ĐỊNH CHUẨN MỰC CHO TIẾNG VIỆT


                                   Đoàn Xuân Kiên

lại bàn chuyện
ĐỊNH CHUẨN MỰC CHO TIẾNG VIỆT


Tiếng nói cuả một cộng đồng ngôn ngữ thường vẫn là một thể thống nhất nhưng đa dạng. Trong cái chung giống nhau vẫn có những sai biệt giữa các điạ phương. Những khác biệt điạ phương có thể là về cách phát âm, về lối dùng từ ngữ, và có thể cả mặt ngữ pháp nưã. Điều đó có nghiã là ở mỗi điạ phương, tiếng nói có những nét chung với nhau. Mỗi điạ phương như vậy đã hình thành một phương ngữ. Ý niệm "điạ phương" ở đây bao hàm một vùng điạ lí rộng lớn khả dĩ dung nạp những nét chung nhất cuả ngữ âm và từ ngữ sử dụng tại vùng đất đó. Trong một phương ngữ rộng lớn, có thể vẫn có một vài cách phát âm khác biệt với chuẩn mực chung cuả phương ngữ đó, gọi là thổ ngữ.

Tiếng Việt cũng không ra ngoài quy luật chung cuả mọi ngôn ngữ trên thế giới, nghiã là nó vẫn có những khác biệt điạ phương. Điều kiện điạ lí, hoàn cảnh lịch sử, và yếu tố thời gian tác động trên những giao lưu ngôn ngữ mà từ đó hình thành các phương ngữ tiếng Việt. Mặc dù có nhiều vùng nói tiếng khác nhau, mọi người cùng nói tiếng Việt có thể hiểu nhau dễ dàng, nếu so với các cộng đồng ngôn ngữ khác. Chẳng hạn, cùng nói tiếng Hoa mà người Trung Hoa ở Bắc Kinh nói khác người ở vùng Phúc Kiến hoặc Quảng Đông. Tiếng Việt không có tình trạng hai người thuộc hai điạ phương khác nhau cần có người thông ngôn để hiểu nhau. Sự kiện này nói lên tính cách thống nhất trong ngôn ngữ cuả chúng ta. Tuy nhiên, thống nhất không có nghiã là hoàn toàn đồng nhất.
Đứng trước những sự sai biệt về tiếng nói, có nhiều quan điểm khác nhau đối với vấn đề thống nhất tiếng nói và chính tả tiếng Việt. Trong suốt thế kỉ XX đã có những cuộc thảo luận, những hội nghị bàn về việc thống nhất tiếng Việt. Trong bài này, chúng tôi góp thêm một tiếng nói vào cuộc thảo luận đã dài ngày nhưng chưa hẳn đã kết thúc: chuyện ấn định chuẩn mực cho việc phát âm và chính tả tiếng Việt.

Phương ngữ tiếng Việt

1          Phương ngữ tiếng Việt chia ra làm ba miền lớn:
(a) Phương ngữ bắc: trải rộng khắp miền bắc Việt Nam, đến Thanh Hoá;
(b) Phương ngữ trung: từ nam Thanh Hoá đến đèo Hải Vân;
(c) Phương ngữ nam: từ Đà Nẵng vào Nam bộ.
Ranh giới giưã ba miền phương ngữ không phải là lằn ranh điạ lí dứt khoát. Thực tế cho thấy là các vùng ở giưã các miền phương ngữ thường có những tính cách chung cuả hai phương ngữ.
            Phương ngữ tiếng Việt ở cả ba miền đều có những sai chệch so với chuẩn mực như đã được mô tả trong các tiết về âm vị trên kia. Phần trình bày dưới đây sẽ luôn luôn quy chiếu về "chính tả", chỉ với ý nghiã là lấy những chuẩn mực đã mô tả trên kia để đối chiếu với đặc tính phát âm cuả mỗi phương ngữ.

Phương ngữ bắc        

2          Phương ngữ bắc có những nét chung về ngữ âm như sau:
(1) Hệ thống thanh có đủ sáu thanh với những tính cách âm vị học khá chuẩn mực, như trong chính tả hiện đại1.
(2) Hệ thống phụ âm đầu:
·      phương ngữ bắc không phát âm các phụ âm s, r, d, tr  như trong chính tả, vì thế xoá nhoà đối lập âm vị học giưã các nhóm phụ âm đầu s / x , r / d / gi, tr / ch.
·      lẫn lộn hai phụ âm  l n.
(3) Hệ thống nguyên âm: có đủ các nguyên âm đơn như trong chính tả. Trong số các âm kép chúm môi-tăng dần, phương ngữ bắc có khuynh hướng không phát âm ươuưu , vì thế đã xoá nhoà ranh giới âm vị học giưã hai cặp nguyên âm ươu /iêuưu / iu.
(4) Hệ thống âm cuối: có đủ các phụ âm cuối như trong chính tả.

Phương ngữ trung

3          Phương ngữ trung có những đặc trưng âm vị học như sau:
(1) Hệ thống thanh điệu: có bốn thanh, khác hẳn hệ thống thanh cuả phương ngữ bắc về tính cách: phương ngữ trung không phát âm thanh sắcngã, phát âm các thanh hỏi - ngã - nặng cùng có nét âm điệu đi dốc xuống. Đặc biệt là khu vực phương ngữ trung-trên (Bình Trị Thiên), có một số nét đặc trưng về thanh khác hẳn các vùng dưới. So sánh hai hệ thống thanh ở bắc và trung:

                        phương ngữ bắc            phương ngữ trung          phương ngữ trung trên
                                    huyền                           huyền                           huyền
                                    ngang                          ngang                          ngang
                                    hỏi                               hỏi                               nặng                           
                                    ngã                              hỏi                               nặng
                                    sắc                               sắc                               hỏi
                                    nặng                            nặng                            nặng

(2) Hệ thống phụ âm đầu:
·      phương ngữ trung phát âm rõ ba phụ âm đầu s , gi , tr như trong chính tả;
·      có âm rung r / r /;
·      tại một số vùng còn giữ thổ ngữ có hai phụ âm bật hơi kh ph chứ không phải là hai phụ âm xát như lối phát âm ngày nay2.
·      có hiện tượng chuyển hoá phụ âm nh                 d ,  d/gi            j (âm lỏng),  đ               d . Ví dụ: nhà                dà/jà, (cây) đa           (cây) da
(3) Hệ thống nguyên âm: có đủ các nguyên âm đơn và kép-chúm môi-tăng dần như trong chính tả. Có hiện tượng âm ô dài : / o /         / o: /. Ví dụ: ông          ôông, trốc            trốốc
(4) Hệ thống phụ âm cuối: không có phụ âm cuối / -n / và /-t / . Hai âm này chuyển sang hai âm cuá / -k / và / -ng / : san sát                    sang sảc*, bùn đất             bùng đẩc*

Phương ngữ nam

4          Đặc tính nổi bật cuả phương ngữ này là có nhiều nét gần với phương ngữ bắc nếu so sánh với phương ngữ trung. Tính cách chung cuả phương ngữ nam là:
(1) Hệ thống thanh: có năm thanh tương ứng với thanh ngang, hỏi, sắc, huyền, nặng cuả phương ngữ bắc. Không có thanh ngã. So sánh kĩ về điệu tính thì năm thanh cuả phương ngữ nam vẫn có khác với cuả hai phương ngữ trên, nói chung là "nhẹ, mềm mại" hơn.
(2) Hệ thống phụ âm đầu:
·      có các phụ âm s, x, tr
·      d,gi chuyển sang âm lỏng j như ở phương ngữ trung
·      có âm rung r
·      không có âm v, hay đúng hơn là chuyển thành âm môi ướt vj mà nay chỉ còn dấu vết trong từ điển de Rhodes
·      chuyển dịch phụ âm đầu / k / chúm môi , âm hầu / h / trong âm tiết có chúm môi, thành âm / g / : quá quắt                  goá goắc , huy hoàng     guy goàng
(3) Hệ thống nguyên âm:
·      các nguyên âm đơn bậc cao ở cả hàng trước, hàng giưã và hàng sau / i / , / ư /, / u /  trong âm tiết mở có khuynh hướng trượt giảm dần với phụ âm cuối / i /  : đi         đij , (cá)  ngừ                       ngừj ,  vi vu            vij vuj
·      vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi có khuynh hướng dịch âm: âm giưã thấp / A /  lên âm hàng giưã bậc trung /ươ /, và nguyên âm sau tròn môi / o / về âm  giưã-thấp / A /: ai đó             ưa đáù ,  nòng nọc              nàng nạc
·      nguyên âm / i / chuyển thành âm / ư / ngắn: xinh xắn         xưn xắng
·      nguyên âm chúm môi mở đầu âm tiết chuyên thành âm tiết có âm đầu / g / : uy quyền                 guy guyềng,  oan uổng              goang guổng
·      nguyên âm rộng hàng giưã chúm môi / uA /  lại mất chúm môi : hoàn toàn                  hàng tàng  
·      nguyên âm kép chúm môi hàng trên trượt có khuynh hướng mất âm mở rộng ở sau, là    / ê / và / ơ / : kiếm               kím, kì diệu              kì dịu, cương thường          cưjng thừjng
 (4) Hệ thống phụ âm cuối: không có phụ âm cuối / -n / và /-t / . Hai âm này chuyển sang hai âm cuá / -k / và / -ng / như ở phương ngữ trung: san sát         sang sác, bùn đất        bùng đấc

Định chuẩn mực ngữ âm
5          Đứng trước tình trạng sai biệt giưã các phương ngữ, có hai quan điểm giải quyết:
(1) Khuynh hướng tôn trọng sự phát triển tự nhiên cuả ngôn ngữ. Đây là quan điểm cuả ngôn ngữ học (miêu tả) khách quan Mĩ vào những năm sau Bloomfield. Ở Việt Nam cũng từng có quan điểm như thế khi chủ trương rằng nhà ngữ học không được đặt ra những phép tắc quy định rằng người ta phải nói cách này, phải dùng cách đặt câu kia, hay là phải đọc chữ này cách nọ mới đúng. Nhà ngữ học chỉ quan sát xem người ta nói thế nào, dùng cách đặt câu nào, và đọc cách nào, rồi thì mô tả đúng những điều mình quan sát thôi. Chẳng hạn, nếu cho rằng học sinh miền Nam-Ngãi phát âm / mi  hạÏc ưa đá / là sai, và buộc phải học nói " mầy học ai đó" mới đúng là trái tự nhiên, cũng như thầy giáo bắt học sinh miền bắc phải nói  "con trâu" chứ không được nói "con châu" thì rồi trong ý thức cuả cháu, tiếng "châu" đó có thể cũng không khác gì với "châu" trong tiếng  "châu chấu" mà cháu vẫn thường nói. Như vậy thì những quy định chuẩn mực ngôn ngữ chỉ là những áp đặt phi tự nhiên.
            Một khuynh hướng khác lại cho rằng phải sưả lại những sai chệch do căn bệnh điạ phương gây ra. Phải thống nhất ngôn ngữ như là một biểu hiệu cho thống nhất dân tộc.
            Đến nay, việc định chuẩn mực ngữ âm cần được đặt ra trong một chừng mực là làm trong sáng tiếng Việt sau bao nhiêu năm tháng không ngừng bị bỏ quên không được quan tâm đúng mức: một phần do chiến tranh phân hoá mà ngay ngôn ngữ cũng đã ít nhiều biến thành một công cụ tranh thắng về chính trị, mặt khác các nhà nước tiếp nhau đều chưa có một chính sách ngôn ngữ và giáo dục ngôn ngữ mẹ đẻ.
Ngày nay, bàn đến việc định chuẩn mực ngôn ngữ là một việc làm hoàn toàn xác đáng dưạ trên chính sự vận động ngôn ngữ, và cần dưạ trên một số tiêu chuẩn.
            Trước hết và trên hết cả, chuẩn hoá không phải là độc đoán đề ra những luật lệ ngôn ngữ mà không đếm xiả gì những quy luật phát triển khác cuả ngôn ngữ, là quy luật tiết kiệm và sự vận động cuả ngôn ngữ qua thời gian. Những âm bật hơi cuả tiếng Việt hãy còn tồn tại đủ khoảng đầu thế kỉ XX , khi Maspéro tìm hiểu nó; nhưng đến giờ / ph / và      / kh / đã chuyển thành âm xát, chỉ còn sót lại ở vài ốc đảo ngôn ngữ không đáng kể. Một trường hợp khác: ba âm /  s, tr , r /  hãy còn nghe thấy ở phương ngữ bắc vài thập niên trước, mà nay hầu như không còn dùng trong thế hệ trẻ. Còn rất nhiều thí dụ cho sự chuyển dịch phát âm qua thời gian như thế.
            Sau nưã là sự liên tục và đồng bộ. Định chuẩn mực ngôn ngữ là một vận động ngôn ngữ trong toàn xã hội, trong đó phương tiện nhà trường và truyền thông đại chúng cần phải đóng vai trò chủ yếu. Những cuộc vận động ngôn ngữ trước nay thường chỉ thu lại trong một số bộ phận nào đó (chủ yếu là những bàn cãi giưã các nhà nghiên cứu chuyên môn) mà chưa thật sự là công trình chung cuả toàn xã hội.

6          Chuẩn mực phát âm và chính tả nào dùng để định chuẩn cho việc học nói, học đọc trong nhà trường ?
            Trước nay có nhiều quan điểm khác nhau về việc chọn chuẩn phát âm. Một quan điểm cho phương ngữ Hà Nội là chuẩn mực, và dùng nó làm hệ quy chiếu mọi khác biệt thành "phi chuẩn", "phi ngôn ngữ văn học" (Đoàn 1977). Quan điểm khác lại cho rằng phương ngữ Vinh (Nghệ Tĩnh) bao gồm nhiều điểm trội về ngữ âm, xứng đáng làm ngôn ngữ chuẩn (Hoàng 1960).
            Các quan điểm vưà kể chính là một quan điểm định chuẩn đã áp dụng tại nhiều quốc gia, dưạ trên những lợi điểm rõ rệt cuả những phương ngữ dùng làm chuẩn mực. Tiếng Việt hiện đại không có phương ngữ nào có được ưu thế tuyệt đối. Quan điểm phải chăng nhất là tránh tinh thần bản vị điạ phương, để tìm một phương ngữ nào ít những sai biệt nhất làm chuẩn mực, sau khi đã bổ sung những thiếu sót cuả nó.
            Dưạ trên tiêu chí kể trên, có thể thấy là chọn phương ngữ bắc làm chuẩn mực phát âm sẽ là biện pháp tiết kiệm công sức nhất, vì phương ngữ bắc có đủ sáu thanh, là một chuẩn đúng nghiã nhất. Tuy nhiên, muốn trở thành một chuẩn mực ngữ âm, phương ngữ bắc có một số điểm cần bổ sung từ những phương ngữ đàng trong.
            Một số những việc phải bổ sung cho phương ngữ bắc là:
1.     phát âm các phụ âm đầu  s, tr, r  căn cứ trên lối phát âm phương ngữ trung;
2.     phát âm và phân biệt các phụ âm đầu  l , n ;
3.     phát âm  d , gi  theo những chuẩn phát âm trong "truyền thống" như đã lưu lại trong chính tả; bằng không thì phải chọn giải pháp là chấp nhận rằng ngôn ngữ đã thay đổi, và toàn xã hội phải thích nghi với sự thay đổi đã diễn ra và đã hoàn tất. Nói thế là vì phương ngữ trung và nam đều đã chuyển hai âm này thành âm lỏng / j / mà có tác giả gọi đó là bán âm đầu;
4.    khôi phục hai âm kép  ươu, ưu .

            Một bảng đề mục chỉnh đốn như thế không phải là quá khó khăn trong việc giải quyết chuẩn mực phát âm cho tiếng Việt.

Chuẩn hoá chính tả

7          Tiếng Việt hiện đại được viết ra bằng chữ "quốc ngữ", là loại chữ ghi âm. Phải nhận là trong số những chữ viết ghi âm đề xướng và áp dụng xấp xỉ cùng thời, cho các nước Á Đông, "chữ quốc ngữ" thành công nhất nên tồn tại đến nay. Nói chung, chính tả chữ quốc ngữ  theo nguyên tắc kí âm, nghĩa là phát âm làm sao thì viết ra như thế, và mỗi âm được biểu thị bằng một kí hiệu (chữ cái). Lí thuyết thì như thế; nhưng trên thực tế thì chính tả tiếng Việt hiện nay vẫn có những điểm  không sát hợp với phát âm.
            Nguyên nhân cuả những hiện tượng sai chệch giưã phát âm và chính tả có thể quy về hai loại:
(1)        Thay đổi ngữ âm qua thời gian mà nay chữ viết chưa theo kịp. Thuộc loại này có hai đồ vị kh, ph nguyên là âm bật hơi, nay hầu như đã biến mất cách phát âm bật hơi (tức là yếu tố được ghi bằng chữ cái h ), thế nhưng chữ viết ngày nay vẫn để nguyên đồ vị kh, ph.
            Một trường hợp khác là các đồ vị d , gi gần như biến mất khỏi ngữ âm ba miền, mà đã chuyển thành z (ở phương ngữ bắc)và j (ở trung và nam). Tuy vậy, chữ viết vẫn ghi là dgi.
(2)        Đồ vị [1] không ghi đúng theo cách phát âm "chuẩn" (hiểu theo nghiã là những chuẩn mực chung cho cả ba phương ngữ). Thuộc loại này có khá nhiều:
·      ba đồ vị c, k, q dùng để ghi một âm / kờ /,
·      hai đồ vị g , gh để ghi một âm / gờ /,
·      hai đồ vị ng , ngh để ghi âm /  ngờ /,
·      đồ vị gi  khi thì viết có i khi  thì không,
·      thể ngắn cuả a vưà ghi với a  vưà ghi với ă : căn, may, mặt dày
·      thể chúm cuả nguyên âm kép trượt về hàng giưã thấp khi thì viết oa khi thì ua : hoa quả, khoái quá,
·      âm chúm môi hàng sau viết là uô / ua, nhưng cũng có thể viết : muôn thuả = muôn thuở,
·      trầm trọng nhất là hiện tượng viết tuỳ tiện i y trong chính tả. [2]
·      đặt vị trí đồ vị thanh không thống nhất, và không hợp nguyên tắc ghi âm là dấu thanh bỏ trên nguyên âm mạnh [3].

8          Trong vấn đề chính tả, có những việc thuộc về thói quen cuả xã hội. Ngôn ngữ cũng cần có những bất quy tắc để tăng thêm hứng thú học và vận dụng tư duy để nhận thức những quy tắc nghịch thường. Tuy nhiên, trong chừng mựïc mà giáo dục có thể giúp chúng ta có ý thức viết đúng chính tả, thì có hai việc nhà trường có thể đóng góp phần mình vào việc định chuẩn cho chính tả. Đó là giúp học sinh học phát âm chuẩn từ lúc mới học đọc, và giúp học sinh khắc phục từ sớm những lối viết chính tả tuỳ tiện.
(1)        Như đã trình bày ở phần trên, phương ngữ đã tạo ra những sai chệch về phát âm và có ảnh hưởng đến chính tả. Người nam viết  *tuyệc dịu (tuyệt diệu) hoặc là *kiêm lang (kim lan) là vì ảnh hưởng cuả lối phát âm điạ phương mà ra. Một học sinh thuộc phương ngữ bắc viết * chường cuả cháu xẽ nàm rản rị sôi (“trường cuả cháu sẽ làm giản dị thôi”) cũng là do viết theo thói quen phát âm điạ phương. Hiện tượng này phổ biến khắp nơi chứ chẳng riêng gì tiếng Việt. Chỉ có giáo dục và báo chí thông tấn mới có thể góp phần giúp mọi người rèn luyện và thiết lập chuẩn mực ngôn ngữ viết cho mình. Rèn luyện, và rèn luyện phát âm đúng, và được tiếp xúc với ngôn ngữ chuẩn thường xuyên đều đặn. Đó là điều kiện tối ưu để giữ chuẩn mực ngôn ngữ (viết) cho học sinh, mà chỉ có nhà trường mới làm được.
(2)        Có những sai chệch là do sự tuỳ tiện cuả những người sử dụng ngôn ngữ mà ra. Xã hội nói chung, và nhà trường nói riêng, phải có trách nhiệm sưả lại những cái sai do thói quen dễ dãi gây nên. Ở đây cần có sự can thiệp cuả giới chức có trách nhiệm để có được chính sách ngôn ngữ đúng đắn cho toàn thể xã hội. Nhà trường chỉ có thể đóng vai trò cảnh sát cho ý thức ngôn ngữ văn hoá, để giúp giữ gìn và nuôi dưỡng ngôn ngữ  tiêu chuẩn cuả một cộng đồng ngôn ngữ. Dưới đây là một thí dụ điển hình cuả hiện tượng tuỳ tiện về chính tả, và nhà trường có thể giúp nuôi dưỡng ý thức chuẩn xác cho học sinh:

9          Bây giờ mà bàn chuyện ấn định chuẩn mực cho phát âm và chính tả tiếng Việt thì không tránh khỏi sự dè bỉu cuả một số người. Tuy vậy, những người có trách nhiệm giúp đỡ thế hệ trẻ Việt Nam không thể lảng tránh vấn đề. Sớm muộn gì thì chúng ta cũng sẽ đối diện với nó. Những gợi ý hôm nay có thể xem như là góp phần vào việc gọi mời sự quan tâm cuả các giới đối với việc giữ cho tiếng Việt được đúng quy củ cần có cuả một ngôn ngữ văn hoá.










1 Những cứ liệu thực nghiệm cuả Hoàng Cao Cương cho thấy đường nét âm điệu cuả thanh hỏi ở phương ngữ bắc chỉ còn nét đi xuống. Đây là một vấn đề cần nghiên cứu thêm.( Xem Hoàng 1986).
2 Các nhà đông phương học như Cadière, Maspéro và Haudricourt chú ý nghiên cứu phương ngữ miền này   (vẫn thường gọi là phương ngữ trung-trên), vì nó chưá nhiều yếu tố tiếng Việt cổ nhất so với các phương ngữ khác.
[1] Đồ vị là hình thức ghi lại các âm bằng chữ viết, có thể bằng một hay nhiều chữ cái. Theo quan điểm chúng tôi thì trong tiếng Việt, các đơn vị đồ vị luôn luôn tương ứng một đối một với các âm. Chẳng hạn, âm / o / viết bằng chữ “o”, âm  /iê/ viết bằng chữ “iê”, âm /th/ viết bằng chữ “th”…
[2] Chúng tôi đã hai lần bàn về đề tài này trong hai bài viết về “chữ i và y trong chính tả tiếng Việt”. Xem Định Hướng số 15 (mùa xuân 1998), tr 96-112, và Định Hướng số 32 (mùa thu 2002), tr. ?
[3] Chúng tôi có bàn về vấn đề này trong bài “bàn về chuyện đánh dấu thanh tiếng Việt” trong Định Hướng số 17 (muà thu 1998), tr. 109-121.