HỒ CHÍ MINH, ÔNG LÀ AI?

Thẩm Phán Phạm Đình Hưng

HỒ CHÍ MINH, ÔNG LÀ AI?

Mây mù trong chánh trị
72 năm đã trôi qua trên đất nước Việt Nam tang thương bất hạnh đã bị tàn hại nặng nề về nhân mạng, tài sản và con người trong hai cuộc Chiến Tranh Đông Dương.
Người lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) thực hiện cuộc tàn sát dã man giữa người đồng chủng trong 30 năm chiến tranh (1945-1975) không cần thiết đáp đặt chủ nghĩa cộng sản trên bán đảo Đông Dương và tái lập chế độ Bắc thuộc lần thứ năm là Hồ Chí Minh, cán bộ Đệ tam cộng sản quốc tế (Komintern) do Dmitry Manuilsky tuyển dụng năm 1924.

Hồ Chí Minh thật sự là ai?
Ngày 2-9- 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng tại Hà Nội để đọc bản Tuyên Ngôn Độc lập (lần thứ hai) do Thiếu tá Mỹ Archimedes Patti, Trưởng Phái bộ OSS (Office of Stategic Services) tại Vân Nam, viết giúp.
Trong tình trạng khan hiếm thông tin lúc Thế Chiến II vừa chấm dứt, hầu hết mọi người đều không biết Hồ Chí Minh là ai, ngoại trừ một số ít người thân tín (Phạm văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng văn Hoan) do ông ta tuyển dụng tại Quảng Tây năm 1943. Tuy nhiên, có một người Cắc chú bán thịt heo tại chợ Đồng Xuânhận định Hồ Chí Minh là người Tàu gốc Hẹ (Hakka) khi nghe giọng nói tiếng
Việt của ông ta. Lời nói của người khách trú bình dân nầy chưa đủ tín lực. Chủ trương bưng bít thông tin của hệ thống tuyên truyền cộng sản và các sách bádo cán bộ cộng sản nắm độc quyền viết và phát hành đã bao phủ mây mù trong bao năm qua trên thân phận thật sự của Hồ Chí Minh. Ngay từ đầu, quảng đại quầchúng từ Bắc chí Nam đã phải tuân lịnh nhà cầm quyền Việt Minh cộng sản gọi Hồ Chí Minh là Cụ Hồ mặc dầu ông ta chưa tới 50 tuổi (?). Nhiều người Việt thắc mắtại sao phải dùng họ (Hồ) theo cách gọi của người Tàu mà không dùng tên (Minh) theo cách gọi của người Việt.
Một sự kiện đáng lưu ý: Trước khi quyển sách “Những Mẫu Chuyện Về Đời Hoạt
Động Của Hồ Chủ Tịch” của Trần Dân Tiên (tức Hồ Chí Minh) viết bằng Hán văn
in và xuất bản tại Thượng Hải năm 1949, đảng Cộng Sản VN (CSVN) không hề
nói Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc. Mãi đến khi quyển sách nầy được dịch ra
tiếng Pháp và xuất bản tại Paris năm 1950 và dịch từ tiếng Pháp ra tiếng Việt năm
1951, đảng CSVN mới đưa ra lập luận: Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc. Từ đó,
quyển sách kể trên trở thành thánh kinh đối với người CSVN, nhứt là các nhà văn,
nhà thơ, ký giả như Hồng Hà, Đặng Xuân Thiều v.v... Các văn nô và bồi bút của
đảng CSVN chỉ bịa đặt thêm một số chi tiết mô phỏng theo nội dung của quyển
sách do Hồ Chí Minh viết bằng tiếng Hán dưới bút hiệu Trần Dân Tiên để tự ca
tụng mình. Nhiều người đọc sách của Trần Dân Tiên (Hồ Chí Minh) còn trách cứ
tại sao tác giả là người Việt mà lại viết sách bằng tiếng Hán để mất công và thời

2

giờ dịch từ tiếng Hán ra tiếng Pháp rồi từ tiếng Pháp ra tiếng Việt trong hai năm.
Họ còn tự hỏi tác giả người Việt nầy có đủ trình độ Hán văn để viết sách bằng chữ
Tàu hay không?
Đi tìm sự thật
Trong thời đại thông tin của thế kỷ 21 ngày nay, hệ thống mạng toàn cầu (Internet),
các trang mạng xã hội (social media) và vô số sách, báo, tạp chí, truyền thanh,
truyền hình lưu hành và phát tán tự do đã giúp cho người Việt ở trong và ngoài
nước soi rọi ánh sáng vào bóng tối chánh trị Việt Nam. Người nghiên cứu chánh trị
phải lưu ý đến rất nhiều chi tiết trong khảo hướng: lý lịch cá nhân, tuổi tác, tên họ,
nhân thân, liên hệ gia đình, thân tộc, bạn hữu và quá trình hoạt động của Hồ Chí
Minh từ thuở thiếu thời.
- Tuổi tác: Hồ Chí Minh không có ngày sinh nhưng có quá nhiều năm sinh
(1890, 1892, 1894, 1895, 1901, 1903). Vì Hồ Chí Minh muốn che giấu thân phận,
không ai có thể biết đích xác ngày và năm sinh của ông ta. Ngày 19 tháng 5 có
đúng là ngày sinh của Hồ Chí Minh hay không?
- Danh tánh: Nhằm mục đích tung ra hỏa mù, Hồ Chí Minh đã mang trên 200
tên: Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Sinh Côn, Nguyễn Tất Thành, Văn Ba, Paul
Thành, Nguyễn Ái Quốc, Lý Thụy, Thau Chin, Tống văn Sơ, Già Thu, Lucius,
Trần Dân Tiên, T.Lan. P.C Lin, C.B., Hồ Quang, Hồ Tập Chương v.v...Trong số
trên 200 tên của Hồ Chí Minh có 4 danh tánh gắn liền mật thiết với ông ta: Nguyễn
Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Quang và Hồ Tập Chương.
1- Đối chiếu Hồ Chí Minh với Nguyễn Tất Thành
Đến ngày nay, hệ thống Tuyên-Giáo của đảng CSVN vẫn khẳng định: Hồ Chí
Minh là Nguyễn Tất Thành, sinh ra với tên Nguyễn Sinh Cung tại Nghệ An,
con của Nguyễn Sinh Sắc tức Nguyễn Sinh Huy sau khi đổi tên. Học xong Tiểu
học (enseignement primaire complémentaire), Nguyễn Tất Thành đã được nhận
vào trường Quốc Học nhờ có cha là Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc làm quan của
Triều đình Huế. Bỏ học rất sớm, Nguyễn Tất Thành đi vào Phan Thiết và Sài Gòn
năm 1910, xin làm phụ bếp trên tàu Amiral Latouche-Tréville năm 1911 để xuất
dương sang Pháp. Ngay khi đến cảng Marseille, Nguyễn Tất Thành đã đệ đơn đề
ngày 15-9- 1911 lên Tổng Thống Pháp xin nhập học trường Thuộc Địa (École
Coloniale) để trở thành công chức cao cấp phục vụ Chánh phủ Pháp tại các thuộc
địa, có địa vị xã hội cao và lương bổng hậu. Lá đơn nầy đã được nhà nghiên cứu
Nguyễn Thế Anh tìm được trong hồ sơ lưu trử của Chánh phủ Pháp.
(Nguyễn Thế Anh, Tạp chí Đường Mới số 7, 1984, Paris)
Vì nhận thấy trình độ học vấn của Nguyễn Tất Thành quá kém, Tổng Thống Pháp
đã bác đơn xin nhập học trường Thuộc Địa của Nguyễn Tất Thành. Riêng cá nhân
người viết bài khảo cứu nầy đã tìm thấy 3 lỗi chánh tả và văn phạm Pháp trong lá

3

đơn ngắn của Nguyễn Tất Thành. Ngoài lá đơn xin nhập học trường Thuộc Địa,
Nguyễn Tất Thành còn viết một lá đơn thứ hai thỉnh cầu Toàn Quyền (Gouverneur
Genéral) Pháp tại Đông Dương can thiệp phục chức cho cha (Nguyễn Sinh Huy)
đã bị Triều đình Huế bải chức vì đánh chết một can phạm hình sự trong khi say
rượu. Hai lá đơn của Nguyễn Tất Thành gởi Tổng Thống Pháp và Toàn Quyền
Pháp tại Đông Dương chứng tỏ ông ta khi sang Pháp chỉ chú trọng đến quyền lợi
của bản thân và gia đình thay vì ra đi tìm đường cứu nước như bộ máy tuyên
truyền cộng sản bịa đặt để đề cao lòng yêu nước của Hồ Chi Minh. Hai lá đơn nầy
đã được Hồ Chí Minh giấu kín trong thời gian dài lãnh đạo đảng CSVN.
Về nhân thân (personal data), giữa Nguyễn Tất Thành và Hồ Chí Minh có một sự
khác biệt rõ rệt: căn cứ theo hồ sơ của cơ quan an ninh Pháp tại Hà Nội và Paris,
Nguyễn Tất Thành là một người tầm thước với chiều cao 1.62 mét. Nhưng Hồ Chí
Minh là một người dong dõng cao ngang bằng Phạm văn Đồng và Mao Trạch
Đông. Chiều cao của Hồ Chí Minh ít nhứt là 1.70 mét. Không lẽ Nguyễn Tất
Thành về già trở thành Hồ Chí Minh lại cao hơn lúc còn trẻ?
Về sự qua đời của Nguyễn Tất Thành tại Hong Kong năm 1932 vì bịnh lao phổi
trầm trọng, bộ máy tuyên truyền cộng sản phủ nhận sự kiện nầy nhưng không giải
thích tại sao chính Hà Huy Tập, Tổng Bí thư thứ ba của đảng CSVN, lại báo cáo
với Đệ tam Quốc tế Cộng sản rằng Nguyễn Tất Thành đã bị thực dân Anh ám
sát trong nhà tù Hong Kong. Hơn nữa, báo cáo của Tổng Bí thư Hà Huy Tập về
cái chết của Nguyễn Tất Thành trong nhà tù Hong Kong đã được đăng tải trên
trang mạng điện tử của đảng CSVN đang sử dụng trong thế kỷ 21.
Về mặt y học, bịnh lao phổi vào thập niên 1930 không chữa trị được vì phương
Tây chưa phát minh thuốc Streptomycin. Đến năm 1943, Bác sĩ Albert Schatz
trong nhóm nghiên cứu y học của Hoa Kỳ do Bác sĩ Selman Abraham Waksman
điều khiển mới khám phá ra thuốc Streptomycin và đến năm 1946 thuốc trụ sinh
nầy mới được thí nghiệm trên lâm sàng để chữa bịnh lao phổi.
(Phạm Đình Hưng, Thay Ngôi Đổi Chủ, Hoa Kỳ, 2016)
Về chữ viết của Nguyễn Tất Thành và Hồ Chí Minh, một sự khác biệt rõ rệt đã
được phát hiện khi so chiếu đơn viết tay khá đẹp đề ngày 15-9- 1911 của Nguyễn
Tất Thành xin nhập học trường Thuộc Địa với bản Chúc thư viết tay rất thô thiễn
của Hồ Chí Minh. Nguyễn Tất Thành, một người Việt có học đến năm thứ nhứt
Trung học (enseignement primaire supérieur), không thể viết tiếng Việt sai sót
nhiều và sửa đổi quá nhiều như Hồ Chí Minh trong bản Chúc thư cần đến vài năm
mới hoàn tất.
2- Đối chiếu Hồ Chí Minh với Nguyễn Ái Quốc
Để nâng cao uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đảng CSVN xác nhận Hồ Chí Minh
là Nguyễn Ái Quốc. Nhưng Nguyễn Ái Quốc không phải là một con người thật
(human being) mà chỉ là bút hiệu (pen name) của Nhóm Ngũ Long ở Paris gồm có
Phó Bảng Phan Châu Trinh, Luật sư Tiến sĩ Luật Phan văn Trường, Kỹ sư Nguyễn
Thế Truyền, Cử nhân Luật Nguyễn An Ninh và Nguyễn Tất Thành. Trong Nhóm
Ngũ Long, người có trình độ Pháp văn cao nhứt là Luật sư Tiến sĩ Phan văn
Trường, người đã học và hoạt động rất lâu ở Pháp. Chính Luật sư Tiến sĩ Phan văn
Trường là người đã viết các bài báo tiếng Pháp của Nhóm Ngũ Long, dùng bút
hiệu Nguyễn Ái Quốc. Ở Paris, các cơ quan Cảnh sát Công an Pháp đều biết Luật
sư Phan văn Trường lấy bút hiệu Nguyễn Ái Quốc. Khi đến Paris tham gia Nhóm
Ngũ Long năm 1917, Nguyễn Tất Thành cư trú tại nhà của Luật sư Phan văn
Trường (6 Villa des Gobelins) và được vị Tiến sĩ Luật nầy dạy tiếng Pháp. Sử dụng
tiếng Pháp nhuần nhuyển với trình độ cao về luật pháp và chánh trị, Luật sư Phan
văn Trường đã viết bản Thỉnh nguyện (Pétition) 8 điểm đề nghị cải tổ chế độ thuộc
địa tại Việt Nam. Nguyễn Tất Thành chỉ là người chạy việc được giao cho nhiệm
vụ mang bản Thỉnh nguyện 8 điểm của Nguyển Ái Quốc, bút hiệu của Nhóm Ngũ
Long, đến Điện Versailles trình Hội Quốc Liên. Cũng chính Phan văn Trường đã
viết 2 trong 3 phần của quyển Le Procès de la Colonisation Francaise bằng tiếng
Pháp dưới bút hiệu Nguyễn Ái Quốc và Kỹ sư Nguyễn Thế Truyền đã viết 1 trong
3 phần của quyển sách nầy. Quyển Le Proces de la Colonisation Francaise đã xuất
bản tại Paris năm 1925. Lúc đó, Luật sư Phan văn Trường đã về Việt Nam từ 1923,
Nguyễn Tất Thành đang phục vụ Cộng sản quốc tế tại Quảng Châu từ 1924. Ở
Paris chỉ còn có Nguyễn Thế Truyền là người xuất bản quyển sách nầy. Sử dụng
thủ đoạn gian xảo, Nguyễn Tất Thành đã cưỡm đoạt công trình văn hóa của Phan
văn Trường và Nguyễn Thế Truyền bằng cách tự nhận ông ta là Nguyễn Ái Quốc
và đảng CSVN đã loại bỏ tên tác giả Nguyễn Thế Truyền ra khỏi quyển sách nầy
khi cho dịch ra tiếng Việt dưới tựa đề Bản Án Chế Độ Thực Dân Pháp tác giả là
Nguyễn Ái Quốc để xuất bản sau năm 1945. Ngoài việc tự nhận là Nguyễn Ái
Quốc và tác giả quyển Bản Án Chế Độ Thực Dân Pháp, Nguyễn Tất Thành còn
gian manh chiếm đoạt công lao sáng lập Tạp chí Le Paria (tiếng Pháp) và Việt
Nam Hồn (tiếng Việt) của Nguyễn Thế Truyền đứng chủ biên từ 1925. Trình độ
Pháp văn thấp kém của Nguyễn Tất Thành đã lộ rõ trong lá đơn ngày 15-9- 1911
xin nhập học trường Thuộc Địa của Pháp. Chính Nguyễn Tất Thành cũng thú nhận
đã học tiếng Pháp từ ông thầy Phan văn Trường khi đến Paris năm 1917.
(Huy Phong & Yến Anh, Unmasking Hồ Chí Minh, tựa tiếng Việt: Nhận Diện Hồ
Chí Minh)
3- Đối chiếu Hồ Chí Minh với Hồ Quang
Năm 2014, Trung Quốc chánh thức xác định: Chủ tịch Hồ Chí Minh của nước Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa là Thiếu tá Hồ Quang của Quân đội Nhân Dân Giải
Phóng Trung Quốc đã phục vụ trong Bát lộ quân ở Quảng Tây. Môt trang mạng
của Trung Quốc còn ghi rõ: Hồ Quang sinh năm 1901: 38 tuổi năm 1939. 1901

5

cũng là năm sinh của Hồ Tập Chương. Như vậy, năm 1945, Hồ Quang chỉ mới 44
tuổi mà đã được gọi là Cụ Hồ!
Trong tác phẩm “Ho Chi Minh: The Missing Years”, Sophie Judge cũng có ghi
một chi tiết đáng lưu ý về tuổi của Nguyễn Ái Quốc: Khi ghi danh học tại Viện
Quốc tế Lenin, Nguyễn Ái Quốc (?) khai y sanh năm 1903 thay vì 1890 (năm sanh
của Nguyễn Tất Thành). Sai biệt về năm sanh của Nguyễn Ái Quốc (?) rất lớn (13
năm).
(Sophie Judge, Ho Chi Minh: The Missing Years, Berkeley University Press Of
california, USA, 2002)
Cục Lưu Trử và Văn Khố của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cũng
đã đăng tải nguyên văn lời xác nhận của Trung Quốc : Chủ tịch Hồ Chí Minh của
nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là Thiếu tá Hồ Quang của Quân Đội Nhân Dân
Giải Phóng Trung Quốc.
4- Đối chiếu Hồ Chí Minh với Hồ Tập Chương
Theo Giáo sư Sử học Hồ Tuấn Hùng ở Đài Loan, tác giả quyển Hồ Chí Minh Sinh
Bình Khảo, tên thật của Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương, người dân tộc Hẹ
(Hakka) sanh năm 1901 tại Đài Loan. Giáo sư Hồ Tuấn Hùng là cháu trong gia tộc
của Hồ Tập Chương.
(Hồ Tuấn Hùng, Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo, Đài Bắc, 2014)
Ngoài sự khẳng định của Giáo sư Hồ Tuấn Hùng, người viết tiểu sử của Chủ tịch
Hồ Chí Minh là Ký giả Trần Đỉnh trong sách Đèn Cù cho biết đã nghe Chủ tịch Hồ
Chí Minh nói tiếng Hẹ rất lưu loát trong khi thăm viếng thành phố Móng Cáy ở
biên giới Việt-Hoa, nơi có nhiều cư dân gốc Hẹ. Trần Đỉnh còn nhận thấy Chủ tịch
Hồ Chí Minh rất quen thuộc với thành phố Móng Cáy mặc dầu mới đế đây lần đầu.
(Trần Đỉnh, Đèn Cù I & II, NXB Người Việt, California, 2014)
Cần ghi nhận một điều khác thường: sau khi Giáo sư Hồ Tuấn Hùng xuất bản năm
2014 tác phẩm nghiên cứu công phu “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo”, Đảng và
Nhà nước CSVN hoàn toàn giữ im lặng, không chánh thức phản biện kết luận của
tác giả.
Thay lời kết: Trước đại họa mất nước và mất dân tộc sẽ trở thảnh một hiện thực
đau buồn vào năm 2020, đồng bào trong nước phải nhanh chóng thức tỉnh, sáng
suốt nhận định và kịp thời hành động để cứu nước, cứu bản thân và con cháu. Kinh
nghiệm đau thương của 30 năm chiến tranh trong thế kỷ 20 là một bài học chua cay
cho nhiều thế hệ người Việt yêu nước, phần lớn đã phải lưu vong tại ngoại quốc.
Little Saigon, ngày 5-10- 2017
Thẩm phán Phạm Đình Hưng