Nguyễn Quang
40 năm nhìn lại Việt Nam có lãnh tụ hay không?
Từ sau 1975, người dân miền Nam bị nghe những bài
diễn văn, tham luận chính trị tràng giang đại hải của các Tổng Bí thư Cộng sản
kể cả các thành phần cấp địa phương cũng vung tay múa chân với những bài phát
biểu dài dòng, xét cho cùng chỉ là những sáo ngữ từ Nga Tàu lừa bịp nhân dân.
Đặc điểm nơi mọi góc đường, trường học chợ búa
đến tận ngõ ngách các trại giam đều có đặt loa phóng thanh tuyên truyền nhằm
nhồi nhét vào tâm trí người dân ‘nói láo, nói láo nhiều lần sẽ thành sự thật’.
Các Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia cũng
như các Trường Đảng lớn nhỏ đào tạo cán bộ cao cấp cho Việt Nam trong nửa thế
kỷ qua chỉ nhằm phục vụ cho đảng cầm quyền, phục vụ cho sự thống trị độc tài
hơn là phục vụ cho quyền lợi các công dân.
Vấn đề đặt ra đâu là những yếu tố ắt có và đủ của
một nhà lãnh đạo tốt từ địa phương đến trung ương? Phương cách đào tạo những chính
khách mà vốn truyền thống Á Đông không có, vậy trong sự phát triển mang tính
toàn cầu trong sự liên đới mới trên toàn hành tinh khi nhân loại đang xoay trục
sang nền văn minh mới… với sự ra đời thuyết tương đối của Albert Einstein đến
khoa cơ học lượng tử trong sự tương quan giữa sóng và hạt của các nguyên tử vật
chất khi động… với phát minh về di truyền học DNA của James Watson và Francis
Crick đã đang và sẽ thay đổi hoàn toàn thế giới chúng ta đang hiện hữu. Những
điều này có lẽ hoàn toàn xa lạ với tầng lớp gọi là đang nắm chính quyền tại
Việt Nam
qua những lời tuyên bố cũng như cương lĩnh của cộng sản Hà Nội lấy chủ nghĩa
Mác Lê Mao làm kim chỉ nam.
Người Việt tự an ủi nhau trong máu và nước mắt
‘nhà tù chính là cái nôi đào tạo nên những lãnh tụ Việt Nam’! Đó cũng
là nét đặc thù tại Việt Nam
các lãnh tụ không qua trường lớp, phần lớn do đánh nhau hay nhờ cơ may mà lên
nắm quyền. Nó không có cái nôi như Trường Quản lý Hành chính Kennedy thuộc ĐH
Harvard được xem là cái nôi “chuẩn bị và đào tạo” để lãnh đạo, cho lĩnh vực
công, tư cũng như trong các tổ chức phi lợi nhuận.
Nếu đúng vậy thật cũng đáng mừng vì nhà tù đó là
một lò đào tạo hiểu theo nghĩa những người đấu tranh chống lại những cái xấu xa
của các nhà độc tài. Thế nhưng nó vẫn chỉ là sự đào tạo tản mạn thiếu hẳn tính
hệ thống của một loại trường lớp chính quy. Một khi trí thông minh cùng với mưu
lược của người Á Đông dễ đưa đến sự giảo hoạt của các chính trị gia hơn là trí
thông minh kia được thụ bẫm những tri thức thực nghiệm khoa học sẽ giúp được
tính chính xác trong quản lý đi về phía nhân bản nhiều hơn.
Vậy chiến lược để đào tạo các nhà lãnh đạo Việt Nam
trong tương lai như thế nào?
-Xin thưa, đó là từ ước vọng chung của người dân
Việt trải dài theo dòng lịch sử cũng là ước mơ của các dân tộc: Người lãnh đạo
phải có sự thanh sạch, liêm chính từ bên trong tâm hồn. Đó là yếu tố tiên khởi
nền tảng! Tiếp theo đặt lợi ích cộng đồng dân tộc trên quyền lợi tư riêng trong
niềm tin mãnh liệt dân tộc của chính mình sẽ ngày càng tốt đẹp hơn!
Chữ Tín, sẽ tạo niềm tin khiến các công dân và
lãnh đạo liên kết thành bổn phận, quyền lợi và nghĩa vụ một cách nghiêm túc.
Sinh năng, chính sức sống mãnh liệt từ sự dấn thân sẽ tạo nên sự cảm hứng trong
dân cùng hiến dâng và phục vụ.
Phương pháp, khả năng hiểu biết của tôi đến đâu từ đó mới trả lời câu hỏi tôi có thể làm gì và quyền được hy vọng! Thông qua công nghệ thông tin hiện đại tôi có thể dùng phương pháp phân tích đến tổng hợp và ngược lại có thể đối chiếu các diễn biến hầu sự phán đoán tương đối hoàn chỉnh để hành động giúp giảm bớt sai lầm.
Sống là sống với trong tương quan tương đối, sự hiểu biết không nên một chiều. Vấn đề con người một chiều kích đã được nhiều nhà xã hội học phân tích và không nên dẫm chân trở lại những sai lầm trong quá khứ. Cùng nhau tránh thứ giáo điều và nhận chân về môi trường đa dạng.
Chữ Tâm, sự thật sống vì chữ tâm có thể làm chúng
ta thiệt thòi trong sự nhất thời nhưng mãi mãi sẽ là sự phân định nét văn hóa,
tính nhân bản giữa các dân tộc!
Cho dù ngày nay đất nước có nhiêu khê đạo đức suy tàn, nhưng đặc điểm với người Việt vẫn di truyền trong dân tộc về vai trò của kẻ sĩ trong xã hội. Sự hình thành các tổ chức xã hội dân sự hiện nay là một phần đóng góp lớn lao của trí thức như hạt nhân, trụ cột chống đỡ trước bao sợ hãi của người dân dưới ách bạo tàn.
Đối thoại, từ những yếu tố bên trong với chính
mình, điều mà phương Tây đang thiếu đó là triết lý nội tâm với chính mình như
là một tiểu vũ trụ, các nhà lãnh đạo có chịu đối thoại, lắng nghe từ đại vũ trụ
để giải quyết những vấn đề đang vây bủa đổ ập xuống quê hương mình.
Cơ cấu, chính cơ chế tạo nên sự ổn định nhưng
trong một thân cây gỗ mục, lúc con người trở thành nạn nhân của cơ cấu và con
người cũng chỉ có thể được giải thoát bởi những cơ cấu cùng đường lối mới nhân
bản hơn. Chúng ta có thể xử lý được và làm được về mặt tổ chức với những cơ chế
lỗi thời trên nguyên tắc phải ‘bình mới rượu mới’. Nghĩa là một nhà lãnh đạo dù
từ địa phương phải luôn có những ý tưởng mới, khả năng và chuẩn mực đạo đức cao
trên nền tảng các giá trị phổ quát để có thể đóng góp cho xã hội qua sự sàng
lọc tự nhiên với những cuộc phổ thông đầu phiếu bình đẳng tự do của các công
dân.
Chúng ta cùng nhau đóng góp khiêm tốn nhưng mạnh
mẽ trong việc đào tạo nhân cách cá nhân để cùng nhau góp phần giải quyết những
thách thức mới trong một thế giới thay đổi nhanh nhưng nhân loại vẫn luôn với
yếu tính Con Người là trên hết!
Để đạt được mục đích đó, chúng ta phải làm hết
sức mình trên bình diện phổ biến, đào tạo nhân cách cá nhân trước những vấn đề
khó khăn nhằm góp phần giải quyết những vấn nạn trong tương lai tốt hơn từ một
dân tộc đến các dân tộc cùng cộng đồng nhân loại qua phương cách thực hiện thế
giới hôm nay là thế giới phẳng. Thật khó lừa bịp, mỵ dân khi ngay cả con trẻ
Việt Nam hiện tại đều nghe biết Đèn Cù nói gì về những lãnh tụ vĩ đại đấy nhơ
nhớp bậy bạ mà bắt chúng phải học tập những tấm gương xấu như thế.
Sự quyết tâm là yếu tố cốt lõi để mọi sự có thể khởi đầu, đưa ra những ý tưởng mới để giải quyết bài toán Việt Nam ra khỏi những thứ chủ nghĩa lạc hậu lỗi thời khiến dân tộc đến bại vong !
‘Vua với dân như thuyền với nước’ đó là truyền
thống của dân tộc Việt Nam.
Gắn chặt kinh nghiệm thực tiễn trong dân là thiết yếu, nuôi lý tưởng lớn phục
vụ con người, phải có tầm nhìn xa trông rộng và quyết tâm đạt được lý tưởng một
cách dũng cảm, đó là mục tiêu của các chiến sĩ nhân quyền cùng các tổ chức đấu
tranh cho nhân quyền.
Nhà lãnh đạo là người thụ bẫm những tri thức nhân loại và biết đặt câu hỏi cho người dân trả lời và chính mình bằng bản lĩnh đi đến hành động một cách dũng cảm!
Sắc đẹp của phụ nữ không phải nhan sắc nhưng chính là cái duyên và với người trí thức đó là sự khiêm tốn mới có thể tạo ra sự hậu thuẫn: khiêm cung của lòng thành và sự mạnh mẽ quyết liệt với những quyết định trên phạm vi trí năng trên những kiến thức thật nền tảng về khoa học!
Panta Rei, theo ngôn ngữ Hy Lạp: Tất cả đều lưu
chảy, và sẽ qua đi! ‘Quan nhất thời, dân vạn đại’, giáo dục các công dân nhất
là giới trẻ trở thành những nhà lãnh đạo tương lai chính là nhằm hướng đến con
người toàn diện, có những yếu tố phụ nhưng rất cần thiết, trong bất cứ mọi lĩnh
vực cần tránh đào tạo con người ‘một chiều kích’. Phải nắm yếu tính và tùy thể,
cũng không vì chín mươi chín sự nên tốt đẹp, nhưng cái chính yếu mà hỏng sẽ
hỏng tất cả!
Cái chính đó là sự thật, chỉ có sự can đảm mới
dám nói lên sự thật, sống thật, làm nhân chứng cho sự thật và sẵn sàng chết vì
sự thật!
Hành tinh này trở thành một mái nhà chung,‘Thất
bại không phải là lựa chọn’. Đó là lời ghi như tôn chỉ của cơ quan không gian
và vũ trụ NASA Hoa Kỳ. Không ai chọn lựa sự thất bại nhưng điều quan trọng một
khi thất bại chúng ta biết cùng nhau khởi đầu!
Đây là thuộc tính căn bản để người Việt cùng ngồi lại với nhau trong tính bao dung, tình nhân ái “ bầu ơi thương lây bí cùng…”. Triết lý sống nhân bản từ ca dao, tục ngữ Việt Nam.
Đó là những thuộc tính nhân văn, từ đó để nhìn
lại dân tộc mình đã có lãnh tụ hay chưa và cùng nhau nỗ lực nhiều hơn nữa: một
quốc gia dân tộc chỉ có những nhà lãnh đạo tốt khi các công dân cùng tham phần
tạo điều kiện chống lại cái ác chứ không phải thỏa hiệp với những thứ xấu xa để
sống chùm gửi!
Quả thật, người dân quá thất vọng với chính chế
độ cộng sản ngày nay, hằng ngày nhan nhãn các thông tin về đĩ điếm, trộm cướp,
tham ô đồng thời cũng đầy dẫy các bản tin về sự xấu xa của các lãnh tụ cộng sản
bị phơi bày ra, việc triệt hạ bêu xấu nhau tận ba đời, sách tướng mệnh gọi là
đến Tam đại, giữa các lãnh tụ cộng sản từ địa phương đến trung ương, công việc
của họ là nhằm giết nhau, giết cả đồng bào để tranh giành địa vị, nay là đồng
chí nhưng mai có thể là kẻ thù nếu đụng đến chút quyền lợi cá nhân và gia đình
của họ.
Còn biên cương lãnh hải, lãnh thổ mất dần vào tay
ngoại bang: Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc không còn nữa. Hoàng Sa, Gạc Ma đã bị
chúng xâm lược chiếm đóng và đang xây sân bay trên Đảo Chữ Thập ở Trường Sa.
Chúng đã lập thành phố Tam Sa trên Biển Đông, đã giết hàng vạn chiến sỹ, đồng
bào trong chiến tranh biên giới, hàng trăm ngư phủ trên biển, tạo nên không
biết bao oan khiên đối với dân tộc Việt Nam. Nhưng các lãnh tụ cộng sản Hà
Nội vẫn giương cao khẩu hiệu hữu nghị “Mười sáu chữ vàng” với Trung Quốc”.
Xin mượn hai câu thơ của Tản Đà và nay với số dân
hơn chín mươi triệu để kiểm nghiệm lại dân tộc mình:
“Dân hai mươi triệu ai người lớn,
Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con.”
Nguyễn Quang