Tại Sao Mỹ Hứng Thú Với Ấn Độ-Thái Bình Dương?

Tại Sao Mỹ Hứng Thú 

Với Ấn Độ-Thái Bình Dương?

Huỳnh Quang

Trong vài năm gần đây, cùng với chiến lược xoay trục về khu vực Á Châu Thái Bình Dương, Hoa Kỳ từ thời Cựu Tống Thống Barack Obama đã bắt đầu kết thân với Ấn Độ, cường quốc chỉ đứng sau TQ tại Á Châu, và vào triều đại của Tổng Thống Donald Trump thì công khai chính lược Ấn Độ-Thái Bình Dương.


Tại sao Hoa Kỳ có hứng thú đối với khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương này? Phải chăng khu vực này ngày càng trở nên quan trọng về mặt chiến lược đối với Hoa Kỳ?

Bài phân tích sau đây của tác giả Alexander Pearson, được đăng trong trang mạng của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ (www.dw.com ) vào cuối năm 2017 sẽ cho chúng ta một cái nhìn cụ thể hơn về chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ.

Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump đã tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với khu vực “Ấn Độ-Thái Bình Dương” trong chuyến công du 13 ngày tại Á Châu của ông bắt đầu từ ngày 3 tháng 11 năm 2017. Sau đây là 4 lý do để cho thấy lợi ích của Washington đối với khu vực này.

1- Mở Rộng Thương Mại Trong Khu Vực

Doanh nghiệp của Hoa Kỳ mà cần trao đổi hàng hóa và dịch vụ thành công thì phải có lợi ích to lớn trong việc có được các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kinh doanh và hàng tỉ khách hàng và công nhân trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ -- những nền kinh tế lớn hàng thứ 2, thứ 3 và thứ 7 trên thế giới – đã là những đối tác mậu dịch chính của Hoa Kỳ. Trong năm 2016, Hoa Kỳ đã xuất cảng trị giá hơn 200 tỉ đô la hàng hóa tới 3 quốc gia đó và ngược lại đã nhập cảng trị giá hơn 600 tỉ đô la. Chỉ riêng Trung Quốc không thôi là nguồn nhập cảng 1/5 hàng hóa vào Mỹ.

Mậu dịch liên hệ với Trung Quốc và Ấn Độ đã gia tăng mạnh trong 10 năm qua. Xuất cảng của Hoa Kỳ sang cả hai nước này đã gia tăng gấp đôi từ năm 2006 tới 2016. Trong cùng thời kỳ này, nhập cảng từ Trung Quốc đã gia tăng hơn 60% và nhập cảng từ Ấn Động tăng hơn 100%.

Dù vậy, khi nói chuyện tại Việt Nam trong chuyến viếng thăm nước này vào tháng 11 năm 2017, Trump tuyên bố ông muốn thương lượng song phương với những nước nào “chấp nhận các nguyên tắc thương mại công bằng và có lợi hai bên.”

2- Ảnh Hưởng Kinh Tế Đang Gia Tăng của Trung Quốc

Trung Quốc ngày càng cạnh tranh với Hoa Kỳ như là đối tác thương mại quan trọng nhất đối với nhiều quốc gia trong vùng. Một số viên chức Mỹ nói rằng Trung Quốc có thể sử dụng thế lực đó để tạo ra các luật lệ thương mại trong những quốc gia đối tác có lợi cho kinh doanh của Trung Quốc và làm bất lợi cho thương mại Mỹ.

Cựu Tổng Tống Barack Obama bày tỏ sự lo ngại này vào năm 2015 rằng, “Hiện nay, Trung Quốc muốn viết luật thương mại tại Á Châu… Chúng ta không thể để cho điều đó xảy ra. Chúng ta nên viết các luật lệ.”

Ước muốn đó đã đưa Hoa Kỳ tới việc hậu thuẫn hiệp ước thương mại Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) bắt đầu trong năm 2011. Hiệp ước mậu dịch tự do, gồm Nhật Bản, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Việt Nam, Tân Gia Ba, Mã Lai Á, và Brunei, được cho là quan trọng để bảo đảm Hoa Kỳ có thể có được các thị trường Á Châu và viết luật lệ thương mại trong khu vực.

Trump, vận động chống lại TPP, đã rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp ước này vào tháng 1 năm 2017. Dù Mỹ bỏ nhưng hiệp ước TPP đã không chết -- 11 quốc gia còn lại đã hoàn tấc việc tái thương lượng và đã ký chấp thuận hiệp ước này vào ngày 8 tháng 3 năm 2018 tại thủ đô Santiago của Chile -- điều đó có thể làm cho Trung Quốc khó có thể trở thành nhà viết luật của khu vực.

Chính vì vậy, Bắc Kinh đã và đang thương lượng một hiệp ước mậu dịch tự do 10 nước được biết như là “Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực” (RCEP) không có Mỹ.

3-Trung Quốc và Biển Đông

Nhưng sự vuốt ve của Washington đối với Bắc Kinh không phải chỉ vì tiền. Nhiều viên chức Hoa Kỳ cũng thấy hành xử của Trung Quốc với láng giềng của họ như là sự thách thức an ninh.

Bắc Kinh trong những năm gần đây đã không đếm xỉa đến các tuyên bố chủ quyền của những lân bang trong Biển Đông và đã xây dựng các đảo nhân tạo và thiết đặt các vùng cấm bay khắp khu vực này. Một vài tuyên bố của Trung

Quốc đã bị thách thức tại các tòa án quốc tế, nhưng Bắc Kinh đã chẳng để ý đến mọi phán quyết mà không có lợi cho họ.

Chính phủ Obama đã lên tiếng thất vọng về đều này. Trong năm 2016, Obama nói với thông tấn CNN rằng, “Nơi nào chúng tôi thấy họ [TQ] vi phạm luật và các quy định quốc tế (…) thì chúng tôi đã chỉ cho họ rằng sẽ phải chịu nhiều hậu quả.”

Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc cũng đã được triển khai để bảo vệ các tuyên bố chủ quyền của họ đang đe dọa những tàu chiến và máy bay của hải quân ngoại quốc đi quá gần các đảo nhân tạo của họ. Nếu những đe dọa này kích động  xung đột, thì Hoa Kỳ có thể bị lôi cuốn vào bởi vì các liên minh của mình với một số lân bang của Trung Quốc.

4-Vũ Khí Nguyên Tử

Hoa Kỳ có truyền thống chống lại việc phổ biến vũ khí nguyên tử. Khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương là nơi 4 nước có vũ khí nguyên tử -- Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, và Bắc Hàn – và Washington chỉ chấp nhận quyền có vũ khí nguyên tử cho một trong 4 nước này là Trung Quốc.

Hoa Kỳ chấp thuận TQ có vũ khí nguyên tử bởi vì Hiệp Ước Quốc Tế Về Vũ Khí Nguyên Tử -- the Nuclear Proliferation Treaty (NPT) – cho Bắc Kinh quyền phát triển và sở hữu chúng. Nhưng NPT không chia xẻ quyền đó với Ấn Độ, Pakistan và Bắc Hàn.

Ngoài vấn đề hợp pháp, còn có những lý do thực tế nữa để lo ngại về các quốc gia này có vũ khí nguyên tử.

Nhiều nhà quan sát nói rằng Ấn Độ và Pakistan có thể sử dụng vũ khí của họ để chống lại đối phương. Cả hai nước này đều đã có 3 cuộc chiến vả đều đã đe dọa dùng kho vũ khí trong trường hợp xảy ra xung đột khác. Pakistan cũng là sự thách thức bởi vì mối nguy hiểm mà các nhóm Hồi Giáo quá khích trong nước này có thể thủ đắc được kho vũ khí nguyên tử.

Gần đây nhất, Hoa Kỳ tập trung vào vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn. Quốc gia bị cô lập này có vẻ có khả năng không chỉ tấn công các đồng minh của Hoa Kỳ là Nam Hàn và Nhật Ban, mà cũng có thể tấn công vào lục địa Hoa Kỳ. Để ứng phó, Trump cảnh báo nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un rằng đất nước của ông ấy “sẽ gánh lấy lửa và giận dữ mà thế giới chưa bao giờ thấy,” nếu họ không ngưng các chương trình vũ khí nguyên tử và phi đạn.

Miệng thì tung ra những lời lẽ đe dọa và dao to búa lớn như thế, nhưng Trump lại không từ bỏ cơ hội nào để đối thoại với Kim Jong Un mà bằng chứng là ông Trump đã chấp thuận một cuộc họp thượng đỉnh với lãnh tụ Bắc Hàn vào tháng 5 hay 6 sắp tới ngay khi đặc sứ Nam Hàn đến Washington để nghị giải pháp hòa đàm.

Với 4 yếu tố đã nêu trên, Hoa Kỳ không thể làm lơ mà không tích cực dấn thân vào khu vực chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương có liên quan trực tiếp đến quyền lợi và an ninh của nước Mỹ.

https://vietbao.com/p123a279769/tai-sao-my-hung-thu-voi-an-do-thai-binh-duong-