Nguyễn Quang
Lời
nói và nhân cách của một vị Tổng Thống
1- Tại Dinh Gia Long, nhân ngày Quốc Khánh 26-10-1963 đã có một không khí khác biệt. Sau những lời chúc từ của đại diện các cơ quan, đoàn thể, Tổng Thống Ngô Đình Diệm chỉ đáp từ rất vắn tắt, rồi đột nhiên, với một giọng cương quyết, nhấn mạnh từng chữ và tuyên bố:
“Tình thế biến chuyển, vận nước đổi thay ra sao, sử sách
sau này sẽ ghi rõ… Riêng về phần tôi, nếu tôi tiến, các ông hãy theo tôi, nếu tôi lùi các
ông cứ giết tôi. Nếu tôi chết các ông hãy theo gương tôi!”
Nói xong, Tổng Thống cáo từ, rồi rút lui. (Cao Văn Chiểu, nguyên Dân Biểu nền Đệ I VNCH kể lại )
2- “Tôi không phải là thần thánh, tôi chỉ là một người bình thường, tôi chỉ biết thức khuya, dậy sớm làm việc, một lòng hiến dâng đời tôi cho đất nước và dân tộc.”
Ngô Đình Diệm
3- Diễn văn buổi khánh thành đập Đồng Cam - Tuy Hòa 17-9-1955 :
“Nếu bọn Việt Cộng thắng, thì quốc-gia Việt Nam cũng sẽ
bị tiêu diệt và
sẽ biến thành một tỉnh nhỏ của Trung Hoa Cộng sản. Hơn nữa toàn dân sẽ phải sống mãi mãi dưới ách độc tài của một
bọn vong bản vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo."
Ngô Đình Diệm
4- Tinh thần của Tổng Thống Ngô Đình Diệm được thể hiện trong cuộc sống của Ngài như chúng ta đã từng thấy. Nhất là trên cương vị một lãnh tụ Ngài cương quyết không chấp nhận bốn yêu sách của chính quyền Hoa Kỳ qua Đại Sứ Henry Cabot Lodge bắn tiếng thăm dò như sau:
1.- TT Ngô Đình Diệm nhường hải cảng Cam Ranh cho Hoa Kỳ.
2.- TT Ngô Đình Diệm chấp thuận cho Hoa Kỳ đưa quân vào Nam Việt Nam
3.- TT Ngô Đình Diệm đặt Bộ Quốc Phòng VNCH dưới quyền chỉ huy của Quân Đội Hoa Kỳ.
4.- TT Ngô Đình Diệm phải đưa ông cố vấn Ngô Đình Nhu ra nước ngoài.
Sau khi anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị thảm sát, bốn đề nghị trên đã thực sự diễn ra tại miền Nam Việt Nam chúng ta mà ai ai, và ngay cả thế giới đều thấy rất rõ. Đó là câu trả lời chính xác nhất. Thế rồi vào những giờ phút rất nguy khốn cho tính mạng, Tổng Thống vẫn tỏ ra can đảm và bất khuất nói thẳng với Đại Sứ Hoa Kỳ Henry Cabot Lodge (có ông Frederick Flot đứng cạnh) đề nghị Tổng Thống ra đi.
Tổng Thống vẫn lớn tiếng với ông
Cabot Lodge rằng:
“Ông Đại Sứ có biết ngài đang nói chuyện với ai không? Tôi
xin ngài biết cho rằng, ngài đang nói chuyện với Tổng Thống của một nước độc
lập có chủ quyền. Tôi không bỏ dân tộc tôi. Tôi chỉ rời nước tôi, nếu đó là ý
muốn của toàn dân tôi. Tôi sẽ không ra đi theo lời yêu cầu của ông Đại Sứ và
của các tướng làm loạn. Chính phủ Hoa Kỳ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước
thế giới về vấn nạn khốn nạn này.” (Ông Cao Xuân Vỹ và vài sĩ quan tùy viên đứng gần
đó nghe rất rõ).
Xin trích lại mấy đoạn sau đây
về phía đối phương thuộc Cộng sản Bắc Việt đã nhận định:
1- Khi đuợc tin ông Diệm bị lật đổ, Hồ Chí Minh nói với ký giả cộng sản danh tiếng, Wilfrid Burchett:"Tôi không thể ngờ rằng tụi Mỹ ngu đến thế ".
2- Khi tướng Võ Nguyên Giáp và những đồng chí còn sống sót của ông gặp Ông McNamara ở Hà Nội tháng 11 năm 1995, họ nói rằng:"Chính sách Kennedy ở Việt Nam sai lầm hết chỗ nói. Ngô Đình Diệm là một người có tinh thần quốc gia, không khi nào ông chịu để cho người Mỹ dành quyền điều khiển chiến tranh, và sự người Mỹ dành quyền đã đưa người Mỹ đến thất bại đắt giá. Cho nên, kết quả của cuộc đảo chánh lật đổ ông Diệm năm 1963 là sự kết thúc sớm [sự hiện diện] Hoa Kỳ ở Việt Nam, một điều đáng làm cho người ta ngạc nhiên"
3- Và đài phát thanh Hà Nội nói: "Do sự lật đổ Ngô Đình Diệm và em ông là Ngô Đình Nhu, tụi đế quốc Mỹ đã tự mình hủy diệt những cơ sở chính trị mà họ đã mất biết bao nhiêu năm để xây dựng"
4-Về phía các lãnh tụ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam thì họ không ngờ là họ lại may mắn như thế. Nguyễn Hữu Thọ nói với báo Nhân Dân: "Sự lật đổ Diệm là một món quà mà Trời ban cho chúng tôi."
Và Phó Chủ Tịch Trần Nam Trung nói:"Tụi Mỹ quyết định đổi ngựa giữa dòng. Chúng sẽ không khi nào tìm được một người hữu hiệu hơn Diệm."
5- Bùi Kiến Thành, một chính khách
trẻ nhất thường xuyên ra vào Dinh Gia Long phát biểu: Khi Mỹ muốn
vào Việt Nam năm 1962 ông Diệm nói với người Mỹ rằng các ông nên nhớ trên đất
nước tôi trong 4 nghìn năm lịch sử không có một chế độ nào đi theo quân đội
nước ngoài mà có thể được nhân dân ủng hộ. Vì vậy ngày nào quân đội Mỹ đặt chân
lên đất nước này chúng tôi sẽ mất chính nghĩa, mà khi mất chính nghĩa thì các
ông không thể nào thắng được và chúng tôi cũng phải thua theo. Vì vậy ngày nào
quân Mỹ đổ bộ lên đất nước này thì kể như ngày đó chính nghĩa Việt Nam đã mất rồi,
chúng tôi không thể chấp nhận được.
Người Mỹ không chấp nhận cái
lý luận của ông Ngô Đình Diệm nên họ tìm cách lật đổ ông Diệm đi, đó là vấn đề
cốt lõi. (Ông Bùi Kiến Thành trả lời phỏng vấn với phóng viên Mạc Lâm, RFA ngày 29.10.2015, về
nguyên nhân Ông Diệm bị lật đổ).
6- Trong cuốn
hồi ký mang tên “In
Retrospect, the Tragedy and Lessons of Vietnam”, ông
McNamara cho biết những gì đã xẩy ra tại Tòa Bạch Ốc sau khi nghe tin Tổng Thống
Ngô Đình Diệm đã bị giết. “Khi Tổng
Thống Kennedy nhận được tin này, mặt ông tái xanh. Tôi chưa bao giờ thấy ông xúc động mạnh đến như thế. Sau này
Forrestal thuật lại rằng cái
chết của hai người “đã làm cho ông buồn bực về cả phương diện luân lý lẫn tôn
giáo... làm lung lay lòng tin tưởng... về những gì ông đã khuyến cáo liên quan
đến Nam Việt Nam.” Arthur
Schlesiger Jr. ghi nhận rằng Tổng
Thống “buồn thảm và bối rối”, tinh thần xem ra suy sụp chưa từng thấy từ sau vụ
thất bại ở Vịnh Con Heo.”
“Trong hồi ức, sự xúc động lớn nhất là chúng ta
phải đối phó với một khoảng trống chính trị hoàn toàn ở Nam Việt Nam và không
có căn bản nào để xúc tiến về bất cứ tiến trình nào phù hợp với các mục tiêu của
Hoa Kỳ.”
(Robert S. McNamara, In Retrospect, the Tragedy and Lessons
of Vietnam”, Vintage Books, New York 1996, tr. 83 –
85).
7. Trong hồi
ký The memoirs of Richard Nixon”, Tổng Thống Nixon kể lại rằng
khi đến Pakistan, đã gặp lại người bạn cũ là Tổng Tống Ayub Khan. Tổng Thống Tổng
Thống Khan đã nói một cách đau buồn về việc hạ sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm:
“Tôi không thể nói – lẽ ra các
ông đừng bao giờ ủng hộ ông Diệm ngay từ đầu. Nhưng các ông đã ủng hộ ông ta
trong một thời gian dài và mọi người ở Á Châu đều biết điều đó. Dù họ có tán
thành hay không tán thành điều đó, họ biết điều đó. Rồi đột nhiên các ông ngừng
ủng hộ ông ta – và ông Diệm đã bị giết.”
Ông ta lắc đầu và kết luận:
“Việc hạ sát ông Diệm có ba ý nghĩa đối với
các nhà lãnh đạo Á Châu: làm
một người bạn với Hoa Kỳ là nguy hiểm; trung lập phải trả cái giá của nó; và
đôi khi làm kẻ thù (của Hoa Kỳ) lại tốt hơn! Lòng tin cậy như một sợi chỉ mong manh và một
khi nó đã đứt, rất khó mà nối lại.”
(Richard Nixon, The memoirs of
Richard Nixon, Touchstone, New York 1990, tr. 256 – 257).
Lịch sử dù có là một sự lập
lại, nhưng “không ai tắm hai lần trên
cùng một dòng sông”. Heraclite.