Trung-quốc Muốn Có Một Thần Học
Và Kinh Thánh
"Theo Lối Trung-quốc“
www.katholisch.de. Ngày 05.04.2018
Felix Neumann. Dịch Phạm Hồng-Lam
Vatican và Trung-quốc bước lại gần nhau, nhưng các cuộc đàn áp Ki-tô hữu vẫn tiếp tục: Quốc gia này không những muốn cấm bán sách Kinh Thánh, mà còn muốn có một bản dịch Kinh Thánh mới, phù hợp với quan điểm chính trị của nhà nước.
Không lâu trước khi lệnh cấm bán sách Kinh Thánh được thi hành, các cơ quan tôn giáo
trung-quốc đã cho phổ biến một tài liệu với tựa đề „Những Nguyên Tắc Hỗ Trợ Ki-tô Giáo
Tại Trung-quốc Trong Năm Năm Tới“. Trong đó, một trong những nhiệm vụ lớn nhất của
chính quyền là làm sao để có một „Ki-tô Giáo và Thần Học theo kiểu trung-quốc“. Để đạt
mục tiêu này, cần phải diễn dịch lại mới cuốn Kinh Thánh.
Xem ra từ khoá „Kinh Thánh“ đã bị chận
Từ cuối tháng ba các nhà bán sách qua mạng tại Trung-quốc không còn đưa Kinh Thánh
vào danh mục các sách bán của mình nữa. Ying Fuk Tsang, Giám Đốc Khoa Thần Học của
Đại Học Hồng-công cho tờ „South China Morning Post“ hay, „trước đó lệnh cấm đã không
được thi hành“. Tờ „Global Times“ ra tại Trung-quốc cho biết, nhà phát hành sách báo lớn
trên mạng Jingdong đã bị áp lực; có tất cả năm cơ quan kiểm duyệt, trong đó có cơ quan kiểm
sát mạng và an ninh công cộng, đã yêu cầu Jingdong chấm dứt việc bán ra các ấn phẩm lậu,
trong đó có Kinh Thánh.
Ông cũng cho hay, cuối tháng ba vừa qua lượng truy cập từ „Kinh Thánh“ đã vụt cao
bất thường, và từ ngày mùng 1 tháng tư lượng này trở về số 0. Hãng ucanews bảo, điều đó
chứng tỏ đã có những biện pháp kiểm duyệt mạng. Trước đó chính quyền đã cho lệnh kiểm
soát kĩ các nội dung tôn giáo trên các mạng diễn đàn xã hội như Weibo và WeChat. Uỷ viên
đặc trách Đông Á của tổ chức ngoài chính phủ „Freedom House“, bà Sarah Cook cho CNN
hay, việc cấm mua bán là một thí dụ điển hình cho thấy „việc kiểm soát mạng và các hạn chế
tôn giáo đã tay trong tay đồng hành như thế nào“. Chính quyền trung-quốc càng ngày càng
có thêm những phương pháp canh chừng, để kiểm soát các cộng đoàn tôn giáo và để phạt
những tín hữu nào cung cấp các thông tin tôn giáo trên mạng.
Chính quyền phổ biến Sách Trắng về tự do tôn giáo
Ngay sau khi ra các hình phạt cho những người bán Kinh Thánh trên mạng, chính quyền
trung-quốc hôm thứ tư vừa qua đã cho phổ biến một Sách Trắng về chinh sách tự do tôn giáo
của nhà nước, đồng thời cũng cho biết sẽ thực hiện nó như thế nào. Trong đó, bên cạnh phần
đề cập tới sự tự do tôn giáo, cũng có nói tới mục tiêu tạo lập „sự hài hoà tôn giáo và xã hội“.
Theo đó nhà nước sẽ hướng dẫn các tôn giáo „hoà nhập với xã hội xã hội chủ nghĩa“. Các
sách báo tôn giáo chỉ được phổ biến „theo luật định“. Sách Trắng nhấn mạnh, có trên 160
triệu ấn bản Kinh Thánh đã được in ra tại Trung-quốc, trong đó có 80 triệu cuốn bằng tiếng
Hoa.
Chính quyền cho hay, kể từ lúc phổ biến Sách Trắng về tự do tôn giáo lần cuối vào năm
1997 tới nay số lượng những người tin đã tăng gấp đôi, lên tới 200 triệu người. Trong đó có 6
triệu người công giáo và 38 triệu tin lành. Theo tin của ucanews, các con số này chỉ phản ảnh
lượng tín hữu trong các cộng đoàn chính thức được nhà nước cho phép mà thôi, còn lượng
những tín hữu thuộc các giáo hội hầm trú và tại gia đã không được đề cập. Sách Trắng nhấn
mạnh tới các nguyên tắc „độc lập“ và „tự quản“ của các nhóm tôn giáo, nhưng hiểu đó có
nghĩa là các cộng đoàn không được lệ thuộc vào „sự kiểm soát của nước ngoài“. Sách Trắng
cho hay, biện pháp điều tiết này được đưa ra là do „quyết định lịch sử của các tín đồ trung-
quốc“ trong thời gian „đấu tranh giành độc lập quốc gia“, bởi vì hai giáo hội tin lành và công
giáo từ lâu đã „bị thực dân và đế quốc kiểm soát và lợi dụng“.
Tiếp tục đàn áp các tín hữu
Theo nhà thần học Ying ở Hồng-công, Sách Trắng không cho thấy chút thay đổi gì về
chính sách tôn giáo của chính quyền Tập Cận Bình. Or Yan Yan, một nhân viên của Uỷ Ban
Công Lí Và Hoà Bình ở Hồng-công, cho ucanews hay, những lời lẽ trong Sách Trắng chẳng
làm giảm bớt các cuộc đàn áp vốn có đối với Ki-tô hữu, và ông cũng nhắc nhở cộng đồng
quốc tế chớ nên hi vọng gì vào „miệng lưỡi lật lọng“ của chính quyền. Theo ông, Sách Trắng
sử dụng những „từ ngữ đẹp“ để mô tả chính sách tôn giáo. Đối với chính quyền, những từ
nghe kêu như „độc lập, tự chủ và tự quản“ không có nghĩa là cần phải coi trọng những nét hội
nhập của Tin Mùng hay kính trọng tổ chức giáo hội, song họ dùng chúng để „đánh sập các
nền móng của Giáo Hội và các nguyên lí của đức tin“.
Trong những tuần vừa qua giữa Vatican và chính quyền trung-quốc đã có một mối liên
hệ hoà dịu. Xem ra hai bên đã dàn xếp để sắp sửa có được một thoả thuận về nhiều điểm,
trong đó Giáo Hội chính thức (quốc doanh) có thể được công nhận và chính quyền cũng có
thể ảnh hưởng trên việc phong chức các giám mục do giáo tông chỉ định. Trong tháng hai các
nhật báo ở Italia cho hay, cuộc thương thảo sắp sửa kết thúc tốt đẹp. Cả giám mục về hưu của
Hồng-công John Tong Hon cũng nói là sắp kết thúc. Vị tiền nhệm của Tong Hon, hồng i
Joseph Zen Ze-kiun (Trần Nhật Quân), trái lại chỉ trích nặng nề những dễ dãi của Vatican;
ông cho đó là một cuộc „bán đứng“ Giáo Hội.
-https://phongtraogiaodan.com/p170a428/trung-quoc-muon-co-mot-than-hoc-va-kinh-thanh-theo-loi-trung-quoc-
Và Kinh Thánh
"Theo Lối Trung-quốc“
www.katholisch.de. Ngày 05.04.2018
Felix Neumann. Dịch Phạm Hồng-Lam
Vatican và Trung-quốc bước lại gần nhau, nhưng các cuộc đàn áp Ki-tô hữu vẫn tiếp tục: Quốc gia này không những muốn cấm bán sách Kinh Thánh, mà còn muốn có một bản dịch Kinh Thánh mới, phù hợp với quan điểm chính trị của nhà nước.
Không lâu trước khi lệnh cấm bán sách Kinh Thánh được thi hành, các cơ quan tôn giáo
trung-quốc đã cho phổ biến một tài liệu với tựa đề „Những Nguyên Tắc Hỗ Trợ Ki-tô Giáo
Tại Trung-quốc Trong Năm Năm Tới“. Trong đó, một trong những nhiệm vụ lớn nhất của
chính quyền là làm sao để có một „Ki-tô Giáo và Thần Học theo kiểu trung-quốc“. Để đạt
mục tiêu này, cần phải diễn dịch lại mới cuốn Kinh Thánh.
Xem ra từ khoá „Kinh Thánh“ đã bị chận
Từ cuối tháng ba các nhà bán sách qua mạng tại Trung-quốc không còn đưa Kinh Thánh
vào danh mục các sách bán của mình nữa. Ying Fuk Tsang, Giám Đốc Khoa Thần Học của
Đại Học Hồng-công cho tờ „South China Morning Post“ hay, „trước đó lệnh cấm đã không
được thi hành“. Tờ „Global Times“ ra tại Trung-quốc cho biết, nhà phát hành sách báo lớn
trên mạng Jingdong đã bị áp lực; có tất cả năm cơ quan kiểm duyệt, trong đó có cơ quan kiểm
sát mạng và an ninh công cộng, đã yêu cầu Jingdong chấm dứt việc bán ra các ấn phẩm lậu,
trong đó có Kinh Thánh.
Ông cũng cho hay, cuối tháng ba vừa qua lượng truy cập từ „Kinh Thánh“ đã vụt cao
bất thường, và từ ngày mùng 1 tháng tư lượng này trở về số 0. Hãng ucanews bảo, điều đó
chứng tỏ đã có những biện pháp kiểm duyệt mạng. Trước đó chính quyền đã cho lệnh kiểm
soát kĩ các nội dung tôn giáo trên các mạng diễn đàn xã hội như Weibo và WeChat. Uỷ viên
đặc trách Đông Á của tổ chức ngoài chính phủ „Freedom House“, bà Sarah Cook cho CNN
hay, việc cấm mua bán là một thí dụ điển hình cho thấy „việc kiểm soát mạng và các hạn chế
tôn giáo đã tay trong tay đồng hành như thế nào“. Chính quyền trung-quốc càng ngày càng
có thêm những phương pháp canh chừng, để kiểm soát các cộng đoàn tôn giáo và để phạt
những tín hữu nào cung cấp các thông tin tôn giáo trên mạng.
Chính quyền phổ biến Sách Trắng về tự do tôn giáo
Ngay sau khi ra các hình phạt cho những người bán Kinh Thánh trên mạng, chính quyền
trung-quốc hôm thứ tư vừa qua đã cho phổ biến một Sách Trắng về chinh sách tự do tôn giáo
của nhà nước, đồng thời cũng cho biết sẽ thực hiện nó như thế nào. Trong đó, bên cạnh phần
đề cập tới sự tự do tôn giáo, cũng có nói tới mục tiêu tạo lập „sự hài hoà tôn giáo và xã hội“.
Theo đó nhà nước sẽ hướng dẫn các tôn giáo „hoà nhập với xã hội xã hội chủ nghĩa“. Các
sách báo tôn giáo chỉ được phổ biến „theo luật định“. Sách Trắng nhấn mạnh, có trên 160
triệu ấn bản Kinh Thánh đã được in ra tại Trung-quốc, trong đó có 80 triệu cuốn bằng tiếng
Hoa.
Chính quyền cho hay, kể từ lúc phổ biến Sách Trắng về tự do tôn giáo lần cuối vào năm
1997 tới nay số lượng những người tin đã tăng gấp đôi, lên tới 200 triệu người. Trong đó có 6
triệu người công giáo và 38 triệu tin lành. Theo tin của ucanews, các con số này chỉ phản ảnh
lượng tín hữu trong các cộng đoàn chính thức được nhà nước cho phép mà thôi, còn lượng
những tín hữu thuộc các giáo hội hầm trú và tại gia đã không được đề cập. Sách Trắng nhấn
mạnh tới các nguyên tắc „độc lập“ và „tự quản“ của các nhóm tôn giáo, nhưng hiểu đó có
nghĩa là các cộng đoàn không được lệ thuộc vào „sự kiểm soát của nước ngoài“. Sách Trắng
cho hay, biện pháp điều tiết này được đưa ra là do „quyết định lịch sử của các tín đồ trung-
quốc“ trong thời gian „đấu tranh giành độc lập quốc gia“, bởi vì hai giáo hội tin lành và công
giáo từ lâu đã „bị thực dân và đế quốc kiểm soát và lợi dụng“.
Tiếp tục đàn áp các tín hữu
Theo nhà thần học Ying ở Hồng-công, Sách Trắng không cho thấy chút thay đổi gì về
chính sách tôn giáo của chính quyền Tập Cận Bình. Or Yan Yan, một nhân viên của Uỷ Ban
Công Lí Và Hoà Bình ở Hồng-công, cho ucanews hay, những lời lẽ trong Sách Trắng chẳng
làm giảm bớt các cuộc đàn áp vốn có đối với Ki-tô hữu, và ông cũng nhắc nhở cộng đồng
quốc tế chớ nên hi vọng gì vào „miệng lưỡi lật lọng“ của chính quyền. Theo ông, Sách Trắng
sử dụng những „từ ngữ đẹp“ để mô tả chính sách tôn giáo. Đối với chính quyền, những từ
nghe kêu như „độc lập, tự chủ và tự quản“ không có nghĩa là cần phải coi trọng những nét hội
nhập của Tin Mùng hay kính trọng tổ chức giáo hội, song họ dùng chúng để „đánh sập các
nền móng của Giáo Hội và các nguyên lí của đức tin“.
Trong những tuần vừa qua giữa Vatican và chính quyền trung-quốc đã có một mối liên
hệ hoà dịu. Xem ra hai bên đã dàn xếp để sắp sửa có được một thoả thuận về nhiều điểm,
trong đó Giáo Hội chính thức (quốc doanh) có thể được công nhận và chính quyền cũng có
thể ảnh hưởng trên việc phong chức các giám mục do giáo tông chỉ định. Trong tháng hai các
nhật báo ở Italia cho hay, cuộc thương thảo sắp sửa kết thúc tốt đẹp. Cả giám mục về hưu của
Hồng-công John Tong Hon cũng nói là sắp kết thúc. Vị tiền nhệm của Tong Hon, hồng i
Joseph Zen Ze-kiun (Trần Nhật Quân), trái lại chỉ trích nặng nề những dễ dãi của Vatican;
ông cho đó là một cuộc „bán đứng“ Giáo Hội.
-https://phongtraogiaodan.com/p170a428/trung-quoc-muon-co-mot-than-hoc-va-kinh-thanh-theo-loi-trung-quoc-