Hậu Sự Cho CS Bắc Hàn

Vi Anh

Hậu Sự Cho CS Bắc Hàn

Nhiều dấu chỉ cho thấy Mỹ, TC đã, đang tính hậu sự cho CS Bắc Hàn.

Hôm 1 tháng 10, thông tấn xã Anh Reuters dẫn lời Tổng Thống Trump viết trên Twitter: “Tôi đã nói với Rex Tillerson, Ngoại trưởng tuyệt vời của chúng tôi, rằng ông ấy đang tốn thời gian khi tìm cách đàm phán với Gã Rocket Nhỏ bé”. Ông Trump còn viết thêm: “Hãy để dành năng lượng, Rex, chúng ta sẽ làm điều cần phải làm!”

Mỹ và TC không phải lo thuần hoá con ngựa con háu đá nữa, vì Kim Jong un không còn tồn tại bao lâu nữa. Y đã liên tục hăm doạ tấn công hoả tiễn, nguyên tử chống Mỹ. Tình hình càng ngày càng căng thẳng, đi đến chiến tranh. Một cuộc Chiến tranh Triều tiên thứ hai. Kỳ này so tương quan lực lượng CS Bắc Hàn khó tồn tại, sẽ mất tên trên bản đồ thế giới vì TC không tung quân đội tiếp viện cho CS Bắc Hàn. Triều tiên sẽ thống nhứt dưới bóng cờ của Hàn quốc, kinh tế mạnh, ngoại giao mạnh hơn CS Bắc Hàn lại có quân Mỹ và Mỹ phối hợp yểm trợ.

Trong trường hợp chiến tranh xảy ra, nhiều vấn đề TC và Mỹ phải bàn bạc giải quyết. Quân đội CS Bắc Hàn Hàn 1 triệu chánh qui, 2 triệu trừ bị, dân quân sẽ chạy qua TC. Những thiết bị và vũ khí hoả tiễn, nguyên tử của CS Bắc Hàn để lại ở Bắc Hàn. Quân đội Mỹ tiếp cho Nam Hàn áp sát biên giới TQ. Mỹ và TQ phải có kế hoạch phối hợp giải quyết sao cho Mỹ Trung có thể chấp nhận được. Chắc chắn Mỹ- Trung phải bàn bạc, tính toán trước, để giải quyết suông sẻ trong thời hậu chiến CS Bắc Hàn, thời mà CS Bắc Hàn không còn tên trên bản đồ chánh trị, quân sự trên bán đảo Triểu Tiên và trên thế giới nữa. Trong thời gian tiền chiến này nhứt định Mỹ Trung phải lo “hậu sự” cho CS Bắc Hàn.

Tin tức ghi nhận được từ chiến lược gia, hai bên Mỹ và TC đã bàn bạc hậu sự cho CS Bắc Hàn rồi. Thiết nghĩ cũng cần liệt kê một số thông tin, nghị luận của các chuyên gia Mỹ- Trung để rộng đường dư luận và nhận định.

Một, về phía TC, họ dự trù cách đối phó trước nguy cơ Bắc Triều Tiên suy tàn, sụp đổ vì chiến tranh với ngoại quốc hay với quân đội hay nhân dân Bắc Hàn tức nước bể bờ do Kim Jong un thống trị tàn bạo nhứt trong lịch sử Triều Tiên. Trước hết xin giới thiệu Báo Le Monde môt tờ bao lớn của Pháp với bài phân tích về «nguy cơ sụp đổ Bắc Triều Tiên nhìn từ Trung Quốc». Nhà báo Brice Pedroletti - thông tín viên của Le Monde tại Trung Quốc  gởi về bài: «Trung Quốc đặt câu hỏi về tương lai Bắc Triều Tiên». Rằng trên thực tế, trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và CS Bắc Hàn ngày càng leo thang này, nhiều nhà quan sát đồng ý với nhau ở một điểm, đó là TQ không thể không chuẩn bị « các kế hoạch khẩn cấp », trong trường hợp rối loạn xảy ra.


Môt số học giả Trung Quốc đã đề cập. Tiêu biểu như ông Giả Khánh Quốc (Jia Qingguo) – chủ nhiệm Khoa Quan hệ Quốc tế Đại Học Bắc Kinh phân tích. Trung Quốc sẽ phải (1)  thảo luận về việc kiểm soát hệ thống vũ khí nguyên tử của Bắc Triều Tiên, để tránh mọi nguy cơ lọt ra ngoài; (2) phải dự trù đưa quân sang bên kia biên giới, lập «các trại tiếp đón» tại chỗ, để ngăn chặn làn sóng người tị nạn từ Bắc Triều Tiên tràn sang; (3) trong trường hợp chế độ CS Bắc Hàn sụp đổ, phải có lực lượng lập lại trật tự», với quân đội Hàn Quốc hoặc lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc. Tiếp theo đó, cần dự trú «lập một chính phủ mới dưới sự bảo trợ của cộng đồng quốc tế», hoặc một «cuộc trưng cầu dân ý về tái thống nhất, được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn». Bài viết được công bố ngày 11/09/2017, trên trang mạng đại học Úc East Asia Forum.

Theo nhận định của học giả này trong nội bộ Đảng Nhà Nước TC cũng có hai khuynh hướng. Nhóm theo quan điểm «truyền thống» chủ trương tình bạn bất di bất dịch với CS Bắc Hàn, trong khi đó nhóm khác được gọi là «chiến lược gia» cổ vũ cho hợp tác với Hoa Kỳ, vì lợi ích Trung Quốc. Năm 2013, sau khi Bình Nhưỡng thử bom lần ba, một phó tổng biên tập tạp chí của Trường Đảng Bắc Kinh thậm chí còn kêu gọi «bỏ rơi Bắc Triều Tiên», và «chủ động tìm sáng kiến hậu thuẫn cho việc tái thống nhất Bắc Triều Tiên, dưới sự kiểm soát của Hàn Quốc».

Le Monde nhắc lại ý kiến của sử gia về chiến tranh Triều Tiên, ông Thẩm Chí Hoa (Shen Zhihua) người Trung Quốc, chỉ trích Bắc Kinh trừng phạt các công ty Hàn Quốc, vì Seoul triển khai hệ thống lá chắn tên lửa THAAD. Theo ông, hiệp ước đồng minh Trung – Triều hiện chỉ còn là «một tờ giấy lộn», Bắc Kinh không nên lẫn bạn với thù: «Bắc Triều Tiên đã trở thành một kẻ thù tiềm tàng, Hàn Quốc là một quốc gia bạn hữu».

Hai, còn phía Mỹ, chỉ huy quân đội Mỹ-Trung đã gặp gỡ tại biên giới Mỹ- Trung. Chuyên gia Mathieu Duchatel (Hội Đồng Quan Hệ Đoi Ngoại Châu Âu) cho biết TC đã «công khai thừa nhận đang chuẩn bị kế hoạch đối phó khẩn cấp cùng với Mỹ, điều đó cũng đồng nghĩa với việc khép cửa với đàm phán đa phương».

Giữa tháng 8/2017 vừa qua, tư lệnh quân đội Mỹ, tướng Joseph Dunford, đã được chính quyền Trung Quốc mời đến căn cứ quân sự Hải Thành (Haicheng), thành phố Thẩm Dương (Shenyang), tỉnh Liêu Ninh (Liaoning), trụ sở của lực lượng kiểm soát vùng biên giới với Bắc Triều Tiên. Ít có thông tin nào lọt ra về nội dung thực sự của các thảo luận, tuy nhiên, tướng Dunford tuyên bố với báo giới Mỹ là đã nói chuyện về đồng nhiệm Trung Quốc «về các gihttps://vietbao.com/p123a272956/hau-su-cho-cs-bac-hanải pháp quân sự trong trường hợp áp lực ngoại giao và kinh tế thất bại».

Một thỏa thuận đầu tiên đã được ký kết nhằm «tăng cường trao đổi thông tin về các hoạt động trên thực địa giữa hai quân đội Mỹ và Trung Quốc». Nhà nghiên cứu Michael Kovrig – phụ trách mảng Đông Bắc Á của viện tư vấn International Crisis Group, có trụ sở tại Bỉ - khẳng định chuyến công du nói trên «rất có ý nghĩa», bởi đây là «bước đi đầu tiên», cho phép tránh được các sai lầm trong tính toán trong trường hợp khủng hoảng bùng phát.
Ba, Mỹ Trung đã, đang bàn bạc về “hậu sự” tức chôn cất chế độ CS Bắc Hàn. (VA)

Nguồn:  https://vietbao.com/p123a272956/hau-su-cho-cs-bac-han