Giám đốc IMF nói kinh tế Việt Nam có nguy cơ nếu không cải cách


Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde nói hôm 18/3 rằng Việt Nam có nguy cơ dễ bị tổn thương do các cú sốc từ bên ngoài nếu Việt Nam không thúc đẩy các cải cách nhằm tăng cường hệ thống ngân hàng và tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước.
Trong một cuộc phỏng vấn ở thành phố Hồ Chí Minh, bà Lagarde nói nếu không có cải cách, Việt Nam không sẵn sàng để hứng chịu các tác động kinh tế do việc thắt chặt ở những nước khác, hàng hóa giảm giá sâu và kéo dài, cũng như Trung Quốc giảm tăng trưởng.
Nhờ hội nhập với kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã tăng trưởng và giảm nghèo. Theo khảo sát của Bloomberg, dự báo tăng trưởng của Việt Nam có thể đạt 6,6% năm nay. Hồi tuần trước, khi ở thăm Việt Nam, bà Lagarde nói Việt Nam là một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới.

Trong cuộc phỏng vấn mới đây, Giám đốc IMF nói Việt Nam đã làm tốt về duy trì ổn định kinh tế vĩ mô trong một môi trường khó khăn khi phần còn lại của thế giới không tăng trưởng nhanh. Việt Nam cũng làm rất tốt việc giảm nghèo và không tăng bất bình đẳng, bà cho hay. Bà cũng nói tiềm năng của Việt nam rất đáng chú ý.
Bà Lagarde nhận định Việt Nam cần áp dụng tỷ giá hối đoái linh hoạt nhiều hơn nữa để giảm tác động của các cú sốc kinh tế từ nước ngoài và củng cố dự trữ ngoại tệ. Theo bà, cải cách doanh nghiệp nhà nước và giải quyết nợ xấu của ngân hàng sẽ tạo ra hiệu quả bù đắp cho tình trạng lực lượng lao động đang già đi, một lực cản đối với tăng trưởng trong tương lai.
“Chúng tôi tin là hệ thống ngân hàng cần được làm cho trở nên mạnh hơn, tốt hơn và vốn hóa nhiều hơn, cũng như giảm tài sản có vấn đề trong bảng cân đối của họ, để các ngân hàng có thể thực sự tiếp nhiên liệu cho nền kinh tế”, bà Lagarde nói. Bà cho rằng các doanh nghiệp nhà nước cần phải được quản trị tốt hơn để họ tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính.
Về tình trạng nợ công cao trong khi dân số đang già đi, bà đưa ra nhận xét: “Khi vừa có nợ cao lẫn lực lượng ở tuổi lao động giảm nhẹ dần, người ta cần phải rất cẩn thận với ổn định vĩ mô. Cần phải cẩn thận với lợi tức thu được và chi dùng nó như thế nào”.
Theo Bloomberg, Bangkok Post.





Mar 21, 2016 8:45 am ET
(Bloomberg) -- Vietnam risks being vulnerable to external shocks if it doesn’t push through reforms to strengthen its banking system and restructure state businesses, according to International Monetary Fund chief Christine Lagarde.
The Southeast Asian nation isn’t in a position to withstand economic blows from tightening of monetary policies elsewhere, a deep and prolonged drop in commodity prices and a slowing China without reforms, she said in a March 18 interview in Ho Chi Minh City.
“The risk is that from being slightly vulnerable, Vietnam could become very vulnerable to external shocks,” she said. “It would expose the Vietnamese economy and that would not be good for the Vietnamese population.”
Vietnam’s integration with the global economy has driven growth and reduced poverty. The economy is forecast to grow at 6.6 percent this year, according to Bloomberg surveys, while Prime Minister Nguyen Tan Dung has proposed raising the country’s 2016 economic expansion target to 7 percent from 6.7 percent.
The benchmark VN Index of Vietnamese stocks fell 0.6 percent at the close on Monday local time. The gauge has gained 10 percent since this year’s low on Jan. 21.
The nation’s poverty rate has dropped to 13.5 percent from 60 percent in 1993 and its economic growth is expected to be “solid” at more than six percent this year, Lagarde said in a visit to the country last week, during which she met with the country’s top leaders. Vietnam, which is in the process of a once-in-five-years political transition, now has one of the world’s most open economies, she said.
Remarkable Potential
“Vietnam has done very well -- to have the ability to maintain macroeconomic stability in an environment which is challenging because the rest of the world is not growing at the pace and the potential we would like to see is quite remarkable,” Lagarde said in the interview. “It has done very well in terms of reducing poverty and it has not increased inequality, which often comes with growth.”
Still, the nation’s economic expansion since 2008 has been slower than the two preceding decades and it has failed to match per-capita-income growth that the region’s most successful economies experienced similar stages in development, she said.
Vietnam also needs to make greater use of exchange-rate flexibility to soften the blows of overseas economic shocks and build external reserves, she said. Reforming the nation’s state-owned companies and resolving bad debt at banks will offset the aging of its working-age population that could be a future drag on growth, according to Lagarde.
Corporate Governance
“We believe the banking system needs to be made stronger, better and more capitalized with less stressed assets in its balance sheets so the banks can actually fuel the economy,” Lagarde said. SOEs need better governance and to refocus on their core businesses, she said.
The country is also at risk with public debt at about 60 percent of gross domestic product and with one of the world’s fastest-aging societies and a working-age population that is beginning to decline.
“When you have the combination of high debt and slightly declining working age population, you need to be very careful with your macroeconomic stability,” she said in the interview. “You need to be very careful with the revenue you generate and how you spend it.”
(Updates with VN Index in fifth paragraph.)
--With assistance from Nguyen Kieu Giang To contact the reporter on this story: John Boudreau in Hanoi at jboudreau3@bloomberg.net. To contact the editors responsible for this story: K. Oanh Ha at oha3@bloomberg.net, Stephanie Phang at sphang@bloomberg.net, Allen Wan
©2016 Bloomberg L.P.