ đế quốc CS đệ tam. Chơi với Cuba sau gần nửa thế kỷ đối đầu với cây dao gâm CS Cuba kề bên đít Mỹ, chơi lại với Iran Hồi Giáo sau nhiều năm cấm vận đương đầu là bằng cớ, là thí dụ về ngoại giao Mỹ, là chuyện không có gì lạ trong ngoại giao của Mỹ. Và Mỹ cũng rất thực dụng, không ngần ngại bỏ rơi đồng minh. Như bỏ rơi Việt Nam Cộng hoà một cách đoản hậu khi bắt tay được với TC dù VNCH là nơi đó Mỹ từng đổ nửa triệu quân, chiến đấu chết trên 50 mươi mấy ngàn quân Mỹ ở đấy. Cũng như bỏ rơi đồng minh Trung Hoa Quốc gia ở Đài Loan, không thừa nhận, cắt đứt ngoại giao, ủng hộ Trung Quốc chiếm ghế hội viên thường trực có quyền phủ quyết của Trung Hoa Quốc gia, khi Mỹ bang giao được với TC.
Nên không có gì lạ khi Toà Đại sứ Mỹ ở Hà nội, Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington can thiệp cho Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng được đi Mỹ hội nghị thượng đỉnh ASEAN họp ở Sunnylands Nam Cali. TT Obama còn gặp riêng TT Dũng suốt 40 phút. Dù Bộ Chánh trị đã cử Ngoại Trưởng Phạm bình Minh là trưởng phái đoàn đại diện lãnh đạo VNCS, dù trên nguyên tắc TT Dũng đã không còn trong Bộ Chánh Trị, chỉ xử lý thường vụ chức vụ này chờ Quốc Hội họp thức hoá cho Thủ Tướng Nguyễn xuân Phúc được Bộ Chánh trị chỉ định nhậm chức mà thôi. Thế mà đi Mỹ vẫn làm được.
Mỹ trước đó cũng làm một việc khiến TC chới với. Mỹ vượt tập tục ngoại giao chánh quyền với chánh quyền, đặc cách mời một đảng trưởng một chánh đảng, con gà ruột của TC là Tổng bí thư Đảng CSVN công du Mỹ. TT Obama còn tiếp trong phòng Bầu Dục của Phủ Tổng Thống Mỹ nữa.
Và trong biến cố TC đưa dàn hỏa tiễn địa đối không tầm sát hại 200 km ra Hoàng sa và dàn ra đa tần số cao ra Trường sa, khiến Mỹ có chánh nghĩa để tăng cường quân lực đưa thêm hàng không mẫu hạm vào Biển Đông, tung nhiều chiến hạm vào vùng TC tranh chấp biển đảo. Không biết mấy anh CIA bà con trong nước gạt công an CS gọi CIA là Xịa mạnh tay chung, khéo miệng hứa thế nào mà Phó Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng Phạm bình Minh mới được Trọng đưa vào Bộ Chánh trị với chức vụ cũ thời TT Dũng, làm một việc chưa từng làm. Nhơn danh VNCS, Ngoại Trưởng Minh lần đầu tiên gởi cho Tổng Thơ ký Liên hiệp quốc công hàm phản đối TC quân sự hoá trên đảo thuộc chủ quyền VN.
Chưa hết. Đài VOA, tiếng nói chánh thức của chánh quyền Mỹ ngày Thứ Tư, 09/03/2016, có đi một bài tựa đề Tứ trụ trên Biển Đông: Việt Nam hưởng lợi gì? Khác với một tin, bài thường đề tên phóng viên, đặc phái viên. Bài này lạ ghi “bởi VOA Tiếng Việt”, hàm nghĩa đây là tiếng nói chánh thức của VOA, mà VOA là tiếng nói chánh thức của chánh quyền Mỹ. Với câu chủ đề viết như sau “Đề xuất của Mỹ, thiết lập liên minh chiến lược 4 bên, mang lại hy vọng cho nhiều người Việt về việc các nước lớn “kẹp chặt” Bắc Kinh ở vùng biển Đông. Và nêu một số sự kiện rất positive, tích cực trong tương quan quân sự Mỹ-Việt như “Chỉ huy các lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris, tuần trước đã đề xuất tái phục hồi liên minh không chính thức gồm Nhật Bản, Australia, Ấn Độ và Hoa Kỳ.”… “Đề nghị của chỉ huy lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương đã nhận được sự ủng hộ của nhiều người sử dụng mạng ở Việt Nam.” Ý kiến đầu của một khán thinh giả gửi cho VOA tiếng Việt, bạn đọc Võ Tấn Hùng viết: “hành động đó có lợi cho Việt Nam trong thế chống đỡ với Trung Quốc. Nếu một mình Việt Nam thì chúng ta ở thế rất yếu, nhưng mà có thêm các nước lớn đồng tình vào nữa, nhất là có thêm Mỹ, thì Trung Quốc không phải muốn làm gì Việt Nam thì cũng làm được đâu.” Ý kiến kế tiếp của “Chuyên gia về quan hệ Việt-Trung Dương Danh Dy nói, “việc tái lập liên minh bốn bên là điều “tất nhiên” vì chính sự “hung hăng của Trung Quốc ở biển Đông đã buộc các nước phải cùng chung tay kiềm chế”. Ông Dy nói tiếp,“Họ nhất trí với nhau trong việc đối phó với Trung Quốc thì họ sẽ ngăn chặn, Trung Quốc không phải muốn làm gì cũng được nữa. Rõ ràng điều đó, Trung Quốc phải tính toán, phải cân nhắc. Họ có phản ứng, họ có áp lực với Trung Quốc, chứ không phải như những nước yếu như ta, một nước nhỏ như ta, muốn làm gì thì làm nữa.” Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy nói thêm rằng việc 4 nước trên liên kết với nhau sẽ giúp một nước nhỏ nằm cạnh “anh bạn” láng giềng khổng lồ Trung Quốc như Việt Nam sẽ ít nhiều “được hưởng lợi”. “Thứ nhất, anh Trung Quốc không thể coi thường khi các nước lớn này đồng tình với Việt Nam, đồng tình về vấn đề biển Đông, dám phản đối hành động bá quyền của Trung Quốc ở biển Đông. Thứ hai nữa, hành động đó có lợi cho Việt Nam trong thế chống đỡ với Trung Quốc. Nếu một mình Việt Nam thì chúng ta ở thế rất yếu, nhưng mà có thêm các nước lớn đồng tình vào nữa, nhất là có thêm Mỹ, thì Trung Quốc không phải muốn làm gì Việt Nam thì cũng làm được đâu”.
Bài viết này cũng ghi nhận của “Nữ Tướng Lori Robinson, chỉ huy Không lực Mỹ ở Thái Bình Dương, mới tuyên bố rằng không quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục các chuyến bay hàng ngày trên vùng trời biển Đông, bất chấp việc Trung Quốc đưa các tên lửa đất đối không và chiến đấu cơ tới Hoàng Sa và Trường Sa.”
“Chỉ huy Không lực Mỹ ở Thái Bình Dương thừa nhận “khả năng xảy ra tính toán sai lầm” dẫn tới xung đột ở vùng biển đang ngày càng bị quân sự hóa. Nhưng bà nói rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận về cách thức hành xử trên không phận quốc tế hồi tháng Chín năm ngoái, và sẽ tiếp tục thảo luận chủ đề này trong năm nay.
Sau cùng, thế nước lòng dân VN nói chung đều thấy VN cần đi với Mỹ để giải tỏa áp lực kinh tế, chánh trị và hành động xâm lấn của TC. Chỉ còn có ý Đảng CSVN bám đuôi TC để được làm thái thú cho quân Tàu Cộng hầu thu vén cuối đời. Tuy Mỹ tuyên bố không đứng về phía bên nào trong cuộc tranh chấp biển đảo của các nước. Nhưng Mỹ có thể sẽ can thiệp khi TC ỷ mạnh hiếp yếu. Mỹ có thể can thiệp khi TC tấn công VN là thành viên của Hiệp ước TPP. Nhựt, Phi có lý do giúp VN, với hiệp ước phát triển đối tác chiến lược. Và lúc đó Mỹ có lý do can dự vào giúp Nhựt và Phi vốn là đồng minh có hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ.
Kinh nghiệm các cuộc chiến tranh liên quan đến biên giới và lãnh thổ, muốn đồng minh, đối tác, quốc tế can dự, giúp đỡ điều kiện tiên quyết là nước nạn nhân phải chiến đấu tự vệ trước, và mở lời kêu gọi công khai. Chớ khôn vặt như CSVN ngồi chờ các nước khác làm cho mình hưởng thì sớm muộn gì cũng chết hay bị thương bởi những nhà độc tài như Hitler của Đức Quốc xã, như Staline, Mao Trạch Đông, Đặng tiểu Bình khi xưa và Tập cận Bình, Putin bây giờ chiếm đất./.(Vi Anh)
Nhưng trong chiến trường cũng như chánh trường, thua một trận không có nghĩa là thua cuộc chiến tranh. Truyền thống của Mỹ là không có thù muôn thuở, bạn muôn đời, chỉ có quyền lợi quốc gia là miên viễn. Ngoại giao của Mỹ cũng thế, người Việt ngoài nước cho là rất thực dụng, đồng bào trong nước gọi là cực kỳ thực dụng. Khi cần giá nào Mỹ cũng thực hiện, cực khổ gì cũng làm, tốn kém bao nhiêu cũng chi, tiền triệu mua không được, thì tiền tỷ, năm này chưa làm được thì năm sau, năm mười năm sau cũng làm cho được. Tái lập bang giao với Trung Cộng để chia cắt Nga Tàu CS, phá vỡ đế quốc CS đệ tam. Chơi với Cuba sau gần nửa thế kỷ đối đầu với cây dao gâm CS Cuba kề bên đít Mỹ, chơi lại với Iran Hồi Giáo sau nhiều năm cấm vận đương đầu là bằng cớ, là thí dụ về ngoại giao Mỹ, là chuyện không có gì lạ trong ngoại giao của Mỹ. Và Mỹ cũng rất thực dụng, không ngần ngại bỏ rơi đồng minh. Như bỏ rơi Việt Nam Cộng hoà một cách đoản hậu khi bắt tay được với TC dù VNCH là nơi đó Mỹ từng đổ nửa triệu quân, chiến đấu chết trên 50 mươi mấy ngàn quân Mỹ ở đấy. Cũng như bỏ rơi đồng minh Trung Hoa Quốc gia ở Đài Loan, không thừa nhận, cắt đứt ngoại giao, ủng hộ Trung Quốc chiếm ghế hội viên thường trực có quyền phủ quyết của Trung Hoa Quốc gia, khi Mỹ bang giao được với TC.
Nên không có gì lạ khi Toà Đại sứ Mỹ ở Hà nội, Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington can thiệp cho Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng được đi Mỹ hội nghị thượng đỉnh ASEAN họp ở Sunnylands Nam Cali. TT Obama còn gặp riêng TT Dũng suốt 40 phút. Dù Bộ Chánh trị đã cử Ngoại Trưởng Phạm bình Minh là trưởng phái đoàn đại diện lãnh đạo VNCS, dù trên nguyên tắc TT Dũng đã không còn trong Bộ Chánh Trị, chỉ xử lý thường vụ chức vụ này chờ Quốc Hội họp thức hoá cho Thủ Tướng Nguyễn xuân Phúc được Bộ Chánh trị chỉ định nhậm chức mà thôi. Thế mà đi Mỹ vẫn làm được.
Mỹ trước đó cũng làm một việc khiến TC chới với. Mỹ vượt tập tục ngoại giao chánh quyền với chánh quyền, đặc cách mời một đảng trưởng một chánh đảng, con gà ruột của TC là Tổng bí thư Đảng CSVN công du Mỹ. TT Obama còn tiếp trong phòng Bầu Dục của Phủ Tổng Thống Mỹ nữa.
Và trong biến cố TC đưa dàn hỏa tiễn địa đối không tầm sát hại 200 km ra Hoàng sa và dàn ra đa tần số cao ra Trường sa, khiến Mỹ có chánh nghĩa để tăng cường quân lực đưa thêm hàng không mẫu hạm vào Biển Đông, tung nhiều chiến hạm vào vùng TC tranh chấp biển đảo. Không biết mấy anh CIA bà con trong nước gạt công an CS gọi CIA là Xịa mạnh tay chung, khéo miệng hứa thế nào mà Phó Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng Phạm bình Minh mới được Trọng đưa vào Bộ Chánh trị với chức vụ cũ thời TT Dũng, làm một việc chưa từng làm. Nhơn danh VNCS, Ngoại Trưởng Minh lần đầu tiên gởi cho Tổng Thơ ký Liên hiệp quốc công hàm phản đối TC quân sự hoá trên đảo thuộc chủ quyền VN.
Chưa hết. Đài VOA, tiếng nói chánh thức của chánh quyền Mỹ ngày Thứ Tư, 09/03/2016, có đi một bài tựa đề Tứ trụ trên Biển Đông: Việt Nam hưởng lợi gì? Khác với một tin, bài thường đề tên phóng viên, đặc phái viên. Bài này lạ ghi “bởi VOA Tiếng Việt”, hàm nghĩa đây là tiếng nói chánh thức của VOA, mà VOA là tiếng nói chánh thức của chánh quyền Mỹ. Với câu chủ đề viết như sau “Đề xuất của Mỹ, thiết lập liên minh chiến lược 4 bên, mang lại hy vọng cho nhiều người Việt về việc các nước lớn “kẹp chặt” Bắc Kinh ở vùng biển Đông. Và nêu một số sự kiện rất positive, tích cực trong tương quan quân sự Mỹ-Việt như “Chỉ huy các lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris, tuần trước đã đề xuất tái phục hồi liên minh không chính thức gồm Nhật Bản, Australia, Ấn Độ và Hoa Kỳ.”… “Đề nghị của chỉ huy lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương đã nhận được sự ủng hộ của nhiều người sử dụng mạng ở Việt Nam.” Ý kiến đầu của một khán thinh giả gửi cho VOA tiếng Việt, bạn đọc Võ Tấn Hùng viết: “hành động đó có lợi cho Việt Nam trong thế chống đỡ với Trung Quốc. Nếu một mình Việt Nam thì chúng ta ở thế rất yếu, nhưng mà có thêm các nước lớn đồng tình vào nữa, nhất là có thêm Mỹ, thì Trung Quốc không phải muốn làm gì Việt Nam thì cũng làm được đâu.” Ý kiến kế tiếp của “Chuyên gia về quan hệ Việt-Trung Dương Danh Dy nói, “việc tái lập liên minh bốn bên là điều “tất nhiên” vì chính sự “hung hăng của Trung Quốc ở biển Đông đã buộc các nước phải cùng chung tay kiềm chế”. Ông Dy nói tiếp,“Họ nhất trí với nhau trong việc đối phó với Trung Quốc thì họ sẽ ngăn chặn, Trung Quốc không phải muốn làm gì cũng được nữa. Rõ ràng điều đó, Trung Quốc phải tính toán, phải cân nhắc. Họ có phản ứng, họ có áp lực với Trung Quốc, chứ không phải như những nước yếu như ta, một nước nhỏ như ta, muốn làm gì thì làm nữa.” Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy nói thêm rằng việc 4 nước trên liên kết với nhau sẽ giúp một nước nhỏ nằm cạnh “anh bạn” láng giềng khổng lồ Trung Quốc như Việt Nam sẽ ít nhiều “được hưởng lợi”. “Thứ nhất, anh Trung Quốc không thể coi thường khi các nước lớn này đồng tình với Việt Nam, đồng tình về vấn đề biển Đông, dám phản đối hành động bá quyền của Trung Quốc ở biển Đông. Thứ hai nữa, hành động đó có lợi cho Việt Nam trong thế chống đỡ với Trung Quốc. Nếu một mình Việt Nam thì chúng ta ở thế rất yếu, nhưng mà có thêm các nước lớn đồng tình vào nữa, nhất là có thêm Mỹ, thì Trung Quốc không phải muốn làm gì Việt Nam thì cũng làm được đâu”.
Bài viết này cũng ghi nhận của “Nữ Tướng Lori Robinson, chỉ huy Không lực Mỹ ở Thái Bình Dương, mới tuyên bố rằng không quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục các chuyến bay hàng ngày trên vùng trời biển Đông, bất chấp việc Trung Quốc đưa các tên lửa đất đối không và chiến đấu cơ tới Hoàng Sa và Trường Sa.”
“Chỉ huy Không lực Mỹ ở Thái Bình Dương thừa nhận “khả năng xảy ra tính toán sai lầm” dẫn tới xung đột ở vùng biển đang ngày càng bị quân sự hóa. Nhưng bà nói rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận về cách thức hành xử trên không phận quốc tế hồi tháng Chín năm ngoái, và sẽ tiếp tục thảo luận chủ đề này trong năm nay.
Sau cùng, thế nước lòng dân VN nói chung đều thấy VN cần đi với Mỹ để giải tỏa áp lực kinh tế, chánh trị và hành động xâm lấn của TC. Chỉ còn có ý Đảng CSVN bám đuôi TC để được làm thái thú cho quân Tàu Cộng hầu thu vén cuối đời. Tuy Mỹ tuyên bố không đứng về phía bên nào trong cuộc tranh chấp biển đảo của các nước. Nhưng Mỹ có thể sẽ can thiệp khi TC ỷ mạnh hiếp yếu. Mỹ có thể can thiệp khi TC tấn công VN là thành viên của Hiệp ước TPP. Nhựt, Phi có lý do giúp VN, với hiệp ước phát triển đối tác chiến lược. Và lúc đó Mỹ có lý do can dự vào giúp Nhựt và Phi vốn là đồng minh có hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ.
Kinh nghiệm các cuộc chiến tranh liên quan đến biên giới và lãnh thổ, muốn đồng minh, đối tác, quốc tế can dự, giúp đỡ điều kiện tiên quyết là nước nạn nhân phải chiến đấu tự vệ trước, và mở lời kêu gọi công khai. Chớ khôn vặt như CSVN ngồi chờ các nước khác làm cho mình hưởng thì sớm muộn gì cũng chết hay bị thương bởi những nhà độc tài như Hitler của Đức Quốc xã, như Staline, Mao Trạch Đông, Đặng tiểu Bình khi xưa và Tập cận Bình, Putin bây giờ chiếm đất./.(Vi Anh)
Nguon: Vietbao online