Chế độ độc tài Armenia bị lật đổ


Chế độ độc tài Armenia bị lật đổ,
 
 bao giờ tới Việt Nam?

 
 Một cuộc biểu tình lớn đã nổ ra tại Armenia buộc thủ tướng Serge Sargsian phải từ chức. Kết thúc chế độ độc tài tại quốc gia này. Liệu bao giờ tới Việt Nam?
 
 
 
See the source image
See the source image


andy
Video:


Quân nhân cũng xuống đường biểu tình mà sau quân nhân là sinh viên của nhiều trường đại học ở Erevan cũng xuống đường chống ông Sargsian.
Theo báo chí từ Armenia đưa tin, những người biểu tình xuống đường đòi ông Sargsian, một người từng làm tổng thống hai nhiệm kỳ, nay chuyển đổi Hiến pháp để làm tiếp một nhiệm kỳ thủ tướng nữa.
Các cuộc biểu tình bắt đầu từ ngày 13 tháng 4, sau khi ông Sargsian được quốc hội đề cử làm thủ tướng Armenia.
Sau khi có hàng chục quân nhân đứng về phía nhân dân cũng tham gia biểu tình thì sinh viên các trường đại học cũng xuống đường gia nhập biểu tình kháng cự dân sự do thủ lĩnh đối lập, đại biểu nhân dân Nikol Pasian cầm đầu. Vào thời điểm cao điểm ở thủ đô có khoảng từ 200  ngàn người tham gia biểu tình – một tỉ lệ cao đối với quốc gia gần 4 triệu dân với 35 ngàn cảnh sát.
Sau khi bắt giữ các thủ lĩnh và các tích cực viên biểu tình ở thủ đô trở nên rầm rộ hơn và căng thẳng xung đột giữa người biểu tình với cảnh sát buộc chính quyền phải thả những người bị bắt giữ.
Ngày 23 tháng 4 thủ tướng Sargsian đã tuyên bố từ chức, còn tổng thống đã tuyên bố giải tán chính phủ vừa mới được ông Sargsian lập ra.

  • Thông tin ông Sargsian –
một người thân Nga từ chức gây nhiều phản ứng ngược chiều ở Nga. Trên mạng xã hội miền tiếng Nga nhiều bình luận viên cho rằng ở Armenia sẽ bạo loạn và suy thoái như ở Ukraina. Nhiều người nga cho đây là một “âm mưu của Mỹ chống nước Nga” và “Armenia sẽ chuốc lấy số phận như Ukraina”.
Trong khi đó phó chủ tịch hạ viện Nga Zhirinovskiy, (con trai của chủ tịch Đảng dân chủ tự do Nga Vladimir Zhirinovskiy nổi tiếng) bình luận trên truyền hình:
“Nhân dân Armenia đã ép tình hình tới cùng, quá đẹp! Không một ai chấp nhận một người lãnh đạo quốc gia hàng chục năm. Cần có tính khả thi thay đổi chính quyền và các đảng phái”.
Đồng thời người phát ngôn bộ ngoại giao Nga Maria Zakharova viết trên tràng Fb:
“Dân tộc mà có được sức mạnh ngay cả vào thời điểm phức tạp nhất của lịch sử vẫn đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau cho dù có những khác biệt nguyên tắc thì đó là dân tộc vĩ đại. Armenia, nước Nga mãi mãi bên cạnh các bạn!”.
Ngoài ra, vào ngày 24 tháng 4 thư ký báo chí Điện Kremlin, ông Peskov đã trả lời báo chí như sau:
“Hãy đừng so cánh các sự kiện ở Ukraina và Armenia, không cần so sánh song song các sự kiện ở hai quốc gia bởi vì tình huống ở hai quốc gia là hoàn toàn khác nhau”.
Ông Peskov lưu ý rằng, nước Nga theo dõi kỹ sự phát triển các sự kiện ở Armenia, nhưng hiện tại “hoàn toàn không hợp lý nếu so sánh các sự kiện hôm nay ở Armenia với các sự kiện đảo chính bốn năm trước ở Ukraina”.