Lữ Giang
Khi Mỹ vẽ lại lịch sử cuộc chiến VN
Trong
bài “Tất cả chính trị đều là ‘thực tế’
được giàn dựng”, cựu Dân biểu Robert
Linlithgow đã viết: “Chính trị được
giàn dựng. Nó không phải là thực tế.”
(Politics is staged. It’s not reality). Quả đúng như vậy. Nhìn lại đống tài
liệu về cuộc chiến Việt Nam từ 1954 đến 1975 dày khoảng 150.000 trang đã được
Mỹ giải mã, chúng ta thấy các biến cố quan trọng đều do Mỹ giàn dựng rất công
phu, từ việc lèo lái chính phủ Ngô Đình Diệm đi theo đường lối của Mỹ đến vụ giết
hai tổng thống Ngô Đình Diệm và John Kennedy để đổ quân vào Việt Nam, thực hiệc
mục tiêu của cuộc chiến rồi bỏ rơi Miền Nam… đều đã được tính toán rất tỉ mỉ và
chính xác.
Averell
Harriman, kẻ ra lệnh giết ông Diệm và ông Nhu
Mặc dầu đống tài
liệu được giải mã cao ngất còn nằm sờ sờ trước mắt, từ 1975 đến nay, Mỹ đã cho
giàn dựng lại cuộc chiến Việt Nam với nhiều tình tiết rất khác xa với thực tế
và sử liệu đã được công bố, để phục vụ cho các chính sách và mục tiêu từng giai
đoạn của Mỹ.
NHỮNG NỖ LỰC ĐÁNG BUỒN
Có
4 bộ phim giàn dựng lại cuộc chiến VN đã được người Việt hải ngoại quan tâm và
phản đối vì cho rằng không trung thực.
Bộ thứ nhất: “Vietnam The Ten Thousand Day War” (Việt Nam
cuộc chiến 10.000 ngày) của Michael Maclear phổ biến 1980. Trọn bộ 13 tập.
Bộ thứ hai: “Vietnam: A Television History” (Việt Nam:
một Lịch sử Truyền hình) gồm 13 tập do hãng WGBH-TV (thuộc PBS) ở Boston phổ biến năm 1983.
Bộ thứ ba: “Last days in Vietnam” (Những ngày cuối cùng ở Việt Nam) do đạo diễn Rory Kennedy thực
hiện và phổ biến năm 2014.
Bộ thứ tư: “The Vietnam War”
(Cuộc chiến Việt Nam)
gồm 10 tập, do hai nhà đạo diễn Ken Burnes và Lynn Novick thực hiện, PBS mới
phổ biến.
Bộ
thứ tư này quan trọng nhất, được mấy chục tổ chức tài chánh và truyền hình Mỹ
tài trợ, đứng đầu là BANK OF AMERICA, Corporation for Public Broadcasting (CPB), The Public
Broadcasting Service (PBS), The Park Foundation, The Arthur Vining Davis
Foundations… Đạo diễn Ken Burns khoe đã phỏng vấn gần 80 nhân chứng, bao gồm cả
những người Mỹ từng tham chiến và những người phản chiến, những người lính
chiến và dân thường của cả hai phía Việt Nam, người thắng và người bại trong
cuộc chiến. Ông nói: Hơn bốn mươi năm đã
trôi qua kể từ khi cuộc chiến kết thúc, chúng ta vẫn chưa thể quên Việt Nam. Và chúng
ta vẫn còn tranh luận vì
sao cuộc chiến này lại đi đến sai lầm, trách nhiệm thuộc về ai và có đáng có một cuộc chiến như
thế này không.”
Như
chúng tôi đã nói, những thông tin được thu lợm kiểu này chỉ có thể được dùng để
nói lên cách nhìn của một số cá nhân về cuộc chiến hay đưa tới những kết luận
mà người phỏng vấn muốn, chứ không thể dùng làm sử liệu được, vì việc chọn
người được phỏng vấn nhiều khi thiếu khách quan, những điều họ biết nhiều khi
chỉ là một phần nhỏ của vấn đề và cảm tính thường xen lấn vào…
Ngoài
dùng phim ảnh, Mỹ còn tổ chức các cuộc hội thảo để vẽ lại cuộc chiến Việt Nam.
Trong
ba ngày 26, 27 và 28.4.2016, “Hội Nghị
Thượng Đỉnh về Chiến Tranh Việt Nam”
(Vietnam War Summit) đã được Hoa Kỳ tổ chức tại Thư Viện LBJ, Austin, Texas, để
vẽ lại lịch sử cuộc chiến Việt Nam và đưa chế độ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam vào thay chỗ của VNCH trước 1975. Nhân vật chính trong hội nghị là cựu
Ngoại Trưởng Kissinger đã tuyên bố: “Không
có ai muốn chiến tranh, không có ai muốn leo thang chiến tranh. Họ đều muốn hòa
bình. Nhưng câu hỏi là, “Trong những điều kiện nào bạn có thể làm điều đó?”. Theo ông, thất
bại của Hoa Kỳ ở Việt Nam
là do chính người Mỹ tự gây ra, và
trước hết là đã đánh giá thấp sự kiên trì của giới lãnh đạo Bắc Việt!
KHÓ GỠ THÌ TÌM CÁCH ĐẠP XUỐNG
Khi
vẽ lại chiến tranh Việt Nam để biến đen thành trắng và trắng thành đen, điều mà
Mỹ gặp khó khăn nhất là việc lật đổ và giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Trong
cuốn hồi ký mang tên “The memoirs
of Richard Nixon”, Tổng Tống
Nixon có kể lại rằng khi đến Pakistan,
ông đã gặp lại người bạn cũ là Tổng Tống Ayub Khan. Tổng Thống Khan đã nói một
cách đau buồn về việc hạ sát Tổng Tống Ngô Đình Diệm như sau:
“Tôi
không thể nói – lẽ ra các ông đừng bao giờ ủng hộ ông Diệm ngay từ đầu. Nhưng
các ông đã ủng hộ ông ta trong một thời gian dài và mọi người ở Á Châu đều biết
điều đó. Dù họ có tán thành
hay không tán thành điều đó, họ biết điều đó. Rồi đột nhiên các ông ngừng ủng
hộ ông ta – và ông Diệm đã bị giết.” Ông ta lắc đầu và kết luận: “Việc hạ sát ông Diệm có ba ý nghĩa đối với các nhà lãnh
đạo Á Châu: làm một người bạn với Hoa Kỳ là
nguy hiểm; trung lập phải trả cái giá của nó; và đôi khi làm kẻ thù (của Hoa
Kỳ) lại tốt hơn! Lòng tin cậy như một sợi
chỉ mong manh và một khi nó đã đứt, rất khó mà nối lại.”
Đó
là một thực tế không thể phủ nhận được. Để làm giảm nhẹ bớt ảnh hưởng của biến
cố tai hại này. khi vẽ lại lịch sử, Mỹ gần như không muốn nói về những gì đã
xảy ra dưới thời Đệ I VNCH, chỉ đưa ra vài lời “chúc dữ” ông Diệm với ẩn ý giải
thích tại sao Mỹ phải lật đổ và giết ông ta. Trong bộ phim “Vietnam: A Television History”, Mỹ đặt tên tập 3 là “America's Mandarin (1954–1963)" (Vị Quan lại của Hoa Kỳ) trong đó mô tả ông Diệm đã áp
dụng chế độ gia đình trị, nên Việt Cộng nổi lên chống Diệm và trở thành một sự
đe dọa nghiêm trọng khiến Mỹ phải đưa quân vào để cứu Miền Nam. Trong bộ “The Vietnam War” Mỹ lại cho rằng ông Diệm "kiêu căng" và
"ngạo mạn" một "đấng cứu thế không có thông điệp"…
Tuy
nhiên, mặc dầu đã lấp liếm và đạp Đệ I VNCH xuống như vậy, hiện nay không một nước nào ở Đông Nam Á chịu đi theo Mỹ như VNCH
trước đây, một số đứng hẳn về phía
Trung Quốc và một số bắt cá hai tay. Để ngăn chận Việt Nam đứng hẵn về phía
Trung Quốc, Mỹ phải ký tuyên bố “đối
tác toàn diện” với Việt Nam và
đang vẽ lại lịch sử chiến tranh Việt Nam để tiến tới “hòa giả hòa hợp”.
Để
làm sáng tỏ lịch sử trong giai đoạn này, trong phạm vi bài này chúng tôi sẽ căn
cứ vào sử liệu do Mỹ công bố, trình bày khái lược những thủ đoạn Mỹ đã xử dụng
khi xây dựng rồi phá sập chế dộ Đệ I VNCH để tạo lý do đổ quân vào Việt Nam,
thực hiện cuộc chiến mà Mỹ muốn.
CHUYỆN ‘KHI ĐỒNG MINH NHẢY VÀO”
Cầm
cuốn “Khi Đồng Minh nhảy vào” của Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng, tôi mở ra và tìm ngay có
Nghị quyết số NSC 5429/2 ngày 20.8.1954 của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ
hay không.
Ông
Diệm mới chấp chánh ngày 7.7.1954 thì ngày 20.8.1954, tức chỉ 43 ngày sau,
HĐANQGHK đã họp và ban hành nghị quyết nói về chính sách của Hoa Kỳ sau Hiệp
định Genève (US policies toward post-Geneva Vietnam), đồng thời phái Trung Tá
Lansdale thuộc cơ quan OSS (tiền thân của CIA) đến hướng dẫn ông Diệm làm. Ông
Diệm và ông Nhu không hay biết gì cả. Nghị quyết này được in trong bộ Foreign
Relations of the United States (FRUS), 1952–1954, East Asia and the Pacific,
Vol. XII, Part 1. p. 769 – 976.
Đại tá Lansdale được phái
đển giúp ông Diệm
Tôi
rất mừng khi thấy sách Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng có nghị quyết đó đăng ở trang
198 – 200. Nhưng tôi thất vọng khi thấy Tiến Sĩ Hưng chỉ tóm lược phần
phân tích và nhận định của nghị quyết mà thôi, còn phần các kế hoạch hành động cụ thể không được nói đến. Có lẽ Tiến Sĩ Hưng chưa đọc hết các tài liệu liên quan,
nên không biết kế hoạch đó nằm trong phần Phụ đính, không in trong bộ FRUS 1952
– 1954, mà in trong The Pentagon Papers!
Về
phương diện chính trị, kế hoạch này đã ấn định như sau:
“Chính
trị: Pháp phải trao trả độc
lập hoàn toàn (gồm cả quyền rút lui khỏi Liên Hiệp Pháp) cho Nam Việt Nam và và yểm trợ một chính phủ bản
xứ mạnh (a strong indigenous
government). Diệm phải mở rộng căn
bản chính phủ, bầu cử quốc hội, soạn thảo hiến pháp và truất phế Bảo Đại một
cách hợp pháp (legally dethrone Bao
Dai). Sự hợp tác và hỗ trợ của Pháp cho
những chính sách này là cần thiết; duy trì FEC (French Expeditionary Corps - Quân Đội Viễn Chính Pháp), là chủ yếu đối với an ninh Nam
Việt Nam.”
(Gravel
Edition, The Pentagon Papers, Volume I, Beacon Press, Boston, 1971, p. 204)
Chỉ
với những câu viết vắn gọn như vậy, khi được triển khai, nó trở thành những
biến cố lớn. Đọc các sử liệu tiếp theo, chúng ta sẽ hiểu tại sao ông Diệm phải
truất phế Bảo Đại đến hai lần, việc dẹp tan các giáo phái, thống nhất quân đội
và hình thành một chính phủ bản xứ
mạnh (a strong indigenous government)
bằng cách tiến tới một chế độ độc đảng gióng Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Tưởng
Giới Thạch ở Đài Loan.
Tướng
Lansdale đã tranh luận rất gay gắt với ông Frederick Reinhardt, Đại Sứ Hoa Kỳ
tại VNCH (1955 – 1957) lúc đó về
việc thành lập Đảng Cần Lao. Nhưng
Đại sứ Reinhardt bảo: “Vì ông
Diệm nay là Tổng Thống được bầu, ông ấy cần có một đảng riêng của ông”. Tướng Lansdale cho biết thêm: “Ông Reinhardt nói với tôi một cách cương
quyết rằng quyết định về chính sách của Hoa Kỳ đã được ấn định và tôi phải
hướng các hành động của tôi theo nó.” Trong bản phúc trình 17.1.1961 Tướng Lansdale nói rõ: “Đảng Cần Lao không phải là ý kiến của nhà Ngô, “trước
tiên nó được đề xướng bởi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ” để loại bỏ cộng sản ra khỏi đất
nước (the CLP was not their idea;
it "was originally promoted by the U.S. State Department" to rid the
country of communists).
Tuy
nhiên, khi Mỹ muốn đem quân vào Việt Nam để thực hiện mục tiêu mà Mỹ muốn, ông
Diệm không đồng ý, Mỹ liền đảo ngược kế hoach lại.
KHI MỸ QUYẾT PHÁ SẬP ĐỆ I VNCH
Ngày
14.3.1957, ông Elbridge Durbrow được bổ nhiệm làm Đại sứ Mỹ tại VNCH thay thế
Đại sứ G. Frederick Reinhardt. Kế hoạch phá sập chế độ Ngô Đình Diệm bắt đầu.
Đại sứ Durbrow được phái đến để phá sập Đệ I VNCH
Nếu
khởi đầu Mỹ muốn ông Diệm hình thành tại miền Nam một chế độ gióng các chế độ
chuyên chế của Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan, của Park Chung Hee ở Nam Hàn, của
Sukarno và Suharto ở Nam Đương hay của Lý Quang Diệu ở Singapore... để loại bỏ
cộng sản khỏi đất nước (to rid the country of communists), thì nay Đại sứ
Durbrow yêu cầu ông Diệm “thực hiện dân chủ để được lòng dân và thắng cộng sản”. Tướng Lansdale đã phản đối vì cho ràng việc thay đổi
nhanh như thế sẽ làm Miền Nam
trở thành bất ổn.
Năm
1960 Đại Sứ Durbrow đã yểm trợ thành lập Khối Tự Do Tiến Bộ, thường
được gọi là nhóm Caravelle, do ông Phan Khắc Sửu làm Trưởng Khối, để vận động thay
thế ông Diệm. Tướng Lansdale đã viết giác thư đề ngày 20.9.1960 phân tích những
sai lầm của Đại Sứ Durbrow. Nhưng Washington
im lặng.
Một
cuộc đảo chánh đã xảy ra ngày 11.11.1960, có nhiều thành phần của nhóm
Caravelle tham dự. Cuộc đảo chánh thất bại. Hôm 4.12.1960 Đại Sứ Durbrow đã phải cho Luật sư Hoàng Cơ Thụy ngồi co
gối trong thùng ngoại giao (valise
diplomatique) để đưa ra khỏi Việt Nam.
Vì
Đại Sứ Durbrow có nhiều bất đồng với chính phủ Ngô Đình Diệm và tai tiếng trong
vụ đảo chánh ngày 11.11.1960, ngày 15.3.1961 Tổng Thống Kennedy đã quyết định
cử ông Federick E. Nolting làm Đại Sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn thay thế Durbrow.
Nhưng ngày 17.8.1963 Bộ Ngoại Giao đã cử ông Henry Cabot Lodge đến làm đại sứ
tại Sài Gòn để tổ chức lật đổ và giết Tổng Thống Diệm.
MỞ ĐƯỜNG CHO BẮC VIỆT XÂM NHẬP VÀO MIỀN NAM
Từ
ngày 12 đến 22.1.1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN đã họp Hội nghị lần
thứ 15 tại Hà Nội dưa ra nghị quyết “giải
phóng miền Nam”. Tháng 5 năm 1959, Hà
Nội quyết định mở con đường Tây Trường Sơn trên đất Lào để xâm nhập vào Miền
Nam, lấy tên là Đường 559, thường
được gọi là đường Hồ Chí Minh.
Muốn
đi vào Nam, bộ đội Bắc Việt phải từ Quảng Bình theo quốc lộ 12 đi qua Lào
bằng đèo Mụ Giạ rồi tiến vào Nam. Cái trở ngại lớn mà Cộng quân gặp phải là con
đường số 9 nối liền Đồng Hà với tỉnh Savannakhet, nơi có quân đội VNCH tuần
phòng thường xuyên. Cộng quân phải lập mật khu 601 gần Tchépone, nằm cách biên
giới Việt – Lào khoảng 40 cây số để làm nơi trú quân. Từ đó Cộng quân vượt qua
đường số 9 rồi đi lên cao nguyên Boloven để xuống ngã ba Tam Biên.
Chính
phủ Ngô Đình Diệm đã ký hiệp ước với Lào cho Quân Lực VNCH đóng chốt ở Tchépone
và Mường Phín, đồng thời giao cho Thiếu Tá Trần Khắc Kính, Phó Giám Đốc Sở Liên
Lạc, mở các cuộc hành quân trên đất Lào để ngăn chận Cộng quân xâm nhập vào
miền Nam. Số quân VNCH đóng chốt và hành quân ở Lào có lúc lên đến khoảng
170.000 người. Cộng quân khó xâm nhập được.
Đùng
một cái, ngày 25.1.1963, Tổng Thống Kennedy tuyên bố ông muốn biến Lào thành
“một nước độc lập, hòa bình và
không liên kết”. Averell
Harriman, Thứ Tưởng Ngoại Giao về Vấn Đề Chính Trị, được coi là người có quyền
hành nhất lúc đó tại Tòa Bạch Ốc, cho rằng phải trung lập hóa Lào để ngăn chận Cộng quân dùng đất
Lào xâm nhập vào Miền Nam. Ngày
16.5.1961, một Hội Nghị Quốc Tế Giải Quyết Vấn Đề Lào được triệu tập tại
Genève. Chính phủ Ngô Đình Diệm phản đối rất mạnh, nhưng Harriman cứ tiến tới.
Ngày 23.7.1962, Hiệp Ước Hòa Bình tại Lào đã được ký kết, 666 cố vấn Mỹ và toàn
bộ quân đội của VNCH phải rút khỏi Lào. Bắc Việt cũng cam kết như thế. Nhưng
thực tế không như Harriman tuyên bố. Theo báo cáo của CIA, sau khi Lào tuyên bố
trung lập, khoảng 7000 bộ đội Bắc Việt chẳng những không chịu rút khỏi Lào mà
còn bành trướng thêm.
Henry Cabot Lodge, kẻ thi hành lệnh đảo chánh, giết ông
Diệm và ông Nhu
Nhiều
người tin rằng Harriman đã mở đường cho Bắc Việt tràn vào Miền Nam rồi viện vào
lý do đó tuyên bố phải đổ quân vào để “cứu Miền Nam”!
LỊCH SỬ VẪN LÀ LỊCH SỬ…
Trên
đây là những nét đại cương về tình hình Miền Nam dưới thời Đệ I VNCH được tìm
thấy trong sử liệu của Mỹ, nhưng khi vẽ lại lịch sử chiến tranh Việt Nam để
phục vụ mục tiêu mới, Mỹ đã tìm cách bôi bác để che dấu sự thật.
Robert
F. Turner, Giáo sư Luật tại Đại học Virginia và cũng là một học giả nổi tiếng
về chủ nghĩa cộng sản Việt Nam, đã từng nhận định rằng đa số những gì về chiến tranh Việt Nam đang được giảng
dạy tại các trường trung học và đại học ở Mỹ lại gần với thần thoại hơn là lịch
sử.
Nhưng
Đức Dalai Latma đã nói: “History
is history. And my statement will not change past history”. Lịch sử là lịch sử. Và lời tuyên bố của tôi không thay đổi
được lịch sử đã qua.
Ngày
12.10.2017
Lữ Giang