Tổng Thống 36 giờ:
Dương Văn Minh
Nguyễn
Quang
Trước khi viết về nhân vật gây nhiều tranh cải này, chúng ta cùng trở về với bài học lịch sử trong sự tôn trọng Anh hùng các dân tộc mà vốn chúng ta ít hay biết, đó là dân tộc Campuchia với những người mà nhân cách cùng khí tiết sẽ muôn đời là sự chống đỡ cho dân tộc này tồn tại bền vững.
chính chúng ta về tương lai, nhất là khi quá khứ đó là chứng tích của thất bại
đáng ghi nhớ.” Triết gia George Santayana (1863 – 1952)
Sáng 12.4.1975 Hoa Kỳ thực hiện Chiến dịch
Eagle Pull, di tản các nhân viên, các viên chức Mỹ và một số viên chức
Campuchia bằng máy bay trực thăng từ thủ đô Phnom Penh tới các hạm đội Mỹ trong
vịnh Thái Lan.
Đại sứ Mỹ ở Cambodia lúc đó là ông John
Gunther Dean đã thông báo cho các viên chức cao cấp của Cộng Hòa Khmer biết Hoa
Kỳ dành cho họ quyền tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ, nhưng Hoàng Thân Sirik Matak,
Thủ Tướng Long Boret, Lon Non (em của Lon Nol) và các thành phần nội các của
chính phủ Lon Nol đã từ chối, mặc dầu Long Boret và Sirik Matak có tên trong
danh sách “Bảy kẻ Phản Bội” (Seven Traitors) bị Khmer Đỏ tuyên án tử hình. Tổng
cộng có 150 người trong chính phủ Cộng hòa Khmer đã di tản theo người Mỹ. Còn
Hoàng thân Sirik Matak đích thân viết cho Đại sứ John Gunther Dean một lá thư
có nội dung như sau:
“Tôi thành thật cảm tạ Ngài đã viết thư và còn đề nghị giúp tôi phương
tiện đi tìm tự do. Than ôi! Tôi không thể bỏ đi một cách hèn nhát như vậy! Với
Ngài và nhất là với xứ sở vĩ đại của Ngài, không bao giờ tôi lại tin rằng quý
vị đã nhẫn tâm bỏ rơi một dân tộc đã lựa chọn tự do. Quý vị từ chối bảo vệ
chúng tôi và chúng tôi chẳng thể làm được gì hết. Ngài ra đi, tôi cầu chúc Ngài
và xứ sở của Ngài được hạnh phúc dưới bầu trời này. Nhưng xin Ngài nhớ cho rằng
nếu tôi phải chết ở đây và ở lại đất nước tôi yêu dấu thì tuy đó là điều tệ
hại, nhưng tất cả chúng ta đều sinh ra và cũng sẽ chết vào một ngày nào đó. Tôi
chỉ ân hận một điều là đã quá tin và chót tin ở nơi quý vị, những người bạn Hoa
Kỳ! Xin Ngài nhận những cảm nghĩ chân thành và thân hữu của tôi.”
Ký tên: Hoàng thân Sirik Matak
Riêng về Thủ Tướng Long Boret, Đại sứ John
Gunther Dean kể:
"Long Boret đã từ chối việc di tản. Ông ta là một người tài giỏi.
Trẻ hơn nhiều so với Lon Nol hoặc Sirik Matak. Khi cá nhân tôi đến gặp ông vào
ngày 12 tháng 4, trong cuộc di tản buổi sáng sớm của chúng tôi, đề nghị ông ta
hãy dắt vợ con cùng chúng tôi rời khỏi Phnom Penh vì tôi lo sợ cho sự an toàn
của ông ấy, ông ta cảm ơn tôi nhưng [như ông ta nói] nghĩ rằng tính mạng của
ông ấy không đáng lo ngại.”
Ngày 17.4.1975, lực lượng Cộng hòa Khmer
sụp đổ, Khmer Đỏ tiến vào Phnom Penh.
Hoàng thân Sirik Matak, Thủ tướng Long Boret, Lon Non và các viên chức hàng đầu
của Chính phủ Cộng Hoà Khmer đã bị bắt đưa đi xử tử tại trung tâm thể dục thể
thao Cercle Sportif. Các đơn vị thuộc quân đội Lực lượng Vũ trang Quốc gia
Khmer của Lon Nol còn lại trong thủ đô đều bị tước vũ khí và đưa đi xử bắn toàn
bộ tại sân vận động Olympic.
Trong Hồi ký “Ending the Vietnam War”
Kissinger nói rằng chính quyền Ford đã bất ngờ và xấu hổ vì trên thực tế các
quan chức hàng đầu của Campuchia đã từ chối rời khỏi đất nước, bao gồm Hoàng
Thân Sirik Matak, Thủ tướng Long Boret và em trai cựu Tổng thống Lon Nol là Lon
Non, mặc dầu họ nằm trong danh sách mà Khmer Đỏ đã tuyên án tử hình.
Riêng đối với Việt Nam, chính quyền Ford
có sự bất ngờ và xấu hổ hay không, xin lướt qua nhân cách của những nhân vật
cầm đầu miền Nam trước khi mất nước như Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Thủ Tướng
Trần Thiện Khiêm và Tổng Thống Dương Văn Minh ít ai không cảm thấy đau buồn.
Quay ngược dòng thời gian với Dương Văn
Minh, theo Đại Tá Nguyễn Văn Y, cựu Tổng
Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia kiêm Giám Đốc Phủ Đặc Ủy Trưởng Trung Ương Tình Báo
của VNCH đã kể lại hai chuyện liên quan đến những sự vi phạm nghiêm trọng của
Dương Văn Minh, nhưng được Tổng Thống Diệm bỏ qua cho:
Vụ thứ nhât: Chôm thùng phuy vàng của Bình
Xuyên
Ông cho biết vào khoảng tháng 5 năm 1955,
sau khi đánh đuổi quân Bình Xuyên chạy vào Rừng Sát, ông đã thả các nhân viên
Phòng 2 đi thăm dò ven rừng. Họ thấy một người đang ngồi câu cá trên một chiếc
xuồng ở một khu vắng, dáng điệu rất khả nghi, nên bắt về thẩm vấn. Sau nhiều
cuộc tra hỏi, người này thú nhận anh ta là một cận vệ của Bảy Viễn, được phái ở
lại giữ hai thùng phuy vàng và bạc đã phải nhận chìm xuống nước trước khi chạy
trốn. Ông cho mò tìm và vớt được hai thùng, một thùng đựng bạc giấy và một
thùng đựng vàng. Ông bảo nhân viên đem số bạc ướt phơi khô rồi đưa tất cả đi
nạp vào ngân khố. Còn thùng vàng được chở đến giao cho Đại Tá Dương Văn Minh,
Quân Trấn Trưởng Sài Gòn. Dương Văn Minh chẳng báo cáo gì về vụ vàng này. Ông
Diệm đã ra lệnh điều tra. Hai người được trao nhiệm vụ điều tra là Thẩm Phán
Lâm Lễ Trinh, Biện Lý Tòa Sơ Thẩm Sài Gòn, và Thiếu Tá Mai Hữu Xuân, Giám Đốc
An Ninh Quân Đội. Đại Tá Xuân báo cáo số vàng Tiểu Khu Chợ Lớn tịch thu được đã
giao cho Đại Tá Dương Văn Minh. Nhưng sau khi suy nghĩ, ông Diệm nói với ông
Nhu: “Thôi, cho nó đi cho yên!”
Vụ thứ hai: Chứa chấp gián điệp Việt Cộng.
Vào đầu năm 1960, nhân viên tình báo thấy
một người thường lui tới nhà Dương Văn Minh ở số 3 đường Trần Quý Cáp, Sài Gòn,
nhưng mỗi lần đi ra, anh ta thường nhìn trước nhìn sau rất kỹ, thấy không có gì
khả nghi mới bước ra.
Khoảng tháng 3 năm 1960, có một người
trông mặt mày và hình dáng rất giống Dương Văn Minh, đã đến ở luôn trong nhà
Dương Văn Minh và mỗi lần đi đâu thường được chính Dương Văn Minh chở đi. Sưu
tra hồ sơ, nhân viên tình báo biết ngay đó là Dương Văn Nhựt, em của
Dương Văn Minh, có bí danh là Mười Tỵ, hiện đang là Thiếu tá trong bộ
đội miền Bắc. Vợ của Dương Văn Nhựt hiện đang sống tại Sài Gòn. Theo dõi sát,
nhân viên tình báo biết được Dương Văn Nhựt đang đi vận động Phật Giáo và sinh
viên chống ông Diệm.
Trong cuộc phỏng vấn ngày 16.10.2004, Đại
Tá Nguyễn Văn Y cho biết khi vợ Dương Văn Nhựt có bầu gần sinh, Dương Văn Nhựt
đã đưa vợ tới ở nhà của Trung Tá Dương Văn Sơn, em của Dương Văn Minh. Lúc đó
Dương Văn Sơn đang làm trưởng phòng truyền tin của Biệt Khu Thủ Đô. Tướng Minh
thường đến nhà Dương Văn Sơn nói chuyện với Dương Văn Nhựt.
Ông đã trình vụ này cho Tổng Thống Diệm,
nhưng sau khi nghe, Tổng Thống đã đưa cho ông cái hộp quẹt và bảo đem tất cả hồ
sơ ra đốt đi. Tổng Thống nói: “Mỹ mà nó biết được Trung Tướng của mình theo Việt
Cộng thì xầu hổ lắm. Đốt hết đi! Từ rày tôi không muốn nhắc tới cái vụ này nữa.”
Nhưng đốt hồ sơ rồi cũng chưa xong, nhân viên tình báo còn phải bắt Dương Văn
Nhựt và dẫn ông ta ra chiến khu để ông ta đi qua Cam-bốt và trở về lại miền
Bắc, với lời cảnh cáo: Nếu trở lại sẽ bị thanh toán.
Dương Văn Minh bị dẫn tới Đài
Phát Thanh Sài Gòn
Bản tuyên bố đầu hàng do Chính Trị Viên
Bùi Tùng thảo, ông Minh đọc và đài phát thanh phát đi vào lúc 13 giờ 30:
“Tôi, Đại tướng Dương Văn Minh, Tổng Thống chính quyền Sài Gòn, kêu
gọi Quân Lực Việt Nam Cộng hòa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện quân Giải
Phóng Miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa
phương phải giải tán hoàn toàn. Từ trung ương đến địa phương trao lại cho Chính
Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam
Việt Nam.”
Tính lại, Dương Văn Minh đã làm Tổng Thống
chỉ 36 tiếng đồng hồ: Nhận chức vào chiều 28 tại Dinh Độc Lập đến trưa
30.4.1975 đã tuyên bố đầu hàng, kết thúc cuộc đời làm con bài thí của Mỹ trong
những thời điểm khác nhau.
Không có ai chiến thắng
Tất cả chỉ là
ảo, chỉ tội nghiệp cho những con người Việt Nam và Đồng minh đã đi qua cuộc
chiến ấy... Không thể có con số thống kê, rõ ràng có bao nhiêu cô nhi,
quả phụ, tử sĩ của cả hai miền Nam Bắc Việt Nam, bao nhiêu người ra đi
cho tới ngày cuối cùng của cuộc chiến không tìm thấy xác, nhiều người đinh ninh
cuộc chiến tranh Việt Nam chấm dứt ngày 30 tháng 04 năm 1975. Nhưng hòa bình
chỉ là sự tiếp diễn cho cuộc chiến khác khốc liệt hơn. Một cuộc chiến thuần
Việt, vẫn còn đó sự hận thù đến trả thù trong miên viễn.
Xin được trích
danh ngôn của Lâm ngữ Đường:
Là con người ai cũng muốn mình chiến
thắng, song số phận đã không cho phép tất cả mọi người.
Nước Mỹ có
một đài tưởng niệm ghi công những quân nhân hy sinh trong cuộc chiến tranh
Việt Nam,
được làm bằng đá hoa cương, rất trang trọng tại Washington D.C .
Nhà nước Việt
Nam có rất nhiều nghĩa trang “hoành tráng" trên những vùng đất
"thép", trên đường mòn Hồ chí Minh, ở Hàng Dương - Phú
Quốc.v.v…
Vẫn còn đó
những ngộ nhận, những oán thù, những phân tranh, những ly tán sau hơn nửa
thế kỷ khi cuộc chiến chấm dứt. Một đất nước nghèo nàn, khổ đau vì những
ý thức hệ trái ngược nhau tròng lên số phận của một dân tôc vốn hiếu
hòa, ẩn nhẫn coi trọng nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
Những đồ tể
thời đại mà “Trái tim đeo ngoài túi áo”*đã
để lại bao oan nghiệt cho bao số phận con người trót có mặt trong
những năm tháng không thể quên, khó lòng nguôi ngoai ấy, kẻ chiến
thắng, người chiến bại nếu xét cùng tận đều có nhiều mất mát, đau
thương.
Chính nó là tội
ác, một khi sai lầm đó là chúng ta đã tin vào nó!
* Thơ của Tô
Thùy Yên
Nguyễn Quang Hồng Nhân