CHƯA THẤY QUAN TÀI CHƯA ĐỔ LỆ
Nguyễn Quang Hồng Nhân
Nguyễn Quang Hồng Nhân
Cuộc Cải
Cách Ruộng Đất ở miền Băc như trời long đất lỡ, giết hại 5,68% địa chủ trong
dân số địa phương là cao hơn rất nhiều so với thực tế. Tổng số người bị quy là
địa chủ trong Cải cách ruộng đất đã được thống kê là 172.008 người; trong đó số
người bị quy sai là 123.266 người, chiếm tỷ lệ 71,66%. Những sai lầm này đã
được đề cập đến trong bài phát biểu tháng 10 năm 1956 tại Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của giáo sư, luật sư Nguyễn Mạnh Tường, ông kết luận nhiều nông dân là trung
nông nhưng đã bị kết án oan sai bởi những "tòa án nhân dân đặc biệt"
ở địa phương.
Những tòa án này toàn là do nông dân địa phương tự lập ra, họ có
trình độ thấp nên thường kết án chiều theo tâm lý căm giận địa chủ của số đông
người dân khi đó chứ không tuân theo pháp luật, dẫn tới vi phạm các nguyên tắc
về điều tra và kết án.Lúc bấy giờ có một cậu bé khoảng 15 tuổi, con nhà địa chủ, trốn lên nhà bà con ở thành phố. Người bà con này có một cô con gái, cũng trạc tuổi 15-16. Cô nghe nói cậu ta là con nhà địa chủ thì lòng căm thù địa chủ bóc lột dâng cao. Cô lớn tiếng kết tội cậu kia là đồ bóc lột, đồ phản động ! Không biết cậu bé kia tính sao? Không lẻ lì lợm mà ở ? Không lẽ bỏ mà đi! Đi đâu ?
Sau khi đã diệt địa chủ, bắt nông dân làm nông nô trong các Hợp tác xã, Cộng sản mới thò bàn tay sắt bóp cổ thành thị. Họ tìm mọi cách để đuổi dân thành phố đi kinh tế mới để họ lấy nhà chia cho cán bộ. Cộng sản thì nhiều, nhà thì ít. Họ đánh thuế nhàrất cao. Ai không trả nổi tiền nhà thì bị bỏ tù, hoặc phải đi kinh tế mới ! Nhà cô bé khá lớn. Ban đầu bị đuổi xuống nhà bếp, nhường phần trên cho đại cán. Họ tăng thêm tiền thuế, thế là gia đình cô bé phải đi kinh tế mới! Cô bé bây giờ mới biết gia đình mình là tư sản sản bóc lột, tay sai thực dân Pháp ! Địa chủ bóc lột mà tư sản cũng bóc lột, cộng thêm tội tay sai thực dân Pháp ! Cô bé có nghĩ đến tình cảnh của cậu bé năm xưa không ?
Sau 1945, hàng triệu dân Bắc bỏ xứ vào Nam. Các ông bà Nam Kỳ hỏi "Ngoài Bắc độc lập,tư do, có bác Hồ anh minh lãnh đạo, các ông bà còn vào đây làm chi ?".
Các ông bà Nam Kỳ ngưỡng mộ bác Hồ vô cùng ! Con cháu họ tập kết ra Bắc, được Đảng và Bác nuôi nấng, cho ăn học, không phải trả học phí, không tốn tiền mua sách, chỉ có bất tiện là học xong phải trả lại sách cho nhà trường! Ai làm mất sách hay rách sách là bị phạt tiền. Cơm nhà nước nuôi nhưng thường ăn đói vì gạo bị anh nuôi, chị nuôi lấy bớt rồi !
Cộng sản chiếm miền Bắc, gần hai triệu dân Bắc di cư, cộng sản chiếm miền Nam, cũng gần hai triệu dân vượt biển bất kể sống chết! Ai cũng muốn bỏ nước mà đi, ngay cả cột đèn cũng muốn vượt biên !
Đa số dân Bắc Việt di cư thì chống cộng. Một số các ông miền Nam chưa thấy quan tài nên không đổ lệ. Các ông Lê Văn Hảo, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường... được Bắc Việt thổi ống đu đủ nên bay cao tận trời xanh. Họ tưởng họ có quyền hành. Họ lập tòa án xử Mỹ Ngụy. Ngay cả giáo sư Tôn Thất Dương Tiềm cũng giống như tụi trẻ 15 vác AK chạy khắp thành phố ! Cái say men chiến thắng đó đã hại họ. Giáo sư Tôn Thất Dương Tiềm và hòa thượng Đôn Hậu được đưa ra Bắc ! Oai ghê ! Vinh dự ghê ! Đoàn Toại trong Hồi Ký của Một Việt Cộng kể rằng khi ông ra Bắc gặp Trường Chinh tại một hội trường. Trường Chinh hỏi "Ông là ai mà tôi không được biết ?
Câu hỏi đó rất sâu xa. Ý Trường Chinh nói đây là chỗ hội họp của các đảng viên cộng sản đã cùng nhau chiến đấu gần nửa thế kỷ. Thế mà sao lại có một kẻ lạ hoắc như ông đến đây ?Ai cho ông đến đây ? Ông có tư cách gì mà ngồi ở chỗ này ? Câu nói đó giúp Đoàn Văn Toại hiểu rõ phận mình. Với người cộng sản, DVT không là gì cả. Y chỉ là một đứa trẻ bị phỉnh nịnh mà thôi !
Việt Nam
ngày nay trở thành một quốc gia không có luật pháp nào khác hơn là sự điều hành
độc đoán của những kẻ đang nắm quyền lực. Không hề có cái gọi là dân quyền. Bất
cứ ai cũng đều có thể bị bắt mà không cần truy tố cũng như không cần xét xử. Và
khi đã ở trong tù, các tù nhân đều được giáo dục rằng chính các thái độ, hành
vi và sự “cải tạo tốt” là yếu tổ chủ chốt đễ xét xem liệu họ có thể được
trả tự do hay không- không cần biết họ đã phạm tội gì. Vì vậy, các tù nhân
thường là phải tuân lệnh tuyệt đối các quản giáo để hy vọng được thả sớm. Trong
thực tế, họ không bao giờ biết được khi nào họ sẽ được thả – hay có thể bản án
của họ sẽ được kéo dài thêm. Ở đất nước Việt Nam ngày nay có bao nhiêu tù chính
trị? Không ai có thể biết được con số chính xác. Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng có
khoảng từ 150.000 đến 200.000 chính trị phạm, người Việt tỵ nạn thì ước đoán
con số đó là 1 triệu. (thời điểm sau 1975).
Hoàng Hữu
Quýnh, một trí thức tốt nghiệp Đại học Mạc Tư Khoa, hiệu trưởng một trường kỹ
thuật tại Tp. HCM (trước đây là Sàigòn), vừa mới bỏ trốn trong một
chuyến đi tham quan các nước Châu Âu do nhà nước bảo trợ. Ông đã nói với báo
chí Pháp, “Hiện nay ở Việt Nam
có ít nhất 700.000 tù nhân”. Một nhân chứng khác, Nguyễn Công Hoan, một cựu
thành viên trong Quốc hội thống nhất được bầu vào năm 1976, đã vượt biển thành
công vào năm 1978, đã tuyên bố chính bản thân ông được biết về “300 trường
hợp xử tử” chỉ nội trong tỉnh Phú Yên của ông.
Vào năm
1977, các quan chức Hànội khăng khăng rằng chỉ có 50.000 người bị bắt giữ vì có
những hành vi gây nguy hại cho an ninh quốc gia. Nhưng trong khi đó, Thủ tướng
Phạm Văn Đồng đã tuyên bố trên tờ Paris Match số ra ngày 22/9/1978, “Trong
vòng 3 năm qua, tôi đã trả tự do cho hơn 1 triệu tù nhân từ các trại cải tạo”.
Người ta
có thể tự hỏi làm thế nào có thể thả 1 triệu tù nhân trong khi chỉ bắt giữ có
50.000 !
Trong diễn
văn đọc nhân lễ mừng chiến thắng vào ngày 19/05/1975, Lê Duẩn đã nói, “Đảng
của chúng ta là một và là người lãnh đạo duy nhất đã tổ chức, kiểm soát và điều
hành toàn bộ cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam ngay từ ngày đầu của cuộc cách
mạng”.
Trong bản
báo cáo chính trị đọc trước Quốc hội hợp nhất tại Hànội vào ngày 26/05/1976, Lê
Duẩn nói, “Nhiệm vụ cách mạng chiến lược của đất nước ta trong thời kỳ mới
là thống nhất tổ quốc và đưa toàn bộ đất nước tiến nhanh, tiến mạnh và tiến
vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, lên chủ nghĩa cộng sản”.
Vào năm
1976, Chính phủ Cách mạng Lâm thời do MTTGPMN thành lập đã bị xoá sổ, và toàn
thể 2 miền Nam Bắc Việt Nam
đều nằm dưới sự cai trị của những người cộng sản.
Ngày
nay,trong số 17 thành viên Bộ Chính trị và 134 Uỷ viên Trung ương thuộc Đảng
Cộng sản Việt Nam, không hề có người nào thuộc MTDTGPMN trước kia. Ngay cả
Nguyễn Hữu Thọ, cựu Chủ tịch MT, chỉ nắm chức vụ Chủ tịch nhà nước, một chức vụ
mang tính nghi lễ với nhiệm vụ đón tiếp khách nước ngoài và tham dự các buổi lễ
lạc. Nhưng ngay cả vị trí đó rồi sẽ bị xoá bỏ khi bàn hiến pháp mới ra đời.
Hãy nghe
lời của ông Trương Như Tảng, một những người sáng lập MT, cựu Bộ trưởng Tư pháp
của Chính phủ Cách mạng Lâm thời, vừa mới đây cũng là một thuyền nhân vượt
biển. Ông Tảng trốn thoát khỏi Việt Nam
vào tháng 12, 1979 và hiện nay sống tại Paris
.
Ông đã nói
với các phóng viên về kinh nghiệm của ông trong cuộc họp báo gần đây vào tháng
5, 1980. 12 năm trước, ông nói, khi ông bị bỏ tù dưới chế độ Thiệu vì các hoạt
động thân cộng của mình, cha của ông đã đến thăm ông.
Ông cụ đã
hỏi ông, “Tại sao con lại dứt bỏ tất cả ‒ một công việc tốt, một gia đình
sung túc ‒ để gia nhập cộng sản? Con không biết rằng cộng sản rồi sẽ phản bội
con và sẽ thủ tiêu con, và khi con thật sự hiểu ra thì đã quá muộn?” Tảng,
một nhà trí thức, đã trả lời cha “Tốt hơn là cha nên im lặng và chấp nhận sự
hy sinh một trong các đứa con của cha cho nền dân chủ và độc lập của đất nước”.
Sau cuộc
Tổng Công kích Tết Mậu thân 1968, Tảng được trao đổi với 3 Đại tá tù binh chiến
tranh Mỹ, và sau đó ông biến mất vào rừng với MT. Ông đã viếng thăm nhiều nước
cộng sản và các nước thế giới thứ 3 để kêu gọi sự ủng hộ dành cho MT trong cuộc
chiến tranh Việt Nam.
Ông đã nói
trong cuộc họp báo. “Tôi đã biết MT là một tổ chức do cộng sản chi phối và
tôi đã quá ngây thơ khi cho rằng Hồ Chí Minh và Đảng của ông ta sẽ dặt quyền
lợi quốc gia lên trên ý thức hệ và đặt quyền lợi nhân dân Việt Nam lên trên
quyền lợi của đảng. Nhưng nhân dân Việt Nam và tôi đã sai lầm”.
Trương Như
Tảng đã kể về kinh nghiệm của ông về phương sách các tầng lớp lãnh đạo cộng sản
cai trị, “Người cộng sản là chuyên gia về nghệ thuật chiêu dụ và có thể làm
bất cứ cách nào để dụ bạn về phe họ một khi họ chưa nắm được chính quyền. Nhưng
một khi đã nắm được quyền lực lập tức họ trở thành sắt máu và tàn nhẫn”.
Ông tóm tắt tình hình tại Việt Nam
hiện nay, “Gia đình ly tán, xã hội phân ly, ngay cả đảng cũng chia rẽ”.
Bây giờ
nhìn lại cuộc chiến Việt Nam, tôi chỉ cảm thấy buồn rầu cho sự ngây thơ của
mình khi tin rằng cộng sản là những người cách mạng và xứng đáng được ủng hộ.
Trên thực tế, họ đã phản bội nhân dân Việt Nam và làm thất vọng các phong trào
tiến bộ trên toàn thế giới. Tôi nhận lãnh trách nhiệm về những thảm kịch xảy ra
cho đồng bào của tôi. Và nay tôi chỉ còn cách đóng vai nhân chứng cho sự thật
này hầu các người đã từng ủng hộ Việt Cộng trước kia có thể cùng chia sẻ trách
nhiệm với tôi.
Khi tôi
còn trong tù, Mai Chí Thọ, một Uỷ viên Trung ương đảng, đã nói chuyện trước một
nhóm tù nhân chính trị chọn lọc.
Ông ta đã
nói với chúng tôi,
“Hồ Chí
Minh có thể là một quỷ dữ, Nixon có thể là một vĩ nhân. Người Mỹ có thể có
chính nghĩa, chúng ta có thể không có chính nghĩa. Nhưng chúng ta đã chiến
thắng và người Mỹ đã bị đánh bại bởi vì chúng ta đã thuyết phục được người dân
rằng Hồ Chí Minh là một vĩ nhân, Nixon là một tên sát nhân và người Mỹ là những
kẻ xâm lược”.
Ông ta đã
kết luận,
“Yếu tổ
chủ chốt là làm thế nào kiểm soát người dân và ý tưởng của họ. Chỉ có chủ nghĩa
Mác Lê mới có thể làm được như vậy. Không ai trong các anh đã từng biết đến một
sự kháng cự nào đối với chế độ cộng sản, bởi vậy không nên nghĩ đến điều đó
nữa. Hãy quên chuyện đó đi? Giữa các anh ‒ những nhà trí thức ưu tú ‒ và tôi,
tôi đã nói với các anh sự thật”.
Và quả là
ông ta đã nói sự thật. Từ năm 1978, khi cộng sản Việt Nam chiếm đóng Lào, xâm lấn Kampuchea và tấn công Thailand,
trong khi đó Liên Sô xâm lăng Afghanistan.
Trong mỗi một sự kiện đó, người cộng sản vẫn tự phác hoạ chân dung của họ một
cách ly kỳ, là những người giải phóng, người cứu rỗi, người bảo vệ chống lại
các lực lượng xâm lăng nước ngoài. Và trong mỗi sự kiện, dư luận thế giới vẫn
tương đối êm dịu.
Nhưng ở
Việt Nam, người dân vẫn thường nhắc nhau, “Đừng nghe những gì cộng sản nói
mà hãy nhìn những gì cộng sản làm”.
Một trong
những người Nam Việt Nam theo cộng sản, ông Nguyễn Văn Tăng, bị tù 15 năm dưới
thời Pháp, 8 năm dưới thời Diệm, 6 năm dưới thời Thiệu, và hiện nay vẫn còn
đang nằm tù, đã nói với tôi, “Muốn hiểu người cộng sản, trước nhất phải sống
với cộng sản”.
Vào một
buổi chiểu mưa rơi tại nhà tù Lê Văn Duyệt, Sài Gòn, ông đã nói với tôi,‘Ước
mơ của tôi bây giờ không phải là được thả ra, không phải là được gặp lại gia
đình. Tôi chỉ mơ được trở lại nhà tù của Pháp 30 năm trước”.
Đó là giấc
mơ của một người đàn ông 60 tuổi đã gởi trọn tuổi thanh xuân vào việc ra vào
nhà tù để chiến đấu cho tự do và độc lập của đất nước. Giờ này, có lẽ ông đã
chết trong tù hay có thể đã bị nhà nước của nhân dân hành quyết.
Ước mơ của
nhân dân Việt Nam là một cuộc cách mạng thực sự, họ không muốn chủ nghĩa cộng
sản. Mức độ đo lường sự chán ghét cộng sản là việc hàng ngàn người đã từ bỏ sự
ràng buộc lịch sử của họ với đất mẹ.
Dưới thời
thực dân Pháp, trải qua bao năm dài chiến tranh, ngay cả trong thảm cảnh nạn
đói năm 1945 có đến 2 triệu người chết đói, người Việt Nam vẫn không đành đoạn
rời bỏ quê hương, mảnh đất có mồ mả ông cha. Các cuộc đổ xô ra đi tỵ nạn là
bằng chứng trực tiếp của sự kinh hoàng với chế độ hiện nay.
Hãy nghe
lời một người tỵ nạn khác, Nguyễn Công Hoan, cựu thành viên MT và là thành viên
Quốc hội thống nhất được bầu năm 1976, “Chế độ hiện nay là chế độ phi
nhân và áp bức nhất mà nước Việt Nam từng được biết đến”. Ông Hoan trốn
thoát bằng thuyền vào năm 1977, sau khi từ bỏ chức vụ của ông trong Quốc hội
cộng sản. “Quốc hội”, ông tuyên bố, “là một bù nhìn, các thành viên ở
đó chỉ biết nói dạ, không bao giờ biết nói không”.
Giữa các
thuyền nhân sống sót, bao gồm cả những người bị hải tặc hảm hiếp và những người
chịu nhiều cực nhục trong các trại tỵ nạn, không hề có người nào hối tiếc đã
tìm cách trốn khỏi chế độ hiện nay.
Một trong những trí thức trẻ theo
Cộng sản vào thời điểm ấy, lãnh tụ sinh viên phản chiến Đoàn Văn Toại đã phát
biểu như sau:
Khi cộng sản chiếm miền Bắc Việt
Nam năm 1954, hàng triệu người đã lũ lượt di cư vào Nam. Tôi đã tận tai nghe
nhiều câu chuyện về sự đau khổ tột cùng của họ. Nhưng cũng như nhiều người miền
Nam lúc ấy, tôi đã không tin vào những câu chuyện đó. Cả về sau này, tôi cũng
đã không tin về những câu chuyện được kể trong tác phẩm Quần Đảo Ngục Tù (The
Gulag Archipelago) của văn hào Nga Solzhenitsyn. Tôi không tin vì cho rằng
đó là những luận điệu tuyên truyền chống Cộng. (ĐVT, Quần đảo ngục tù
Việt Nam – The Vietnamese Gulag).
Con người luôn mơ ước đi tìm sự
thật và tin rằng mình sẽ chộ sự thật. Huyền thoại rất gần với ước mơ và một
bước rất gần đến hoang tưởng, huyễn hoặc rồi ngụy tín, vong thân.
Toại nguyên là Chủ Tịch Tổng Hội
Sinh Viên Saigòn từng biểu tình đòi Quốc Hội hủy bỏ cuộc bầu cử Tổng Thống
Nguyễn Văn Thiệu, đốt xe Mỹ, viết điện tín gởi TT. Richard Nixon. Nhưng rồi
cũng bị tù ngay trong những ngày đầu Cộng sản chiếm miền Nam. Thoát được ra
nước ngoài, Đoàn Văn Toại viết sách so sánh hai chế độ lao tù trong quyển
“Quần đảo ngục tù của người Việt Nam” (The Vietnamese Gulag).
Toại viết trong hồi ký, nhớ những
ngày tù thời Việt Nam tự do, thức ăn không hết, còn làm khó chính phủ “cơm
tù không đủ tiêu chuẩn” nên trả lại! Quần áo thay đổi liền liền; phòng giam
Sàigòn rộng rãi bằng 40 lần nhà tù mang tên HCM. Vào nhà tù cộng sản nghẹt thở,
“nhà tù Thiệu rộng quá!”
Cuối cùng Đoàn Văn Toại đã thành
thật sám hối, nhận tội trước lịch sử và nhân dân miền Nam: “Tôi nhận lãnh
trách nhiệm về những thảm kịch xảy ra cho đồng bào của tôi. Và nay tôi chỉ còn
cách đóng vai nhân chứng cho sự thật này hầu các người đã từng ủng hộ Việt Cộng
trước kia có thể cùng chia sẻ trách nhiệm với tôi…”
Người thứ hai là Lê Hiếu Đằng, quê
Quảng Nam, theo học tại đại học Luật Khoa Sàigòn, nguyên là phó Tổng Thư Ký Ủy
ban Trung Ương Liên Minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam
(1968-1977), nguyên Tổng thư ký Uỷ Ban nhân dân Cách mạng khu Sàigòn Gia
Định (1969-1975), nguyên phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM (từ
1989-2009), là Đại biểu HĐND Thành phố khóa 4, khóa 5.
Từ 1975 đến 1983 Đằng là giảng viên
Triết học và Chủ nghĩa xã hội khoa học ở Trường Đảng Nguyễn Văn Cừ thuộc Khu ủy
Sàigòn-Gia Định. Chức vụ sau cùng là Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Dân chủ
và Pháp luật thuộc Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Đúng bảy tuần lễ trước khi nhắm
mắt, người đảng viên hơn 40 tuổi đảng này đã ra tuyên bố rời bỏ Đảng Cộng sản,
mang theo nỗi ân hận tiếp tay cho “các tập đoàn lợi ích phản bội nông dân,
phản bội dân tộc Việt Nam” (Lời của LHĐ nói với đài RFI). Và đây là nguyên
văn bản tuyên bố viết tay của Lê Hiếu Đằng:
Tôi tên LÊ HIẾU ĐẰNG là ĐẢNG
VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VN, hơn 40 tuổi đảng. Nay tôi tuyên bố công khai ra khỏi
đảng CSVN vì:
ĐCSVN bây giờ không còn như
trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực
chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát
triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân.
Tôi xin xác định đây là quyết
định của tôi.
Ngày 04.12.2013
Lê Hiếu Đằng
Lê Hiếu Đằng
(chữ ký)
Một tên tuổi khác, Huỳnh Tấn Mẫm,
tên khai sinh là Trần Văn Thật, sinh tại Tân Sơn Hòa, tỉnh Gia Định học sinh
Trung học Petrus Ký. Năm 1963, Mẫm đậu Tú tài toàn phần và trúng tuyển kỳ thi
vào Đại học Y khoa Sàigòn, vì học khá cho nên được Bộ Y tế chính phủ VNCH cấp
học bổng. Mẫm tốt nghiệp BS Y khoa sau 1975.
Năm 1958, lên 15 tuổi, đang học lớp
Đệ ngũ (lớp 8) trường Pétrus Ký, Mẫm được kết nạp vào tổ chức bí mật do
Nguyễn Văn Chí (Sáu Chí) cầm đầu. Tại đây, Mẫm từng được giao công tác
rải truyền đơn chống chính quyền Sàigòn và năm 1960 được kết nạp vào Hội Liên
hiệp Thanh niên Giải phóng Sàigòn-Gia Định.
Năm 1963 Mẫm được kết nạp vào tổ
chức của Cộng Sản vào thời kỳ Phong trào Phật Giáo.
Năm 1965, được kết nạp vào Đoàn
Thanh niên Nhân dân Cách mạng.
Là Chủ tịch Tổng hội Sinh viên
Sàigòn – Gia Định nhiệm kỳ 1969-1970.
Từng là Đại biểu Quốc hội CS khóa
6, từng là Tổng biên tập đầu tiên của báo Thanh Niên.
Hiện là chủ tịch của cái gọi là “Hội
Bảo Trợ Bệnh Nhân Nghèo Thiện Tâm”, thuộc Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Thành
phố, Ủy viên Ủy Ban Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố HCM.
Tại Sài Gòn, ngày 4 tháng 7 năm
2014 Huỳnh Tấn Mẫm phổ biến một thư ngỏ gởi tuổi trẻ Việt Nam, kêu gọi những
thế hệ Thanh niên – Sinh viên – Học sinh hôm nay thức tỉnh toàn diện trước một
giai đoạn lịch sử. Trong thư có đoạn:
Sức mạnh có ưu thế
nhất đang lớn lên từ trong tim và trong trí tuệ của các bạn, là niềm hy vọng
của dân tộc – những thế hệ Thanh niên – Sinh viên – Học sinh hôm nay …
Mẫm kêu gọi Tuổi trẻ Việt Nam
phải cương quyết làm người công dân tự do, dù xã hội chưa có luật pháp thừa
nhận tự do đúng nghĩa. Phải cương quyết làm con người có quyền con người, dù
quyền con người chưa được thừa nhận đầy đủ. Phải có quyền và có nghĩa vụ –
quyền sống tự do và nghĩa vụ bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ…”
Một người khác, Đào Hiếu sinh năm
1946 tại Bình Định, gia nhập các phong trào học sinh hoạt động cho CS tại Quy
Nhơn. Năm 1968 gia nhập đảng CS. Năm 1970 bị bắt quân dịch, sau đó đào ngũ vào
Sàigòn hoạt động với tổng hội sinh viên phản chiến cho tới 30-4-1975.
Hiếu tốt nghiệp Cử nhân văn chương
trước 75, sau khi đất nước thống nhất, cộng tác với báo Tuổi Trẻ và NXB Trẻ.
Năm 2009, sau nhiều lần bị công an gọi làm việc, Đào Hiếu bị buộc phải xóa hết
bài trên trang web http://daohieu.com
để đổi lấy an toàn bản thân, khỏi bị bắt giam.
Sau 25 năm từ ngày 30-4 Đào Hiếu
thức tỉnh và lên tiếng, vào năm 2000 Ông đã xuất bản tác phẩm Nổi Loạn gây được
tiếng vang trong dư luận. như một tiếng nói lương tâm giữa bao suy thoái trong
thời hòa bình.
Đào Hiếu đã phổ biến trên mạng bài
viết HUYỀN THOẠI ĐU DÂY – Cho rằng hành động của Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh và
các Ủy viên bộ Chính trị năm 1990 tại hội nghị Thành Đô là một việc làm mà bộ
trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch gọi là: “Bắt đầu một thời kỳ Bắc thuộc
mới rất nguy hiểm”. Bài viết khẳng định: Rõ ràng là ngay từ những ngày
đầu thành lập chế độ, thì Việt Nam đã hành xử như một tỉnh lẻ của Tàu Cộng. Từ
trước 1945 đến nay, nhà cầm quyền CSVN đã một lòng theo Tràu Cộng, đã chọn Tàu
Quốc làm ông chủ, đã nguyện nâng khăn sửa túi cho Tàu Cộng, đã khép nép làm “con
nuôi” của Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và ngày nay là Tập Cận Bình.
Chỉ riêng về thời kỳ lịch sử miền
Nam Việt Nam 1954-1975, những trí thức khoa bảng, tu sĩ và tuổi trẻ trong giới
sinh viên nổi lên thành những tên tuổi trong các phong trào phản chiến, chống
đối chế độ, tiếp tay hoặc đi theo hoạt động cho Cộng sản. Chúng ta còn nhớ
những tên tuổi như Lý Chánh Trung, Lý Quý Chung, Hồ Ngọc Nhuận, Kiều Mộng Thu,
Ngô Công Đức, Dương Văn Ba, Trần Ngọc Liễng, (bà) Ngô Bá Thành, Ni sư
Huỳnh Liên…. Những tu sĩ như Trương Bá Cần, Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Phan
Khắc Từ, và một số những tu sĩ Ấn Quang… cùng với nhóm SV Dương Văn Đầy, Trịnh
Đình Ban, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Hiếu Đằng, Trần Thị Lan, Nguyễn Hữu Thái…. sau 30-4
trở thành những kẻ lạ giữa xã hội CS độc quyền chính trị.
Bi thảm thay, ở Huế, những đồ tể
như Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Thị Đoan Trinh… cũng chỉ là
những miếng vỏ chanh để CS vắt tiếp trước khi vứt vào thùng rác.
Những tên tuổi trí thức khoa bảng
như Trịnh Đình Thảo, Phùng Văn Cung, Hồ Thu, Nguyễn Hữu Thọ, Lâm Văn Tết, Dương
Quỳnh Hoa, Thanh Nghị… đi theo Việt cộng cuối cùng gia đình tan nát. Khi tỉnh
ngộ, bao nhiêu biệt thự, phố xá, đồn điền, gia sản, ruộng đất, cơ xưởng, cửa
hàng, nhà thuốc tây… trở thành tài sản của nhà nước. Bản thân bị thất sủng, và
chết trong âm thầm oán hận cộng sản.
Thật là nhục trước suy thoái đến
tột cùng về kinh tế, đạo đức và ngày càng lệ thuộc Hán hóa, nhưng không có
người nào mở lởi phản kháng, nói lời sám hối như Đoàn Văn Toại, hay mạnh dạn
như Ông Bà Bác sĩ Đỗ Trung Hiếu, Ông Lê Hiếu Đằng, BS. Huỳnh Tấn Mẫm, Nhà văn
Đào Hiếu…Lm. Chân Tín.
Nguyễn
Quang Hồng Nhân