Nguyễn Quang
Jane Fonda và phản chiến
Mỹ
Jane
Fonda ngồi trên xe tăng phòng không của Bắc Việt và hát
bài ca phản chiến vào tháng 7 năm 1972. Mặc bộ đồ bà
ba đen, bà nói đã đến Hà nội để “khuyến
khích”
quân đội Cộng sản, nhưng hiện nay bà công nhận chuyến
đi này là một “sự
phản bội”
Người Mỹ phản chiến ở
cách xa Việt Nam nửa vòng trái đất, phần đông chưa đặt
chân tới Việt Nam, chưa có hiểu biết gì về văn hóa và
lịch sử Việt Nam. Khi cuộc chiến đến hồi leo thang,
với sự hiện diện của trên năm trăm ngàn lính Mỹ trên
chiến trường VN. Tin tức hàng ngày trên hệ thống truyền
thông loan tải những trận đánh ác liệt với con số tử
vong lính Mỹ ngày một tăng cao, nhiều người xúc động
trước sự chết oan, trong đó có con em họ, họ tham gia
vào hàng ngũ phản chiến .
Jane Fonda còn được các
cựu quân nhân Hoa Kỳ gọi là Jane Fonda-Jane Hanoi, và Hanoi
Jane, một nhân vật mà khi nói đến chiến tranh VN không
thể không nhắc đến. Tấm ảnh chụp tại Hà Nội tháng
7-1972 cho thấy Jane Fonda ngồi bên súng phòng không, đội
nón sắt, tay cầm càng súng như thể đang bắn máy bay Mỹ,
được truyền thông phổ biến và ghi chú.
Jane ân hận vì sự cố
tấm ảnh này tự nó đã tố cáo cô là kẻ phản quốc,
Jane cố tình ngăn chặn, nhưng không kịp. Ảnh đã được
phổ biến rộng rãi qua truyền thông quốc tế.
Nhiều Sĩ Quan Phi công tù
binh Mỹ là nạn nhân chiến tranh của Jane Fonda.
-
Trung Tá Jerry Driscoll, một phi công F-4E đã khạc nhổ vào Jane Fonda tại Hỏa Lò Hà Nội, đã bị công an đánh bằng dùi cui và gậy gỗ một cách điên cuồng.
-
Cũng tại Hỏa Lò, có một lần Jane Fonda đã trao cho viên trưởng trại hết những mẩu giấy (các tù binh ghi tên và số an sinh xã hội) nhắn cho gia đình biết là còn sống, lén lút nhờ Jane đưa về Mỹ. Vì việc này, có ba trong số bốn phi công tù nhân bị đánh chết. Đại tá Larry Carrigan (6 năm ở Hỏa Lò) là người thứ tư xuýt chết, nhưng ông đã sống sót, nhờ đó hành động của Jane Fonda đã được đưa ra ánh sáng. Đây là việc làm vô cùng tội ác mà chỉ những ai đã từng ở tù cộng sản mới hiều được nếu chuyện thư tín gởi lén lút bị bại lộ,
Sau 30-4-1975, nhiều người
Mỹ phản chiến đã thật lòng hối lỗi, đã nhìn nhận
sai lầm, nhưng Jane Fonda tuyệt nhiên không. Không bao giờ
Jane bày tỏ sự hối tiếc về hành động phản bội của
mình.
Mãi tới tháng 1/2015,
trong một buổi nói chuyện của Jane tại Trung tâm Nghệ
Thuật “The Weinberg Center for the Arts”, ở tiểu bang
Maryland vào ngày thứ bảy, 17 tháng 1, kéo theo nhiều đám
đông phản đối, trong số đó có 50 cựu chiến binh.
Nhiều người phản đối
mang theo bản copy những tấm hình Jane, ngồi trên chiếc
xe bắn máy bay, chụp tại Hà Nội năm 1972 với dòng chữ:
“Forgive? Maybe. Forget? Never.” (Tha Thứ? Có thể. Quên?
Không bao giờ).
Tại buổi nói chuyện
này, để trả lời những câu chất vấn của cử tọa,
Jane – người nữ minh tinh đoạt giải Oscar, nay 77 tuổi,
đã gọi “tấm ảnh nổi tiếng của bà ở Việt Nam là
một lỗi lầm lớn (a huge mistake). Jane bày tỏ sự hối
hận. Bà nói: “Bất cứ lúc nào có thể được, tôi sẽ
thử ngồi xuống với các cựu chiến binh và nói chuyện
với họ, bởi vì tôi hiểu điều đó đã làm tôi buồn.
Nó làm tôi đau đớn và tôi sẽ mang xuống tận đáy mồ
Jane nói thêm: “Tôi
đã làm nên một lỗi lầm lớn, rất lớn, khiến nhiều
người nghĩ là tôi chống lại những người chiến binh
Mỹ”.
Tờ The Frederick News-Post
tường thuật phần đông những người đến phản đối
là các cựu chiến binh. Tập họp ngoài hí viện, nơi
Fonda có buổi nói chuyện trong hai giờ Họ la ó: Tha Thứ?
Có Thể. Quên? Không bao giờ.
Đây không phải là lần
đầu tiên người nữ tài tử này nói về sự nổi tiếng
của bà là “một kẻ phản quốc”. Năm 2011, bà đã
viết cho trang blog Huffpost, hy vọng sẽ nói lên “sự
thật” về câu chuyện của bà. Jane viết: “Sự
dối trá này đã luân lưu trong gần 40 năm, tiếp tục mở
lại vết thương của cuộc chiến tranh Việt Nam và gây
nên sự đau đớn của các gia đình người Mỹ từng phục
vụ cuộc chiến. Sự dối trá làm sai lạc sự thật về
việc tại sao tôi đến miền Bắc Việt Nam và họ kéo
dài huyền thoại chống chiến tranh có nghĩa là chống lại
người lính.”
Rồi vào năm 2013, lần
xuất hiện trong chương trình “Oprah’s Master Class,”
Jane cũng gọi tấm ảnh kia là “Một
lỗi lầm không thể tha thứ”.
Hình như Jane Fonda bị ám
ảnh bởi điều mà nhiều người cho là bà ta đã phản
bội những người chiến binh Mỹ. Theo tờ Frederick
News-Post, Jane đã
không hề lấy làm ân hận thời gian bà đến Việt Nam,
cuối cùng bà vẫn cho chuyến đi của bà là một kinh
nghiệm không thể tưởng tượng được.
(SN lược dịch theo The
Huffington Post,
01/19/2015: “Jane Fonda Draws Veteran Protesters In Maryland, Says
Vietnam Photo Was A ‘Huge Mistake’
***
Nữ ca sĩ Joan Baez
Một ca sĩ phản chiến
người Mỹ Joan
Baez, đã hồi
tâm sớm hơn và chuộc lỗi bằng hành động dấn thân
đến tận các trại thuyền nhân tỵ nạn để tìm hiểu
tại sao VN “hòa bình” rồi mà hàng hàng lớp lớp người
vẫn quyết tâm bỏ nước ra đi? Bà đích thân đi “điều
tra”, tìm hiểu sự thật từ các trại tị nạn tại
Thái Lan, Phi Luật Tân, Mã Lai, và Indonesia …
Qua sự thu thập được
những chứng cứ từ thuyền nhân qua các trại tỵ nạn,
Ca sĩ Joan Baez ôm hết chồng hồ sơ từ các trại tị nạn
về Hoa Thịnh Đốn, bắt tay vào những việc làm thiết
thực, cụ thể:
I./ Kêu gọi những người
trong hàng ngũ phản chiến cũ cùng ký tên vào một thư
ngỏ “Open Letter to the Socialist Republic of Vietnam” gởi
nhà cầm quyền CSVN. Thư ngỏ đó có được 78 chữ ký
của những nhân vật phản chiến nổi danh, và đã đăng
trên tờ The New York Times số ra ngày 1/5/1979.
II./ Khiếu nại với Tổng
thống Mỹ lúc ấy là Jimmy Carter, rồi kéo Đệ nhất phu
nhân đi Thái Lan thăm người vượt biển. Bà cùng nhiều
đoàn thể khác nữa kêu gọi T.T. Jimmy Carter phải nhận
người tị nạn Đông Dương cho vào Mỹ.
Cách đây 4 năm, Hoa Kỳ
đã chấm dứt 20 năm hiện diện ở Việt Nam. Một dịp
kỷ niệm đúng ra là nguyên nhân để đón mừng, nhưng
thay vào đó, lại là lúc để đau buồn.
Với một thảm họa
thật mỉa mai, sự tàn ác, bạo lực và đàn áp do các
thế lực nước ngoài áp đặt lên đất nước quý vị
trong hơn một thế kỷ qua, đang tiếp tục ngày hôm nay
dưới chế độ hiện thời. Hàng ngàn người Việt Nam vô
tội, nhiều người mà “tội” của họ chỉ là các vấn
đề thuộc lương tâm, hiện đang bị bắt giữ, tạm giam
và tra tấn trong tù hoặc các trại cải tạo.
Thay vì mang lại hy
vọng và hoà giải cho đất nước Việt Nam bị chiến
tranh tàn phá, thì nhà nước của quý vị lại tạo ra một
cơn ác mộng đau đớn và che khuất đi những tiến bộ
quan trọng đã đạt được trong nhiều phạm vi của xã
hội Viêt Nam. Nhà nước quý vị đã tuyên bố vào tháng
2/1977 rằng có khoảng 50 ngàn người đang bị giam giữ
lúc đó. Nhiều ký giả, các nhà quan sát độc lập và
người tỵ nạn ước lượng rằng con số tù nhân chính
trị hiện thời khoảng giữa 150 ngàn và 200 ngàn người.
Con số chính xác có
là gì đi nữa, thì sự thật đang tạo thành một bức
tranh đen tối. Nhiều tin tức được xác nhận đang xuất
hiện trên báo chí thế giới, từ báo Le Monde và The
Observer đến Washington Post và Newsweek. Chúng tôi đã nghe
nhiều câu chuyện của những người đến từ Việt Nam –
công nhân và nông dân, các nữ tu Công giáo và tu sĩ Phật
giáo, các thuyền nhân, văn nghệ sĩ và các nhà chuyên môn
cũng như những người đã từng chiến đấu bên cạnh
Mặt trân giải phóng.
-
Các nhà tù đang tràn ngập với hàng ngàn đến hàng chục ngàn “tù nhân”.
-
Nhiều người bị mất tích và không tìm được tông tích.
-
Nhiều người bị đưa đến các trại cải tạo, cho ăn bằng những khẩu phần gạo chết đói, buộc phải ngồi với cổ tay và cổ chân bị trói chặt, đến ngạt thở trong các thùng connex.
-
Nhiều người bị dùng như những vật dò tìm bom mìn, dọn các bãi mìn bằng tay chân trần trụi.
Đối với nhiều
người, sống là địa ngục và cái chết là điều mong
ước. Nhiều nạn nhân là đàn ông, phụ nữ và trẻ em
đã từng ủng hộ và chiến đấu cho mục tiêu thống
nhất đất nước và quyền dân tộc tự quyết, họ là
những người vì hòa bình, thành viên của các tổ chức
tôn giáo hoặc vì các nền tảng đạo đức triết lý đã
chống đối lại các chính sách độc đoán của chế độ
Thiệu Kỳ; họ là các văn nghệ sĩ và trí thức quyết
tâm được tự do sáng tạo bị hất hủi bởi các chính
sách độc tài của nhà nước quý vị.
Yêu cầu của Tổ chức
Ân xá Quốc tế và nhiều tổ chức khác để được tự
tìm hiểu tình trạng lao tù vẫn chưa được đáp ứng.
Các gia đình muốn biết tin tức về vợ chồng, con cái
họ đều bị thờ ơ…
Chính một quyết tâm
bền bỉ về các nguyên tắc cơ bản của nhân cách, tự
do và quyền tự quyết đã là động cơ thúc đẩy rất
nhiều người Mỹ phản đối chính quyền miền Nam và sự
tham dự của đất nước chúng tôi vào cuộc chiến. Cũng
chính vì một quyết tâm tương tự bắt buộc chúng tôi
phải lên tiếng phản đối sự bất chấp đến tàn bạo
về nhân quyền của quý vị.
Chúng tôi kêu gọi quý
vị hãy chấm dứt ngay việc bỏ tù và tra tấn – cho
phép một nhóm quốc tế gồm các nhà quan sát trung lập
được đến để thanh tra các nhà tù và trung tâm cải
tạo của quý vị.
Chúng tôi khuyến cáo
quý vị nên tuân theo các nguyên tắc của Bản Tuyên ngôn
Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về Quyền
Dân sự và Chính trị mà đất nước quý vị là một
thành viên của Liên Hiệp Quốc, đã cam kết phải thi
hành.
Chúng tôi khuyến cáo
quý vị nên xác định lại cam kết mà quý vị đã tuyên
bố về các nguyên tắc về tự do và phẩm cách con người…
để thiết lập một nền hoà bình thật sự tại Việt
Nam
Ký tên
Joan Baez
Joan Baez
***