Bài phát biểu của LS Lê Trọng Quát tại Boston, Hoa Kỳ


Kính thưa quý vị,
Tiếp theo buổi họp mặt ngày chủ nhật vừa qua, tôi  chuyển đến quí bạn tài liệu đính kèm  mà tôi có trình bày  tóm tắt nội dung trong khuôn khổ chính sách  ngoại vận của chúng ta.. Đối với các bạn ở xa không dự buổi họp, tôi xin chuyển đến  quí bạn để kính tường hoặc để nhắc lại đối với các bạn đã  có tài ,liệu này.. Nguyên bản Anh ngữ đọc tại Đại hội  ngày 26.10.2014 tại Boston.
Lê Trọng Quát


Kính thưa  Ngài Devall L. Patrick, Thống Đốc Tiểu bang Massachusets,
Kính thưa Ngài  Martin J. Wash,Thị Trưởng Thành Phố Boston,
Kính thưa quý Vị Bộ Trưởng , quý Vị Quan chức,
Kính thưa quý Vị Dân cử Tiểu bang Massachusets,
Kính thưa quý Bà, quý Ông,

Thật là một cơ hội quí báu cho chúng tôi được vinh dự đón tiếp quý Vị trong hội trường này, đặc biệt trong chiều hôm nay, 26 tháng 10, một ngày đầy ý nghĩa đối với chúng tôi, nhân dân Miền Nam Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới với thể chế Cộng Hòa, cách đây 58 năm, đánh dấu một khúc quanh quan trọng trong lịch sử Việt Nam.
Chúng tôi không thể quên ơn của quý quốc đã tận tình giúp đỡ chúng tôi từ khi hiệp định Genève ngày 20 tháng 7, 1954 vừa phân đôi đất nước chúng tôi. Vời sự giúp đỡ quí báu của quí quốc cùng sự lãnh đạo sáng suốt và can đảm của lãnh tụ Ngô Đình Diệm, Miền Nam Việt Nam đã không sụp đổ như thế giới trước đó đã tiên đoán mà còn vươn lên, trở thành một quốc gia ổn định, đầy khí thế tiến bộ, một nước cộng hòa tự do, dân chủ khả kính ở Đông Nam Á Châu. Cùng lúc ấy, Miền Bắc Việt Nam càng ngày càng lún sâu trong một chế độ độc tài, đảng trị, khắc nghiệt và tàn bạo, trở thành một nhà tù rộng lớn, một goulag của thời đại Staline.
Sự tương phản nổi bật giữa hai Miền Nam, Bắc – trên thực tế được xem là hai quốc gia – đã nói lên sự thành công vượt bực của Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam, kết tinh của một sự lãnh đạo quốc gia tài ba và một viện trợ hữu hiệu của đồng minh Hoa Kỳ.
Và trong tinh thần phấn khởi ấy, Tổng Thống Eisenhower đã mời Tổng Thống Ngô Đình Diệm chính thức viếng thăm Hoa Kỳ và dành cho vị lãnh tụ VNCH một nghi lễ tiếp đón đặc biệt một thượng khách quốc gia. Lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ đã nhiệt liệt tán thành diễn từ của ông ngày 9 tháng 5, 1957 mà tôi xin trích ra đây vài đoạn ngắn nói lên lòng tri ân sâu xa của nhân dân Miền Nam VN và của Tổng Thống Diệm đối với nhân dân và chính phủ Hoa Kỳ đồng thời trình bày những nét lớn của các mục tiêu quốc gia, các chính sách và chương trình hoạt động của chính phủ VNCH trong bối cảnh toàn cầu và đặc biệt của Á Châu và vùng Đông –Nam –Á trong đó vị trí địa lý-chính trị của Việt Nam và Miền Nam VN cùng hoàn cảnh lúc bấy giờ đặt ra những thách thức lớn lao cho chính quyền non trẻ của VNCH. Tôi xin trích:
       
“ Thưa Quý Vị Đại Biểu Quốc Hội Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ,       

Việt Nam Cộng Hòa, nền cộng hòa trẻ nhất ở châu Á, chẳng bao lâu nữa sẽ tròn hai tuổi. Nền Cộng Hòa của chúng tôi sinh ra từ vô vàn đau khổ.. Nền Cộng Hòa ấy đang can đảm đương đầu với cuộc cạnh tranh kinh tế với những người cộng sản, cho dù hoàn cảnh khó khăn và nghiêm trọng, mỗi ngày càng trở nên phức tạp hơn.
…………………………………………………………………………………………………………………..
Trong hoàn cảnh căng thẳng quốc tế và áp lực cộng sản ở Đông Nam Á ngày càng gia tăng, tôi không thể nào lập lại bao nhiêu lần cho đủ lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân Việt Nam trước sự giúp đỡ của Hoa Kỳ và nhân dân Việt Nam ý thức rất cao về tầm quan trọng, ý nghĩa sâu sắc và số lượng của sự giúp đỡ này.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Quả thực, chưa bao giờ trong lịch sử, những cuộc xung đột phát sinh giữa các dân tộc lại quan hệ cấp bách như thế đến nền văn minh như những cuộc xung đột ngày nay.Chính qua những đóng góp kịp thời và đầy đủ cho sự tái thiết cuộc sống kinh tế và kỹ thuật của chúng tôi - nhờ đấy mà mức sống cao hơn- thế giới tự do, dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ, đang khẳng định sự thành công của hệ thống hợp tác quốc tế mới. Hành động này đã góp phần bảo vệ Đông Nam Á và ngăn cản những nguyên liệu trong vùng không rơi vào tay Cộng sản
………………………………………………………………………………………………………………………
Chính trong niềm xác tín này và chính trong sự ghi nhớ sâu sắc và không bao giờ phai nhạt trong lòng về việc nhân dân và chính phủ Hoa Kỳ đã theo dõi những nỗ lực của chúng tôi với tất cả sự thấu hiểu và cảm thông chí tình, tôi xin kết thúc, và lần nữa tôi cảm ơn Ngài Chủ Tịch, Chủ Tịch Viện Dân Biểu và quý Vị Đại Biểu Quốc Hội về vinh dự đã dành ccho tôi và cảm ơn quý Vị đã ân cần lắng nghe. “

Tôi xin hết trích và tưởng như còn nghe văng vẳng những lời chân tình tha thiết và đầy dũng cảm của người lãnh tụ VNCH muốn cùng quí cường quốc đảm nhận sứ mạng ngăn chận làn sóng đỏ đang tràn như thác lũ xuống miền Đông Nam Á Châu. Tổ chức Liên Phòng Đông Nam Á ( South East Asia Treaty Organization ) được thành lập tháng 9, 1954 như một liên minh quân sự để bảo vệ vùng chiến lược này và VNCH bởi vị trí của mình, đương nhiên là căn cứ tiền phương với con sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17 mà bên kia bờ, phía Bắc là Cộng sản Bắc Việt, dưới danh hiệu VN Dân Chủ Cộng Hòa, tên lính tiền phong của cộng sản quốc tế, đang hồi hung hản, quyết thừa thắng xông lên.   
Trong lúc ấy, Quốc gia Việt Nam, Việt Nam Cộng Hòa, hoàn toàn ở trong thế tự vệ, không thể một mình đương cự được cả một khối cộng sản quốc tế phải cần đến sự hổ trợ của các quốc gia bạn trong thế giới tự do.
Nhưng than ôi ! định mệnh đã làm khác.
Biến cố ngày 1 tháng 11, 1963 làm sụp đổ nền Đệ Nhất Cộng Hòa, đã mở ra một trang sử mới đầy thử thách và khó khăn cho công cuộc chống Cọng  Từ đấy, Miền Nam VN suy yếu hẳn, khiến cho Hoa Kỳ phải mang quân sang tham chiến đến mức nửa triệu binh sĩ để giúp Miền Nam chống lại Cọng quân đang ồ ạt tấn công nhiều nơi. Năm–mươi–bảy nghìn chiến sĩ Mỹ và hơn ba trăm ngàn quân, cán VNCH đã hy sinh trên trận địa cho đến ngày Hiệp Định Paris 27 tháng giêng 1973 được ký kết. Quân đội Hoa Kỳ và các nước đồng minh khác đều rút hết khỏi Miền Nam để lại VNCH một mình đương cự với cộng sản Bắc Việt mà hơn 100.000 quân của chúng đã đột nhập vào Miền Nam yên tâm ở lại tại chổ và Hiệp Định Paris hoàn toàn không nhắc đến !
Trong lúc ấy, bất chấp Hiệp Định này, mà mục đích của nó là “ chấm dứt chiến tranh, mang lại hòa bình và đảm bảo quyền tự quyết của VNCH và VN nói chung qua những cuộc tổng tuyển cử tự do và một tiến trình thống nhất thương thảo giữa hai Miền Nam, Bắc VN “,  Cọng quân đã ồ ạt tấn công VNCH với sự hổ trợ tối đa của Trung Cọng và Nga Sô mà chúng ta đã biết kết quả bi thảm cho nhân dân Miền Nam và nhân dân cả nước VN, từ đấy lặng chìm sau bức màn sắt rỉ rét của cộng sãn, ngày 30 tháng tư đen 1975.
Giờ đây, bốn-mươi năm đã trôi qua, chín-mươi triệu dân Việt đang phải gánh chịu một chế độ xấu xa nhất như đã mô tả và đang ở trong một tình trạng khẩn trương, trước mưu toan xâm lăng của Trung Cọng.

Kính thưa quý Vị,
Chiều nay, tại Boston này, thành phố của tự do, khoan dung và trí tuệ, một địa danh lịch sử mang nhiều ý nghĩa của Hiệp-chủng-quốc Hoa Kỳ, tôi xin lỗi đã phải buộc lòng làm mất thì giờ của quí Vị và quí Bạn chỉ  vì một lý do: rút tỉa một bài học của quá khứ để kiến tạo tương lai.

Giờ đây là lúc chúng ta nhìn về tương lai. Tương lai của nước Việt Nam và tương lai của các quan hệ giửa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Bởi vị trí chiến lược của mính, vì độc lập và tự do của mình, Việt Nam không thể nuôi dưỡng một tư thế mập mờ bên cạnh sát nách Trung Cọng đã và đang gây hấn và xâm chiếm biển, đất của mình.
Chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa của VN hiện thời đã quá lệ thuộc Trung Cọng về mọi
mặt: giáo điều, chính trị kết liên hai Cộng đảng, công nợ và ơn nghĩa chưa trả đủ cho Bắc Kinh, đầu óc và ràng buộc tư riêng của một số lãnh đạo cao cấp của Cộng đảng VN với Trung Cọng, mật ước của Hội nghị Thành Đô ngày 3 tháng 9, 1990 tự nguyện biến VN thành một Miền tự trị của Trung Hoa.
Mặt khác, bởi sự bất mản đến oán ghét của đại đa số quần chúng với chế độ, Cộng đảng VN không thể huy động toàn lực quốc gia để chống ngoại xâm. Quân đội Nhân Dân đã không còn tinh thần chiến đấu như xưa bởi lảnh đạo cộng sản đã lộ chân tướng lường gạt và phản bội nhân dân, cũng như bởi tệ nạn tham nhũng hoành hành ngay trong quân đội mà hệ thống chỉ huy là một trong ba thành phần độc quyền làm ăn bất chính, với Công an và Đảng trong lúc quân lính và gia đình khốn khổ. Mới đây, nhiều tướng tá đã công khai bày tỏ sự lo ngại và phẩn uất của họ trước những quyết định liên quan đến vận mạng, chủ quyền, lảnh thổ của tổ quốc mà lãnh đạo Đảng và chính quyền giử bí mật, không cho quốc dân đươc biết. Cùng với nhiều nhà trí thức, nhiều cựu đảng viên cao cấp cộng sản, các đại diện các tôn giáo, họ cũng đã đòi hỏi chấm dứt chế độ độc đảng, toàn trị, và thực hiện một thể chế dân chủ tự do.
Một ước vọng mãnh liệt mà hôm nay tôi muốn phản ảnh và chuyển đạt đến quý Vị và công luận thế giới.
Một lần nữa, tôi trân trọng cảm ơn quí Vị đã chú ý lắng nghe.

Boston, ngày 26 tháng 10, 2014

Lê Trọng Quát





`