Luật Sư Lâm Lễ Trinh
Hà Nội triều cống Bắc kinh
KHI ĐẢNG SỈ NHỤC QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
Hành động của Đảng Cộng sản Việt nam lén lút hiến đất và lãnh hải cho kẻ thù truyền kiếp Trung quốc là một sự bội phản trắng trợn dân tộc và đồng thời, một việc sỉ nhục nghiêm trọng đối với Quân đội Nhân Dân (QĐND). Qua ba cuộc chiến gian khổ, QĐND thu phục được sự kiêng nể của thế giới. Công luận đến nay vẫn thắc mắc: Lý do nào giúp CS phi nhân thành công hướng dẫn quân đội này đến chiến thắng chống Pháp (1954), Mỹ (1975) và Trung cộng (1979)? Một câu hỏi, nghìn cách đáp. Tuy nhiên, có một điều không thể trật là CS đã biết khai thác tận cùng lòng yêu nước sôi sục và mối hận nóng bỏng của người dân Việt đối với Đế quốc Thực dân. và kẻ láng giềng xâm lăng.
Trò phỉnh gạt của Hồ Chí Minh và Công ty lộ tẩy sau trên 50 năm đưa Việt nam vào quỷ đạo xã hội chủ nghĩa. Bị bịp đau nhất là lớp người mù quáng tin nơi chủ thuyết Các Mác. Tượng trưng cho thế hệ này, nhà văn Dương Thu Hương xác nhận: “Kẻ thù lớn nhất của dân hiện nay là cấp lãnh đạo Cộng sản.” Thi sĩ Bùi Minh Quốc tố nặng hơn, bằng hai câu thơ: “ Chúng đang nhậu từng cánh đồng dải núi, Từng mảng trời, ruột đất lòng khơi.”
Miền Nam thất thủ đã trên một phần tư thế kỷ. Một câu hỏi khác – khoắùc khoải, trong tình thế hiện tại – được đặt ra là đảng CSVN – càng ngày thêm suy thoái - còn nắm QĐND được bao lâu? QĐ sẽ phản ứng ra sao những ngày sắp đến khi quần chúng nổi dậy vì những sai lầm chồng chất, đối nội và đối ngoại, của Chính trị bộ? Để trả lời, tưởng nên nhận thức về mối liên hệ Đảng và Quân đội, trước và sau năm 1986, đánh dấu giai đoạn “Đổi Mới”.
A - Liên hệ Đảng-Quân đội trước 1986
Hồ Chí Minh thành lập đảng CS ngày 3.2.1930 để đưa Việt Nam vào tròng của Đệ tam Quốc tế . Chủ nghĩa Mác Lê, pha trộn với duy ý chí giáo điều của trùm Staline và phong kiến quan lại của Mao Trạch Đông, đã mau chóng thành lẽ sống của con người cộng sản Việt. Thời kỳ này, chủ trương chống ngoại xâm mê hoặc dân Miền Bắc. Từ 1965 cho đến ngày Hồ qua đời vào tháng chín 1969, cặp bài trùng Lê Duẫn (Tổng bí thơ đảng) và Lê Đức Thọ (Trưởng ban tổ chức trung ương) lấn át ra mặït Bộ trưởng Quốc phòng Võ Nguyên Giáp, người hùng Điện Biên Phủ. Chẳng những thế, sau 1975, Lê Duẫn còn công khai đã kích đường lối lãnh đạo của Hồ và chê bai Giáp “nhát như thỏ đế, vừa đánh, vừa run.” Lời này được Bùi Tín ghi trong hồi ký “Hoa Xuyên Tuyết.”
Tùy nhu cầu giai đoạn, CSVN thay đổi sự lệ thuộc của Đất Nước đối với Nga sô và Tàu cộng về chính trị, kinh tế và quân sự. Năm 1954-1956, Tổng bí thơ Trường Chinh nhắm mắt tuân lệnh Bắc kinh thi hành Cải cách Ruộng đất. Qua năm 1985, trong nhiệm kỳ hai, Trường Chinh ngoan ngoản thực hiện “Đổi Mới” theo chỉ thị của Gorbatchev. Sau Chinh, Tổng bí thơ Lê Duẫn ủng hộ Bắc kinh năm 1960 để rồi từ 1977 đến 1983, y khẳng định không ngượng mồm: “Trung cộng là địch thủ của ta hằng trăm năm nửa!”. Năm 1987, Tổng bí thơ Nguyễn Văn Linh cổ xúy Đổi Mới và hô hào văn nghệ sĩ “nói thẳng, nói thực, nói hết.” Giữa năm 1994, Linh thản nhiên truy nả Nguyễn Hộ và các đồng chí trong Câu lạc bộ Kháng chiến.
Trong hàng ngũ QĐND, đã xãy ra nhiều vụ khai trừ bè phái. Chỉ cần kể qua ở nơi đây bốn vụ lớn:
1) Vụ án xét lại, từ 1964 đến 1966, để hạ uy tín của Võ Nguyên Giáp bị nghi theo khuynh hướng Krutchev.
2) Vụ giải tán Mặt trận Giải phóng Miền Nam bù nhìn của Trần Văn Trà, Huỳnh Tấn Phát và nội bọn, sau tháng 4.1975.
3) Vụ đàn áp nhóm Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng và Hồ Hiếu là những người sáng lập Câu lạc bộ Kháng chiến năm 1987 và
4) Vụ Mini nổi loạn trong QĐND năm 1986 âm mưu đưa Giáp vào chức Thủ tướng. Sau vụ này, Giáp bị loại ra khỏi Ban Chấùp hành Trung ương Đảng. Một số tướùng em út của Giáp cùng với lối 1000 sĩ quan hoặc bị bức tử, hoặc về hưu non.
B – Liên hệ Đảng-Quân đội sau 1986.
Năm 1985, Việt Nam có 1.600.000 quân tại ngũ và 600.000 cán bộ an ninh. Vì ngân quỷ kiệt quệ, Chính phủ giải ngũ 700.000. Sau khi Cộng sản Đông Âu sụp đổ năm 1989, vì các nguồn viện trợ giãm sút nguy kịch, chính quyền Hànội xoay qua kế hoạch trao cho 70.000 lính chính quy – tức 12% tổng quân số hiện dịch - khai thác trên 300 xí nghiệp. từ ngành xây cất khách sạn đến may cắt quần áo, ngân hàng, du lịch, vũ trường, xuất cảng..v..v..với độc quyền kinh doanh. Phần lớn bất động sản trong nước do Quân đội làm chủ. Hằng năm, Bộ Quốc phòng thu vào 150 tỷ đồng bạc thuế.
Ngoại xâm không còn nửa. Chủ thuyết Mác Lê trên đà khánh tận vì không kiến thiết nổi hòa bình và đã mất hết hấp lực, mặc dù được gắn thêm cái đuôi “tư tưởng Hồ Chí Minh”. Thiếu tay lãnh đạo, Trung ương Đảng trở thành một mafia liên kết bởi quyền lợi phe nhóm, với chủ trương vơ vét để chuẩn bị thoát thân. Tham nhũng, buôn lậu, chuyển ngân, xuất ngoại làm áp phe, tạo mãi nhà đất ở nước ngoài ……..
Nhiều nhân vật như Thủ tướng Phạm Văn Đồng (khi còn sống), Ủy viên Bộ Chính trị Vũ Oánh, Chủ tịch Ủy ban Bài trừ tham nhũng Nguyễn Trọng Xuyến, (cố) Nguyễn Văn Linh và ngay cả Lê Khả Phiêu (lúc còn tại chức), đã dóng tiếng báo động. Tuy nhiên, tình trạng không cải thiện. Từ Đại hội 6 đến Đại hội 7, một lô tướng mệnh danh “ Tướng thông suốt”, bảo thủ và kém khã năng, được chuyển từ địa phương về trung ương để kết bè cai trị như Lê Đức Anh, Bùi Thiện Ngộ, Nguyễn Quyết, Đào Đình Luyện, Lê Khả Phiêu……….. ..
Thực tế cho thấy căn bệnh của VN phát sinh từ sự bất lực của CS thực thi dân chủ và thích nghi với đường lối kinh tế tự do. Quyết định khai trừ tướng Trần Độ, 58 tuổi đảng, cựu Phó Chủ tịch Quốc hội, từng giữ những chức vụ chính trị và văn hóa hệ trọng, gây bất mãn cho một số sĩ quan và trí thức trong nước. Tiếp theo việc hạ bệ Võ Nguyên Giáp, sự về vườn của Lê Đức Anh, tình trạng “biệt tích” của Văn Tiến Dũng và cái chết vì bệnh của Đoàn Khuê, các chức then chốt trong Quân đội lọt vào tay lớp tướng trẻ, non tuổi đảng, thiếu viễn kiến và kém khả năng như Phạm Văn Trà, Phạm Thanh Ngân, Lê Văn Dũng……….. Riêng về Lê Khả Phiêu, Tổng bí thơ năm 1997 và văng chức sau một nhiệm kỳ, y chính thức gia nhập Đảng chỉ từ 1986.
Bên cạnh tân giai cấp “tư bản đỏ”, hủ hóa và hưởng thụ phè phởn, trên một triệu lính giải ngũ, thương phế binh và cô nhi. quả phụ sống đói rách. Chính phủ cũng không hề nhắc tới số mạng của trên 300.000 quân biệt tích và đến nay, dân chúng vẫn xầm xì về số phận chiến lợi phẩm trị giá trên 6 tỷ mỹ kim tịch thu tại Miền Nam sau 1975.
Kỷ luật trong Quân đội suy yếu trầm trọng. tỷ lệ đào ngũ không ngớt gia tăng. Tình trạng ganh ăn giữa Công an và Quân đội gây nhiều pha đổ máu. Lý thuyết Mác Lê và tư tưởng của Hồ không còn là chất keo gắn liền Đảng, Quân đội và Nhân Dân.
Sự im lặng trong QĐND báo hiệu cơn giông tố sắp đến ?
Đến nay, các tướng già (như Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng – ít nữa cho dến lúc Dũng qua đời ngày 10 tháng 3 vừa qua, sau khi xì-căn-đan biên giới bùng nổ) cũng như lớp sĩ quan trẻ trong QĐND vẫn câm miệng hến trước sự phẫn nộ của quần chúng, trong và ngoài xứ, đối với hai Hiệp ước ngày 30.12.1999 và 25.12.2000 thầm lặng hiến dâng đất đai và vùng biển cho Trung quốc. Thái độ thụ động này gây ngạc nhiên (và thất vọng) không ít vì trong cuộc đấu tranh dành độc lập và thống nhất cho xứ sở, QĐND vẫn luôn luôn tự hào là những “hậu duệ” không hổ thẹn của các tiền nhân anh dũng từng xả thân dành từng tấc đất cho tổ quốc, những Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Phạm Ngũ Lão, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo và Quang Trung.
Mọi người, dù sao, nghĩ rằng những thành phần thành thực yêu nước, có lý tưởng, trong sạch và cấp tiến trong QĐND không thể dửng dưng trước nguy cơ Đất nước càng ngày thêm lệ thuộc Trung quốc, một quốc gia luôn luôn lăm le nuốt trửng chúng ta như lịch sử nhiều nghìn năm đã chứng minh quá rỏ. Bên cạnh mối đe dọa thường xuyên sát nách đó, họ không thể không nhận thấy - bất luận kẻ đui hay điếc nào ở Việt Nam ngày nay cũng có thể làm nhân chứng! - sự bất lực của nhóm chóp bu lãnh đạo Cộng sản. Từ trên nửa thế kỷ, giai cấp lãnh tụ thoái hóa này cản trở sự phát triển dân tộc vì “chính sách tự kiểm, sửa sai” của họ - thường được bộ máy tuyên truyền Nhà nướcï huênh hoang đề cao – càng sửa lại càng sai. Chế độ CSVN là một chế dộ vô thần, vô pháp, chà đạp nhân quyền và dân quyền, một chế độ cai trị bằng khủng bố: khủng bố tôn giáo, khủng bố dân thiểu số, khủng bố đối lập. Ngày nào điều 4 của Hiến pháp 1992 còn giữ nguyên thì CS vẫn nắm độc quyền. Độc quyền yêu nước, độc quyền kháng chiến, độc quyền buôn quan bán tước, kể luôn độc quyền bán nước. Hồ sơ thành quả vấy máu của Đảng đã khá dầy: Cải cách Ruộng đất, Nhân Văn Giai phẩm, Tết Mậu thân, Quốc hữu hóa Kinh tế. Biết bao dân lành bị hy sinh oan uổng.
Giọt nước cuối cùng làm tràn ly thuốc đắng là gần đây, CSVN bội phản tiền nhân, dân tộc và lịch sử bằng hai Hiệp ước nói trên, ký với Trung quốc để cũng cố dịa vị. Vì mất cái thế nhân dân trong nước, mất nội lực, nên CSVN phải thầm lén cầu cạnh sự hổ trợ từ bên ngoài. Vì lương tâm không ổn nên CSVN mới dấu nhẹm đến nay nội dung của Hiệp ước. Vì biết trước sẽ bị quần chúng chống đối, họ không dám tổ chức trưng cầu dân ý. Vì sợ bị chỉ trích trong nội bộ nên họ mới sắp xếp để một thiểu số thân tín, trong Chính trị bộ và trong Quốc hội, thương thuyết và phê chuẩn Hiệp ước ngày 30.12.1999.
Mất đất vì chiến tranh là chuyện thường xãy ra trên thế giới. Ngay trong nhiều trường hợp, (thí dụ đảo Kouriles của Nhựt bị Nga chiếm sau Đệ nhị thế chiến), sự tranh chấp vẫn kéo dài theo đường lối thương thảo ngoại giao. Nhường đất cho địch trong thời bình, không có sự đền bù tương xứng, là trường hợp hi hữu, chưa từng thấy. VN cộng sản đang hiến cho thế giới một tiền lệ bỉ ổi, đáng hổ thẹn!
Vai trò quyết định của QĐND trong tương lai
QĐND không thể mãi tránh lên tiếng trong vụ Chính trị bộ cắt đất và biển dâng cho Bắc kinh. Im lặng là đồng lỏa với chính phạm bội phản, là trái với truyền thống hào hùng của Quân đội luôn luôn hảnh diện với danh xưng ø “thành đồng bảo vệ Tổ quốc”. Quân đội không thể để cho Đảng bôi bẩn danh dự. QĐND cần chứng minh dứt khoát rằng Quân đội là của Dân, của Nước chớ không phải của Đảng.
Cấp thời, Quân đội có trách vụ thúc dục Đảng phải gấp công bố nội dung của mọi văn kiện về việc thương thuyết chủ quyền lãnh thổ, điều tra và nghiêm trị trước pháp luật những kẻ chủ mưu ký các Hiệp ước bất bình đẳng, ngưng tức khắc việc cấm mốc biên giới Hoa-Việt, ngăn Quốc hội phê chuẩn tất cả các Hiệp ước chưa trưng cầu ý dân và đặc biệt, tìm biện pháp chấm dứt độc quyền lãnh đạo của CSVN.
Tiếp theo cuộc biểu dương Thiên An Môn ở Bắc kinh, là những vụ xuống đường của nông dân tại Thái Bình, Đồng Nai, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thanh hóa và Bắc Ninh. Chính quyền Hànội hoảng hốt. Tại Việt Nam, dân đã bớt sợ. Hay đúng hơn, nổi sợ hải đang chuyển phía: Từ Dân qua giới cầm quyền. Nhà nước đàn áp liên miên tôn giáo, đối kháng, báo chí và đồng thời, kêu gọi khẩn thiết các cấp cán bộ đề phòng “diển biến hòa bình” và “văn hóa đồi trụy”.
Chính trị bộ ngày đêm theo dõi những đợt sóng ngầm trong Quân đội. Tháng 11. 1995, tạp chí Quốc Phòng đăng bài “Cuộc chiến hòa bình” của Trần Mô. Tác giả viết, không úp mở: “Chúng tôi kết luận rằng không có một nước nào có thể trực tiếp lật đổ chủ nghĩa Cộng sản ở Việt Nam. Chỉ có người cộng sản mới có thể lật đổ người cộng sản”. Trần Mô có lý nếu y muốn nói CS phản tỉnh, giác ngộ và sám hối, sẽ lật đổ CS ngoan cố vì họ bị phản bội trắng trợn.
Khẩu hiệu “Yêu Nước là yêu Xã hội chủ nghĩa” nay đã trở thành vô nghĩa. CS hiện bí lối. Tiến hay lùi thì vẫn chết! Thảm trạng là đất nước – vì chúng – cũng rơi vào bế tắc. Đất nước không thể ngóc đầu ngày nào còn Xã hội chủ nghĩa. Sở dỉ CS còn sống cầm hơi là vì cánh cổ võ cho dân chủ chưa đấu tranh đúng mức, quá rời rạc , thiếu lãnh đạo và quá vọng ngoại. Mặt khác, cũng vì QĐND chưa ý thức được chân sứ mạng của mình.
********
Sớm muộïn gì chính sách của Hànội cũng sẽ làm cho tức nước vỡ bờ. Phong trào đòi dân chủ, tự do sẽ kết hợp. Hình thức đấu tranh ôn hòa chuyển dần qua bạo động. QĐND sẽ phản ứng ra sao nếu được Đảng triệu tâp để tái lập trật tự? Bắt tay với Đảng ư – trong tư thế đồng lỏa – để tàn sát nhân dân? Hay noi gương Roumanie thời Ceaucescu và Liên Sô thời Gorbatchev- Yeltsin, để ngã về phía đại chúng tượng trưng cho chính nghĩa? Các tướng CS bảo thủ không chắc điều khiển nổi Quân đội trong giờ phút của sự thật. Khí thế vũ bảo của quần chúng sẽ lôi cuốn Quân đội vào cách mạng. Không còn ai u mê sống chết cho một nhóm mafia ăn hại.
Hoàn cảnh diễn biến có thể đẩy Quân đội vào vai trò trọng tài giữa Dân và Đảng để tránh nội chiến. Lúc đó, dưới áp lực của cơn sốt đấu tranh, cấp chỉ huy giác ngộ sẽ cố gắng hòa giải, theo đường hướng cải cách. Trách vụ của Quân đội trong một nước không phải chỉ bảo vệ lãnh thổ quốc gia mà còn che chở đất nước chống độc tài. Lật đổ chuyên chế là trách vụ ưu tiên vì đó là điều kiện tất yếu để phát triển. Sức mạnh của dân tộc không dựa vào nhân số mà vào ý chí quật khởi để tiến tới.
Quân đội là tinh hoa và hy vọng của đất nước. Quân đội không thể vì Đảng mà phản Dân. Vì có Dân mới có Đảng. Phải đặt Đảng sau Dân. Dân tộc trường cửu trong khi đảng phái và chế độ chỉ lót đường cho Lịch sử.
Bởi thế, để cứu nước, QĐND không có quyền bỏ qua cơ hôi này. Muốn xứng đáng với danh xưng “Quân đội Nhân dân”, Quân đội phải là một quân đội bởi dân, của dân và vì dân. Dân Việt nam. Không Cộng sản. Không ngoại lai.
Quân Đội Nhân Dân không còn một sự chọn lựa nào khác.
LÂM LỄ TRINH
Thủy Hoa Trang
Californie