Môi trường và sự sưởi ấm toàn cầu
GS Thái Công Tụng
1. Dẫn nhập
Hàng ngày đọc báo khi nào cũng có tin tức về môi trường : chỗ
này bão lụt, chỗ kia cháy rừng, này là kẹt xe hàng cây số trên
xa lộ, nọ là ô nhiễm nước v.v...
Chỉ lấy một ví dụ ngẫu nhiên. Chỉ riêng trong một tờ báo La
Presse ngày 7 Novembre 2007 đã có đến 3 đề tựa :
-
Jamais les pays riches n’ont autant pollué
- L’Europe demandera au Canada de réduire ses gaz à effet de serre de 30%
- L’air de Thetford pollué par l’amiante
Vài ví dụ thời sự khác liên quan đến vấn đề môi trường :
- L’Europe demandera au Canada de réduire ses gaz à effet de serre de 30%
- L’air de Thetford pollué par l’amiante
Vài ví dụ thời sự khác liên quan đến vấn đề môi trường :
- giải thưởng Nobel về Hoà Bình năm 2007 đã được trao cho Al
Gore, tranh đấu cho môi trường và cảnh báo thế giới về hiểm
hoạ ô nhiễm và thay đổi khí hậu hiện nay.
- năm 2008, sẽ có Thế vận Hội quốc tế ở Bắc Kinh Trung Quốc.
Nhà cầm quyền đã dùng nhiều giải pháp để giảm ô nhiễm trong
thành phố để tránh chỉ trích của các nước sẽ tham gia.
- trước kia có thi Hoa hậu Thế giới (Miss World), ngày nay họ
tổ chức thêm Hoa hậu Trái Đất (Miss Earth). Một chi tiết trong
kỳ thi Hoa hậu Trái Đất năm nay (2007) tổ chức tại Phi Luật
Tân, thí sinh người Canada được giải Hoa Hậu.
- các tổ chức bảo vệ môi trường ra đời, đặc biệt nhất là tổ
chức phi chính phủ Green Peace. Rồi ngày Earth Day xuất hiện,
trong đó nhiều công dân đứng ra tổ chức vận động các chính phủ
khuyến cáo các nhà lãnh đạo về năng lượng sạch (mặt trời,
gió..), tiết kiệm năng lượng, phát triển bền vững.
Thực vậy cách đây 40-50 năm về trước chẳng ai để ý đến vấn đề
môi trường. Danh từ này chỉ rất gần với chúng ta những thập
niên gần đây.
Những vấn đề cấp bách về môi trường cần phải đối phó hàng ngày
như ô nhiễm nưóc, ô nhiễm tiếng động, ô nhiễm không khí, trong
một khung cảnh đất hẹp, người đông đã tạo nên sức ép trên tài
nguyên thiên nhiên. Khung cảnh sống thay đổi... Các vấn nạn
môi trường có tính cách chung cho toàn thế giới: các nước giàu
có thì tiếng động, mưa acit, khí nhà kiếng; các nước nghèo,
chậm phát triển thì phá rừng, nhân mãn; tóm lại với hành tinh
càng ngày càng nhỏ bé và không còn hành tinh nào khác ngoài
Trái Đất có điều kiện sinh sống nữa, con người nhận ra là bảo
vệ môi trường là việc chung của nhân loại. Vào năm 1992, tại
Rio, nhiều xứ họp lại để ký bản thoả ước về bảo vệ tài nguyên
trên trái đất, sau đó tại Kyoto năm 1997 quyết định làm giảm
lượng khí nhà kiếng như giảm khí Co2, giảm khí metan v.v...
Nhưng thử hỏi tại sao ngày nay người ta chú trọng vào vấn đề
này ? Đó là vì ngày nay dân số trên thế giới càng ngày càng
đông, không phải chỉ chừng 1 tỷ người như vài thế kỷ trước mà
nay trên 6 tỷ trong đó có 2 nước Á châu là Ấn Độ và Trung Quốc
đã trên 2 tỷ ! Nhà thơ Tú Xương trước đây cũng từng viết :
Phố phường chật hẹp người đông đúc
Bồng bế nhau lên nó ở non
Bồng bế nhau lên nó ở non
-
Dân số đông đòi hỏi năng lượng để nấu ăn, để đun nước, để tắm
giặt.
- Dân số đông đòi hỏi có nguyên liệu để làm nhà cửa, làm bàn ghế.
- Dân số đông đòi hỏi nhiều nhà máy để sản xuất ra điện, ra vật liệu tiêu dùng.
- Dân số đông đòi hỏi xe cộ di chuyển đi làm.
- Dân số đông đòi hỏi lương thực mà muốn có lương thực trên đất càng ngày càng ít dần thì phải dùng phân bón và muốn có phân bón lại phải có năng lượng và nguyên liệu từ sản phẩm dầu hoả và hơi đốt.
Cuộc cách mạng kỹ nghệ đã đem đến cho nhân loại xe hơi, nhà máy nhưng ngày nay, thế giới có đến 6 tỷ người, chen chúc trong các đô thị lớn (New york, Tokyo, Paris, Mexico city, Thượng Hải v.v...), với xe cộ ngổn ngang chạy bằng xăng dầu, với nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá, với các khu kỹ nghệ toả ra mỗi ngày hàng triệu tấn khí carbonic nhiều hơn các thế kỷ trước cũng như phát thải các loại khí khác trên bầu trời.
Người ta thường gọi chung đó là các khí nhà kiếng.
2. Khí nhà kiếng và sự sưởi ấm toàn cầu.
- Dân số đông đòi hỏi có nguyên liệu để làm nhà cửa, làm bàn ghế.
- Dân số đông đòi hỏi nhiều nhà máy để sản xuất ra điện, ra vật liệu tiêu dùng.
- Dân số đông đòi hỏi xe cộ di chuyển đi làm.
- Dân số đông đòi hỏi lương thực mà muốn có lương thực trên đất càng ngày càng ít dần thì phải dùng phân bón và muốn có phân bón lại phải có năng lượng và nguyên liệu từ sản phẩm dầu hoả và hơi đốt.
Cuộc cách mạng kỹ nghệ đã đem đến cho nhân loại xe hơi, nhà máy nhưng ngày nay, thế giới có đến 6 tỷ người, chen chúc trong các đô thị lớn (New york, Tokyo, Paris, Mexico city, Thượng Hải v.v...), với xe cộ ngổn ngang chạy bằng xăng dầu, với nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá, với các khu kỹ nghệ toả ra mỗi ngày hàng triệu tấn khí carbonic nhiều hơn các thế kỷ trước cũng như phát thải các loại khí khác trên bầu trời.
Người ta thường gọi chung đó là các khí nhà kiếng.
2. Khí nhà kiếng và sự sưởi ấm toàn cầu.
2.1. Khí nhà kiếng là gì và tại sao có tên như vậy ?
Bức xạ mặt trời một phần do mây trời hấp thụ, một phần đến được mặt đất, giúp cho đời sống thực vật và động vật. Bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất gồm có tia tử ngoại là tia sóng ngắn, có độ dài bước sóng từ 10 đến 380 nanomet (nm), mắt thường không nhìn thấy được và thường bị lớp khí quyển độ cao 25-30km hấp thụ; tia sáng nhìn thấy được có độ dài sóng từ 380 đến 780 nm gồm những tia tím, xanh, lục, vàng, đỏ và tia hồng ngoại có độ dài sóng lớn từ 780 đến 340 000 nm, chủ yếu chỉ có vai trò sản sinh ra nhiệt. Bức xạ mặt trời từ mặt đất phát xạ vào khí quyển gồm những bức xạ sóng dài nên bị lớp khí cacbon điôxít (CO2) cũng như hơi nước ngăn lại và bị hấp thụ trong không khí. Thật ra, không phải chỉ có khí CO2 tỏa ra do việc đốt các nhiên liệu hoá thạch, do phá rừng mà còn có các loại khí khác như :
Bức xạ mặt trời một phần do mây trời hấp thụ, một phần đến được mặt đất, giúp cho đời sống thực vật và động vật. Bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất gồm có tia tử ngoại là tia sóng ngắn, có độ dài bước sóng từ 10 đến 380 nanomet (nm), mắt thường không nhìn thấy được và thường bị lớp khí quyển độ cao 25-30km hấp thụ; tia sáng nhìn thấy được có độ dài sóng từ 380 đến 780 nm gồm những tia tím, xanh, lục, vàng, đỏ và tia hồng ngoại có độ dài sóng lớn từ 780 đến 340 000 nm, chủ yếu chỉ có vai trò sản sinh ra nhiệt. Bức xạ mặt trời từ mặt đất phát xạ vào khí quyển gồm những bức xạ sóng dài nên bị lớp khí cacbon điôxít (CO2) cũng như hơi nước ngăn lại và bị hấp thụ trong không khí. Thật ra, không phải chỉ có khí CO2 tỏa ra do việc đốt các nhiên liệu hoá thạch, do phá rừng mà còn có các loại khí khác như :
- métan
CH4 do việc đốt sinh khối, khai thác khí thiên nhiên.
- nitơ ôxit NO do phát thải khí đốt nguyên liệu hoá thạch, ống xả khói ô tô, xe máy.
- clorofluorocacbon (CFC) là các chất dùng trong kỹ nghệ làm lạnh.
- anhiđrít sunphurơ do các nhà máy, nhà máy nhiệt điện chạy bằng than.
- nitơ ôxit NO do phát thải khí đốt nguyên liệu hoá thạch, ống xả khói ô tô, xe máy.
- clorofluorocacbon (CFC) là các chất dùng trong kỹ nghệ làm lạnh.
- anhiđrít sunphurơ do các nhà máy, nhà máy nhiệt điện chạy bằng than.
Các khí nói trên từ các nhà máy, các xe cộ, từ bụi lơ lửng
hoặc tro từ các đám cháy rừng, từ núi lửa phun ra v.v...
thường được gọi là khí nhà kiếng, tương tự trong nhà kiếng
trồng cây, lớp kiếng (thủy tinh) giữ không cho sức nóng ra
ngoài nên làm nhiệt độ của khí quyển bao quanh mặt đất tăng
cao. Các loại khí này ảnh hưởng đến khí hậu của Trái đất. Thực
vậy, khi các loài khí nói trên được thải quá nhiều trong bầu
khí quyển bao quanh mặt đất, thì bức xạ nhiệt phát đi từ mặt
đất đi vào khí quyển bị lớp khí Co2 ngăn lại và bị hấp thụ
trong không khí nên nhiệt độ Trái Đất ta ở nóng dần. Hiện
tượng này được gọi là hiệu ứng nhà kính (effet de serre, tiếng
Anh là greenhouse effect )
2.2. Khí nhà kiếng và hậu qủa sưởi ấm toàn cầu.
Việc sử dụng những tài nguyên hoá thạch như dầu hoả, khí đốt, than đá đã đem lại lâu nay những tiện ích cho con người nhưng với sự phát thải các khí CO2 càng ngày càng nhiều, gây ra hiệu ứng nhà kiếng làm nhiệt độ trái đất nóng lên và khi nhiệt độ Trái đất nóng thì :
Việc sử dụng những tài nguyên hoá thạch như dầu hoả, khí đốt, than đá đã đem lại lâu nay những tiện ích cho con người nhưng với sự phát thải các khí CO2 càng ngày càng nhiều, gây ra hiệu ứng nhà kiếng làm nhiệt độ trái đất nóng lên và khi nhiệt độ Trái đất nóng thì :
- các tảng đá băng ở hai cực Địa cầu sẽ tan đi, làm cho mực
nước biển dâng cao nên nhiều vùng đất ven biển sẽ bị ngập,
khiến cư dân không còn chỗ sinh sống (các vùng thấp ở Việt Nam
như Cà Mau, nhiều vùng duyên hải ở Bangladesh v.v...) và phải
di cư đến các nơi khác tạo ra một loại di dân khác gọi là di
dân môi trường.
- khi Bắc Cực tan thì tàu bè mọi nước có thể lưu thông xuyên từ Đại Tây dương sang Thái Bình Dương. Chủ quyền của Canada sẽ bị ảnh hưởng.
- hạn hán sẽ nhiều, thiếu nước uống, làm mùa màng hư hại, kéo theo sự nghèo đói. Hạn hán cũng dễ gây ra nạn cháy rừng.
- mưa to, giông bão sẽ xảy ra bất thường, khó tiên liệu trước và ảnh hưởng xấu đến sự sản xuất lương thực, chưa kể đến hư hại nhà cửa, đường sá.
- không khí bị ô nhiễm do khói bụi, do khí thải kỹ nghệ thì sức khỏe con người bị ảnh hưởng với các bệnh đường hô hấp như ung thư phổi, gây thêm chi phí nặng cho gia đình và xã hội.
- ngoài ra, chất lượng nước cũng bị giảm vì những chất ô nhiễm lơ lửng trên không khí cuối cùng cũng lắng đọng trên đất và trên sông, suối, hồ, ao... gây sự giảm sút của thủy sản.
- khi Bắc Cực tan thì tàu bè mọi nước có thể lưu thông xuyên từ Đại Tây dương sang Thái Bình Dương. Chủ quyền của Canada sẽ bị ảnh hưởng.
- hạn hán sẽ nhiều, thiếu nước uống, làm mùa màng hư hại, kéo theo sự nghèo đói. Hạn hán cũng dễ gây ra nạn cháy rừng.
- mưa to, giông bão sẽ xảy ra bất thường, khó tiên liệu trước và ảnh hưởng xấu đến sự sản xuất lương thực, chưa kể đến hư hại nhà cửa, đường sá.
- không khí bị ô nhiễm do khói bụi, do khí thải kỹ nghệ thì sức khỏe con người bị ảnh hưởng với các bệnh đường hô hấp như ung thư phổi, gây thêm chi phí nặng cho gia đình và xã hội.
- ngoài ra, chất lượng nước cũng bị giảm vì những chất ô nhiễm lơ lửng trên không khí cuối cùng cũng lắng đọng trên đất và trên sông, suối, hồ, ao... gây sự giảm sút của thủy sản.
Tóm tắt, các thay đổi khí hậu sẽ tạo tiền đề cho mọi rối loạn
từ lương thực đến sức khoẻ, rồi xung đột và gây ra bất ổn trên
trái đất vốn đã nhiều bất ổn khác. Chính vì vậy mà nhiều nước
họp ở Kyoto năm 1997 đã quyết định làm giảm lượng khí nhà
kiếng. Hội nghị về các biến đổi khí hậu toàn cầu do Liên Hiệp
Quốc chủ trì tại Montreal tháng 10 năm 2005 đã minh xác lại
điều đó và yêu cầu các nước tham gia phải giảm khí nhà kiếng.
Sau hi nghị Montreal sẽ có hội nghị vào tháng 12 năm nay
(2007) ở Bali để tiếp tục nghiên cứu thêm về sự giảm các các
sự phát thải khí nhà kiếng sau thời điểm 2012 là lúc nghị định
thư Kyoto hết hạn vì chính các khí này làm trái đất nóng lên.
3.Làm thế nào để giảm khí nhà kiếng ?
3.1. Thay vì than đá, dùng các năng lượng khác. Vì các
năng lượng như than đá và dầu hoả gây thêm ô nhiễm nên càng
ngày người ta càng chú trọng đến các năng lượng xanh như năng
lượng thủy điện, năng lượng gió, năng lượng mặt trời vì các
năng lượng này dựa vào các tài nguyên tái tạo được và không
bao giờ cạn kiệt. Tại những bãi chứa chất thải, khí métan được
sản sinh tự nhiên từ rác thải phân huỷ được dùng để sản xuất
ra điện, lại giúp cải thiện điều kiện vệ sinh đô thị (bớt ruồi
muỗi).
Quebec
có may mắn là các công trình thủy điện rất nhiều, không toả ra
khói và sản xuất từ vùng
xa như Baie James, Baie Comeau. Ngoàì
ra chính phủ Quebec cũng dự trù xây thêm nhiều quạt gió gần bờ
biển phía Gaspésie để sản xuất thêm điện từ gió. Còn một năng
lượng khác đang nghiên cứu chưa ứng dụng trên phạm vi lớn đó
là năng lượng hydro. Năng lượng này vì không có cacbon nên sẽ
không có thải khí Co2, không bụi cacbon nên sẽ không gây ô
nhiễm trên không khí và không tạo ra hiệu ứng nhà kiếng như
các loài nhiên liệu hoá thạch. Ngoài ra, nguyên liệu để sản
xuất hydro là nườc mà nước thì vô tận nhất là nước biển. Hydro
cũng được dùng để sản xuất ra điện, mà các pin nhiên liệu
(fuel cell y) là một ví dụ. Đã có nhiều mẫu xe hơi đã được sản
xuất sử dụng pin nhiên liệu. Công tệ xe hơi Mazda đã sản xuất
xe hơi chạy vừa bằng xăng, vừa bằng hydro. Toyota cũng sản
xuất xe lai, chạy vừa bằng xăng, vừa bằng điện acu
3.2.
Trồng rừng Một giải pháp khác là trồng thêm rừng vì cây
cối qua hiện tượng quang hợp có khả năng hút bớt khí CO2 trong
khí quyển, và chuyển vào không khí nhiều oxy hơn, giúp làm
giảm hiệu ứng nhà kiếng.
Việt Nam thì đồi trọc không cây cối càng ngày càng nhiều do nạn phá rừng, lấy củi với hậu qủa là lụt lội càng ngày càng nhiều.. Ngày nay, không phải con hổ nhớ rừng như trong bài thơ của Thế Lữ : Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả cây già Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi mà chính con người ngày nay nhớ rừng hơn bao giờ hết !
Việt Nam thì đồi trọc không cây cối càng ngày càng nhiều do nạn phá rừng, lấy củi với hậu qủa là lụt lội càng ngày càng nhiều.. Ngày nay, không phải con hổ nhớ rừng như trong bài thơ của Thế Lữ : Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả cây già Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi mà chính con người ngày nay nhớ rừng hơn bao giờ hết !
3.3. Sử dụng giao thông công cọng
Ai cũng biết lượng nhiên liệu tiêu thụ đang tăng lên nhiều có quan hệ chặt chẽ với lượng khí thải CO2. Ngày nay, sự phát triển đô thị có khuynh hướng trải dài ra phía ngoại ô mà dân ngoại ô phải sử dụng xe cộ để di chuyển nên tạo ra thêm khí nhà kiếng, gây thêm ô nhiễm không khí. Việt Nam thì ai cũng biết là không có đường xe điện ngầm như các đô thị khác nên nạn kẹt xe rất ư là phổ biến, từ Saigon đến Hà Nội, không những làm tốn thì giờ di chuyển mà còn tạo ra ô nhiễm không khí. Riêng ở Quebec, chính phủ đã có chương trình giảm thuế cho những ai mua vé đi làm bằng métro cũng là nhằm vào mục đích giảm khí nhà kiếng.
Ai cũng biết lượng nhiên liệu tiêu thụ đang tăng lên nhiều có quan hệ chặt chẽ với lượng khí thải CO2. Ngày nay, sự phát triển đô thị có khuynh hướng trải dài ra phía ngoại ô mà dân ngoại ô phải sử dụng xe cộ để di chuyển nên tạo ra thêm khí nhà kiếng, gây thêm ô nhiễm không khí. Việt Nam thì ai cũng biết là không có đường xe điện ngầm như các đô thị khác nên nạn kẹt xe rất ư là phổ biến, từ Saigon đến Hà Nội, không những làm tốn thì giờ di chuyển mà còn tạo ra ô nhiễm không khí. Riêng ở Quebec, chính phủ đã có chương trình giảm thuế cho những ai mua vé đi làm bằng métro cũng là nhằm vào mục đích giảm khí nhà kiếng.
3.4.
Bớt tiêu thụ (nước, điện, xăng v.v...) cũng giúp cải thiện môi
trường sống.
4. Kết luận.
4. Kết luận.
Con người đã có một món nợ rất lớn với Thiên Nhiên. Nhờ thiên
nhiên với tài nguyên trên mặt đất như rừng cây, dưới đất như
than đá, dưới biển như dầu hoả mới có cuộc cách mạng kỹ nghệ
đem lại nhiều tiện ích cho nhân dân toàn thế giới. Nhờ vậy, ta
mới có điện thắp sáng, sưởi ấm nhà cửa, mới có xe cộ, máy bay
di chuyển dễ dàng. Nhưng cuộc cách mạng đó phải dựa vào việc
đốt các nhiên liệu hoá thạch là dầu hỏa và than đá. Nhưng cả
hai tài nguyên này từ từ rồi cũng kiệt : thùng dầu trước đây
20 Đôla, nay đã 100 đôla ! Thay đổi khí hậu vớì băng hà tan
cũng là một ví dụ khác.
Loài người phải nhận thức rằng hành tinh Trái Đất ta đang ở
đang có xu hướng gặp thảm hoạ do dân số tăng, do sự kiệt quệ
các tài nguyên tự nhiên như đất, nước, dầu mỏ, sự xuống dốc
môi trường sống và tình trạng thiếu lương thực. Dân cư đông
nhưng tài nguyên đất đai bị hư do xói mòn, do mất phì nhiêu,
do sa mạc hoá sẽ tác động tiêu cực đến sự sống của loài người.
Chúng ta, cư dân của quả đất, phải tìm cách xây dựng một
phương thức để cùng nhau điều chỉnh bầu sinh quyển quả đất.
Hành tinh bé nhỏ lạc lõng trong vũ trụ này của chúng ta là căn
nhà chung, là quê mẹ, là quê hương mà chúng ta phải cứu lấy.
Chúng ta mang cùng một nhịp thở với qủa đất và cuộc đời chúng
ta gắn liên với sinh mệnh của nó.
Trái đất này là của chung, mọi việc đều liên quan đến nhau:
khí dioxyt cacbon trên khí quyển là một khí không biên giới;
bầu không khí O3 (ozone) là không biên cương. Nó không tuân
thủ các ranh giới hành chánh của các chính phủ. Môi sinh có
thể nhìn dưới dạng vĩ mô hay vi mô. Trên cương vị vĩ mô, đó là
trái đất, là một xứ, trên phạm vi vi mô đó là một quả đồi, một
thung lũng, một dòng sông, một cái hồ. Giáo dục cho mọi người
về sự cần thiết của niềm đồng cảm giữa người và vũ trụ, tình
gắn bó giữa con người với thiên nhiên để con người yêu thêm
thiên nhiên, tạo vật, tìm lại mây trời hiền hoà, màu xanh của
nước, của núi rừng, của lũy tre, của con sông, của cánh đồng
như bài ca Tôi yêu của nhạc sĩ Trịnh Hưng mà ban hợp ca của
Hội Rồng Vàng sẽ cống hiến ngay sau đây. Xin cảm tạ qúy vị.
Thái Công Tụng
Tôi yêu quê tôi, yêu lũy tre dài đẹp xinh
yêu con sông xanh dâng cát hoe vàng bên đình
yêu trăng buông lơi hôn má cô nàng dệt tơ
Và yêu cánh đồng vời xa, ngàn tay đang dựng mùa hoa
Tôi yêu quê tôi, yêu mãi bây giờ càng yêu
yêu chim bay qua mang đến tin mừng thái hoà
yêu anh yêu em, yêu xóm yêu làng gần xa