Nếu nói ‘phải như con trẻ mới được vào nước Thiên đường’*, có thể phần lớn trẻ thơ Việt Nam sẽ được vào Nước Trời. Các em thật hồn nhiên từ bẫm sinh cho đến lúc bị bội nhiễm những thói hư tật xấu khi càng lặn sâu vào các cánh cổng học đường, chúng càng thêm sự gian dối! Đó là một sự thật với nền giáo dục VN hiện tại. Vào những ngày cuối năm có cháu lớp Một tha thiết xin mẹ thay nhãn vở, phụ huynh mới ngỡ ngàng hỏi xem ‘con chuẩn bị sang lớp Hai, vậy thay bao bọc để làm gì, mẹ sắp mang cho các em trường Tình Thương rồi đó…’ Cháu nhắc mẹ ‘con còn phải chấm điểm thi đua vở sạch… để lớp được thành tích cao…’ Bà mẹ nhớ ra Cô Chủ nhiệm còn phải lập điểm thành tích với nhà trường…
Hãy thỏa mái đi!
Mỗi thời đại con trẻ sẽ có những giấc mơ từ môi trường nhất là giáo dục gia
đình! Ngày nay các em đều mê phim hoạt hình và có những giấc mơ biến thành
những người bay hay đóng vai những nhân vật hoạt hình với những chú hề, vui vẻ
làm sao!
Cha nào con nấy!
Thầy nào trò nấy! Năm nào các nhà báo cũng có đề tài phê bình về chuyện viết
văn của con trẻ qua các kỳ sát hạch cuối năm như một em học sinh chuẩn bị vào
lớp Sáu viết: “Con gà nhà bà em mới đẻ được một con gà con nặng 2kg..."
Vẫn biết trí tưởng tượng của trẻ thơ là vô cùng phong phú, nhưng những bài văn
mô tả đến mức này thì quả thật là khiến người đọc cười thắt ruột. Đọc và chấm
những "bài văn ấn tượng" ghi được từ các bài thi vào lớp 6, hoặc
trong những lần hướng dẫn học trò làm bài, cô giáo, thầy giáo không khỏi bàng
hoàng Chiều nào, em cũng ra công viên ngắm cảnh bình minh.
Mặt trời dần xuống dốc núi…
Tả con chó, học
sinh viết: “Nhà em có nuôi một con chó Béc-giê to. Nó đã lập được một chiến
công hiển hách. Một hôm, cả nhà đang ăn cơm, nó lao vọt sang nhà hàng xóm, lúc
quay về, đầu nó lắc lư, tai vẫy ra vẻ rất kiêu hãnh. Thì ra, nó đã tha về
đặt giữa nhà một thằng trộm.”Đúng là chó của Vẹm có khác!
Với đề bài tả con
trâu, có học sinh viết: “Hè vừa qua, em được bố mẹ cho về thăm quê. Em nhìn
thấy một bác nông dân đang làm việc trên đồng. Bác nông dân có một khuôn mặt
trái xoan, mũi dọc dừa, miệng tròn xinh. Đặc biệt, làn da của bác trắng hồng
rạng rỡ. Bác đang đi sau một con trâu rất béo. Bác quát lớn: Họ… họ… họ… và con
trâu nghe lời bác, cứ thoăn thoắt bước đi.” Đúng là ở VN bác nào cũng là bác và
bác của Vẹm có khác!
Chuyện đó là bình
thường, trẻ em luôn nói thật, không dối trá như người lớn đâu, có gì nói nấy.
Ngày xưa có thể chúng ta còn nhầm lẫn hơn các cháu ngày nay, thế nhưng không ai
biết vì mỗi câu chuyện không vượt ra khỏi xóm làng. Còn bây giờ với công nghệ
thông tin mọi việc được nhanh chóng phổ biến rộng rãi cũng đòi hỏi cái tâm
chúng ta rộng mở hơn. Cứ từ từ các em sẽ trưởng thành và hy vọng nếu có những
nhà giáo dục chân chính không vì những mục tiêu chính trị hay kinh doanh nhất
thời, các em sẽ giỏi hơn chúng ta. Việc chúng ta dạy là cái cách quan sát thế
giới xung quanh, còn cảm nhận thì tuy mỗi người con trẻ và cả chúng ta nữa -
thế mới là xã hội, chứ đào tạo rập khuôn như từ trước đến nay thì làm sao đất
nước phát triển được.
Tại sao các bé
viết như vậy? Các em viết như thế thật sự có lỗi không?
Nếu có lỗi, lỗi
này thuộc về ai? Do các bé hay do cả một lối mòn, tư duy, hệ thống giáo dục của
chúng ta không thể nào thay đổi được khi nó đã ăn sâu vào hệ tư tưởng của bao
thế hệ từ trước đến nay.
Đó là hồn nhiên
của tuổi thơ, chúng ta cũng vậy thôi, chẳng có gì lo lắng hay phê phán. Rồi các
cháu sẽ lớn và tự nhiên sẽ hiểu. Đó cũng là kỷ niệm, còn để trở thành nhà văn
của tương lai biết đâu có thể...
Nền giáo dục của
Việt Cộng bảo thủ và cố chấp từ rất lâu rồi, luôn luôn gọi là cách mạng nhưng
chỉ thích ‘làm cách mệnh cho người khác’, còn bản thân mình thì tử thủ, chỉ
trích chê bai người rất độc ác ‘chuyện người thì sáng, chuyện mình thì tối tăm’
hơn đêm ba mươi! Ví dụ, nhà em có con mèo thì tả mèo, có chó thì tả chó, có gà
thì tả gà hay thích con gì thì tả con đó. Hay chuyện học thủ công cho trẻ thành
phố, chuyện học nghề để được cộng điểm khi thi tốt nghiệp cấp III, phụ huynh
phải buồn cười cho Bộ GD-ĐT đến xót xa cho con em của mình phải phí thời gian
tuổi trẻ như bắt chúng tập kéo dây điện đường để lấy điểm, tập may vá thủ công…Trong
khi công nghệ thông tin thì rất ít trường được trang bị vi tính và thuộc môn
dạy thêm đóng tiền khá cao.
‘Cười gì con trẻ?
Hãy cười chúng ta, người làm cha mẹ, người làm giáo dục trước đã. Xem ti vi
hàng ngày, nếu chú ý sẽ được nghe những người lớn từ địa phương tới trung ương
nói trong hội nghị hẳn hoi: "năm 2 lẻ 9" hoặc "năm
2 ngàn lẻ 9"..." Năm 2 lẻ 9" cách hiện tại 1.800 năm rồi;
còn "2 ngàn lẻ 9" thì không xác định được trong dãy số tự
nhiên đếm thời gian. Thế mà người lớn vẫn cứ nói trơn tuồn tuột trước bàn dân
thiên hạ, có ai cười thắt ruột đâu? Bây giờ soi xét con trẻ hỏi có công bằng ?
Trích ý kiến một phụ huynh.
Một trong những
yêu cầu của văn miêu tả là phản ánh lại những gì các em thực sự mắt thấy tai
nghe, thế nên những "người thực việc thực" dưới góc nhìn trẻ thơ cần
phải được yêu quý trân trọng. Dạy trẻ viết trái với những điều quan sát khác
nào tập tành cho các em thói xảo trá của người lớn!
Văn học là
cuộc sống, do chương trình giáo dục không phải do các em! Chính chương trình GD đã thui chột sự sáng tạo ở trẻ,
ngay từ môi trường đại học đến khi đi làm, các sinh viên VN đã rất vất vả luyện
tập việc tư duy sáng tạo trước một vấn đề. Những lỗi của các cháu qua các bài
văn hằng năm như thế không phải là sự hồn nhiên của trẻ thơ nữa, nhưng đó là sự
thiếu hụt thực sự trong nhận biết của trẻ về thế giới xung quanh. ‘Chuyện Bà
Trưng…nhảy xuống Sông Tiền, sông Hậu…’ Chắc rằng khi bảo các em mô tả, nói về
những việc khác như mua bán, diễn viên, ca sĩ, phim ảnh, game…các cháu sẽ viết
chính xác hơn nhiều…nghĩa là càng dấn thân vào môi trường giáo dục các em càng
bị tha hóa bởi những kiến thức lạc lậu mà ngay chính các thầy cô hướng dẫn cũng
không muốn dạy như truyền đạt lại chuyện anh hùng ‘lê văn tám’ vì thầy cô nào
cũng biết đó là chuyện nói láo nhưng không thể nói thật!
Xin lưu ý các bạn,
học sinh lớp Năm đã phải nhận biết được thế nào là bình minh, hoàng hôn, phải
biết con mèo, con chó, con trâu…Nhưng tại sao các em lại miêu tả một cách hồn
nhiên như vậy? Ai sẽ sẽ chịu trách nhiệm? Các bậc phục huynh thực sự có vấn đề
hay nhận thức của các em có vấn đề, mong các nhà giáo dục phải xem lại chính
mình vì hiện nay VN không có Văn hóa từ chức!
Cười vì sự ngây
thơ của trẻ nhỏ và xem lại chương trình giáo dục của nước ta: Trẻ con cần sự
hồn nhiên! Một sự hồn nhiên có giáo dục của người lớn!
Có gì để cười thắt
ruột? Chính những câu văn đó hồn nhiên như thế mới gọi là con trẻ. Trẻ con đáng
yêu! Hồi bé, chúng ta cũng đã từng bị các cô giáo dạy văn chấm bài và cho mức
điểm khác nhau, kẻ cho 5 người cho 10. Chính cách dạy văn hiện nay đã dạy cho
trẻ con nói dối và sự áp đặt trong lối suy nghĩ. Hãy yêu những gì tự nhiên và
hồn nhiên!
Không có gì đáng
buồn! Đọc những câu văn trên, có khi thấy rất thú vị và rất hay! Chúng ta đừng
vội kết luận, nếu có ‘muốn khóc’ chăng đó là một môi trường giáo dục đang tạo
ra những chú gà công nghiệp’. Theo tôi, những bài văn của các em có nội dung
rất trong sáng, hồn nhiên, ít sai về chính tả, ngữ pháp. Chỉ hơi buồn cười một
chút vì các em, chắc là sinh ra và lớn lên ở thành phố, chưa có điều kiện tiếp
xúc nhiều với cuộc sống nông thôn nên tất nhiên thiếu hiểu biết về phong cảnh
tự nhiên, cuộc sống nông thôn.
Điều này, các em
có thể tích lũy dần dần. Điều đáng bàn ở đây là chúng ta cần tăng cường giáo
dục kiến thức thực tế cho các em. Định hướng cho các em viết đúng, miêu tả đúng
về văn phạm, kiến thức xã hội, tự nhiên...những gì các em cảm nhận được, thấy
được từ thực tế.
‘Các bài văn đáng yêu! Tôi thấy vấn đề viết văn của trẻ
như thế là bình thường, không có gì đáng lo ngại! Hồi xưa, tôi còn không viết
được như thế! Nhưng lớn lên, tư duy và thế giới quan sẽ thay đổi, cảm nhận cũng
khác. Tôi nghĩ rằng trẻ có tình cảm hay không, không phải là phụ thuộc vào việc
học văn, viết văn hay, mà là không khí ở gia đình, môi trường sống của chúng.
Sự kiên trì phân tích và dịu dàng của cha mẹ giúp trẻ tự tin, mạnh dạn và giàu
tình cảm. Làm sao chúng có thể hiểu "mặt trái xoan" nó đẹp như thế
nào, dùng để mô tả cho đối tượng nào, đẹp hơn mặt trái...dừa, dứa, đu đủ như
thế nào?! Đọc văn của trẻ con, tôi chỉ có thể ôm chúng, cười mà hôn chúng, và
để ý khi chở chúng đi ra phố, sẽ chỉ cho chúng biết các gương mặt trái xoan là
như thế nào’. Ý kiến của một phụ huynh gởi đến Tòa soạn.
Chính chúng ta cần
nhìn lại cách giáo dục,trẻ không biết về thực tế như đạo diễn làm phim khoa học
viễn tưởng. Những câu văn trên theo tôi là rất tự nhiên của trẻ khi những con
vật, đồ vật hay một sự việc mà em chưa biết tới. Các bạn hãy xem các phim khoa
học viễn tưởng thì thấy ngay điều đó. Con người chưa biết được trên không gian
vũ trụ có sự sống hay không nên mặc sức tưởng tượng: Con người ngoài hành tinh
với nhiều mẫu tàu vũ trụ với nhiều hình dáng...
Đối với những trẻ đã thấy con vật rồi nhưng miêu tả và so sánh cũng khá lí thú nữa huống gì chưa thấy. Tôi đã thấy một bài văn tả về con vật của một em HS như sau: " Nhà em có nuôi một con lợn, nhìn nó như Trư Bát Giới.." và em đã kết luận bài văn:" Cuối năm mẹ em bán con lợn và mẹ em nói rằng nuôi lợn lỗ hơn nuôi gà".
Đối với những trẻ đã thấy con vật rồi nhưng miêu tả và so sánh cũng khá lí thú nữa huống gì chưa thấy. Tôi đã thấy một bài văn tả về con vật của một em HS như sau: " Nhà em có nuôi một con lợn, nhìn nó như Trư Bát Giới.." và em đã kết luận bài văn:" Cuối năm mẹ em bán con lợn và mẹ em nói rằng nuôi lợn lỗ hơn nuôi gà".
Quả thật
đầy ấn tượng khi với tuổi lên 10, một cháu tả con đường, hơi triết lý một chút,
song chúng ta ai cũng sẽ thích câu trả lời: “Nhà em ở trong trường nên không có con
đường đến trường”. Rất trong sáng của em học sinh 10 tuổi! Cái sai lầm
nằm ở chỗ thuộc Bộ giáo dục về một đề văn tả một buổi bình minh mà em ấn tượng
nhất, với loại đề tài này cho SV đại học văn chưa chắc đã làm nổi. Đặc biệt đưa
khái niệm "ấn tượng" mà lại là "ấn tượng nhất" ra đề cho
học sinh lớp 5 thì lạ thật. Vì vậy, chúng ta cần dành nhiều thời gian với con
trẻ gần gũi và cởi mở, giới thiệu cả về nông thôn lẫn thành thị. Từ đó, để trẻ
con hiểu rằng dù ở đâu cũng có cuộc sống tốt, có người thân yêu, khí hậu, thời
tiết, động vật nuôi, cây cối, cảnh vật.v.v...thường xuyên được giới thiệu.
- Xin quý vị lớn tuổi đừng dành hết
bình minh để các cháu phải tìm kiếm bình minh một cách hồn nhiên vào lúc ‘hôn
hoàng’!
Những lỗi sư phạm
khác, đó là tại sao cho trẻ em thành phố tả về nông thôn và có khi bắt trẻ em
nông thôn lại tả về thành thị. Hãy để trẻ em cảm nhận đươc chính môi trường các
em đang sống. Làm sao các em học sinh ở thành phố biết chuyện hun khói chống
muỗi cho trâu bò mỗi khi trời bắt đầu chạng vạng tối? Và cả chuyện lấy phân
chuồng ủ cho mục gọi là hoai để bón
đất thêm màu mỡ?
Bây giờ, thử bảo
các bậc cha mẹ tả con tàu vũ trụ xem là ai tả buồn cười hơn. Chắc chắn rằng các
em sẽ tả sinh động hơn các cụ đó. Ngay trên những trang mạng nếu những người
viết báo thực sự có tâm huyết với tiếng Việt thì hẳn không thể không nhận thấy
những lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp xuất hiện nhan nhản mỗi ngày trên cả báo viết
lẫn trên truyền hình. Những lỗi đó tai hại hơn mấy câu văn của học sinh nhiều,
vì trước hết, chúng thuộc về những người "chuyên nghiệp"; thứ hai,
đối tượng của chúng là đông đảo dân chúng. Nếu không nghiêm khắc với những lỗi
như vậy thì chẳng mấy mà toàn dân sẽ chẳng còn ai nói đúng, viết đúng Tiếng
Việt.
Tất nhiên từ học
đường, cách viết văn của học sinh hiện nay có vấn đề?
Bài viết trên có
lẽ mới chỉ nói lên một phần về cách thức viết văn của các cháu học sinh tiểu
học hiện nay. Các cháu đã được các cô giáo hướng dẫn sử dụng bài văn mẫu một
cách quá lạm dụng. Các cháu không có sự tư duy của riêng mình trong cách viết
văn.
Những điều bài viết trên nêu ra hiện nay rất phổ biến. Chúng ta đừng nên cười con trẻ, mà phải xem lại chính mình; chúng ta đã máy móc áp dụng phương pháp giáo dục cách đây mấy chục năm nên đã lỗi thời, làm khó cho trẻ. Hãy nhìn lại xem, chúng ta đã bắt trẻ miêu tả cái mà các em không biết, hoặc chỉ nhìn thoáng qua, chưa sờ thấy và chưa bao giờ có cảm xúc với con vật, hiện vật đó, vì nhà em không có. Vậy thì làm thế nào để các em tả được. Không thể mãi mãi với cái tật dạy con trẻ nói láo theo kiểu của tuyên truyền’ trẻ em ở Củ Chi đã bắn hạ mấy xe tăng bằng các loại tên tre…’
Những điều bài viết trên nêu ra hiện nay rất phổ biến. Chúng ta đừng nên cười con trẻ, mà phải xem lại chính mình; chúng ta đã máy móc áp dụng phương pháp giáo dục cách đây mấy chục năm nên đã lỗi thời, làm khó cho trẻ. Hãy nhìn lại xem, chúng ta đã bắt trẻ miêu tả cái mà các em không biết, hoặc chỉ nhìn thoáng qua, chưa sờ thấy và chưa bao giờ có cảm xúc với con vật, hiện vật đó, vì nhà em không có. Vậy thì làm thế nào để các em tả được. Không thể mãi mãi với cái tật dạy con trẻ nói láo theo kiểu của tuyên truyền’ trẻ em ở Củ Chi đã bắn hạ mấy xe tăng bằng các loại tên tre…’
Hãy bỏ ngay cái
tật nói láo, nói láo dù dưới hính thức gì và cho là cần thiết nhưng trong lãnh
vực giáo dục đều là những liều thuốc độc với con trẻ! Hậu quả chúng ta sẽ đón
nhận những hệ luận: ‘Nhà em có nuôi 1 ông nội, ông em rất cao to vạm vỡ, tóc
ông trăng như tuyết, làn da ông mịn màng ngốn tay ông dài như tháp bút...’ Đó
là sự kính trọng sẽ dành cho chúng ta khi vào những ngày nào đó ‘tre già măng
mọc’ !
Phương
cách giải quyết:
-Vấn đề giáo dục
của VN chỉ cần trả lời cho câu hỏi duy nhất: đến bao giờ thì người học
mới được tự do tư duy và giáo viên đủ trình độ để dạy người học tư
duy?
*Mt 19 13-15; Lc 18 15-17
*Mt 19 13-15; Lc 18 15-17