Tư duy chiến
lược cho Việt Nam
Nguyễn Quang Hồng Nhân
Khi nói về tư duy chiến lược tại Việt Nam, những ai có
chút máu đánh lưới người đều nghĩ các Dòng Họ Đinh, Lê, Lý, Trần… tại các địa
phương cũng đều có các gia tộc uy tín chắc chắn rằng nếu có ‘lừa’ là mưu lược
với kẻ thù, không ai mỵ dân. Như vậy tư duy chiến lược của dân tộc này có nét
đặc thù từ truyền thống gia phong qua sự sàng lọc với những thử thách cùng sự
sống còn lúc thịnh cũng như suy một nét thanh tao trong sạch giương cao cây
trượng hành trình cùng dân.
Ngày nay những Dòng Họ đáng kính trọng này trên phạm
vi quốc gia cũng như khắp các vùng tại mỗi địa danh với bao Nhân kiệt còn nằm
trong lòng quê hương, nhưng hậu duệ đang ở đâu?
Một dân tộc không có lực lượng tư duy chiến lược nền
tảng sẽ mãi mãi đưa dân tộc ấy hết vòng nô lệ này đến chuỗi lệ thuộc khác từ
vật chất đến tinh thần.
Thời nào tầng lớp tư duy chiến lược cũng được đào tạo
một cách vững vàng từ gia đình và trên bình diện xã hội với các Trường Quản trị
để lãnh đạo đất nước, nghĩa là các nhân vật tầm cỡ quốc gia phải được thụ bẫm
những tri thức khôn ngoan để cùng dân vượt qua Biển Đỏ.
Một quốc gia không có hoặc lực lượng này bị đánh tơi
tả bởi các thế lực thù địch sẽ không thể phát triển, nếu không nói muôn đời
trong kiếp nô lệ. Người Việt trong việc gìn giữ non sông ý thức bằng máu và
nước mắt nên Kẻ Sĩ luôn đặt lên hàng đầu trong vị trí của trật tự xã hội là
vậy.
Từ các sách lược đến chiến lược và trên sự tổng quan
toàn diện qua Đường Lối không thể lấy các quyết định từ những ‘bạch diện thư
sinh’, nhưng bởi những nhân vật trải qua những thể nghiệm chính trị. Do đó
những nhà tư duy chiến lược sẽ đóng vai trò quyết định đối với vận mệnh quốc
gia dân tộc đó. Đối với CS mọi chủ trương mới quan trọng, CS không có chính
sách – rất tùy tiện theo mỗi địa phương, miễn là đạt mục tiêu. Những người Tự
Do có Đường lối công khai và chính sách rõ ràng minh bạch để nói lên tính chính
nghĩa của những người theo đuổi Tự do, Dân chủ và tôn trọng nhân quyền.
Những nhà chiến lược theo truyền thống qua các Dòng Họ
của người Việt hôm nay có thuận lợi không còn bó rọ nơi quê nhà, giới trẻ VN
thuộc thế hệ tứ thập hay hiện đã ngũ thập đều được giáo dục trong những môi
trường rất tốt có thể biến đổi đất nước nhanh chóng hội nhập trong sự phát
triển cả về tinh thần và vật chất từ nền văn minh mới. Đó là yếu tố thuận lợi
vô cùng, nhưng người Việt cũng đang gặp khó khăn với vô ngần trở lực để đến
được một quốc gia thịnh vượng và phát triển, bởi vì các thế lực quân phiệt CS
tham ô nhũng lạm đang quyết tử trên đất nước này, trong khi hầu hết những nhà
tư duy chiến lược Tự Do đều mong muốn mọi sự diễn ra trong hòa bình, trước mắt
với bao sự gánh chịu vẫn là với người dân vốn đã quá đau thương mất mát trong
chiến tranh cũng như vào thời hậu chiến.
Vậy tư duy chiến lược nào quyết định vận mệnh một dân
tộc, với VN hiện tại ít ra phải qua hai tiến trình, một là qua giáo dục nhân
quyền để mọi công dân ý thức biết rõ các quyền cơ bản của con người khi sinh ra
là con người tôi có quyền được hưởng những quyền tối thiểu qua Tuyên Ngôn Quốc
Tế Nhân Quyền và cùng nhau đòi hỏi nhà cầm quyền phải trả thẩm quyền lại cho
người dân! Hai là tư duy chiến lược cho sự phát triển khi những chế độ quân
phiệt không còn nữa vì phải tiên liệu việc ‘bạo chúa sau còn hơn cả bạo chúa
trước’. Đó là chuyện luôn xảy ra trong các bài học lịch sử.
Trong một thế giới với những phương tiện giết người
không lường trước được không chỉ về nguyên tử mà đầy những bất trắc với các
loại vũ khí tiêu diệt con người hàng loạt như vũ khí sinh học, chiến tranh vi
trùng…
Vậy trong mọi quy hướng bảo vệ con người, trong đó có
các dân tộc và chính quê hương mình. Chuyện chết đói năm Ất Dậu, 1945 và mới
nhất với trận lụt kinh hoàng tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình 2010, thảm họa
môi trường biển Formosa… nói lên Việt Nam hiện không có những con người chiến
lược tầm cỡ quốc gia, thậm chí cấp tỉnh để lãnh đạo đất nước. Chính trị là công
việc điều khiển các thị thành và có Giám đốc Bệnh viện nào tại VN đã học ngành
quản trị và viên Tỉnh ủy kia trường đảng dạy những gì ngoài cái thứ Mác Lê Nin
lỗi thời với toàn những mớ lý thuyết không tưởng vô ích!
Vậy các tư duy chiến lược phát triển chỉ thực hiện
không nửa vời hay chết từ trứng nước nếu thật sự chưa có Tự Do, Dân chủ: Không
thể có một xã hội không tôn trọng các quyền tư hữu qua Hiến định như động lực
của sự phát triển. Một xã hội không có động lực phát triển sẽ chỉ sớm muộn đến
chỗ diệt vong!
Có thể nói được rằng tất cả những gì duy ý chí đều có
xác xuất cao đưa đến thảm họa khôn lường, các chế độ từ ngàn xưa đều cần đến
các nhà hoạch định chiến lược gọi với danh ‘Quân sư’ là vậy. Chỉ khác ngày nay
các nhà quản trị được đào tạo rộng rãi và về mặt hiểu biết với những tri thức mang
giá trị phổ quát.
Chính đó là đòn bẫy cho sự phát triển nhanh chóng nếu
xuất phát từ những động cơ muốn dân tộc tiến tới phồn vinh cùng cộng đồng nhân
loại. Lực lượng trí thức trẻ trong và ngoài nước hiện nay nhất định sẽ đóng vai
trò quyết định hầu tạo nên những thay đổi tích cực cho chính quê hương mình!
Hãy nhanh chóng vứt đi các thứ nghị quyết của đảng trị
sang nhà nước trật tự trong luật pháp quốc gia –Nhà nước Pháp quyền Dân Trị!
Một xã hội dân sự thật sự tôn trọng Nhân Quyền!
Sự liên kết giữa các dân tộc trong thời đại toàn cầu
hóa, sự liên đới giữa các Viện chiến lược thường là nơi nghiên cứu của các nhà
tư duy chiến lược luôn có có sự quan hệ mật thiết với các nhà lãnh đạo quốc gia
mình cũng như giữa các dân tộc, một khi Họ cùng tốt nghiệp trong những Trường
danh tiếng như Havard chẳng hạn. Ở Mỹ, Đảng Cộng hòa có quan hệ mật thiết với
Heritage Foundation, nhiều học giả nổi tiếng như Richard V. Allen, Lawrence Di
Rita, John Lehman, Steve Ritchie... đi thẳng từ phòng nghiên cứu đến các vị trí
chủ chốt của bộ máy Liên Bang Hoa Kỳ.
Các đảng phái đều có các nhà tư duy chiến lược cho
đảng mình và đây thực sự là sự thể nghiệm chính trị trong một quốc gia quyết
tâm dân chủ để các công dân thể hiện bản lĩnh cũng như khả năng lãnh tụ của
mình trước khi được toàn thể dân chúng chọn lựa qua những cuộc phổ thông đầu
phiếu thật sự tự do, công bằng! Đảng chính là cái nôi thể nghiệm nhân cách
chính trị nên lão luyện gồm cả việc phát hiện những tài năng chính trị tương
lai!
Lưu Bị ba lần cúi rạp mình trước lều Khổng Minh để cầu
‘nhà tư duy chiến lược’ về lãnh đạo Trung Hoa, ngày nay một lãnh tụ để
được trọng kính không còn cái thời của các Thiên Tử, Vua là con Trời, nhưng đó
là sự khiêm cung, là Con Dân.
Một lực lượng
tư duy chiến lược chung, dù mang hình thức "phi chính phủ" hoặc
"chính phủ" đều nhằm góp phần vào sự thành bại, tồn vong của các quốc
gia trong cuộc đua tranh trí tuệ, cho nên, không thiếu các nước bá quyền luôn
tìm cách triệt tiêu lực lượng tư duy chiến lược của đối phương là một trong
những chiến lược chủ chốt. Do đó trong sự phát triển đội ngũ tư duy chiến lược
cho dân tộc phải luôn đi với các biện pháp bảo vệ chất xám tinh tuyền truyền
thống này.
Chúng ta có thể tìm thấy những bài học lịch sử tư duy
của Trung Quốc trong sự dụng nhân ‘Cơ đồ nước Sở của Hạng Vũ bắt đầu sụp đổ khi
Lưu Bang lừa cho Hạng Vũ đuổi nhà tư duy chiến lược thiên tài của mình là Phạm
Tăng. Cục diện của trận chiến Xích Bích bắt đầu ngã ngũ khi phía Thục - Ngô bày
mưu cho nhà tư duy chiến lược giỏi nhất phía Tào Tháo là Từ Thứ lui về hậu
tuyến.’
Và như các sách binh thư đề cập: ‘người giỏi thắng
không cần phải đánh’. Đó có lẽ chính là con đường tốt nhất để mang lại sự an
vui thái bình cho người dân Việt! Đây cũng là đường lối để lấy tất cả những gì
đang mất dần về tay Trung Quốc từ khai thác bô xít Tây Nguyên đến thuê bao gần
hết núi rừng Tây Bắc VN, các công trình cầu đường, kênh rạch, nhà máy sản xuất,
chế tạo…đều trúng thầu vào tay Tàu cộng trong chiến lược ‘không đánh mà thắng’
của Hán Cộng.
*
* *