Từ Những Bài Học Đắt Giá Của Lịch Sử Cận Đại
Đến Những Triển Vọng Của Tương Lai
LS Lê Trọng Quát
Tháng
8 năm 1945, đệ nhị Thế chiến hoàn toàn chấm dứt từ Âu sang Á. Cuộc chiến ác
liệt kéo dài năm năm cùng với những hành động có tính cách diệt chủng đã để lại
không kể xiết điêu tàn tang tóc.
Nhiều đô thị và trung tâm chiến lược ở Đức, Nga Sô và Nhật
Bản đã trở thành những bãi chiến trường đổ nát hay những cánh đồng ma quái với
cả trăm ngàn người chết cùng lúc dưới bom nguyên tử hay những trận mưa
bom. Nhưng rồi hoà bình đã đến. Nhân loại vừa thoát khỏi một cơn ác mộng
dài thở phào nhẹ nhỏm. Một bình minh rạng rỡ đang dâng lên chan hòa muôn ánh hào
quang và hy vọng như bừng sống lại khắp nơi. Ngoại trừ một chổ: Việt Nam, nơi sự bất
hạnh dồn tụ lại như bao nhiêu tảng mây đen cùng nhau kéo đến che phủ một góc
trời. Một nước Việt Nam
trước đấy gần như đứng ngoài cuộc chiến. Thật vậy, dù ác chiến diễn ra
trên Thái Bính Dương giữa Mỹ, Nhật, Đông Dương vẫn tương đối được yên ổn với
thỉnh thoảng vài vụ oanh tạc nhỏ của Không lực Hoa Kỳ vào các vị trì và đường
giao thông bị nghi ngờ có quân đội Nhật qua lại. Nay, giữa tháng
tám 1945, Nhật Bản vừa đầu hàng, chiến tranh thế giới hoàn toàn chấm dứt thì
Việt Nam
lại lên cơn sốt dữ dội.. Toàn thân rung động vì chưa hồi phục được sau một nạn
đói, chết hơn cả triệu người ở Miền Bắc của đất nước. Một cơn sốt chính trị
chưa từng xảy ra vì cho đến bấy giờ dân Việt chưa có lúc nào được quyết định số
phận của mình trong suốt tám mươi năm dưới sự đô hộ của Pháp. Tháng tám
1945, cuộc nội chiến Việt Nam
bắt đầu. Cuộc nội chiến giữa hai phe quốc cọng với cả khối Công sản quốc tế lần
lượt đứng sau lưng cộng sản Việt Nam như một hậu cứ vũng chắc và bền bỉ trong
lúc vài nước Tây phương đứng đầu là Hoa Kỳ hổ trợ phe quốc gia chiến đấu để bảo
vệ tự do cho dân tộc Việt Nam chống lại sự bành trướng của Đế quốc đỏ bằng bạo lực
của một cuộc xâm lăng công khai và trực diện. Ba mươi năm sau, đúng ngày
30 tháng tư 1975, cuộc nội chiến chấm dứt trên bình diện quân sự. Cộng sản hoàn
tất cuộc xâm lăng Miền Nam,
thực hiện mục tiêu bá chủ nước Việt Nam, khống chế cả bán đảo Đông
Dương. Cũng đúng ba mươi năm sau ngày thôn tính Miền Nam,
cộng sản Việt Nam «trân quý» hơn bao giờ cả những người Việt quốc gia ở hải
ngọai, những «khúc ruột ở xa ngàn dặm» đã đổ tiền về để cứu giúp đồng bào và
quê hương nghèo khổ, có lúc gần suy sụp dưới sự thống trị của họ. Những
Việt kiều ở nước ngoài mà những năm trước đây họ còn xem như thù địch và gán
cho đủ mọi danh từ xấu xa nhất trong kho tàng văn chương tuyệt vời của họ.
Ba mươi năm nội chiến quốc cọng
được tiếp tục bởi ba mươi năm của một cuộc đổi đời và cuộc «đại chiến thắng mùa
Xuân 1975» đã thành công lớn lao trong sự nghiệp. đào được một cái hố sâu thăm
thẳm để chôn vùi tương lai của cả dân tộc. Không thể nào làm khác hơn,
năm 1986, cộng sản buộc lòng «đổi mớỉ » để mong thoát cảnh khốn cùng vô phương
cứu chủa ngọai trừ một phương độc nhất là chối bỏ chủ nghĩa của họ, một chủ
nghĩa mà họ đã thờ phụng và không ngần ngại hy sinh xương máu của đồng bào để
phục vụ cho đến khi mộng vỡ tan tành. Phương độc nhất ấy là chạy theo kẻ cựu thù
đế quốc tư bản, áp dụng chính sách kinh tế thị trường của chúng nó và van xin
đủ mọi thứ, khắp mọi nơi. Không theo không được vì đây là sinh lộ cuối
cùng sau khi con đường cách mạng, bạo lực và chiến tranh kéo dài ba mươi năm mà
đảng Cộng sản Việt Nam vạch ra đã rõ ràng là một tử lộ cho toàn dân Việt.
Đây là bài học lớn nhất, đắt giá nhất, dành cho người cộng sản Việt Nam bên
cạnh những bài học khác mà những người quốc gia chúng ta cần suy nghiệm, và sau
cùng, những bài học mà Hoa Kỳ cũng như giới trí thức và ngụy trí thức tả khuynh
Tây phương nên thành khẩn và khiêm cung học hỏi để cho lịch sử đừng tái diễn,
tránh được phần nào khổ đau cho nhân loại.
I. NHỮNG BÀI HỌC CỦA LỊCH SỬ CẬN ĐẠI THEO THỨ TỰ THỜI GIAN CỦA
CÁC BIẾN CỐ TỪ 1945
A-
Giai Đoạn 1945 – 1954: Từ Độc Lập Đầu Tiên Đến Chia Đôi Đất Nước
Những Nét Chính Của Tình
Hình :
1- Các Biến Cố Từ gần 9 giờ tối mồng 9 tháng 3, 1945, trên toàn cõi Đông Dương, quân đội Nhật (còn gọi là quân đội Thiên Hoàng) bất ngờ tấn công cùng lúc các cơ quan đầu não của chính quyền Pháp, các cơ sở quân sự, và cuộc kháng cự của quân Pháp không kéo dài quá một ngày ngọai trừ vài cánh quân thoát được sang Trung Hoa. Ngày 10 tháng 3, đại diện Nhật Hoàng, Đặc sứ Yokohama đến loan báo cho Vua Bảo Đại quyết định của Nhật trao hoàn độc lập cho Việt Nam, tạm thời giới hạn ở Bắc và Trung Kỳ, riêng Nam Kỳ thì Nhật tạm thời kiểm soát cho đến khi hết chiến tranh. Ngày 12 tháng 3, Vua Bảo Đại trao cho đặc sứ Nhật bản tuyên cáo độc lập của nước Việt Nam. Nhà Vua nhờ nhà chức trách Nhật tìm ông Ngô Đình Diệm để mời lập chính phủ nhưng sau ba tuần lễ, đặc sứ Nhật cho biết không tìm được. Thực ra, Nhật không muốn ông Diệm làm Thủ tướng vì biết chắc ông Diệm không phải là người dễ nhượng bộ, dễ thỏa hiệp, có thể gây trỏ ngại cho họ sau này. Ngày 17 tháng 4, ông Trần Trọng Kim , thanh tra tiểu học, lập chính phủ. Ông Kim bị Pháp dọa bắt nên được Nhật đưa sang Singapour tạm trú, nay được Nhật mang về giới thiệu với Vua Bảo Đại. Đây là chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, qui tụ nhiều nhân vật trí thức khoa bảng như luật sư Trần văn Chương, Bộ trưởng Ngoại giao, luật sư Vũ văn Hiền, Bộ trưởng Tài chánh, luật sư Trịnh đình Thảo, Bộ trưởng Tư pháp, bác sĩ Hồ Tá Khanh, Bộ trưởng Kinh tế, Thạc sĩ Hoàng xuân Hãn, Bộ trưởng Giáo dục, luật sư Phan Anh, Bộ trưởng Thanh niên, bác sĩ Vũ Ngọc Anh, Bộ trưởng Y tế và Cứu tế Xã hội, Kỹ sư Lưu văn Lang, Bộ trưởng Công chánh, Giao thông, y sĩ Trần đình Nam, Bộ trưởng Nội vụ, y sĩ Nguyễn hũu Thí, Bộ trưởng Tiếp tế. Ngày 16 tháng 8, đặc sứ Nhật đến loan báo cho Vua Bảo Đại hay Nhật Hoàng vừa ra lệnh ngưng chiến và giao hoàn Nam Kỳ lại cho Nhà Vua. Ngày hôm sau, nhà ái quốc Nguyễn văn Sâm được Nhà Vua bổ nhiệm làm Khâm sai Nam Kỳ nhưng trên đường về Nam nhậm chức, ông đã bị cộng sản sát hại. Ngày 18, Thủ tướng Trần Trọng Kim kêu gọi các đoàn thể chính trị « đoàn kết trong tinh thần thống nhất đoàn kết quốc gia…» trong lúc Nhà Vua gửi điện văn cho các lãnh tụ các nước Đồng Minh Hoa Kỳ, Anh quốc, Pháp và Trung Hoa Dân quốc xin công nhận nước Việt Nam độc lập. Bức điện văn không được hồi âm, có lẽ vì Vua Bảo Đại và chính phủ bị Đồng Minh xem là đã hợp tác với địch (Nhật Bản). Trong suốt mấy tuần lể quyết định này, giữa lúc cộng sản dưới bảng hiệu Việt Minh họat động ráo riết, đặc biệt ở Hà Nội, chính phủ không đưa ra một biện pháp nào cụ thể để trấn an dư luận đang hoang mang tột độ, cũng không tác động tinh thần công chức và các lực lượng quân sự và cảnh sát dưới quyền, dù không hùng hậu nhưng vẫn thừa sức đối phó với tình thế, chưa kể quân đội Nhật được lệnh của Đồng Minh duy trì an ninh trật tự sẵn sàng hợp tác với chính phủ. Không có được một mạng lưới tình báo, không hay biết gì cả về những họat động của Việt Minh, Nhà Vua và chính phủ mất tinh thần một cách dễ dàng trước những tin đồn đại do Việt Minh tung ra, qua những cán bộ « võ trang tuyên truyền », võ trang thô sơ với một ít súng lục, nhiều cái rỉ rét, thỉnh thỏang bị kẹt đan không xử dụng được. Không kiểm soát được, chính phủ « thả nổỉ » tình hình, đất nước như một cánh đồng vô chủ mênh mông! Theo lời của chính cựu Hoàng Bảo Đại kể lại một cách thành thật, thỉnh thoảng rất thật thà, trong cuốn hồi ký của ông, Con Rồng An Nam (Le Dragon d’Annam) xuất bản năm 1979 tại Pháp, ngày 23 tháng 8 (1945), chính phủ biến đâu mất, để Hoàng Đế một mình trong hoàng cung với vài người cộng sự thân tín và một toán lính giữ cổng ra vào. Ngày hôm trước, viên đại tá chỉ huy quân trấn Nhật ở Huế đến báo cho Nhà Vua là y được lệnh của bộ tư lệnh Đồng Minh bảo vệ hoàng cung và « những người ở bên trong » và y đã ban hành những biện pháp an ninh, đặt các rào cản ở cuối cầu trường Tiền (chận một lối đi chính vào cửa Thượng Tứ và Thành Nội, bên trong là hoàng cung). Nhà Vua từ chối sự bảo vệ, yêu cầu tháo gỡ các rào cản và cho mở cửa ra vào Đại Nội như thường ngày, viện cớ không để cho quân đội ngoại quốc can thiệp và để tránh đổ máu của dân. Tối hôm trước, chủ sự Bưu điện Huế đến trình Nhà Vua một bức điện tín từ Hà nội gửi vào, thỉnh cầu ông vui lòng làm một cử chỉ lịch sử bằng cách trao quyền lại cho «nhân dân» nghĩa là cho người gửi điện tín ký tên một cách vô danh «Ủy ban những người yêu nước đại diện tất cả các đảng phái và tầng lớp nhân dân». Nhà Vua cho hoàng thân Vĩnh Cẩn và ông Phạm khắc Hoè đi săn tin trong thành phố, nhưng không thu lượm được tin tức nào chính xác và không biết ủy ban, tác giả của bức điện tín ở đâu ra và gồm những ai. Bơ vơ trong hoàng cung vắng lặng, Nhà Vua kể tiếp, «không biết làm gì hơn, đã vậy, tôi gửi một điệp văn trong khoảng trống như vứt một cái chai xuống biển… Tôi gởi cho Ủy ban những người yêu nước ở Hà Nội lời phúc đáp của tôi, sẵn sàng lùi bước, sẵn sàng hy sinh tất cả để thực hiện sự đoàn kết và yêu cầu các vị lãnh đạo Ủy ban đến Huế càng sớm càng tốt cho việc chuyển giao quyền hành». Cái chai của Hoàng Đế vứt xuống biển đã được vớt lên lẹ làng và chiều ngày 25 tháng 8, hai đại diện của Việt Minh, Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận đã có mặt ở hoàng cung. Khoảng vài nghìn người, hầu hết là công chức và học sinh, được triệu tập khẩn cấp đến chứng kiến buổi lê thoái vị và trao quyền của Nhà Vua. Mới mười lăm tuổi, còn là học sinh trung học, gia đình tôi ở trong Thành Nội cách hoàng cung chỉ một trăm mét trên đường Bộ Học, sau này đổi thành Hàn Thuyên, nên tôi sớm có mặt trong đám đông tập họp trên sân cỏ rộng giữa kỳ đài đồ sộ với lá quốc kỳ treo cao lồng lộng trong gió, và cửa Ngọ Môn, cổng chính của hoàng cung, trên đó, chiều nay, một biến cố lịch sử đang xẩy ra, mở màn cho tấn thảm kịch trường thiên của dân tộc. Chít khăn vàng và bận áo vàng, Hoàng Đế Bảo Đại chính thức thoái vị trao quốc ấn tượng trưng quyền hành cho Trần huy Liệu và được Liệu mời ra Hà Nội làm Cố Vấn cho chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà chính thức ra đời một tuần lể sau, tức ngày 2 tháng 9, 1945. Thật vậy, tấn trường thiên thảm kịch của dân tộc bắt đầu tại cố đô Huế. Hai mặt đông và nam của hoàng cung, hoa phượng vỹ thơ mộng của tuổi học trò nở đầy giữu mùa hè xứ Huế, thơ mộng dịu dàng với mái tóc thề của những đàng nữ sinh nón trắng che mặt thẹn thùng như những đàng bướm trắng tung bay mổi chiều tan học. Màu đỏ thắm của hoa phượng vỹ đã phải nhường chổ cho màu đỏ máu hận thù của những lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện ở Huế, từ nay mang trổ lại tên Thuận Hóa, cái tên mà Nhà Nguyễn đã đặt cho thành phố này từ mấy thế kỷ và nay như một sự rểu cợt hay thiếu hiểu biết, cộng sản Việt Minh lại mang ra xử dụng khi Nhà Nguyễn vừa tự chấm dứt với sự thoái vị của Nhà Vua cuối cùng, Bảo Đại. Tháng 9, 1945, quân Pháp trổ lại Việt Nam ngay tại Sài Gòn. Chiến cuộc khởi sự. Dù nước Pháp đã công bố một chính sách mới thay thế qui chế thuộc địa (statut de colonie)ở Nam Kỳ và qui chế bảo hộ (statut de protectorat) ở Bắc và Trung Kỳ bằng một qui chế tương đối tiến bộ hơn dành quyền tự trị nội bộ (autonomie interne) – không được trọn vẹn- cho các quốc gia Việt, Căm-bốt và Lào, chính sách mới này vẫn còn lạc hậu trong tình huống mới ở Việt Nam mà chính phủ và hầu hết các giới chính trị Pháp ở thủ đô Paris kể cả phe tả không thẩm định đúng mức được. Từ ngày 9 tháng 3, 1945 khi chính quyền Pháp bị quân Nhật lật đổ, không những uy quyền mà uy tín của nước Pháp cũng tiêu tan luôn. Dân chúng Việt Nam, muôn người như một, trong đầu hôm sớm mai, và nhất là sau khi Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh , trao trả độc lập và chủ quyền hoàn toàn cho Hoàng Đế và chính phủ Việt Nam như đã kể trước, dân chúng từ Bắc đến Nam đều say sưa với niềm hãnh diện của đất nước mình, của tổ quốc mình từ nay không bị một ngoại bang nào lấn ép và khinh rẽ nữa, một tổ quốc, một quốc gia độc lập,tự chủ. Sự kiện quân đoàn viễn chinh Pháp trổ lại Việt Nam được xem như một mưu toan tái lập nền đô hộ củ. Toàn dân, không còn phân biệt xu hướng chính trị, nhất loạt đứng lên đoàn kết chống xâm lăng. Vừa thành lập xong chính phủ được đúng ba tuần lể, Việt Minh cộng sản đã hưởng được ngay cái khí thế chưa bao giờ có của mọi tầng lớp dân chúng quyết tâm đánh đuổi quân thù. Không ai còn để ý đến những chuyện khác nữa. Cuộc kháng chiến chống Pháp thực dân khởi sự từ Nam Bộ (danh xưng mới thay thế cho Nam Kỳ dưới chế độ mới) khi quân đội Pháp phối hợp với quân đội Anh -đến giải giới quân Nhật ở vùng Nam Đông Dương- bất thần xâm nhập các công sở của Ủy Ban Hành chánh Nam Bộ vào tối 22 rạng ngày 23 tháng 9, 1945. Phản ứng của phía Việt Nam hai ngày sau châm ngòi cho một cuộc chiến không tránh được giữa Pháp và Việt Nam. Đến tối 19 tháng 12 năm sau, chiến tranh lan rộng trên toàn quốc. Chính phủ Hồ Chí Minh rút vào rừng tiếp tục lãnh đạo cuộc chiến đấu. Trước đấy, ông Hồ đã ký Hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng 3, 1946 cho phép quân đội Pháp đóng quân trên nhiều địa điểm ở Miền Bắc, đổi lại Pháp công nhận Việt Nam là một nước tự do, một thành viên của Liên bang Đông Dương (Fédération Indochinoise) và của Khối Liên Hiệp Pháp (Union Française). Thế nhưng lịch sử của cuộc chiến tranh đầu tiên ở Việt Nam, thường được gọi là Chiến tranh Đông Dương (1945-1954) không đơn giản như nhiều người nhận thấy. Tôi đã ghi chú từ đầu cuộc chiến tranh ba – mươi năm (1945-1975) là một cuộc nội chiến giữ hai phe quốc cọng.Một cuộc nội chiến giữa những người Việt theo chủ nghĩa cộng sản muốn nhuộm đỏ đất nước Việt Nam từ khi đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập năm 1930, và những người Việt quốc gia không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản, quyết tâm tranh đấu bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc. Sự tham dự của ngoại bang,Pháp,Mỹ,Tàu,Nga v.v….không làm mất tính chất nội chiến này mà chỉ mang thêm, với sự hổ trợ của ngoại bang dành cho mổi phe dài dài theo cuộc chiến, một tính chất chiến lược quốc tế, tóm gọn: cộng sản muốn bành trướng Đế quốc Đỏ xuống miền Đông Nam Á Châu với tên lính tiền phong cộng sản Việt Nam và ngược lại, Thế giới Tự do đứng đầu là Hoa Kỳ muốn ngăn chận làn sóng đỏ ở biên thùy Việt-Hoa sau khi Mao Trạch Đông đã chiếm lĩnh Trung quốc cuối năm 1949. Riêng đối với Pháp, cần phải phân tách cuộc tham chiến ở Việt Nam ra hai giai đoạn. Giai đoạn một , từ lúc trở lại Đông Dương tháng 9, 1945 cho đến giữa năm 1947 họ mong muốn bằng sức mạnh hơn là thuyết phục lôi cuốn Việt Nam vào Liên Bang Đông Dương như một nước tự trị và giai đoạn hai từ 1948 trở đi, càng ngày càng lún sâu vào cuộc chiến họ chỉ còn mong Việt Nam ở lại trong Khối Liên Hiệp Pháp với tư cách một quốc gia liên kết (Etat associé) độc lập, tự do, một công thức tương tự với «Khối thịnh vượng chung» (Commonwealth) qui tụ trên nguyên tắc tự nguyện Anh quốc và những thuộc địa cũ của Đế quốc Anh ngày trước nay đã được trao trả độc lập mà không phải trải qua một cuộc chiến tranh nào cả. Đây là một điểm hết sức quan trọng cần nhấn mạnh trong lịch sử cận đại của thế giới : sau khi Thế chiến thứ hai chấm dứt, hầu hết các nước bị trị của các đế quốc Tây phương đều được lần lượt trao trả độc lập mà không phải phí phạm xương máu, ở Á Châu như Hàn quốc, Nam Dưong, Phi-luật-Tân, Mã Lai, Tân-gia-Ba, Ấn Độ, ở Trung Cận Đông, lần lượt đến các nước Phi Châu ngoại trừ Algérie với những ly do riêng của trường hợp này, nơi mà nhiều thế hệ người Pháp đã định cư, lập nghiệp và từ hơn cả thế kỷ Pháp đã xem như một lãnh thổ, một tỉnh của họ! Đối với Việt Nam, nền độc lập đã được trao trả dù chưa toàn vẹn ngay trước cả khi chiến tranh chấm dứt và giữa tháng 8, 1945 vừa đầu hàng Đồng Minh hôm trước, hôm sau Nhật Bản giao trả nốt Nam Kỳ cho Vua và chính phủ Việt Nam như đã trình bày. Cái gọi là «cách mạng mùa thu 1945» của Cộng sản Việt Nam dưới bảng hiệu Việt Minh chỉ là một vụ đảo chính chính trị dành lấy chính quyền từ một nhà Vua và một chính phủ khiếp nhược Cuộc chiến tranh kế tiếp hoàn toàn không phải là một cuộc chiến tranh dành độc lập vì, như đã trình bày, Việt Nam đã được độc lập rồi và khi quân Pháp trở lại Đông Dương, nếu Vua Bảo Đại và chính phủ của Nhà Vua còn tồn tại, thì chắc chắn sẽ có những cuộc thương nghị rất khó khăn với Pháp nhưng chung cuộc, Việt Nam vẫn duy trì nền độc lập và rất co thể gia nhập Khối Liên Hiệp Pháp lúc bấy giờ.Tiến trìng giải thể các đế quốc Tây phương đã được các nước Đồng Minh chấp nhận trước khi thế chiến chấm dứt và nước đồng minh quan trọng nhất là Hoa Kỳ, đang còn dưới quyền lãnh đạo của Tổng Thống Roosevelt, rất cương quyết trong dự định này, nhất là đối với Đông Dương mà Roosevelt quan tâm đặc biệt và nhiều lúc còn nặng lời nhắc nhỡ nước Pháp. Đây là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn của thái độ của nước Pháp, đồng minh nhưng không thân thiện với Hoa Kỳ. Nhưng từ năm 1950, trước làn sóng đỏ đã tràn đến biên giới Việt-Hoa,cuộc chiến hoàn toàn thay đổi tính chất và Hoa Kỳ san sẻ gánh nặng bằng quân cụ, vũ khí đủ loại và tài chánh cho chính phủ Pháp để tăng cường lực lượng chiến đấu chống cộng sản ở Đông Dương trước một kẻ địch bổng nhiên mạnh hẳn lên do sự hổ trợ không giới hạn của Mao trâch Đông. Trung Cọng trở thành một hậu cứ vĩ đại cho Việt Minh. Chiến tranh du kích đã trở thành thứ yếu. Được huấn luyện, trang bị và tiếp liệu đầy đủ, lực lượng quân sự của Việt Minh đã bước vào giai đoạn trận địa chiến đến cấp trung đoàn,tiến lần đến đại đoàn, sư đoàn. Về phía quốc gia, các lực lượng quân sự cũng được tổ chức qui mô. Quân đội quốc gia Việt Nam được thành lập lanh chóng và chiến đấu bên cạnh quân đội Liên Hiệp Pháp ở nhiều mặt trận, đồng thời đảm nhận phần lớn nhiệm vụ bảo vệ diện địa. Cuộc chiến chấm dứt với hiệp định Genève ngày 20 tháng 7 năm 1954 phân chia tạm thời Việt Nam thành hai miền Bắc Nam như chúng ta đã biết với sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Cộng sản đã chiếm được một nửa đất nước. Dù được tự do lựa chọn, không một thường dân nào ở miền Nam ra miền Bắc trong lúc một triệu đồng bào từ Bắc di cư vào Nam để được sống dưới chế độ tự do, một cuộc di cư lớn lao thực hiện trong vòng mười tháng như chưa từng xảy ra trong lịch sử Việt Nam. Bức màn sắt đã hạ xuống trên miền Băc thân yêu của tổ quốc.
1- Các Biến Cố Từ gần 9 giờ tối mồng 9 tháng 3, 1945, trên toàn cõi Đông Dương, quân đội Nhật (còn gọi là quân đội Thiên Hoàng) bất ngờ tấn công cùng lúc các cơ quan đầu não của chính quyền Pháp, các cơ sở quân sự, và cuộc kháng cự của quân Pháp không kéo dài quá một ngày ngọai trừ vài cánh quân thoát được sang Trung Hoa. Ngày 10 tháng 3, đại diện Nhật Hoàng, Đặc sứ Yokohama đến loan báo cho Vua Bảo Đại quyết định của Nhật trao hoàn độc lập cho Việt Nam, tạm thời giới hạn ở Bắc và Trung Kỳ, riêng Nam Kỳ thì Nhật tạm thời kiểm soát cho đến khi hết chiến tranh. Ngày 12 tháng 3, Vua Bảo Đại trao cho đặc sứ Nhật bản tuyên cáo độc lập của nước Việt Nam. Nhà Vua nhờ nhà chức trách Nhật tìm ông Ngô Đình Diệm để mời lập chính phủ nhưng sau ba tuần lễ, đặc sứ Nhật cho biết không tìm được. Thực ra, Nhật không muốn ông Diệm làm Thủ tướng vì biết chắc ông Diệm không phải là người dễ nhượng bộ, dễ thỏa hiệp, có thể gây trỏ ngại cho họ sau này. Ngày 17 tháng 4, ông Trần Trọng Kim , thanh tra tiểu học, lập chính phủ. Ông Kim bị Pháp dọa bắt nên được Nhật đưa sang Singapour tạm trú, nay được Nhật mang về giới thiệu với Vua Bảo Đại. Đây là chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, qui tụ nhiều nhân vật trí thức khoa bảng như luật sư Trần văn Chương, Bộ trưởng Ngoại giao, luật sư Vũ văn Hiền, Bộ trưởng Tài chánh, luật sư Trịnh đình Thảo, Bộ trưởng Tư pháp, bác sĩ Hồ Tá Khanh, Bộ trưởng Kinh tế, Thạc sĩ Hoàng xuân Hãn, Bộ trưởng Giáo dục, luật sư Phan Anh, Bộ trưởng Thanh niên, bác sĩ Vũ Ngọc Anh, Bộ trưởng Y tế và Cứu tế Xã hội, Kỹ sư Lưu văn Lang, Bộ trưởng Công chánh, Giao thông, y sĩ Trần đình Nam, Bộ trưởng Nội vụ, y sĩ Nguyễn hũu Thí, Bộ trưởng Tiếp tế. Ngày 16 tháng 8, đặc sứ Nhật đến loan báo cho Vua Bảo Đại hay Nhật Hoàng vừa ra lệnh ngưng chiến và giao hoàn Nam Kỳ lại cho Nhà Vua. Ngày hôm sau, nhà ái quốc Nguyễn văn Sâm được Nhà Vua bổ nhiệm làm Khâm sai Nam Kỳ nhưng trên đường về Nam nhậm chức, ông đã bị cộng sản sát hại. Ngày 18, Thủ tướng Trần Trọng Kim kêu gọi các đoàn thể chính trị « đoàn kết trong tinh thần thống nhất đoàn kết quốc gia…» trong lúc Nhà Vua gửi điện văn cho các lãnh tụ các nước Đồng Minh Hoa Kỳ, Anh quốc, Pháp và Trung Hoa Dân quốc xin công nhận nước Việt Nam độc lập. Bức điện văn không được hồi âm, có lẽ vì Vua Bảo Đại và chính phủ bị Đồng Minh xem là đã hợp tác với địch (Nhật Bản). Trong suốt mấy tuần lể quyết định này, giữa lúc cộng sản dưới bảng hiệu Việt Minh họat động ráo riết, đặc biệt ở Hà Nội, chính phủ không đưa ra một biện pháp nào cụ thể để trấn an dư luận đang hoang mang tột độ, cũng không tác động tinh thần công chức và các lực lượng quân sự và cảnh sát dưới quyền, dù không hùng hậu nhưng vẫn thừa sức đối phó với tình thế, chưa kể quân đội Nhật được lệnh của Đồng Minh duy trì an ninh trật tự sẵn sàng hợp tác với chính phủ. Không có được một mạng lưới tình báo, không hay biết gì cả về những họat động của Việt Minh, Nhà Vua và chính phủ mất tinh thần một cách dễ dàng trước những tin đồn đại do Việt Minh tung ra, qua những cán bộ « võ trang tuyên truyền », võ trang thô sơ với một ít súng lục, nhiều cái rỉ rét, thỉnh thỏang bị kẹt đan không xử dụng được. Không kiểm soát được, chính phủ « thả nổỉ » tình hình, đất nước như một cánh đồng vô chủ mênh mông! Theo lời của chính cựu Hoàng Bảo Đại kể lại một cách thành thật, thỉnh thoảng rất thật thà, trong cuốn hồi ký của ông, Con Rồng An Nam (Le Dragon d’Annam) xuất bản năm 1979 tại Pháp, ngày 23 tháng 8 (1945), chính phủ biến đâu mất, để Hoàng Đế một mình trong hoàng cung với vài người cộng sự thân tín và một toán lính giữ cổng ra vào. Ngày hôm trước, viên đại tá chỉ huy quân trấn Nhật ở Huế đến báo cho Nhà Vua là y được lệnh của bộ tư lệnh Đồng Minh bảo vệ hoàng cung và « những người ở bên trong » và y đã ban hành những biện pháp an ninh, đặt các rào cản ở cuối cầu trường Tiền (chận một lối đi chính vào cửa Thượng Tứ và Thành Nội, bên trong là hoàng cung). Nhà Vua từ chối sự bảo vệ, yêu cầu tháo gỡ các rào cản và cho mở cửa ra vào Đại Nội như thường ngày, viện cớ không để cho quân đội ngoại quốc can thiệp và để tránh đổ máu của dân. Tối hôm trước, chủ sự Bưu điện Huế đến trình Nhà Vua một bức điện tín từ Hà nội gửi vào, thỉnh cầu ông vui lòng làm một cử chỉ lịch sử bằng cách trao quyền lại cho «nhân dân» nghĩa là cho người gửi điện tín ký tên một cách vô danh «Ủy ban những người yêu nước đại diện tất cả các đảng phái và tầng lớp nhân dân». Nhà Vua cho hoàng thân Vĩnh Cẩn và ông Phạm khắc Hoè đi săn tin trong thành phố, nhưng không thu lượm được tin tức nào chính xác và không biết ủy ban, tác giả của bức điện tín ở đâu ra và gồm những ai. Bơ vơ trong hoàng cung vắng lặng, Nhà Vua kể tiếp, «không biết làm gì hơn, đã vậy, tôi gửi một điệp văn trong khoảng trống như vứt một cái chai xuống biển… Tôi gởi cho Ủy ban những người yêu nước ở Hà Nội lời phúc đáp của tôi, sẵn sàng lùi bước, sẵn sàng hy sinh tất cả để thực hiện sự đoàn kết và yêu cầu các vị lãnh đạo Ủy ban đến Huế càng sớm càng tốt cho việc chuyển giao quyền hành». Cái chai của Hoàng Đế vứt xuống biển đã được vớt lên lẹ làng và chiều ngày 25 tháng 8, hai đại diện của Việt Minh, Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận đã có mặt ở hoàng cung. Khoảng vài nghìn người, hầu hết là công chức và học sinh, được triệu tập khẩn cấp đến chứng kiến buổi lê thoái vị và trao quyền của Nhà Vua. Mới mười lăm tuổi, còn là học sinh trung học, gia đình tôi ở trong Thành Nội cách hoàng cung chỉ một trăm mét trên đường Bộ Học, sau này đổi thành Hàn Thuyên, nên tôi sớm có mặt trong đám đông tập họp trên sân cỏ rộng giữa kỳ đài đồ sộ với lá quốc kỳ treo cao lồng lộng trong gió, và cửa Ngọ Môn, cổng chính của hoàng cung, trên đó, chiều nay, một biến cố lịch sử đang xẩy ra, mở màn cho tấn thảm kịch trường thiên của dân tộc. Chít khăn vàng và bận áo vàng, Hoàng Đế Bảo Đại chính thức thoái vị trao quốc ấn tượng trưng quyền hành cho Trần huy Liệu và được Liệu mời ra Hà Nội làm Cố Vấn cho chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà chính thức ra đời một tuần lể sau, tức ngày 2 tháng 9, 1945. Thật vậy, tấn trường thiên thảm kịch của dân tộc bắt đầu tại cố đô Huế. Hai mặt đông và nam của hoàng cung, hoa phượng vỹ thơ mộng của tuổi học trò nở đầy giữu mùa hè xứ Huế, thơ mộng dịu dàng với mái tóc thề của những đàng nữ sinh nón trắng che mặt thẹn thùng như những đàng bướm trắng tung bay mổi chiều tan học. Màu đỏ thắm của hoa phượng vỹ đã phải nhường chổ cho màu đỏ máu hận thù của những lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện ở Huế, từ nay mang trổ lại tên Thuận Hóa, cái tên mà Nhà Nguyễn đã đặt cho thành phố này từ mấy thế kỷ và nay như một sự rểu cợt hay thiếu hiểu biết, cộng sản Việt Minh lại mang ra xử dụng khi Nhà Nguyễn vừa tự chấm dứt với sự thoái vị của Nhà Vua cuối cùng, Bảo Đại. Tháng 9, 1945, quân Pháp trổ lại Việt Nam ngay tại Sài Gòn. Chiến cuộc khởi sự. Dù nước Pháp đã công bố một chính sách mới thay thế qui chế thuộc địa (statut de colonie)ở Nam Kỳ và qui chế bảo hộ (statut de protectorat) ở Bắc và Trung Kỳ bằng một qui chế tương đối tiến bộ hơn dành quyền tự trị nội bộ (autonomie interne) – không được trọn vẹn- cho các quốc gia Việt, Căm-bốt và Lào, chính sách mới này vẫn còn lạc hậu trong tình huống mới ở Việt Nam mà chính phủ và hầu hết các giới chính trị Pháp ở thủ đô Paris kể cả phe tả không thẩm định đúng mức được. Từ ngày 9 tháng 3, 1945 khi chính quyền Pháp bị quân Nhật lật đổ, không những uy quyền mà uy tín của nước Pháp cũng tiêu tan luôn. Dân chúng Việt Nam, muôn người như một, trong đầu hôm sớm mai, và nhất là sau khi Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh , trao trả độc lập và chủ quyền hoàn toàn cho Hoàng Đế và chính phủ Việt Nam như đã kể trước, dân chúng từ Bắc đến Nam đều say sưa với niềm hãnh diện của đất nước mình, của tổ quốc mình từ nay không bị một ngoại bang nào lấn ép và khinh rẽ nữa, một tổ quốc, một quốc gia độc lập,tự chủ. Sự kiện quân đoàn viễn chinh Pháp trổ lại Việt Nam được xem như một mưu toan tái lập nền đô hộ củ. Toàn dân, không còn phân biệt xu hướng chính trị, nhất loạt đứng lên đoàn kết chống xâm lăng. Vừa thành lập xong chính phủ được đúng ba tuần lể, Việt Minh cộng sản đã hưởng được ngay cái khí thế chưa bao giờ có của mọi tầng lớp dân chúng quyết tâm đánh đuổi quân thù. Không ai còn để ý đến những chuyện khác nữa. Cuộc kháng chiến chống Pháp thực dân khởi sự từ Nam Bộ (danh xưng mới thay thế cho Nam Kỳ dưới chế độ mới) khi quân đội Pháp phối hợp với quân đội Anh -đến giải giới quân Nhật ở vùng Nam Đông Dương- bất thần xâm nhập các công sở của Ủy Ban Hành chánh Nam Bộ vào tối 22 rạng ngày 23 tháng 9, 1945. Phản ứng của phía Việt Nam hai ngày sau châm ngòi cho một cuộc chiến không tránh được giữa Pháp và Việt Nam. Đến tối 19 tháng 12 năm sau, chiến tranh lan rộng trên toàn quốc. Chính phủ Hồ Chí Minh rút vào rừng tiếp tục lãnh đạo cuộc chiến đấu. Trước đấy, ông Hồ đã ký Hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng 3, 1946 cho phép quân đội Pháp đóng quân trên nhiều địa điểm ở Miền Bắc, đổi lại Pháp công nhận Việt Nam là một nước tự do, một thành viên của Liên bang Đông Dương (Fédération Indochinoise) và của Khối Liên Hiệp Pháp (Union Française). Thế nhưng lịch sử của cuộc chiến tranh đầu tiên ở Việt Nam, thường được gọi là Chiến tranh Đông Dương (1945-1954) không đơn giản như nhiều người nhận thấy. Tôi đã ghi chú từ đầu cuộc chiến tranh ba – mươi năm (1945-1975) là một cuộc nội chiến giữ hai phe quốc cọng.Một cuộc nội chiến giữa những người Việt theo chủ nghĩa cộng sản muốn nhuộm đỏ đất nước Việt Nam từ khi đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập năm 1930, và những người Việt quốc gia không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản, quyết tâm tranh đấu bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc. Sự tham dự của ngoại bang,Pháp,Mỹ,Tàu,Nga v.v….không làm mất tính chất nội chiến này mà chỉ mang thêm, với sự hổ trợ của ngoại bang dành cho mổi phe dài dài theo cuộc chiến, một tính chất chiến lược quốc tế, tóm gọn: cộng sản muốn bành trướng Đế quốc Đỏ xuống miền Đông Nam Á Châu với tên lính tiền phong cộng sản Việt Nam và ngược lại, Thế giới Tự do đứng đầu là Hoa Kỳ muốn ngăn chận làn sóng đỏ ở biên thùy Việt-Hoa sau khi Mao Trạch Đông đã chiếm lĩnh Trung quốc cuối năm 1949. Riêng đối với Pháp, cần phải phân tách cuộc tham chiến ở Việt Nam ra hai giai đoạn. Giai đoạn một , từ lúc trở lại Đông Dương tháng 9, 1945 cho đến giữa năm 1947 họ mong muốn bằng sức mạnh hơn là thuyết phục lôi cuốn Việt Nam vào Liên Bang Đông Dương như một nước tự trị và giai đoạn hai từ 1948 trở đi, càng ngày càng lún sâu vào cuộc chiến họ chỉ còn mong Việt Nam ở lại trong Khối Liên Hiệp Pháp với tư cách một quốc gia liên kết (Etat associé) độc lập, tự do, một công thức tương tự với «Khối thịnh vượng chung» (Commonwealth) qui tụ trên nguyên tắc tự nguyện Anh quốc và những thuộc địa cũ của Đế quốc Anh ngày trước nay đã được trao trả độc lập mà không phải trải qua một cuộc chiến tranh nào cả. Đây là một điểm hết sức quan trọng cần nhấn mạnh trong lịch sử cận đại của thế giới : sau khi Thế chiến thứ hai chấm dứt, hầu hết các nước bị trị của các đế quốc Tây phương đều được lần lượt trao trả độc lập mà không phải phí phạm xương máu, ở Á Châu như Hàn quốc, Nam Dưong, Phi-luật-Tân, Mã Lai, Tân-gia-Ba, Ấn Độ, ở Trung Cận Đông, lần lượt đến các nước Phi Châu ngoại trừ Algérie với những ly do riêng của trường hợp này, nơi mà nhiều thế hệ người Pháp đã định cư, lập nghiệp và từ hơn cả thế kỷ Pháp đã xem như một lãnh thổ, một tỉnh của họ! Đối với Việt Nam, nền độc lập đã được trao trả dù chưa toàn vẹn ngay trước cả khi chiến tranh chấm dứt và giữa tháng 8, 1945 vừa đầu hàng Đồng Minh hôm trước, hôm sau Nhật Bản giao trả nốt Nam Kỳ cho Vua và chính phủ Việt Nam như đã trình bày. Cái gọi là «cách mạng mùa thu 1945» của Cộng sản Việt Nam dưới bảng hiệu Việt Minh chỉ là một vụ đảo chính chính trị dành lấy chính quyền từ một nhà Vua và một chính phủ khiếp nhược Cuộc chiến tranh kế tiếp hoàn toàn không phải là một cuộc chiến tranh dành độc lập vì, như đã trình bày, Việt Nam đã được độc lập rồi và khi quân Pháp trở lại Đông Dương, nếu Vua Bảo Đại và chính phủ của Nhà Vua còn tồn tại, thì chắc chắn sẽ có những cuộc thương nghị rất khó khăn với Pháp nhưng chung cuộc, Việt Nam vẫn duy trì nền độc lập và rất co thể gia nhập Khối Liên Hiệp Pháp lúc bấy giờ.Tiến trìng giải thể các đế quốc Tây phương đã được các nước Đồng Minh chấp nhận trước khi thế chiến chấm dứt và nước đồng minh quan trọng nhất là Hoa Kỳ, đang còn dưới quyền lãnh đạo của Tổng Thống Roosevelt, rất cương quyết trong dự định này, nhất là đối với Đông Dương mà Roosevelt quan tâm đặc biệt và nhiều lúc còn nặng lời nhắc nhỡ nước Pháp. Đây là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn của thái độ của nước Pháp, đồng minh nhưng không thân thiện với Hoa Kỳ. Nhưng từ năm 1950, trước làn sóng đỏ đã tràn đến biên giới Việt-Hoa,cuộc chiến hoàn toàn thay đổi tính chất và Hoa Kỳ san sẻ gánh nặng bằng quân cụ, vũ khí đủ loại và tài chánh cho chính phủ Pháp để tăng cường lực lượng chiến đấu chống cộng sản ở Đông Dương trước một kẻ địch bổng nhiên mạnh hẳn lên do sự hổ trợ không giới hạn của Mao trâch Đông. Trung Cọng trở thành một hậu cứ vĩ đại cho Việt Minh. Chiến tranh du kích đã trở thành thứ yếu. Được huấn luyện, trang bị và tiếp liệu đầy đủ, lực lượng quân sự của Việt Minh đã bước vào giai đoạn trận địa chiến đến cấp trung đoàn,tiến lần đến đại đoàn, sư đoàn. Về phía quốc gia, các lực lượng quân sự cũng được tổ chức qui mô. Quân đội quốc gia Việt Nam được thành lập lanh chóng và chiến đấu bên cạnh quân đội Liên Hiệp Pháp ở nhiều mặt trận, đồng thời đảm nhận phần lớn nhiệm vụ bảo vệ diện địa. Cuộc chiến chấm dứt với hiệp định Genève ngày 20 tháng 7 năm 1954 phân chia tạm thời Việt Nam thành hai miền Bắc Nam như chúng ta đã biết với sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Cộng sản đã chiếm được một nửa đất nước. Dù được tự do lựa chọn, không một thường dân nào ở miền Nam ra miền Bắc trong lúc một triệu đồng bào từ Bắc di cư vào Nam để được sống dưới chế độ tự do, một cuộc di cư lớn lao thực hiện trong vòng mười tháng như chưa từng xảy ra trong lịch sử Việt Nam. Bức màn sắt đã hạ xuống trên miền Băc thân yêu của tổ quốc.
Những Bài Học:
Từ một giai đoạn đầy biến động
đưa đến cảnh phân chia đất nước như vừa trải qua, chúng ta có thể rúr ra nhiều
bài học vô cùng quan trọng và hửu ích, theo thứ tự thời gian của các biến
cố.
Vua Bảo Đại và chính phủ
Trần Trọng Kim(tháng 3-tháng 8,1945): Làm chính trị,đặc
biệt trong cương vị lãnh đạo quốc gia, lãnh đạo chính phủ,là phải giữ vững lòng
can đảm, không lùi bước trước hiểm nguy, không để mất tinh thần trước đe
dọa. Lãnh đạo là tiên liệu những biến chuyển có thể xảy ra để
ngăn ngừa trước, để chuẩn bị đối phó, làm chủ động tình thế và nắm lấy thời cơ.
Khi có chính quyền trong tay, phải liên tục hữu hiệu hóa guồng máy Nhà nước
cũng như quân lực, không ngừng cải tiến, không ngừng sửa
sai.. Căn bản trí thức là một cái vốn quý nhưng tư tưởng,
kiến thức phải đi đôi với hành động có kế hoạch cụ thể nếu không thì e sẽ
rơi vào tình trạng của những hủ nho của một thời xưa. Nếu Vua Bảo Đại và
chính phủ Trần Trọng Kim hành sử như vậy, Việt Minh không thể dành được chính
quyền và lịch sử cận đại đã có thể theo một chiều hướng khác.
Các Đảng Phái Quốc Gia:
Đã hoạt động từ nhiều năm trước, đáng lẽ các chính đảng quốc gia phải ra tay
hành động, liên kết với chính phủ để giữ vững chính quyền, hướng dẫn quần chúng
đang hăng say độc lập tự do, ủng hộ chính quyền tại vị. Dù chính phủ có yếu đi
nữa – điều khá rõ rệt – các chính đảng phải thúc đẫy chính phủ, dùng mọi áp lực
để trấn tỉnh chính phủ và Nhà Vua và cùng nhau làm việc. Chúng ta cũng
không quên rằng Viêt Nam Quốc Dân Đảng rất thân gần như đồng chí với Quốc Dân
Đảng Trung Hoa đang lãnh đạo và quân đội Trung Hoa của Thống Chế Tưởng Giới
Thạch đã được Đồng Minh giao phó trách nhiệm giải giới quân đội Nhật ở Miền
Bắc. Một thế lực không thể lớn hơn lúc bấy giờ cũng như trong suốt thời gian
quân đội Trung Hoa đóng ở ngay thủ đô Hà Nội. Đảng Đại Việt cũng có tổ chức và
hoạt động ở Miền Bắc trong đầu thập niên bốn-mươi. Có lẽ những vấn đề nội bộ
của mổi đảng, hợp tác giữa hai đảng, cộng tác với Vua Bảo Đại và chính phủ Trần
Trọng Kim, không được giải quyết lanh chóng kịp thời chăng trong lúc tình
thế biến chuyển rất lanh như đã trình bày. Một hành dộng đoàn kết nhất
trí giữa những nhà lãnh tụ quốc gia đã không xảy ra trong giờ phút quyết định
của lịch sử khiến cho cộng sản thành công dễ dàng, dễ dàng quá hơn họ đã dự
liệu. Đây là một bài học lớn cho tất cả chúng ta và đặc biệt
cho những người trong chúng ta đang tự gánh giờ đây môt trách nhiệm trước quốc
dân.
Cộng sản Việt Nam:
Thành công tranh đoạt được chính quyền tháng 8 năm 1945, Cộng sản Việt Nam bắt
đầu dẫn dắt dân tộc vào một cuộc phiêu lưu gần mười năm, hy sinh hàng
trăm ngàn sinh linh, tàn phá hơn một nửa đất nước cho đến ngày xứ sở bị chia đôi
thành hai miền Nam Bắc tháng 7 năm 1954. Sự tôn thờ mù quáng
và áp đặt một chủ nghĩa ngoại lai trên một dân tộc là một điều cần phải tránh
vì trước hết, hành động ngang ngược này loại bỏ quyền tự do tư duy và lựa chọn
của mổi người dân trong nước. Sự áp đặt chủ nghĩa hay chủ thuyết đã chứng tỏ
hậu quả khốc hại của nó với chủ nghĩa quốc-xã của Hitler và chủ nghĩa cộng sản
hay xã hội chủ nghĩa dưới thời Lénine và Staline rồi đến các lãnh tụ kế tiếp ở
điện Cẩm-linh cho đến khi Gorbatchev lên cầm quyền. Những nước văn minh tiền
tiến trong thế giới không làm như vậy mà chỉ đặt định rõ ràng những mục tiêu
không thay đổi và có lợi cho tất cả mọi người dân trong nước bất luận thuộc khuynh
hướng nào : tự do, dân chủ, công bằng xã hội và phúc lợi của toàn dân. Dân
quyền và nhân quyền được cụ thể hóa trong các mục tiêu này. Đế quốc
Nga Sô, các nước cộng sản ở Đông Âu và Á Phi ngoại trừ Cuba, Bắc Hàn, Trung
Cọng, Việt Nam và Lào đã sụp đổ lanh chóng vì áp dụng một chủ nghĩa sai lầm
không phù hợp với nhân tính và đi ngược lại với sự tiến hóa tất yếu của
nhân loại. Đây là một bài học lớn cho đảng Cộng sản Việt Nam. Tôi chắc
họ đã hiểu nhưng vì quyền lợi riêng tư của những người lãnh đạo,họ không muốn
xét lại toàn bộ chế độ. Sự chần chừ và chậm trể của họ càng làm cho dân uất hận
thêm và nguy hiểm cho chính họ khi dân chúng nhất tề theo nhau đứng lên thực
hiện lấy sự thay đổi chế độ. Thắng một thời, sai một đời,
mang tội muôn đời, những người cầm đầu Cộng đảng Việt Nam cần suy
ngẩm đến diễn tiến này của lịch sử.
B- Giai Đoạn 1954-1975 : Từ Di Cư Đến Di Tản
Những
Nét Chính Của Tình Hình :
Trở về Hà Nội chưa được bao lâu
Cộng sản đã chuẩn bị phát động vụ đấu tố «địa chủ,cường hào, ác bá » trên Miền
Bắc vừa tiếp thu. Số nạn nhân không thể kiểm kê được rõ nhưng phải kể đến cả
trăm ngàn người, một tội ác chống nhân loại đứng hàng đầu. Áp dụng đúng
lời dạy của Mao Trạch Đông, mà cuộc đấu tố trên lục địa đã giết hại hàng chục
triệu người. Dân chúng ở hai tỉnh Hà Tỉnh, Nghệ An, quê quán của ông Hồ
Chí Minh, vốn là lò lửa cách mạng vô sản, đã từng lập sô-viết Nghệ Tỉnh trong
các cuộc nổi dậy từ tháng 5, 1930 đến tháng tư 1931, dân Nghệ Tỉnh ấy nổi dậy
một lần nữa nhưng lần này, để chống đối dữ dội đến độ cả một sư đoàn quân đội
nhân dân phải được phái đến dẹp loạn ! Nhưng rồi đồng bào Miền
Bắc cũng không được ở yên trong cảnh khốn cùng. Cuộc xâm lăng Miền Nam được khởi
sự chuẩn bị. Gọng kềm của chế độ xiết chặc hơn nữa. Đã không bao
giờ được ăn no, dân chúng từ đây còn phải thắt lưng buộc bụng, Cuộc chiến xâm
lăng kéo dài mười lăm năm đã gây nhiều tổn phí không kể xiết về nhân mạng cũng
như đã làm tiêu tan không kể hết được tài sản của dân và của nước. Hàng triệu
người đã nằm xuống vì bom đạn, gươm đao, kẻ sinh Bắc tử Nam vùi thân trong rừng
thẳm, ngưởi hy sinh chiến đấu chống xâm lăng bảo vệ Miền Nam tự do, dân
chủ. Tại Miền Bắc, dân phải răm rắp tuân lệnh Đảng và nhà Nước, và không
có một biến động nào đáng kể, ngay cả cái chết của ông Hồ chí Minh đầu tháng
chín 1969 cũng không gây nên xáo trộn đáng kể trong hàng ngủ lãnh đạo.
Ngược lại, từ khi đất nước bị phân chia năm 1954, Miền Nam phải trải
qua nhiều biến động nội bộ nghiêm trọng, có lúc gần tan rã, trở thành một con
mồi dể dàng cho cộng sản xâm lược. Hoa Kỳ phải đổ quân vào để cứu vãn
tình hình như chúng ta đã biết. Biến động đáng kể đầu tiên là mưu toan
phản loạn của tướng Nguyễn văn Hinh, Tổng tham mưu trưởng quân đội quốc
gia muốn lật đổ Thủ Tướng Ngô Đình Diệm , hai tháng sau khi ông Diệm về
nước lập chính phủ do sắc lệnh của Quốc Trưởng Bảo Đại bổ nhiệm ông làm Thủ
Tướng với toàn quyền chính trị, hành chính và quân sự. Dân Tây, vợ Đầm, sĩ quan
của quân đội Pháp « biệt phái » qua chỉ huy quân đội quốc gia từ khi mới thành
lập, ông Hinh không chịu khép mình trong kỷ luật quân đội và kỷ luật quốc gia để
phải làm việc dưới quyền của một ông Thủ Tướng không kiêng nể ông như các Thủ
Tướng khác trước đấy, chưa kể ông Diệm vẫn luôn luôn ra mặt chống Tây thực dân
từ khi ông Diệm còn làm Thượng Thư trong triều đình Huế thời Pháp thuộc. Thất
bại, tướng Hinh được Quốc Trưởng Bảo Đại gọi sang Pháp và ở luôn tại Pháp sau
một mưu toan trở về dấy loạn lần thứ hai nhưng thất bại ngay ở biên
giới. Biến cố thứ hai cũng lại là một mưu toan lật đổ ông Diệm nhưng lần
này ông đã là Tổng Thống nền đệ nhất Cộng Hòa. Cuộc đảo chính hụt này,
ngày 11 tháng 11, 1960, lại đưa một số sĩ quan đi tù hay đi ngoại quốc cùng với
vài chính trị gia dính líu đến nội vu. Nhưng tục ngữ Pháp có câu
«có hai thì phải có ba » (jamais deux sans trois) nên lần này,
cuộc đảo chính thành công với sự nhúng tay của chính phủ Mỹ thời Tổng Thống Kennedy
và với sự thực hiện của một số tay sai người Việt. Ngày 2 tháng 11, 1963,
Tổng Thống Diệm cùng bào đệ, ông Ngô Đình Nhu, Cố Vấn chính trị, bị hạ
sát. Hai tuần sau, tại thành phố Dallas,
Hoa Kỳ,Tổng Thống Kennedy bị ám sát. Giai đoạn Ngô Đình Diệm chấm
dứt. Miền Nam
suýt rơi vào vực thẳm. Việt Cọng nổi lên dánh phá nhiều nơi. Hệ
thống ấp chiến lược bị phá bỏ bởi chính quyền mới của Hội Đồng quân nhân cách mạng.Nhiều
sĩ quan và công chức chống cọng tích cực dưới chính quyền cũ bị bắt bớ giam
cầm. Nhiều cán bộ cộng sản quan trọng đang bị giam giữ được thả ra vô
điều kiện một cách mờ ám. Nhiều vụ tống tiền và chiếm đoạt tài sản xảy ra
ở nhiều nơi mà nạn nhân bị chụp mủ «làm kinh tài cho gia đình họ Ngô».
Trước tình trạng suy đồi lanh chóng của Miền Nam và một số tin tức về sự móc
nối của vài tướng lãnh trong HĐQNCM với một tổ chức hoạt động cho lá bài
trung lập, cũng đại sú Lodge bật đèn xanh cho một nhóm quân nhân khác làm một
cuộc đảo chính lật đổ nhóm quân nhân «cách mạng 1 tháng 11 » trước. Cuộc
đảo chính chớp nhoáng này được thực hiện trong vòng hai tiếng đồng hồ vào sáng
ngày 30 tháng 1, 1964, vỏn vẹn ba tháng sau vụ binh biến lật đổ nền Đệ nhất
Cộng hòa. Ba năm tiếp theo, Miền Nam sống trong một tình trạng gần như hổn loạn
Trong lúc các chiến sĩ quốc gia đổ máu hy sinh trên các chiến trường lan rộng
khắp nơi thì tại thủ đô Sài gòn, một nhóm tướng tá tranh dành miếng đỉnh chung,
hết đảo chính đến chỉnh lý, biểu dương lực lượng, thanh toán nhau, bắt bớ nhau,
phong chức cho nhau, chia chác quyền lợi và quyền hành với nhau trên cái thân
thể càng ngày càng suy nhược héo mòn của đất nước đang bốn bề thọ địch. Vì vậy
mà Hoa Kỳ phải mang gấp quân sang để cứu vãn tình thế. Từ khoảng mười ngàn với
tư cách cố vấn dưới thời Tổng Thống Diệm, quân số Mỹ càng ngày càng tăng cho
đến hơn nửa triệu quân vứa tác chiến,vừa cố vấn, vừa tiếp liệu. Số thương vong
tổng cọng gần sáu mươi ngàn người. Chính nghĩa của cuộc chiến đấu của
quân dân Miền Nam
càng dễ bị hiểu lầm và xuyên tạc. Phong trào phản chiến càng phát triển
mạnh đặc biệt ở Hoa Kỳ khiến cho chính phủ và quốc hội phải nhượng bộ trước áp
lực của phong trào. Cuối cùng, với chính sách đánh cầm chừng, tự chế ,
không đánh cho địch ngã gục mà chỉ để mong địch đến bàn hội nghị, Hoa Kỳ chỉ
còn một mục tiêu chính: rút quân về nước, đem được hết tù binh về, quân nhân Mỹ
mất tích sẽ từ từ tìm kiếm sau. Trong tinh thần bằng mọi giá phải chấm
dứt sự có măt của quân đội mình ở Việt Nam,
Hoa Kỳ xúc tiến Việt nam hoá chiến tranh để Miền Nam tự lo lấy số phận của
mình. Dưới thời Đệ nhị Cộng Hòa, tuy tình hình nội bộ được ổn định nhưng
cuộc chiến đấu của quân dân Miền Nam càng ngày càng khó khăn trước sự gia tăng
không giới hạn của lực lượng địch được cả Khối Cộng sản quốc tế yểm trợ tối đa
và sự suy yếu của lực lượng quốc gia vì Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ quân sự đến
mức không đủ nhiên liệu, đạn dược, vũ khí để thay thế và các quân cụ
khác. Hiệp định Paris
ngày 27 tháng 1 năm 1973 được ký kết trong hoàn cảnh này. Chính phủ VNCH buôc
phải ký nếu không thí bị Hoa Kỳ bỏ rơi tức khắc Một hiệp định gián tiếp mở
đường cho cộng sản Bắc Việt xâm lăng Miền Nam vì không buộc CSBV rút về Bắc hơn
một trăm ngàn quân của chúng đã đột nhập vào Nam. Đúng như vậy, sau khi ký kết,
CSBV tấn công khắp nơi xem hiệp định đình chiến Paris
như không có, bao nhiêu quân ở Miền Bắc lục tục kéo vào Nam. Những lời
khẩn thiết của chính phủ VNCH kêu gọi Hoa Kỳ giữ lời hứa của Tổng Thống Nixon
can thiệp nếu CSBV vi phạm hiệp định Paris,
đều rơi vào khoảng không. Quốc hội Hoa Kỳ mà đảng Dân Chủ nắm đa số đã ngăn cấm
không cho phép Tổng Thống can thiệp bằng quân lực ở nước ngoài và tệ hại nếu
không phải là tàn nhẫn hơn nữa, không cho phép tháo khoán số tiền mấy trăm
triệu còn lại trong ngân khoản viện trợ quân sự để cho VNCH mua sắm thêm phương
tiện chiến đấu trong những trận chiến ác liệt đang diễn ra vào những tháng
quyết định đầu năm 1975.
Những Bài Học:
Hai thập niên đầy biến động từ
1954 đến 1975 không thể không để lại nhiều bài học cho chúng ta, cho hậu
thế, cho bây giờ đây.
Những Người Quốc Gia:
Bài học đầu tiên của giai đoạn lịch sử này nên được để dành cho những người
Việt quốc gia chúng ta vì trách nhiệm bảo vệ Miền Nam trước đây trước hết là trách
nhiệm của chúng ta, người ít kẻ nhiều với những điều kiện của mổi người lúc bấy
giờ.
-quyền lợi của đất nước phải được
đặt trên quyền lợi riêng của mổi người, mổi tập thể. Nói thì dễ nhưng nhiều cá
nhân, nhiều tập thể không áp dụng bổn phận căn bản này của người công
dân. Chúng ta phải nhìn nhận rằng nếu chúng ta có trước đây những vị lãnh đạo
đặt quyền lợi của quốc gia trên tất cả thì Miền Nam chúng ta cũng không thiếu những
người có chức quyền xem thường quyền lợi của quốc gia mà chỉ biết đến
quyền lợi của cá nhân mình.
- dân chúng phải chọn những người
lãnh đạo và những người đại diện cho mình không những có khả năng mà còn phải
có đạo đúc, tư cách ; phải nhìn vào quá khứ để tìm hiểu chứ đừng nghe lời đường
mật hứa hẹn hão huyền. Một sự lựa chọn sai lầm sẽ rất tai hại lâu dài cho cộng
đồng, cho quốc gia.
- chúng ta phải tự trang bị tinh
thần tự lập, tự cường, phải rửa sạch tinh thần vọng ngọai và ỷ lại. Có một nước
bạn giúp đở chúng ta là một điều tốt, nhiều lúc còn cần thiết nữa nhưng chúng
ta phải luôn luôn nhớ rằng không ai thương chúng ta, lo cho chúng ta bằng chính
chúng ta. Nước nào cũng có quyền lợi riêng của nước ấy. Nếu quyền lợi của nước
bạn một lúc nào đấy không phù hợp hay ngược lại với quyền lợi của đất nước chúng
ta thì chúng ta phải trả giá đắt sự ỷ lại thiếu sáng suốt của chúng
ta.
- trong thời đại bây giờ, trừ vài
nước Phi châu còn lạc hậu, không một ai quan niệm được rằng nền dân chủ của một
quốc gia có thể bị hủy hoại vì một biến động quân sự của một nhóm quân nhân.
Nguyên tắc cơ bản của tất cả các nước văn minh từ hơn cả thế kỷ hay vài thế kỷ
nay là sự phụ thuộc của thẩm quyền quân sự vào chính quyền dân sự (principe
de subordination de l’autorité militaire au pouvoir civil) vì chính quyền
dân sự đại diện cho toàn dân, thể hiện chủ quyền của toàn dân (souveraineté
du peuple).
Hoa Kỳ: Hoa
Kỳ và đặc biệt đảng Dân Chủ cần phải hiểu và chúng ta phải kiên nhẫn làm
cho họ hiểu rằng khả năng vô địch của họ về quân sự, khoa học, kỹ thuật, tiềm
lực kinh tế dồi dào của họ, tất cả không miễn trừ cho họ những nỗ lực học hỏi
cần thiết để thấu hiểu những giá trị, những khát vọng, những nhu cầu, những
điều kiện đặc thù của mổi dân tộc trong mổi giai đoạn của lịch sử của dân tộc
ấy, biến chuyển không ngừng theo sự chuyển biến của thế giới. Trong sự
thi hành sứ mạng mà Hoa Kỳ tự nhận hổ trợ cho các dân tộc tranh đấu cho tự do,
dân chủ của họ qua lời tuyên bố công khai và long trọng trước thế giới gần đây
của Tổng Thống Georges W. Bush, siêu cường này không thể phạm phải những sai
lầm về nhận định, về thiết kế chính sách đối ngoại, về sự phân biệt giữa
những đối tượng, thù hay bạn của tự do, dân chủ, của nhân quyền, của sự tiến bộ
của nhân loại. Hoa Kỳ không thể hành sử như một quốc gia tầm thường chỉ
tính toán cho những quyền lợi trước mắt và ngắn hạn nhiều lúc chưa chắc đã có
thực để quên đi sứ mạng cao cả của mình với nhân loại. Những sai lầm của
Hoa Kỳ trong những quyết định của họ trong nửa thế kỷ nay, đặc biệt ở Trung Hoa
năm 1949 và ở Việt Nam năm 1963 và 1975 đã làm cho bàn cờ thế giới thay đổi một
cách tai hại và dài hạn, đặt gần một tỷ rưởi người trong cảnh nghèo khổ và mất
tự do dưới sự thống trị của một thiểu số « tư bản đỏ » dẫm lên trên nhân quyền
và nhân vị của con người., và đặt các nước trong vùng Á Châu Thái Bình Dương
trong tình trạng lo ngại và cảnh giác thường xuyên trước chế độ cộng sản ở
Trung Hoa lục địa, hung hản, bá quyền, đe dọa nền an ninh và kinh tế của toàn vùng.
Tuy vậy, nhiều chánh khách, nhiều lý thuyết gia, kinh tế gia, nhà nghiên cứu
chính trị chiến lược, đủ cỡ đồng thanh tranh nhau ca ngợi hai chế độ cộng sản
môn đệ của bạo chúa Staline nói trên bằng cách tuyên dương những thành quả của
hai chế dộ này, so với…tình trạng của hai quốc gia này trong thời gian đen tối
nhát mà hai chế độ đã tạo nên cách đây ba bốn-mươi năm hơn, khi nhân dân hai
nước gần chết khổ tất cả vì bị đem ra làm con vật thí nghiệm cho các chánh sách
xã hội chủ nghĩa thuần túy nhất.. Nghĩa là so sánh cái tệ hại nhất của các chế
độ này gây nên với cái ít tệ hại hơn bây giờ, thay vì so sánh với các
«con rồng vàng» kế cận đã vươn lên như những con rồng trong thần
thoại từ hơn hai mươi năm nay! Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu cũng đừng quên
rằng 90 phần trăm dân ở Trung Hoa lục địa và ở Việt Nam xã hội chủ nghĩa giờ
đây đang sống xa hẳn dưới mức nghèo khổ nghĩa là không đến một đô la một ngày
vì lợi nhuận trung bình từ 400 đến gần 700 đã bị thiểu số 10 phần trăm có
lợi nhuận cao chia lấy phần lớn. Quảng đại quần chúng này phải có quyền
sống đủ no, đủ ấm, đủ tự do, nhân phẩm được tôn trọng như tất cả mọi người khác
trong thế giới văn minh tiến bộ ngày nay. Thế giới Tây phương nói chung,
Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu nói riêng cần nhìn xuyên qua cái hình thức phô diễn
bề ngoài mỏng manh và phải lắng nghe tiếng kêu gọi xuất phát từ bên trong sâu
thẳm của hơn cả tỷ người cần được giải thoát và được hoàn trả lại các dân quyền
và nhân quyền của họ mà không một đảng nào, một nhà Nước nào có quyền tước đoạt
mãi mãi.
Thêm Một Bài Học Cho
Những Người Cộng Sản Việt Nam: Sau khi bá chủ được tất cả Miền Bắc năm
1954, lẽ đáng công sản phải ngưng nghỉ cho dân hưởng thái bình, xây dựng lại
những đổ vỡ của chiến tranh,phát triển kinh tế, nâng cao mức sống, chờ đợi môt
ngày thuận tiện hai Miền Nam Bắc nói chuyện với nhau tiến tới việc thống nhất
đất nước trong hoà bình, tự do. Không làm như vậy, cộng sản Bắc Việt đã phát
động cuộc chiến thứ hai, quyết xâm lăng Miền Nam, khống chế cà Đông Dương như
chúng ta đã biết. Thêm hai-mươi năm nội chiến để làm gì ? Để thống nhất
đất nước ? Một ngụy biện không chấp nhận được vì, cần phải nhấn mạnh cho những
người còn tin ở ngụy biện này, thống nhất chỉ là và phải là kết quả của một
tiến trình thương thảo giữa hai Miền Nam Bắc, một công cuộc chính trị, một sự
đồng thuận giữa hai bên trong những điều kiện không thiệt hại cho một bên nào
để từ đấy thực hiện một công thức quản trị duy nhất cho quốc gia, một chính
quyền chung cho cả nước. Không làm như vậy mà dùng vũ lực, gây nên cả một
cuộc chiến tranh thì hoàn toàn không phải là một sự thống nhất trong ý nghĩa
đúng đắn của sự kiện lịch sử này mà chỉ là một cuộc xâm lăng trắng trợn.
Đảng cộng sản Việt Nam
đang mang trên mình bản án nặng nề nhất của lịch sử. Họ phải rút ra từ tội lỗi
lớn lao của họ một bài học cho chính họ để tạ tội với quốc dân thay vì tiếp tục
chính sách dối trá lường gạt đồng bào trong và ngoài nước. Từ
bài học quá đắt giá này, tôi mong người cộng sản Việt Nam sẽ biết
phục thiện để đi vào con đường chung của dân tộc. Họ cần hiểu rằng quyền hành
họ đang nắm giữ chỉ là một quả bóng bay mà một cơn gió thoảng mùa hè có thể
tách rời khỏi tay họ.
C-
Từ Đổi Đời Đến Đổi Mới : 1975 – 1986 Và Tiếp Theo
Từ
Đổi Đời Đến Đổi Mới.
Trưa ba mươi tháng tư 1975, đoàn
chiến xa của Hồng quân Nga Sô viện trợ cho cộng sản Bắc Việt tiến vào thủ đô
Sài Gòn và chạy thẳng tới dinh Độc Lập tức phủ Tổng Thống của Việt Nam Cộng
Hoà. Thủ đô Miền Nam
đã bỏ ngõ từ chiều hôm trước. Cuộc chiến tranh dài nhất thế kỷ vừa chấm dứt.
Hoà bình trở lại trên một đất nước đuợc sự thương cảm của thế giới bởi những hy
sinh không kể xiết của một dân tộc vừa thoát khỏi một cuộc chiến tranh dài nhất
thế kỷ : ba- mươi năm. Nhưng thế giới đã không nhìn xa hơn. Ít ai nhận
thấy tai ương sắp xảy ra cho dân tộc Việt Nam bất hạnh này. Hầu hết đều muốn
ra đi vì họ biết một cuộc đổi đời sắp xảy ra. Đúng vậy, bắt bớ, giam cầm, tù
đày, cải tạo, cướp nhà, cướp của đồng loạt và liên tục xảy ra khắp nơi. Miền Nam đã vậy trong lúc dân chúng Miền Bắc thất vọng,
bao nhiêu mong ước Miền Nam
ra giải thoát cho họ bỗng chốc bốc thành mây khói ! Chỉ trong vòng vài
tháng, nửa triệu người bị lùa vào các trại cải tạo, hơn một trăm ngàn người vào
các nhà tù, hơn một triệu người « đi » kinh tế mới, bỏ lại cho Đảng cho
Nhà Nước nhà cửa, tài sản của mình. Chính sách kinh tế xã hội chủ nghĩa
tập trung các phương tiện sản xuất trong tay Nhà Nước, quốc hửu hóa tất cả các
xí nghiệp tư doanh trước đây, triệt hạ thành phần « tư sản mại bản »… đã lanh
chóng tê liệt hóa nền kinh tế vốn tương đối thịnh vượng của Miền Nam, đến mức mọi
người phải ăn đói, bửa có bửa không ! Rõ ràng là một cuộc đổi đời đang
được thực hiện. Thế giới bên ngoài đã bắt đầu theo dõi tình hình bi
thảm đang diễn ra tại Miền Nam Việt Nam cùng lúc với những vụ vượt biên, vượt
bể, vượt cả đại dương của hàng trăm ngàn người mà một số lớn đã tử nạn dọc
đường hay bị cướp biển hảm hại. Lương tâm nhân loại bắt đầu xúc động.
Một số nhân vật Tây phương đã hết lời ca ngợi cuộc giải phóng Miền Nam, thống
nhất nước Việt Nam, đã tỉnh ngộ, bắt đầu hối hận về sự lầm lạc của mình như nhà
triết học Jean Paul Sartre. Cuộc trắc nghiệm các chính sách mới của chế
độ mới từ 1975 đã hoàn toàn thất bại. Từ Mạc tư Khoa, Gorbatchek đã cho
Hà Nội biết Nga Sô không thể tiếp tục viện trợ cho Việt Nam nữa. Tập
đoàn lãnh đạo cộng sản hiểu rằng đã đến lúc phải đoạn tuyệt với chủ
nghĩa, giáo điều, tất cả, để thoát ra khỏi cái mồ chôn mà họ đã tự đào lên để
tự chôn mình và chôn luôn cả dân tộc. Đã đổi đời, bây giờ phải đổi
mới! Đại Hội Cộng đảng thứ sáu họp tháng 12,1986 quyết định từ bỏ kinh tế
xã hội chủ nghĩa, áp dụng kinh tế thị trường, được ráp thêm cái đuôi « theo
định hướng xã hội chủ nghĩa » để níu kéo lại một số đặc quyền của Nhà Nước, duy
trì nhiều xí nghiệp quốc doanh và cũng để vớt vát thể diện bị tiêu hao nặng nề
bởi sự trở cờ 180 độ. Chính sách đổi mới kéo theo những thay đổi trong các
chánh sách áp dụng lân nay trong nông nghiệp, kỹ nghệ, thương mãi, hủy bỏ nhiều
sự kiểm soát trong sự lưu thông, phân phối hàng hóa sản xuất, cho phép hưởng
lợi cá nhân, phát triển các dịch vụ. Những luật lệ đầu tiên về đầu tư
dành cho người ngoại quốc được ban hành lôi cuốn nhiều doanh nhân các nước
ngoài đổ tới nghiên cứu thị trường, khởi sự hoạt động. Việt kiều ở hải
ngoại bắt đầu về thăm quê hương, và càng ngày càng đông, đem về nhiều
ngoại tệ. Nhưng « đổi mới » chỉ giới hạn trong lãnh vực thuần
túy kinh tế. Chính trị vẫn như trước nghĩa là vẫn độc đảng, độc trị.
Và «đổi mớỉ» tạo nên những vấn đề mới trên phương diện xã hội. Mọi người chen
chúc nhau, xô đẩy nhau để làm tiền, để kiếm sống, để làm giàu, bằng mọi cách,
không còn phân biệt điều tốt, điều xấu. Một xã hội thả lỏng, các giá trị tinh
thần, đạo lý, đạo đức không còn được ai nhắc nhở đến nữa. Từ trên xuống
dưới, từ cấp lãnh đạo cao nhất cho đến cán bộ thấp nhất, mọi người thi nhau làm
tiền một cách trắng trợn. Tệ nạn tham nhủng được hệ thống hóa, lan tràn
khắp nơi, từ trung ưong đến địa phưong, trong chính quyền, trong quân đội,
trong các công ty quốc doanh, ở bất cứ nơi nào có thể kiếm ra tiền. Trong
lúc nhờ tham nhủng, một giai cấp mới, tư bản đỏ và tư sản đỏ, được thành hình
và phát triển lanh chóng thì đại đa số dân chúng ở ngoài vòng ảnh hưởng trực
tiếp của « đổi mớỉ » hoặc ở nông thôn xa xôi không tiếp cận với các đô thị, các
thành phố, tiếp tục nghèo khổ, một số ít được khá hơn phần nào nhưng số đông
không có gì thay đổi, chưa kể nhiều gia đình khốn đốn hơn phải bán con, phải để
mẹ hay vợ ra đi lao động ở nước ngoài để chồng con ở lại quê nhà. Tỷ lệ
trẻ con suy dinh dưỡng đạt mức báo động, số trẻ em bỏ học đạt mức đáng lo
ngại. Chưa bao giờ có trong lịch sử một cảnh tương phản xã hội khiêu
khích như vậy giữa những nhà giàu hàng chục, hàng trăm triệu Mỹ kim xây dựng
tài sản một cách bất chính và những gia đình không kiếm được cái ăn hằng ngày
vì không kiếm được việc làm, không được ai giúp đở kể cả Nhà Nước Xã Hội Chủ
Nghĩa.
Những
Bài Học Cho Ai ?
Từ đổi đời đến đổi mới, giai đoạn
cuối cùng của lịch sử cận đại, chúng ta có thể rút ra vài bài học cụ thể tiếp
giáp ngay với hiện tại trước mắt.
Những người cộng sản
trong nước: họ đã tạo nên một cuộc đổi đời, tưởng thực hiện được giấc
mơ xã hội chủ nghĩa : một thiên đường ở trần gian. Mười năm sau, họ đã vở mộng.
Lãnh đạo một nước không phải là lãnh đạo một cuộc chiến tranh. Xây dựng và kiến
tạo không cùng một lãnh vực với xử dụng vũ lực. Một chủ thuyết kinh tế dựa trên
sự phủ nhận và bãi bỏ động lực thu lợi cá nhân không thể nào ứng dụng
thành công được vì trái với tâm lý tự nhiên của con người luôn luôn muốn làm ra
tiền để cải tiến đời sống của mình., một nhu cầu thường xuyên của bất cứ ai. Từ
chủ thuyết trên, cộng sản chủ trương làm chung, ăn chung, nghĩa là tập trung
các phương tiện sản xuất trong tay tập thể, trong tay Nhà Nước, khiến cho không
ai chịu trách nhiệm rõ rệt về thành quả của hoạt động mà ngược lại, ai cũng
muốn dành một phần lớn cho mình. Mặt khác, mất quyền sở hửu phương tiện sản
xuất của mình, làm việc mà không hưởng được kết quả trọn vẹn của công sức mình,
chắc chắn không ai làm việc hết mình. Năng xuất thấp, hiệu quả kém là chuyện
không tránh được. Số phận của các xí nghiệp Nhà Nước vì vậy đã được an bài
. Với kinh nghiệm đắt giá của nền kinh tế xã hội mác-xít, cộng sản đã ôm chầm
lấy kinh tế thị trường nhưng, như đã kể, còn ráp thêm cái đuôi tai hại « theo
định hướng xã hội chủ nghĩa », làm hỏng phần lớn hiệu quả của chính sách cứu
rỗi này. Tóm lại, cần phải cắt gấp cái đuôi tai hại ấy để loại bỏ những ảnh
hưởng xấu của nó. Ngoài ra, phải đổi mới chính trị nghĩa là phải thực
hiện tiến trình dân chủ hóa , trả lại cho dân các dân quyền và nhân quyền mà
không một quyền lực nào có thể tước đọat mãi mãi đươc. Phải thành hình một Nhà
Nước pháp trị, thượng tôn luật pháp, một hệ thống luật pháp đúng với những tiêu
chuẩn của luật pháp văn minh hiện hành trong thế giới chứ không phải một mớ
luật lệ, nghị quyết, pháp lệnh phản dân chủ, phản nhân quyền, thủ tiêu các
quyền tự do căn bản. Đây là bài học tối quan trọng mà các nhà lãnh đạo
cộng sản Việt Nam
phải rút tỉa từ kinh nghiệm hai-mươi năm qua để áp dụng bây giờ vì lợi ích của
quốc gia. dân tộc.
Đồng Bào Trong Nước:
Nạn nhân của cuộc đổi đời, đồng bào trong nước đã thoát chết đói nhờ những người
bạn củ trở lại kịp thời. Chính sách kinh tế thị trường đã mở đường cho những
nhà kinh doanh Âu Á Mỹ Úc lần lần trở lại làm ăn và dọn đường cho đồng bào ở
hải ngoại về thăm quê hương đất nước. Thoát chết đói nhưng chưa phải là
sống đủ no, đủ ấm, đủ tự do cho tất cả mọi người từ thôn quê đến thành thị. Dân
tộc Việt Nam phải được quyền sống xứng đáng như các dân tộc khác trên thế
giới văn minh tiến bộ ngày này.Sự chịu đựng nhẫn nhục chỉ có tác dụng khuyến
khích lòng tham quyền cố vị và kéo dài vô hạn định chế độ độc tài đảng trị.
Đồng bào phải đứng lên đòi hỏi đảng cộng sản trả lại các quyền tự do, dân chủ
cho đồng bào. Dân tộc ta luôn luôn tôn trọng các tín ngưỡng, tôn
thờ Thượng Đế, cầu Trời như đấng chí linh, khấn Phật như đấng siêu phàm, tôn
kính tổ tiên, ông bà, tạo nên những truyền thống tốt đẹp mà chúng ta có bổn
phận gìn giữ và bảo vệ bằng mọi giá. Luật pháp của chế độ cộng sản vô
thần duy vật và con đẻ cuối cùng của nền luật pháp rừng rú ấy, Pháp lệnh về tôn
giáo, phải được hủy bỏ. Nơi cửa Phật, nơi Thánh đường, nơi Thánh thất, không ai
có quyền xâm phạm, kiểm soát, rình mò, phong tỏa. Việc truyền đạo và hành đạo
là một hành động tự do của mọi người, nhà tu hành, giáo sĩ các tôn giáo, người
thường dân, bất cứ ai, có thể thực hiện bất cứ nơi nào bởi không có một lý do
nào để hạn chế. Tài sản của các giáo hội đã có từ xưa phải được hoàn trả
lại vô điều kiện,các sự thất thoát hư hỏng phải được đền bù vì một Nhà Nước,
một chính quyền bình thường không thể cướp đoạt tài sản của dân, của một tập
thể, nhất lại là một tập thể tôn giáo mà đặc tính tuyệt đối là vô vụ lợi và có
lợi ích công cọng như cả thế giới đã công nhận từ nhiều thế kỷ.
Đồng bào phải muôn người như một đòi hỏi, nếu cần thì mạnh dạn tranh đấu, cho
tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoàn toàn như vừa trình bày. Và cũng như đã trình
bày, đây là cả một vấn đề bao trùm những truyền thống quý báu và tốt đẹp nhất
của dân tộc Việt Nam
chúng ta, không phân biệt lương giáo, không phân biệt tín ngưỡng. Mùa
Xuân 2005 này, cuộc tranh đấu bất bạo động thứ ba trong Cộng đồng các quốc gia
độc lập do Nga chủ trì cũng đã thắng lợi nhanh chóng và quá dễ dàng. Dân
chúng Kyrgzystan không đến vài ngàn người do đảng đối lập tổ chức để phản đối
cuộc bầu cử gian lận đã kéo thêm được người hùa theo ủng hộ la lối,cảnh sát
ngăn chận không cho họ kéo đến trụ sở quốc hội nhưng họ vẫn tiến tới. Không thể
đẩy lui đoàn người biểu tình và không muốn xử dụng vũ khí, lực lượng cảnh sát
đành để cho dân chúng chiếm quốc hội và cứ thế, đoàn người hồ hởi này kéo đến
phủ Thủ Tướng, dinh Tổng Thống. Không có một sự kháng cự nào cả của cảnh sát và
quân đội, Tổng Thống đã lanh chân qua nước ban trốn luôn. Hai vụ tranh đấu
trước của dân Ukraine và Georgia, gọi là cách mạng da cam và cách mạng hoa hồng
cũng diễn ra gần giống vậy, người dự biểu tình đông hơn và thời gian
tranh đấu dài hơn nhưng trong cả ba vụ vừa kể, không có đổ máu, kết quả tốt
đẹp. Tại sao ở Việt Nam
lại không thể xảy ra như vậy ? Sự sợ hãi không còn lý do tồn tại nữa vì, rất
giản dị, không anh cảnh sát nào, không anh lính nào dại dột xả súng bắn vào dân
để, hoặc bị dân nổi giận tràn đến trả thù ngay toi mạng, hoặc mang tội giết
người nếu cuộc nổi dậy thành công. Thế giới ngày nay không như thế giới
mấy chục năm trước. Không sợ hãi, nhất định thành công.
Đồng Bào Hải Ngoại:
Để tránh một cuộc đổi đời, chúng ta đã phải rời quê hương đi tìm một chân trời
tự do. Do cuộc đổi mới, thế cùng lực kiệt, cộng sản Việt Nam đã tự động thay
đổi qui chế của chúng ta, từ thù địch bỏ nước ra đi thành khúc ruột ngàn dặm
Nghị quyết số 36 của cộng sản hàm chứa một sự biến chuyển tư tưởng tương tự,
không hơn, không kém, một sự dối trá tuyệt đối khỏi cần bỏ công phân tách
mổ xẻ. Về thăm quê hương, thăm cha mẹ già đang mỏi mắt chờ con, không
phải là những chuyện đáng trách nhưng nhất định đừng để cho cộng sản xử dụng
như những con tin. Ngược lại, một người về thăm quê phải mang theo một thông
điệp đầy đủ ý nghĩa của thế giới bên ngoài và của chính cộng đồng người Việt ở
hải ngoại. Thông điệp ấy là đã đến lúc đồng bào chuẩn bị đứng lên đòi hỏi dân
chủ, tự do, no ấm. Đồng bào ở bốn phương trời, thế giới khắp nơi sẽ tiếp
tay ủng hộ cuộc tranh đấu của đồng bào quốc nội. Ngọn sóng thần dân chủ, tự
do đang lần lượt lôi cuốn những bức màn sắt rét rỉ còn sót lại.
II-
NHỮNG TRIỂN VỌNG CỦA TƯƠNG LAI
A-
Việt Nam
Trong Chính Sách Đối Ngoại Của Hoa Kỳ
Nhiều đồng bào chúng ta ở trong
nước cũng như ơ hải ngoại, ngay tại Hoa Kỳ, suy đoán tương lai của quê hương
qua nhận thức của mình về thái độ của Hoa Kỳ đối với Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Phương pháp suy đoán này không hẳn là không đúng vì một cách tổng quát, ảnh
hưởng của Hoa Kỳ đối với những chuyển biến lớn trên thế giới khá rõ rệt. Nhưng
không phải là Hoa Kỳ muốn gì cũng được. Và truớc hết cần phải tìm hiểu thực sự
Hoa Kỳ muốn gì ở Việt Nam
trong nhiệm kỳ hai của Tổng Thống Georges W. Bush. Như chúng ta đã biết,
nhà lãnh đạo Hoa Kỳ có tuyên bố ít lâu sau khi được tái cử là ông sẽ hổ trợ cho
các dân tộc đứng lên tranh đấu cho tự do dân chủ của nước họ. Một lời tuyên bố
có tính cách chung, không ám chỉ một nước nào nhưng chắc chắn đã làm cho nhiều
nước e ngại dù chưa đến nổi lo ngại. Về vấn đề Việt Nam, ngày 21 tháng 3
vừa qua, Đại sứ Mỹ ở Hà Nội, Michael W. Marine, tiếp xúc với cộng đồng người
Việt tại San Francisco,. Mục đích, theo tôi nghĩ, vưà là để chuẩn bị cho cuộc
viếng thăm trong vài tháng tới của Phan văn Khải, Thủ Tướng của cộng sản Bắc Việt
nhưng quan trọng hơn, vừa gián tiếp cho chúng ta biết những nét chính của chính
sách của chính phủ Bush hiện thời.Một sự chuẩn bị như vậy, nói chung,
trong cách thức làm việc của bộ ngoại giao các nước không có gì lấy làm lạ. Đối
với nội vụ ở San Francisco,
bộ Ngoai Giao Hoa Kỳ phải lo hơn nữa vì Khải muốn đến thăm toà Tổng lãnh sự của
chế độ Hà Nội tại đây. Và ai cũng biết tại đây cũng như ở Vùng Vịnh (Bay area) bao
quanh, cũng như ở quận Cam (Orange county) ở Nam California, nơi có người Việt
đông nhất ở hải ngoại, nhiều thành phố không tiếp các « nhân vật »
của cộng sản Việt Nam và cờ vàng ba sọc đỏ của quốc gia Việt Nam vẫn phất phới
bay. Bộ Ngoại Giao dưới thời Colin Powell đã bực mình về chuyện này nhưng
không làm gì được bởi tính cách tự trị nội bộ của các thành phố dựa trên nguyên
tắc phân quyền rộng rãi của Liên bang Hoa Kỳ. Những rục rịch chuẩn bị của
đại sứ Mỹ làm cho nhiều đồng bào ta nghĩ rằng ông Bush đã thiên về phía cộng
sản Hà Nội. Sự lo ngại này có phần đúng trong lúc này, không phải vì ông
Bush thiên về bên nào nhưng vì ông và chính phủ của ông làm việc theo một
chương trình hành động trong đó, bên cạnh những vấn đề ưu tiên của Hoa Kỳ (bình
định và tái thiết Irak, chống khủng bố trên nội địa Hoa Kỳ và trên toàn cầu,
thực hiện lộ trình hoà bình ỏ Trung Cận Đông, ngăn chận chương trình chế tạo vũ
khí nguyên tử của Iran, của Bắc Hàn, đẩy mạnh công cuộc củng cố chính quyền dân
cử Afganistan và tái thiết nước này, vụ rút quân của Syrie khỏi Liban v.v.) còn
có những vấn đề chiến lược từng vùng (Thái bình Dương, Âu Châu, Trung Cận Đông)
hoặc toàn cầu, và cố nhiên trên tất cả, là các vấn đề thiết yếu nội bộ của siêu
cường này như năng lượng, an sinh xã hội, thâm thủng ngân sách, thiếu thăng
bằng gia tăng của cán cân ngoại thương, tỉ lệ khiếm dụng,nạn chuyển dịch xí
nghiệp ra ngoại quốc, tỉ lệ tăng trưởng, tỉ lệ gia tăng vật giá v.v.
Trong những vấn đề chiến lược từng vùng của thế giới, nổi bật đặc biệt trong
những ngày gần đây là vấn đề Trung quốc, một vấn đề đã được đặt ra từ hơn nửa
thế kỷ nay như đã ghi trên chứ không phải mới mẻ gì nhưng thái độ hung hăng của
Bắc Kinh đối với Đài Loan vừa rồi tiếp theo những vụ dành đất, tranh dành các
đảo ở biển Nam hải,dành hải phận ở Vịnh Bắc Việt, bắn chết ngư phủ Việt
Nam làm cho tình hình trong vùng căng thẳng phần nào và đòi hỏi Hoa Kỳ
biểu lộ thái độ một cách rõ rệt hơn. Hà Nội chỉ mong có vậy cũng như nhièu quốc
gia ở Đông Á , nơi mà an ninh và hoà bình khó bảo đảm được nếu Hoa Kỳ đứng
ngoài cuộc trong lúc hai chế độ cộng sãn Trung Hoa và Bắc Hàn đang còn ngự trị
trên hai quốc gia này. Từ 1950, một số đầu óc ở Mỹ đã nghĩ đến việc biến
ông Hồ Chí Minh thành một Tito ở Á Châu nhưng mọi người đã biết, ông Hồ không
bao giờ là Tito mà ngược lại đã nhuộm đỏ cả Đông Dương, thi hành đúng chủ
trương bành trướng của quan thầy Staline.. Giờ đây, Hoa Kỳ lại muốn dùng cộng
sản Bắc Việt đóng vai trò của Tito một lần nữa, có lẽ vì không có ai khác để
làm cái đê ở biên giới phiá Nam
của Trung Hoa. Chúng ta phải công nhận và cầu mong Hoa Kỳ thực hiện
được và tốt chiến lược bao vây (stratégie d’endiguement) đắp đê phòng
lũ lụt này vì quyền lợi tối thượng của nước ta, một quyền lợi vượt lên trên tất
cả những quyền lợi khác chừng nào nước láng giềng vĩ đại của chúng ta chưa được
quản trị bởi một chế độ dân chủ, sống hoà điệu với cộng đồng thế giới.
Vấn đề thực sự đặt ra cho chúng ta là làm sao chứng tỏ cho Hoa Kỳ hiểu rằng
những người Việt không cộng sản, những người Việt yêu chuộng tự do, dân chủ,
hiện ở trong nước hay ở ngoài nước, có đầy đủ khả năng, có đầy đủ quyết tâm ,
có đầy đủ lương tâm và đạo đức, có nhiều hơn tầng lớp lãnh đạo cộng sản hiện
thời, tất cả những điều kiện cần thiết để xây dựng một vận hội mới dân chủ, tự
do, hoà bình, tiến bộ cho nước Việt Nam và từ đấy, góp phần tích cực và hửu
hiệu vào công cuộc bảo vệ an ninh và hoà bình cho Đông Nam Á Châu và Thái Bình
Dương. Chúng ta phải cùng nhau cố gắng tạo nên một hính ảnh tốt đẹp của
cộng đồng người Việt Nam
để xóa bỏ một số định kiến không được tốt đẹp mà một phần dư luận ngoại quốc
đang còn lưu giử từ trong dĩ vãng của chúng ta. Chúng ta phải tranh thủ không
ngùng thiện cảm và lòng tin cậy của thế giới, điều kiện tiên quyết của sự hổ
trợ dành cho cuộc tranh đấu cho dân chủ, tự do, cho dân quyền và nhân quyền của
dân tộc Việt Nam.
B-
Những Triển Vọng
Trước hết chúng ta, ở trong nước
cũng như ở ngoài nước, cần phải ý thức một cách sâu sắc và rõ rệt rằng số phận
của chúng ta, tương lai của đất nước chúng ta, của quê hương chúng ta, do chính
chúng ta định đoạt. Sự hổ trợ của bạn bè năm châu bốn bể luôn luôn đến sau, để
giúp đở và tiếp tay cho chúng ta chứ hoàn toàn không phải để thay thế chúng
ta. Một thái độ ỷ lại vào người ngoài, vào nước ngoài chỉ
mang lại sự khinh rẻ và từ chối của chính những người mà chúng ta chờ đợi họ
giúp đỡ. Chúng ta cần mọi sự hổ trợ từ bên ngoài và chúng ta
phải tỏ rõ xứng đáng với những sự hổ trợ ấy. Triển vọng xấu – Có nghĩa là tình
trạng mà chúng ta đang chứng kiến ở quê nhà và tóm lược ở trên sẽ không
thuyên giảm và còn có thể tệ hại hơn nữa. Về chính trị, vẫn độc đảng, độc
tài, độc trị. Dân quyền và nhân quyền tiếp tục bị tước đoạt. Nạn tham nhũng
càng ngày càng tồi tệ hơn. Bất công xã hội, cách biệt giàu nghèo, sẽ không giảm
bớt mà còn gia tăng. Việt Nam
vẫn ngồi lì ở vị trí áp chót nghèo nhất thế giới. Bức tranh đen tối này
sẽ còn mãi nếu không xảy ra một sự thay đổi toàn diện, thể chế chính trị, cơ
cấu công quyền, nhân sự lãnh đạo. Chờ đợi sự thức tỉnh của những người
lãnh đạo hiện thời để thực hiện một cuộc cải cách sâu rộng sẽ là một mơ ước hão
huyền. Đất nước sẽ tuột dần xuống vực thẳm. Nếu đồng bào không đứng
lên đòi hỏi dân chủ hóa chế độ, trả lại quyền dân cho dân.
Triển Vọng Khá Mơ Hồ: một số
người trông đợi ở thời gian. Lớp lãnh đạo lớn tuổi hiện thời sẽ qui tiên.
Lớp trẻ hay trung niên có tư tưởng rộng rải hơn và có nhiều cơ hội tiếp xúc với
thế giới văn minh , có trình độ học vấn cao hơn, sẽ thay thế lớp lãnh đạo cũ và
chế độ tự nó sẽ biến đổi. Lý luận này không phải là huyền ảo nhưng gần ba mươi
năm nay, rồi hai mươi năm nay, rồi mười năm nay, lãnh đạo qui tiên thì có nhưng
chế độ xã hội chủ nghĩa vẫn ỳ ra đấy, tham nhũng, thối nát càng tiến mạnh, tiến
nhanh! Triển Vọng Sáng Sủa: Chúng ta đang có một triển vọng sáng sủa hơn
bao giờ cả vì tình hình trong nước cũng như tình hình thế giới đều thuận lợi
cho tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.
Trong nước, thuận lợi vì trước hết, lòng dân đã chán nản ngoai trừ một thiểu số
được hưởng đặc quyền, đặc lợi như đã trình bày. Những nhà trí thức, những cựu
đảng viên cao cấp, những cựu tướng tá, nhiều nhà văn, nhà báo đến cả nông dân nhiều
nơi, thị dân ở ngay Sài Gòn cũ cũng chỉ trích, đẳ kích Đảng, Nhà Nước không
tiếc lời, thậm chí tấn công cảnh sát, công an, không còn sợ hải như trước nữa.
Vụ cuối cùng,trong tuần vứa qua ngay tại đại lộ Trần Hưng Đạo, giữa Sài Gòn-Chợ
Lớn, bốn trăm người qua đường đã tụ họp nhau đánh cảnh sát, đốt xe chỉ vì một
vụ bắt phạt lưu thông không đáng kể, chẳng qua chỉ vì sự dồn nén uất hận lâu ngày.
Cảnh sát phải rút lui. Tại tỉnh Thái Bình, nông dân cũng nổi lên đánh lại lực
lượng công an trong một vụ phản kháng vì bị cướp đoạt đất đai. Vài vụ vừa
kể chỉ để nói lên sự thay đổi từ tâm lý sợ hải phục tòng đến tâm lý đề kháng
nhiều lúc dến bạo động. Và một khi dân chúng đã phẩn nộ tập họp thành đám đông
và nhân viên công lực không giải tán được nữa thì lúc ấy chế độ không còn ai
bảo vệ nữa. Các vụ giải thể các chế độ cộng sản từ Nga Sô đến các nước
chư hầu ở Đông Âu, các vụ gọi là cách mạng hoa hồng, da cam , hoa tulipe mới
đây tại các Cộng Hoà sô viết của Nga Sô cũ đều đã diễn tiến như vậy.
Trước khi sụp đổ, Nga Sô, thành trì và mẫu quốc của Khối Cộng Sản quốc tế, hùng
mạnh về quân sự tương đương với Hoa Kỳ, dày dặc một mạng lưới mật vụ, công an,
cảnh sát bao trùm cả nước, đã tồn tại bảy-mươi-bốn năm và sản xuất ba thế hệ
thanh niên quàng khăn đỏ, Nga Sô kiên cố và vĩ đại ấy mà Tây Âu khiếp sợ và Hoa
Kỳ không dám thốt một lời cản ngăn khi Hồng quân tràn qua Hung-Gia-Lợi và Tiệp
Khắc đè bẹp cuộc nổi dậy của hai dân tộc này, Nga Sô ấy đã tan biến trong
khoảnh khắc khi dân chúng ở Moscou đứng lên đòi giải thể chế độ, khi họng súng
của một chiến xa đi đầu thay vì nhả đạn vào đám đông, đã được cắm vào một cánh hoa
hồng và những người lính tuổi hai mươi non trẻ đã ôm chầm những người phản
kháng, nước mắt tự do tuôn rơi trên má. Các chế độ chư hầu đều cùng một
số phận và cùng một lộ trình tương tự ngoại trừ ở Roumanie có máu đổ vì lãnh tụ
độc tài cưỡng lại lòng dân nên bị xét xử lanh chóng để một trang sử được lật
qua.
Con đường đi tới tự do càng ngày
càng mở rộng cho mọi dân tộc. Chỉ cần đứng dậy lên đường !
LS.
LÊ TRỌNG QUÁT