Một vị lãnh đạo trưởng thượng đáng làm gương cho tất cả
các nhà lãnh đạo trên thế giới.
LS Lê Trọng Quát
Thủ
tướng Malaysia
không cấp thị thực cho người TQ
Thủ tướng Malaysia đang
khiến cho TQ phải tức điên khi mà mới đây ông đã tuyên bố không cấp thị thực
cho người TQ. Mục đích của việc làm này chính là nhằm vào dự án xây dựng của TQ
tại Malaysia.
Dưới đây là 1 số thông tin đáng chú ý về vụ việc.
Vừa kết
thúc chuyến thăm Bắc Kinh 7 ngày từ 17 đến 21/8 gây xôn xao với việc tuyên bố
hủy bỏ 2 dự án lớn trị giá 22 tỷ USD, vị Thủ tướng 93 tuổi của Malaysia lại gây
bất ngờ thêm với việc tuyên bố cấm người nước ngoài mua nhà trong dự án địa ốc
khủng có vốn đầu tư lên tới 100 tỷ USD của một công ty Trung Quốc.
Theo
Reuters, hôm 27/8, ông Mahathir Mohamad đã tổ chức cuộc họp báo tại Kuala Lumpur. Tại đây ông
nói: người nước ngoài sẽ không được cấp thị thực để vào sinh sống trong dự án
địa ốc khổng lồ vốn Trung Quốc mang tên Thành phố rừng Bích Quế Viên (tên tiếng
Anh là Forest City Country Garden Pacific view – gọi tắt Forest City) tại tiểu bang Johor Bahru.
Dự án có
vốn đầu tư lên tới 100 tỷ USD này là của Tập đoàn Bích Quế Viên có trụ sở tại
Quảng Châu; mục đích xây dựng để bán cho người nước ngoài vào ở và sinh sống.
Được biết, tuy chưa xây dựng xong, nhưng 2/3 số căn hộ trong thành phố mới dành
cho 700 ngàn người sinh sống này đã được bán hết.
Ông
Mahathir Mohamad nói tại Bắc Kinh: "Mậu dịch tự do cũng phải là mậu dịch
công bằng" và "Chúng tôi không muốn nhìn thấy sự xuất hiện chủ nghĩa
thực dân mới".
Ông nói:
"Điều có thể khẳng định là thành phố đang xây này không thể được bán cho
người nước ngoài…Chúng tôi sẽ không cấp thị thực nhập cảnh cho những người đến
sống ở đây. Chúng tôi phản đối họ đến đây an cư vì nếu cho phép thì thành phố
này là dành cho người nước ngoài chứ không phải xây cho người Malaysia.
Đại đa số người Malaysia
không mua nổi các căn hộ ở đó". Được biết, giá thấp nhất của mỗi căn hộ ở
đây là 170 ngàn USD. Hồi đầu năm nay, ông Mahathir Mohamad đã cảnh báo: không
nên vì dự án Forest City mà dẫn đến việc để nhiều người Trung Quốc nhập
cư Malaysia.
Ông
Mahathir Mohamad nói, chính phủ phản đối dự án này, "vì nó được xây dựng
cho người nước ngoài chứ không phải cho người Malaysia. Đa số người Malaysia không
thể mua được những căn nhà đó". Đây không phải là lần đầu tiên ông
Mahathir Mohamad lên tiếng công kích dự án này, ngay từ khi ra tranh cử ông đã
mấy lần phê phán nó.
Lệnh cấm
của ông Mahathir Mohamad được ví giống như quả bom đối với chủ dự án Forest City
khiến tương lai của dự án khổng lồ này trở nên mờ mịt.. Đài Tiếng nói nước Đức
(DW) bình luận, sách lược kinh doanh của chủ dự án đã bị đe dọa nghiêm trọng,
nhu cầu mua nhà xuống rất thấp. Tập đoàn Bích Quế Viên hiện không có cách nào
bán được nhà.
Dự án Forest City
nằm trong khu Iskandar thuộc Đặc khu kinh tế Singapore
– Malaysia, chỉ cách Singapore 2km
theo đường chim bay. Bích Quế Viên dự tính hoàn thành nó trong vòng 20 năm. Forest City
có tổng diện tích 20km2 có thể chứa được 700 ngàn dân sinh sống tại đây, tương
đương thành phố Ma Cao.
Trong số
các căn hộ của các tòa nhà chung cư đã bán được, có khoảng 2/3 là người đến từ
Trung Quốc Đại Lục, người Malaysia
chỉ chiếm 20%. Dự án Forest City được quảng cáo là "Nơi hội tụ thương mại
và văn hóa toàn cầu" và "Thiên đường mơ ước của toàn nhân loại".
Thế nhưng, trong ngôn ngữ chính trị của Malaysia, Forest City chẳng qua
chỉ là một "Chinatown" khổng lồ với 700 ngàn người. Dự án này là một
bộ phận trong việc định nghĩa lại quan hệ Malaysia – Trung Quốc của tân Thủ
tướng Mahathir Mohamad, là bước đi tiếp theo của ông giáng vào các nhà đầu tư
Trung Quốc sau khi hủy bỏ 2 dự án Đường sắt Bờ biển phía Đông và Đường ống dẫn
khí từ bang Borneo sang tiểu bang Negeri Sabah.
Lý do ông hủy bỏ 2 dự án trên là quá đắt, nhưng dự án Forest City của
Bích Quế Viên thì khác, nó không gây ra món nợ nào cho Malaysia dù chỉ 1 USD,
vì sao ông vẫn kiên quyết phản đối? Hãng tin Bloomberg cho rằng, điều này cho
thấy ông Mahathir Mohamad lo ngại dưới áp lực về kinh tế của Trung Quốc, Malaysia
sẽ mất chủ quyền dân tộc, và cũng chính là điều khiến ông chỉ trích Trung Quốc
đang tiến hành "chủ nghĩa thực dân mới".
2/3 số
khách mua nhà trong Forest City là người Trung Quốc, tất cả những người này đều
được chính phủ cũ của cựu Thủ tướng Najib Abdul Razak cấp thị thực cư trú lâu
dài trong Kế hoạch "Malaysia – quê hương thứ hai của tôi". Năm ngoái,
ông Mahathir Mohamad đã từng bày tỏ ông lo ngại về việc bất cứ người nào sống ở
Malaysia
từ 12 năm trở lên cũng có quyền bầu cử.
Bloomberg
cho rằng, ông Mahathir Mohamad không dựa hẳn vào Bắc Kinh như người tiền nhiệm
Najib Abdul Razak. Vì vậy ông không thích sáng kiến "Vành đai, con
đường". Hiện nay dự án Forest City vẫn tiếp tục, nhưng nó sẽ trở thành một dự án
quốc nội của Malaysia.
Theo tờ
Malaysiakini (Malaysia Ngày nay), Trung tâm nghiên cứu viễn cảnh Malaysia
(CENBET) – một tổ chức phi chính phủ đã bày tỏ lo ngại việc chính phủ hiện hành
thay đổi đối với đầu tư của nước ngoài sẽ đánh vào niềm tin của các nhà đầu tư.
Tổ chức
này chủ trương cần phải xoa dịu các nhà đầu tư thay vì gây thêm bất ổn, trước
sự cạnh tranh kinh tế gay gắt, Malaysia
cần có sự đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
Đây không
phải lần đầu tiên ông Mahathir Mohamad đả kích dự án này, nhưng là lần mạnh mẽ
nhất. Sau khi ông lên nắm quyền lãnh đạo, nhu cầu mua nhà ở đây đã giảm sút
nhanh chóng, nhưng với quyết định mới này của ông đã khiến nỗi lo của phía
Trung Quốc gia tăng.
Mọi người
còn nhớ trong buổi họp báo chung tại Bắc Kinh cùng Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc
Cường, ông Mahathir Mohamad đã nói: "Mậu dịch tự do cũng phải là mậu dịch
công bằng" và "Chúng tôi không muốn nhìn thấy sự xuất hiện chủ nghĩa
thực dân mới".
Theo tìm
hiểu, người Malaysia
oán trách người Trung Quốc đến đây mua nhà quá nhiều. Ngoài ra, họ còn lo ngại
môi trường bị phá hoại, số căn hộ cung ứng quá dư thừa và việc lấp biển tạo lục
địa gây ảnh hưởng đến nghề đánh bắt thủy sản địa phương.
Ông
Mahathir Mohamad sinh năm 1925, đã trải qua thời kỳ Thực dân Anh, Nhật chiếm
đóng và đấu tranh giành độc lập, nên được coi là nhân vật chính trị có tinh
thần dân tộc mạnh mẽ cũng là điều dễ hiểu.
Là người
có ý thức chống chủ nghĩa thực dân mạnh mẽ, nên trong thời kỳ nắm quyền đầu
tiên, ông đã đề xướng phong trào "Mua hàng hóa Anh là sự lựa chọn cuối
cùng" để chống lại việc chính phủ Anh ngược đãi lưu học sinh Malaysia.
Khi nhà
đầu tư Trung Quốc tiến hành lấp biển tạo đảo để xây dựng Forest City, ông đã
coi đây là "phi địa của Trung Quốc" - một cách nói ám chỉ khu vực lệ
thuộc Trung Quốc.
Theo báo
chí, thậm chí trong thời kỳ ra tranh cử năm ngoái, ông đã nói dự án này
"không phải là Trung Quốc đầu tư, mà là thực dân hóa".
Ngày
18/3/2018, ông từng đưa lên trang Facebook cá nhân kết quả điều tra của The New
York Times về Forest
City và viết: "Chủ
nghĩa thực dân có thể phát sinh thông qua các phương thức khác nhau. Bài viết
này (của The New York Times) đã khẳng định lỗi lo ngại của tôi, nó vượt trên
chính trị, Điều này liên quan đến chủ quyền của chúng ta".
Dự án Forest City
là sự liên doanh giữa Tập đoàn Bích Quế Viên Quảng Châu niêm yết trên sàn chứng
khoán Hongkong và Công ty Esplanade Danga 88 của Malaysia – một công ty mà Tiểu
vương Sultan Ibrahim Ismail của tiểu bang Johor Bahru có cổ phần. Forest City
từng được cựu Thủ tướng Najib Abdul Razak ủng hộ mạnh mẽ. Ông ta từng nói:
Forest City sẽ trở thành trọng tâm tăng trưởng kinh tế mới của Malaysia.
Thế nhưng,
sau khi ông Mahathir Mohamad đánh bại Najib Abdul Razak lên nắm quyền lãnh đạo
lập tức cho tiến hành thanh tra lại các dự án mà người tiền nhiệm phê duyệt cấp
phép và Forest City là một trong những dự án trọng điểm bị thanh tra.
Tính đến
năm 2016, dự án Forest City đã bán được số nhà trị giá 18 tỷ Nhân dân tệ với
70% khách mua là người Trung Quốc. Nếu thành công, Forest City sẽ là dự án nhà
đất lớn nhất ở nước ngoài của Trung Quốc trong lịch sử. Ngoài dự án này, Tập
đoàn Bích Quế Viên còn có 4 dự án khác ở Malaysia là Vịnh Biển Vàng, Thành phổ
Kim Cương, Serendah và Công viên Trung tâm.