HUẤN THỊ VỀ MỘT VÀI PHƯƠNG DIỆN CỦA THẦN HỌC GIẢI PHÓNG



HUẤN THỊ


VỀ MỘT VÀI PHƯƠNG DIỆN

 CỦA THẦN HỌC GIẢI PHÓNG
 
Phúc Âm Chúa Giêsu Kitô là sứ điệp về tự do và là sức mạnh giải phóng. Những năm gần đây chân lý thiết yếu ấy đã làm cho nhiều nhà thần học đặc biệt lưu ý suy nghĩ ; sự kiện đó tự nó chất chứa đầy những hứa hẹn.
Giải phóng trước hết và chính yếu là giải phóng khỏi sự nô thuộc căn cơ của tội lỗi. Mục đích và cùng điểm của giải phóng là tự do của con cái Thiên Chúa, một ân huệ Chúa ban cho. Hậu quả hợp lý cho ta thấy tự do thúc đẩy nỗ lực giải phóng những hình thức nô thuộc về mặt văn hóa, kinh tế, xã hội và chính trị. Tất cả những nô thuộc đó đều phát sinh từ tội lỗi và tạo nên những trở ngại ngăn cản không cho con người sống xứng hợp với phẩm giá của mình. Luận giải rõ ràng cái gì là nền tảng và cái gì là hệ quả là điều kiện cần thiết cho việc suy tư thần học về giải phóng.



HUẤN THỊ

VỀ MỘT VÀI PHƯƠNG DIỆN

 CỦA THẦN HỌC GIẢI PHÓNG

Ngày 6 tháng 8 năm 1984




Huấn Thị Của Thánh Bộ Đức Tin

Định Hướng Tùng Thư

1993

Giáo huấn của Giáo hội trong lãnh vực xã hội mang lại nhiều chỉ dẫn quan trọng về đạo đức. Nhưng, để có thể trực tiếp hướng dẫn hành động, nó cần có những nhân vật có khả năng về khoa học và kỹ thuật cũng như trong lãnh vực của các khoa học nhân văn hoặc chính trị.
Các vị chủ chăn phải lưu ý đào tạo những nhân vật vừa có khả năng như thế, vừa có cuộc sổng đạo sâu sắc theo nội dung của Phúc Âm . Giáo dân có sứ mạng cá biệt là xây dựng xã hội, đóng vai trò nổi bật trong công cuộc này. 

Trích  HUẤN THỊ VỀ MỘT VÀI PHƯƠNG DIỆN CỦA THẦN HỌC GIẢI PHÓNG

HUẤN THỊ

VỀ MỘT VÀI PHƯƠNG DIỆN

 CỦA THẦN HỌC GIẢI PHÓNG

Ngày 6 tháng 8 năm 1984


Người dịch : Nguyễn Đăng Trúc
LỜI TỰA

Phúc Âm Chúa Giêsu Kitô là sứ điệp về tự do và là sức mạnh giải phóng. Những năm gần đây chân lý thiết yếu ấy đã làm cho nhiều nhà thần học đặc biệt lưu ý suy nghĩ ; sự kiện đó tự nó chất chứa đầy những hứa hẹn.
Giải phóng trước hết và chính yếu là giải phóng khỏi sự nô thuộc căn cơ của tội lỗi. Mục đích và cùng điểm của giải phóng là tự do của con cái Thiên Chúa, một ân huệ Chúa ban cho. Hậu quả hợp lý cho ta thấy tự do thúc đẩy nỗ lực giải phóng những hình thức nô thuộc về mặt văn hóa, kinh tế, xã hội và chính trị. Tất cả những nô thuộc đó đều phát sinh từ tội lỗi và tạo nên những trở ngại ngăn cản không cho con người sống xứng hợp với phẩm giá của mình. Luận giải rõ ràng cái gì là nền tảng và cái gì là hệ quả là điều kiện cần thiết cho việc suy tư thần học về giải phóng.
Thật thế, trước tình trạng khẩn trương của các vấn đề đặt ra, một số ngưòi cố nhấn mạnh một chiều về việc giải phóng khỏi những nô thuộc về mặt trần thế đến nỗi dường như họ xếp việc giải thoát khỏi tội lỗi vào hàng thứ yếu. Làm như thế, họ thực sự đã không còn cho rằng việc giải thoát khỏi tội lỗi là phần quan trọng hơn cả. Vì vậy, lối trình bày các vấn đề mà họ đưa ra có tính cách lộn xộn, hồ đồ. Nhiều người khác muốn nhận thức chính xác hơn về những nguyên nhân của các hình thức nô thuộc cần phải xóa bỏ, nhưng họ lại thiếu tinh thần kiểm thảo đúng mức : họ sử dụng những phương cách suy nghĩ dựa trên nền tảng ý thức hệ không phù hợp với đức tin Kitô giáo và những đòi hỏi đạo đức xuất phát từ chính đức tin đó. Phương thức suy nghĩ này thật khó lòng cải sửa, lắm lúc dường như không thể nào khử trừ được.
Ở đây, Thánh Bộ Đức Tin không nhằm luận giải chính đề tài rộng rãi về tự do Kitô giáo và giải phóng. Thánh bộ có ý định sẽ làm công tác đó trong một tài liệu sau này hầu đưa ra một cách tích cực tất cả những nét phong phú của nội dung trên về mặt lý thuyết cũng như về mặt thực hành.
Huấn thị này có một mục đích chính xác hơn và giới hạn hơn. Nó nhằm lưu ý các vị chủ chăn, các nhà thần học và tất cả các tín hữu về những sai trật và nguy cơ đưa đến sai trật, làm hại cho đức tin và cuộc sống Kitô giáo nơi một số những hình thức thần học giải phóng. Vì thiếu kiểm thảo đầy đủ, những hình thức thần học giải phóng nầy đã bám víu vào những ý niệm vay mượn từ các trào lưu tư tưỏng Mác-xít.
Việc cảnh giác này không nên giải thích như việc chống báng lại tất cả ai muốn dấn thân độ lượng vào nổi lưu tâm đặc biệt đối với người nghèo trong tinh thần Phúc Âm chân thực. Nó cũng không phải là chỗ dựa để biện minh cho những người chỉ biết thu mình lại, ỡm ờ dửng dưng trước nhũng vấn đề bi thảm và khẩn trương của tình cảnh khốn cùng và bất công. Ngược lại, nó nhằm xác quyết rằng những sai trật ý thức hệ nghiêm trọng được nêu lên ở đây chắc chắn sẽ đưa đến việc phản bội lại lợi ích của người nghèo. Hơn bao giờ hết kytô hữu cần có một đức tin sáng suốt và quyết tâm sổng cuộc sổng Kytô giáo toàn diện để yêu thương anh em mình đang gặp nhiều bất hạnh, bị áp bức hoặc chịu bắt bớ, để dấn thân đấu tranh cho công lý, tự do và phẩm giá con ngưòi. Hơn bao giờ hết, Giáo hội chủ trương lên án những lạm dụng, bất công và vi phạm tự do, bất cứ ỏ đâu và do bất cứ ai, và đồng thời chủ trương đấu tranh bênh vực cổ võ nhân quyền, đặc biệt cho những kẻ nghèo khổ bằng những phương tiện riêng của mình.


I - MỘT NỔI KHÁT VỌNG

1-  Một nỗi khát vọng mãnh liệt và dưòng như không thể cản nổi nơi các dân tộc mong đợi giải phóng tạo nên một trong những dấu chỉ chính yếu của các thời đại mà Giáo hội phải thâm cứu và giải thích trong ánh sáng của Phúc Âm. Hiện tượng quan yếu đó của thời đại chúng ta có một tầm vóc phổ quát, nhưng xuất hiện dưới những hình thức và cấp độ khác nhau tùy mỗi dân tộc. Nhất là trong những dân tộc đang gánh chịu cảnh nghèo đói và nơi những tầng lớp bất hạnh, nỗi khát vọng này lại phơi bày một cách mãnh liệt.
2-  Dẫu còn mù mờ, nỗi khát vọng này diễn tả trung thực nhận thức về giá trị con người, được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa và giống với Thiên Chúa" (Sáng Thế Ký - 1, 26-27) nhưng đang bị bôi bác và khinh miệt do nhiều hình thức đàn áp về văn hóa, chính trị, chủng tộc, xã hội và kinh tế… ; thông thường những hình thức đàn áp nầy lại liên kết với nhau.
3-  Khi mặc khải cho con người ơn gọi làm con Thiên Chúa, Phúc Âm đã dấy lên nơi tâm hồn họ nghĩa vụ và ý chí tích cực của cuộc sống huynh đệ, công bằng và hòa  bình, trong đó mỗi người sẽ được kính trọng và có được những điều kiện phát huy tinh thần và hưởng dụng đầy đủ vật chất. Nghĩa vụ đó hẳn nhiên phát nguồn cho khát vọng mà chúng tôi nói đến.
4-  Do vậy, con người không muốn mãi chịu đựng tình cảnh bị nghiền nát bởi khốn cùng với nhũng hệ lụy của nó ; con người không muốn phải chịu chết, chịu bị bệnh tật và bị phế bỏ. Nó cảm thấy cảnh khốn cùng đó xúc phạm đến nhân phẩm tự nhiên của mình ; một sự xúc phạm không thể chấp nhận được. Nhiều tác tố, trong đó phải kể đến sự thôi thúc của Phúc Âm, đã làm cho ý thức của những người bị áp bức quật khởi.
5-  Ngay cả trong những tầng lớp dân chúng ít học, người ta cũng đã ý thức được rằng, nhìn vào tiến bộ phi thưòng của các ngành khoa học và kỹ thuật, nhân loại dẫu đang tăng gia dân số một cách đều đặn vẫn có thể bảo đảm cho mỗi người những lợi ích tối thiểu mà phẩm giá đòi hỏi.
6-  Hiện tình khốn nạn do những bất công quá tệ hại giữa người giàu và ngưòi nghèo, bất công giữa các xứ giàu và xứ nghèo hoặc bất công giũa các tầng lóp xã hội ngay bên trong lãnh thổ một quốc gia, không thể chấp nhận được nữa. Một bên, người ta đã đạt đến một sự sung túc chưa bao giờ thấy, đi đến tình trạng phí phạm, phía khác, nhiều người lại sống trong tình trạng túng quẩn thiếu cả những nhu yếu phẩm khẩn thiết nhất, đến độ khó mà đếm hết con số nạn nhân thiếu dinh dưỡng.
7-  Những trao đổi quốc tế bất công và thiếu ý thức liên đới tạo lợi nhuận cho các quốc gia đã kỹ nghệ hóa, do vậy hố ngăn cách giàu nghèo lại không ngớt đào sâu thêm. Từ đó, nảy sinh tình cảm ê chề nơi các dân tộc thuộc thế giới đệ tam và việc lên án các nước kỹ nghệ hóa là bốc lột và thực dân kinh tế.
8-  Nhũng tác hại của một hình thức thực dân nào đó và những hậu quả của nó đã ghi khắc vào tâm não và thường chất chứa những vết thương lòng và những phát tác khó trị.
9- Tòa Thánh, trong đường hướng của Công Đồng Vaticanô II, cũng như các Thượng Hội Đồng Giám Mục đã không ngớt tố giác tình trạng khốn nạn của việc chạy đua vũ trang tốn kém quá mức. Không những tạo nên những nguy cơ nghiêm trọng chống lại hòa bình, nó còn tiêu phí những món tiền khổng lồ, mà nhân loại chỉ cần một phần nhỏ trong đó cũng có thể đáp ứng được những nhu cầu khẩn thiết nhất của các dân tộc đang thiếu những gì cần thiết để sống còn.

II -  NHỮNG PHƯỚNG CÁCH
BIỂU LỘ NỖI KHÁT VỌNG CÔNG LÝ

1-  Khát vọng công lý và sự chân nhận phẩm giá của mỗi ngưòi, cũng như tất cả các nỗi khát vọng thâm sâu khác, cần được soi dọi và hướng dẫn.
2-  Thật thế, cần phải khảo sát khát vọng ấy về các phương cách biểu lộ, trên bình diện lý thuyết và cả thực hành, bởi vì có nhiều phong trào chính trị và xã hội tự cho mình là phát ngôn viên trung thực khát vọng của ngưòi nghèo, và có đủ năng cách để thực hiện những thay đổi tận căn, đưa đến việc chấm dứt bốc lột và khốn cùng của dân chúng dù phải nại đến những phương thức bạo động.
3-  Do vậy, khát vọng công lý thường bị những ý thức hệ lạm dụng, che khuất hoặc làm sai lạc mất ý nghĩa, khi chúng đề ra cho công cuộc đấu tranh của các dân tộc đang đòi giải phóng những mục đích đi ngược lại cứu cánh của cuộc sống con người, và khi chúng xướng xuất những hành động đương nhiên gắn liền vổi việc xử dụng bạo động, trái ngược với nền đạo lý biết tôn trọng nhân vị.
4-  Như thế việc giải thích những dấu chỉ của các thời đại dưới ánh sáng Phúc Âm đòi hỏi chúng ta thâm cứu ý nghĩa của khát vọng công lý sâu kín nơi các dân tộc, và đồng thời, với tinh thần kiểm thảo đúng mức, khảo sát những phương cách biểu lộ xuất phát từ khát vọng đó về mặt lý thuyết cúng như thực hành .
III - GIẢI PHÓNG, ĐỀ TÀI KYTÔ GIÁO

1-  Tự căn, khát vọng giải phóng đúng là một tiếng vọng lớn lao và đầy tình huynh đệ nơi tâm tư và tinh thần của ngưòi tín hữu Kytô giáo.
2-  Do vậy, dựa vào những thôi thúc của nỗi khát vọng này, phong trào thần học và mục vụ được biết đến dưới danh hiệu thần học giải phóng đã ra đời, trước tiên tại các xứ Châu Mỹ Latinh, là những xứ ghi đậm truyền thống tôn giáo và văn hóa Kytô giáo, sau đó tại các vùng khác của thế giới đệ tam, cũng như tại một sổ những môi trường sinh hoạt các xứ kỹ nghệ hóa.
3-  Chữ Thần học Giải phóng phô diễn cho thấy trước tiên mối ưu tư đặc biệt, năng nỗ dấn thân cho công lý, hướng đến ngưòi nghèo khổ và nạn nhân của áp bức. Từ nhận định sơ khởi đó, ta có thể phân biệt nhiều phương cách, lắm lúc bất tương hợp, về quan niệm của Kytô giáo về sự nghèo khổ và đường lối dấn thân cho công lý mà ý nghĩa đó đòi hỏi. Cũng như mọi trào lưu tư tưỏng, các nền thần học giải phóng hàm ngụ những lập trường thần học dị biệt. Biên giới về giáo thuyết của các nền thần học đó thật khó xác định được.
4-  Như chính tên gọi của nó đã gợi lên, khát vọng giải phóng gặp lại đề tài cơ bản của Cựu Ước và Tân Ước. Vì vậy, tự căn, từ ngữ thần học giải phóng là một từ ngữ hoàn toàn hợp thức : nó chỉ định trước tiên một lối suy tư thần học đặt trọng tâm vào đề tài Kinh Thánh về giải phóng và tự do cũng như vào sự khẩn trương phải biểu lộ ra bằng hành động. Việc gặp gỡ giữa khát vọng giải phóng và những nền thần học giải phóng vì thế không phải lả ngẫu nhiên. Ý nghĩa của việc gặp gỡ đó chỉ có thể hiểu được một cách chính xác dưói ánh sáng của sứ điệp Mặc Khải sẽ được Giáo hội giải thích một cách chân thực do nơi quyền giáo huấn của mình.
IV - NỀN TẢNG KINH THÁNH

1-  Như vậy, một nền thần học giải phóng được hiểu một cách đứng đắn là phận vụ của Giáo hội. Các nhà thần học được mời gọi để đào sâu một số những đề tài Kinh Thánh thiết yếu giúp họ lãnh hội các vấn đề nghiêm trọng và khẩn cấp phát xuất từ  nỗi khát vọng giải phóng của con người ngày nay cũng như các phong trào giải phóng ít nhiều mang âm hưởng của khát vọng đó. Giáo hội không giây phút nào có thể quên được những tình cảnh khốn cùng nghiệt ngã ; và những tình trạng đó thôi thúc chất vấn các nhà thần học.
2-  Kinh nghiệm nền tảng của tự do Kytô giáo là điểm qui chiếu cho vấn đề. Chúa Kitô, Đấng giải thoát chúng ta, đã cứu chúng ta khỏi tội lỗi và sự nô thuộc của luật lệ và xác thịt. Ngài giải phóng  chúng ta khỏi dấu tích của thân phận con người phạm tội. Nên cuộc sống mới bằng ân sủng là hoa trái của công cuộc thánh hóa mới có thể làm cho chúng ta được tự do. Điều đó minh giải rằng sự nô thuộc căn cơ hơn cả là sự nô thuộc của tội lỗi. Những hình thức nô thuộc khác sẽ tìm thấy căn rễ sâu kín của chúng từ sự nô thuộc này. Vì vậy tự do theo ý nghĩa Kytô giáo toàn bích phải mang sắc thái của cuộc sống trong Thánh Thần Thiên Chúa ; nên tụ do không thể nào lẫn lộn với sự phóng túng chìu theo dục vọng của xác thịt. Tự do là cuộc sống mới trong đức bác ái.
3-  Các lý thuyết thần học giải phóng bàn luận rộng rãi về bản văn Xuất Hành. Thật vậy, Xuất Hành cấu tạo nên biến cố nền tảng trong công cuộc hình thành dân được chọn. Nó là sự giải phóng khỏi sự thống trị ngoại lai và nô thuộc. Ta hãy nhớ rằng ý nghĩa đặc loại của biển cố này rút ra từ cứu cánh của nó, bởi lẽ công cuộc giải phóng ở đây được đạt định để xây dựng dân Chúa và để hướng đến việc tôn vinh Giao Ước cử hành trên núi Sinai. Do đó sự giải phóng của Xuất Hành không thể giản lược vào một cuộc giải phóng có bản chất chủ yếu chính trị và hoàn toàn chỉ là chính trị. Ngoài ra, điểm làm ta lưu ý là từ ngữ giải phóng trong Kinh Thánh đôi khi được thay thế bằng từ ngữ rất gần với chữ cứu độ.
4-  Biến cố thành lập dân được chọn trong Xuất Hành sẽ không bao giờ phai mờ trong ký ức của Israel. Nó là  điểm quy chiếu để dân chúng hy vọng có một cuộc giải phóng mới sau khi Giêrusalem bị phá hủy và sau cuộc lưu đày ở Babylone, và hơn thế nữa để hy vọng có một cuộc giải phóng vĩnh viễn. Nơi kinh nghiệm đó, Thiên Chúa được nhìn nhận là Đấng Cứu Tinh. Ngài sẽ nối kết một Giao Ước Mới với dân Ngài, một Giao Ước được ghi khắc bởi ân huệ của Thần Thần Ngài và sự hối cải của lòng người.
5-  Những khắc khoải và khổ lụy dẫy đầy mà con ngưòi trung tín với Thiên Chúa của Giao Ước phải gánh chịu kết dệt nên đề tài của nhiều Thánh Vịnh : những lời ta thán, cầu cứu, cảm tạ nói đến sự cứu độ có tính cách tôn giáo và sự giải phóng. Trong nội dung đó khổ lụy không bị đồng hóa một cách đơn giản vào một hoàn cảnh khổ đau có tính cách xã hội hoặc hoàn cảnh của ngưòi chịu áp bức về mặt chính trị. Nó còn bao gồm cảnh chịu đựng sự thù hận của quân thù, bất công, chết chóc, tội lỗi nữa. Những Thánh Vịnh lưu ý chúng ta về một kinh nghiệm tôn giáo thiết yếu, đó là con người trông đợi sự cứu độ và thuốc giải nơi Thiên Chúa. Thiên Chúa, chứ không phải con ngưòi có quyền thay đổi các hoàn cảnh khổ lụy. Vì thế, những ngưòi nghèo của Chúa sống trong một sự liên kết hoàn toàn và phó thác vào quan phòng đầy yêu thương của Thiên Chúa. Ngoài ra, suốt cuộc hành trình qua sa mạc, Chúa đã không ngớt thúc đẩy công việc giải phóng và thanh tẩy tinh thần của dân Ngài.
6-  Trong Cựu Ước, tiếp theo tiên tri Amos, các tiên tri không những nhắc nhở, một cách thiết tha đặc biệt, những yêu sách của công lý và liên đới, và lên án cực kỳ nghiêm khắc những người giàu đang bức bách kẻ khốn cùng. Các ngài đứng ra bênh vực người góa bụa và cô nhi. Các ngài lên án nhũng kẻ quyền quý : việc chất chứa những bất công chỉ ruớc lấy những hình phạt kinh rợn. Bởi lẽ sự trung thành với Giao Ước không thể hiểu được khi không thực thi công lý. Công lý đối vói Thiên Chúa và công lý đối với con người bất khả phân ly. Thiên Chúa là Đấng bảo vệ và giải phóng kẻ nghèo khổ.
7-  Những yêu sách như thế lại thấy trong Tân Ước. Chúng còn được đưa ra một cách triệt để như ta thấy nơi bài giảng về các Mối Phúc Thật. Sự cải hối và canh tân phải được thể hiện tự đáy lòng con người.
8-  Ngay từ trong Cựu Ước cũng đã loan báo điều răn về tình yêu thương anh em trải rộng ra cho mọi ngưòi và đã cấu thành mẫu mực tối thượng của cuộc sống xã hội. Không có sự phân biệt hoặc giới hạn nào có thể chống lại việc nhìn nhận tất cả mọi người như là người thân thương của mình.
9-  Sự nghèo khổ vì nước trời đã được nới rộng ý nghĩa. Và trong mẫu người nghèo khổ, chúng ta được hướng dẫn để nhận ra hình ảnh và sự hiện diện mầu nhiệm của Con Thiên Chúa, Đấng dã tự trở nên nghèo khổ vì thương yêu chúng ta.
Đó là nền tảng của những lời nói sâu kín của Chúa Giêsu về ngày thẩm chung trong Phúc Âm thánh Mathiêu 25, 31- 46 . Chúa chúng ta liên đới với tất cả những khổ lụy : tất cả khổ lụy đều mang dấu tích sự hiện diện của Ngài.
10-  Đồng thời, những yêu sách công lý và độ lượng được nói đến trong Cựu Ước được đào sâu hầu mang một ý nghĩa mới nơi Tân Ước. Những kẻ chịu khốn cực và những kẻ chịu bách hại được đồng hóa với Chúa Kitô. Sự toàn thiện mà Chúa Giêsu đòi hỏi nơi đồ đệ của Ngài (Mt. 5, 18) nằm trong bổn phận phải đại độ như Cha các con là Đấng đại độ (Lc. 6, 36).
11-  Chính nơi ánh sáng của ơn gọi Kytô giáo về tình nghĩa anh em và về sự độ lượng mà những người giàu có được nhắc nhở một cách nghiêm khắc để thực hành bổn phận mình. Trước tình trạng rối loạn của giáo đoàn Côrinthô, Thánh Phaolô nhấn mạnh đến mối liên hệ mật thiết giữa việc tham dự vào bí tích tình yêu và việc chia sẻ với người anh em đang túng quẩn.
12- Mặc Khải của Tân Ước dạy chúng ta rằng tội lỗi là sự tác hại sâu xa nhất làm tổn thương con ngưòi tự căn cơ của nhân phẩm. Giải phóng trước tiên, mấu chốt của tất cả các hình thức giải phóng khác, là giải phóng khỏi tội lỗi.
13-  Hẳn vì để làm nổi bật đặc tính căn cơ của sự cứu thoát mà Đức Kitô mang lại và cống hiến cho con người, dẫu họ là người tự do hay nô lệ về mặt chính trị, nên Tân Ước không yêu sách trước tiên cần một cuộc thay đổi hoàn cảnh chính trị và xã hội, như là một tiền đề để đi vào sự tự do đó. Tuy nhiên, Thư gửi Philêmôn cho thấy sự tự do mới mẻ đó, đã được ân sủng Đức Kitô mang lại, nhất thiết phải có những thể hiện trên bình diện xã hội.
14-  Vậy, ta không thể thu hẹp vòng vi của tội lỗi, mà hậu quả trưỏc hết là đưa đến rối loạn trong tương giao giữa người và Thiên Chúa, vào cái mà ta gọi là tội xã hội. Thật ra, chỉ có một giáo thuyết đứng đắn về tội lỗi mới có thể nhấn mạnh đến tình trạng nghiêm trọng của các hậu quả xã hội do nó gây ra.
15- Ta cũng không thể đóng khung điều ác một cách chủ yếu và hoàn toàn vào các cơ cấu xấu xa về mặt kinh tế, xã hội hoặc chính trị, làm như tất cả các điều xấu khác tự bản chất đều phát xuất từ các cơ cấu đó, để rồi cho rằng việc tái tạo một con người mới lệ thuộc vào việc đề ra các cơ cấu kinh tế và xã hội chính trị khác hơn. Hẳn nhiên, có những cơ cấu bất công đẻ ra bất công cần phải có can đảm để thay đổi. Là kết quả của hành vi con ngưòi, các cơ cấu, xấu hoặc tốt, phải là hậu quả trước khi trở thành nguyên nhân. Căn cơ của những điều ác ở nơi những nhân vị tự do và trách nhiệm, cần phải hoán cải nhờ ơn huệ của Chúa Giêsu Kitô, để sống và hành động như những con người mới, trong tình yêu đồng loại, trong việc tìm kiêm công lý một cách hũu hiệu, chế ngự bản thân và thực hành các nhân đức.
Khi đưa ra cuộc cách mạng triệt để về các tương quan xã hội như là mệnh lệnh tối thượng, và từ đó chỉ trích công việc cố gắng kiện toàn bản thân, người ta đã rắp tâm chối bỏ ý nghĩa của nhân vị và tính cách siêu việt của nó, đồng thời đạp bỏ đạo lý và nền tảng đạo đức là đặc tính tuyệt đối để phân biệt điều thiện và điều ác. Mặt khác, khi bác ái được chân nhận là nguyên lý của sự thiện hảo chân thực, thì thiện hảo không thể nào quan niệm được nếu không phải là sự mở rộng ra với tha nhân và tinh thần phục vụ.

V – LỜI DẠY CỦA GIÁO HỘI

1-  Để trả lời cho sự thách đổ mà thời đại chúng ta đang phải đương đầu trước tình cảnh bị áp bức và đói khổ, Giáo hội, vốn hằng ưu lo cảnh tỉnh lương tâm Kytô hữu về ý nghĩa của công lý, đã nhiều lần nhắc nhở đến tính năng động và thúc bách của giáo huấn và những mệnh lệnh chứa đựng trong Mặc Khải.
2-  Ở đây chúng ta chỉ cần ghi lại một số những lần nhắc nhở đó : Những văn kiện Giáo Hoàng cận đại nhất, Mater et MagistraPacem in terris, Populorum progressỉo, Evangelii Nuntiandi. Chúng ta cũng không quên bức Tông thư gởi Hồng y Roy, Octogesima Adveniens.
3-  Công Đồng Vaticano II đến lượt mình đã đề cập đến những vấn đề công lý và tự do trong Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes (Vui Mừng Và Hy Vọng).
4-  Đức Thánh Cha đã nhiều lần nhấn mạnh đến các đề tài đó trong các Thông điệp Redemptor hominis, Dives in MisericordiaLaborem Exercens. Nhiều lần Ngài đã can thiệp nhắc nhở đến giáo huấn về các quyền của con người trực tiếp liên quan đến các vấn đề giải phóng khỏi các hình thức áp bức khác nhau mà con người là nạn nhân. Đặc biệt cần nhắc lại nơi đây bài Diễn văn đọc trước Đại hội đồng LHQ lần thứ XXXVI họp ở Nữu Ước, ngày 2-10-1979. Trước đó vào ngày 28 tháng giêng cùng năm, trong bài diễn văn khai mạc, Đức Gioan Phaolô II từng nhắc nhở tại Hội nghị lần thứ ba Hội đồng Giám Mục CELAM ở Puebla rằng chân lý toàn diện về con ngưòi là căn bản cho công cuộc giải phóng thật sự. Bản văn đó tạo thành tài liệu quy chiếu trực tiếp cho thần học giải phóng.
5-  Thượng hội đồng Giám Mục đã hai lần, vào năm 1971 và 1974, đề cập đến những đề tài trực tiếp liên hệ đến những quan điểm Kytô giáo về giải phóng : đề tài về công lý trên thế giới và đề tài về tương quan giữa giải phóng khỏi các hình thức áp bức và giải phóng toàn diện hoặc sự cứu rỗi con người. Những công tác của các Thượng hội đồng Giám Mục vào năm 1971 và 1974 đã thúc đẩy Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II minh định những mối liên hệ giữa việc rao giảng Tin Mừng và công cuộc giải phóng hoặc thăng tiến con ngưồi trong Tông huấn Evangelii Nuntỉandi.
6    - Ưu tư của Giáo hội về giải phóng và thăng tiến con người cũng được thể hiện qua việc thành lập Ủy ban Giáo hoàng Công lý và Hòa bình .
7    - Hiệp ý với Tòa Thánh, nhiều Hội đồng Giám mục cũng đã nhắc nhở đến tình trạng khẩn trương và những hướng đi của một cuộc giải phóng con ngưòi chân thực. Trong khuôn khổ đó, cần đặc biệt nhắc đến những tài liệu của các Đại hội đồng Giám mục Châu Mỹ Latinh tại Medellin năm 1968 và tại Puebla năm 1979. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã hiện diện vào buổi khai mạc tại Medellin, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tại Puebla. Cả hai đều đề cập đến đề tài cải hối và giải phóng.
8    - Theo hưỏng nhìn của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, nhấn mạnh đến tính cách đặc loại của sứ điệp Phúc Âm, tính cách đặc loại phát xuất từ nguồn gốc ở nơi Thiên Chúa, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhắc nhở đến ba trụ cột mà tất cả các nền thần học giải phóng chân thực phải đặt nền trên đó : Sự thật về Chúa Giêsu Kitô, sự thật về Giáo hội, sự thật về con người.

VI – MỘT LỐI GIẢI THÍCH MỚI VỀ KYTÔ GIÁO
1.     - Ngưòi ta khó có thể quên đi vô số những công khó mà Kytô hữu, chủ chăn, linh mục, tu sĩ hoặc giáo dân đã cống hiến một cách vô vị lợi. Họ tận tâm tận lực cứu giúp và an ủi những anh em đang sống trong các điều kiện vô nhân vì khổ lụy ngập ngàn do nghèo đói gây ra. Trong số đó, một số người cố tìm những phương thế hữu hiệu nhằm chấm dứt càng sớm càng tốt tình trạng này.
2.     - Tuy nhiên lòng nhiệt thành và thương xót nung nấu tâm hồn của tất cả những chủ chăn lại có nguy cơ bị xuyên tạc và tráo đổi thành những toan tính vừa có hại cho con người vừa làm mất phẩm giá của nhân tính, làm gia trọng thêm tình cảnh khốn cùng mà người ta muốn dẹp bỏ. Tình cảnh đó xảy đến, nếu ngưòi ta không cảnh giác đầy đủ trước một số cám dỗ.
3.     - Nổi khắc khoải về những vấn đề cấp bách không thể che khuất điểm cốt yếu cũng như làm lảng quên lời Chúa Giêsu đã từng trả lời cho quỷ cám dỗ (Mt 4, 4) : Con người không chỉ sống bởi bánh, nhưng còn do tất cả lời phát ra từ miệng Thiên Chúa (Dt 8, 3). Cũng vậy, một số người vì sự khẩn trương phải chia bánh, cố tình tạm quên việc rao giảng Phúc Âm : có ăn đã, để Lời Chúa mai hậu sẽ tính. Chủ trương tách rời hoặc ngay cả chống kháng hai lãnh vực trên là sai lạc nguy kịch. Khác hơn thế, ý nghĩa Kytô giáo gợi lên một cách hồn nhiên cho nhiều người thể hiện vừa việc chia bánh vừa rao giảng Lời Chúa.
4 - Đối với một số người, dường như cuộc đấu tranh khẩn thiết cho công lý và tự do con ngưòi, hiểu theo nghĩa kinh tế và chính trị của chúng, là yếu tố chủ chốt và toàn bích của sự cứu rỗi. Đối với những người này, Phúc Âm tự giản lược vào một loại phúc âm thuần trần thế.
5.                   - Một mặt, chính vì muốn nhấn mạnh chủ trương đặc biệt lưu tâm đến người nghèo được quả quyết lại môt cách mạnh mẽ và rõ ràng tại Đại hội Puebla tiếp theo Medellin, và mặt khác, cũng chính vì sự cám dỗ cố giản lược Tin Mừng cứu độ vào một loại tin mừng trần tục, mà nhiều loại thần học giải phóng khác nhau đang thành hình và củng cố.
6.                   - Ta nên nhớ rằng việc chú tâm đặc biệt được định nghĩa ở Puebla nhằm hai giới : cho ngưòi nghèocho những người trẻ. Việc chú tâm đối với ngưòi trẻ một cách chung bị bỏ lờ đi đáng làm ta lưu ý.
7.                   - Chúng ta đã nói ở trên (xem IV, 3) có một nền thần học giải phóng chân thực, đó là nền thần học bám rễ trong Lời Thiên Chúa được giải thích đúng đắn.
8.                   - Nhưng để mô tả đầy đủ, cần phải nói đến những nền thần học giải phóng, bởi vì từ ngữ này hàm ngụ những lập trường thần học, hoặc đôi khi còn là những chủ trương thuộc ý hệ không những khác nhau mà còn bất tương dung.
9.                   - Bản tài liệu này chỉ nhằm bàn đến những sản phẩm của trào lưu tư tưởng, dưới danh hiệu Thần học giải phóng đang đưa ra một lối giải thích méo mó về nội dung đức tin và cuộc sống Kytô giáo. Lối giải thích này đi ra ngoài đức tin của Giáo hội một cách nghiêm trọng ; hơn nữa, trên thực tế còn đưa đến việc chối bỏ đức tin.
10.            - Những vay mượn thiếu phê phán nơi ý thức hệ Mác-xít và việc nại đến những chứng lý của một lối luận giải Thánh Kinh gò ép theo khuôn khổ học thuyết duy lý làm nảy sinh lối giải thích kỳ lạ này, tác hại đến phẩm tính chân thực trong việc dấn thân cho người nghèo, vốn đầy độ lượng lúc ban đầu.
VII - PHÂN TÍCH MÁC-XÍT
1.    Nôn nóng và bị thúc bách bởi ý muốn sớm thành sự, nhiều kytô hữu không thấy một hy vọng nào nơi các giải pháp khác đành hưỏng về việc mà họ gọi là phân tích Mác xít.
2.    Họ lý luận thế này : một tình trạng khốn nạn nóng bỏng đòi hỏi phải có một hoạt động hữu hiệu ngay không thể chần chừ. Một hoạt động hữu hiệu tiên liệu một lối phân tích có tính cách khoa học về những nguyên nhân cấu tạo thành nạn nghèo khổ. Và, đối với họ, học thuyết Mác xít đã xây đắp hoàn chỉnh những phương tiện cần cho một cuộc phân tích như thế. Chỉ cần áp dụng các phương tiện này vào hoàn cảnh của thế giới đệ tam và đặc biệt của hoàn cảnh Châu Mỹ Latinh.
3.    Hẳn nhiên cần có sự hiểu biết có tính cách khoa học về hoàn cảnh và những đường lối có thể thay đổi được xã hội làm tiền đề cho việc thực thi những mục tiêu ta đề ra, điều kiện đó đánh dấu tính cách đúng đắn của việc dấn thân.
4 -Nhưng từ ngữ "khoa học" đang tạo ra một sự mơ tưởng hão huyền gần như hoang đường, và những gì mang lấy nhản hiệu của khoa học thực sự không vì thế có nghĩa là khoa học. Vì vậy, việc vay mượn một phương pháp để khảo sát thực tế cần phải có một cuộc kiểm thảo phương pháp luận đi trước. Nhiều loại thần học giải phóng đã bỏ qua việc kiểm thảo cần thiết đó .
5.                   - Trong các bộ môn khoa học nhân văn và xã hội, trước hết cần lưu ý đến tình trạng đa biệt của các phương pháp và những quan điểm khác nhau ; mỗi loại chỉ đặt nổi một khía cạnh của một thực tại ; và mỗi một thực tại vốn đa sắc đa diện lại không thể nào được giải thích đầy đủ một cách biệt lập và một chiều.
6 - Trong trưòng hợp của học thuyết Mác-xít thường được áp dụng bấy lâu, việc kiểm thảo khởi thủy lại càng cần kíp hơn bởi lẽ tư tưởng của Marx cấu thành một quan niệm chuyên chế qui thâu tất cả các yếu tố hình thành một thế giới riêng, trong đó nhiều dữ kiện quan sát và mô tả phân tích bị tóm lược vào một cơ cấu triết lý ý thức hệ ; cơ cấu đó lại chi phối ý nghĩa và tầm quan trọng của mỗi một dữ kiện ; qua tiến trình này ta mới có thể minh định và đánh giá từng dữ kiện được đưa ra. Những tiền kiến ý thức hệ đó được giả thiết trước khi khảo sát thực tại xã hội. Việc phân giải từng yếu tố khác biệt đang tạo nên thực cảnh hổ lốn (có tính cách phức hợp về mặt phương pháp luận) không thể chấp nhận được. Cho rằng chỉ có những gì xảy đến một cách thực tế mới là tiêu chuẩn của việc phân tích khách quan, và đồng thời gượng ép cho rằng việc luận giải này phải gắn liền với nội dung của một ý thức hệ. Việc  áp dụng phương pháp phân tích thiếu kiểm thảo như thế giúp ta hiểu tại sao các khía cạnh ý thức hệ nổi bật lên trong các ý tưởng của nhiều nhà thần học giải phóng. Thực ra họ đã vay mượn phương pháp và ý thức hệ nơi các tác giả Mác xít.
7.                   - Việc cảnh giác mà Đức Phaolô VI nhắc nhở trước đây, ngày nay vẫn hoàn toàn có giá trị. Qua lý thuyết Mác-xít mà cụ thể người ta đang thể hiện, ta có thể phân biệt nhiều bình diện và nhiều vấn đề đặt ra cho Kitô hữu suy nghĩ và hành động : Thật là ảo tưởng và nguy hiểm nếu quên đi sự liên hệ mật thiết nối kết tự căn cơ các sự kiện sau này : - chấp nhận các yếu tố của phân tích Mác-xít đồng thời lại không thừa nhận những tương quan của chúng với ý thức hệ, - dấn thân vào việc thực thi đấu tranh giai cấp và vào việc giải thích của cuộc đấu tranh đó theo thuyết Mác-xít đồng thời làm như không thấy kiểu mẫu xã hôi độc tài chuyên chế mà tiến trình nêu trên phải đạt đến.
8 - Từ khi mới phát sinh, và lại càng rõ rệt hơn nữa trong những năm gần đây, tư tưỏng Mác-xít thật sự đã phân tán ra thành nhiều trào lưu khác biệt nhau. Tuy nhiên, vì vẫn còn là Mác-xít, những trào lưu này tiếp tục bám víu vào một số lý luận nền tảng không thể nào tương hợp được với quan niệm Kytô giáo về con người và xã hội. Trong khuôn khổ đó, một số phát biểu xét ra không phải vô tư, trái lại bảo thủ ý nghĩa xuất phát từ học thuyết Mác-xít nguyên ủy. Và đó là trưòng hợp của đấu tranh giai cấp. Luận điệu đó luôn gắn liền với lối giải thích mà Marx chủ trương và, do vậy, trong thục tế đấu tranh giai cấp khó có thể đánh giá là tương tự với thành ngữ xung đột gay gắt về mặt xã hội. Những ai dùng những lối phát biểu như thế và nghĩ rằng chỉ muốn giữ lại một số yếu tố của phân tích Mác-xít thôi chứ không chấp nhận toàn bộ lý thuyết đó, thì ít nhất họ đã tạo nên một tình trạng hồ đồ nghiêm trọng nơi tâm trí các người tiếp cận lối giải thích của họ.
9.                   - Ta hãy nhớ rằng chủ nghĩa vô thần và sự chối bỏ nhân vị con người, tự do và các quyền của nó là trung tâm của ý thức hệ Mác-xít. Như thế ý thức hệ đó chứa đựng những sai lầm đe dọa trực tiếp các chân lý đức tin về thân phận miên viễn của các nhân vị. Hơn nữa, muốn đưa vào thần học một lối phân tích mà các tiêu chuẩn giải thích lệ thuộc vào quan niệm vô thần đó, tức là tự đóng khung mình lại trong các mâu thuẩn tai hại. Ngoài ra, việc không biết đến bản tính linh thiêng của nhân vị đưa đến việc bắt nhân vị lệ thuộc hoàn toàn vào tập thể, và như thế là chối bỏ những nguyên tắc của một cuộc sống xã hội và chính trị xứng hợp với phẩm giá của con người.
10 - Việc khảo sát có kiểm thảo đầy đủ các phương pháp phân tích vay mượn nơi các bộ môn khác là bổn phận đặc biệt của nhà thần học. Chính ánh sáng đức tin cống hiến cho nhà thần học những nguyên lý. Vì vậy, việc sử dụng các kiến thức triết học hoặc các bộ môn khoa học nhân văn đối với nhà thần học chỉ có một giá trị dụng cụ và cần phải được người đó nghiên cứu phê bình trong khuôn khổ bộ môn thần học. Nói cách khác, tiêu chuẩn tối hậu và quyết định của chân lý chung quyết chỉ có thể là một tiêu chuẩn thần học tự bản chất của nó. Chính từ ánh sáng đức tin và do nhũng gì đức tin dạy ta biết rỏ chân lý về con người và cứu cánh tôi hậu của thân phận nó, mà ta mới phê phán được tính cách hợp thức hoặc cấp độ của tính cách hợp thức của các nội dung được những bộ môn khác đưa ra. Trong ánh sáng đức tin, các nội dung lên quan đến con người, lịch sử và thân phận của nó, nếu chỉ do các các bộ môn khoa học nhân văn giải thích mà thôi, thì còn phiến diện.
11.               – Ngày nay, dùng những sơ đồ giải thích của các trào lưu tư tưởng chịu ảnh hưởng mác-xit để tiếp cận thực tế kinh tế, xã hội và chính trị của một số quốc gia, thoạt tiên có thể cho thấy có một sự tương hợp nào đó so với các  mẫu xã hội mà Marx đã mô tả và giải thích trong thế kỷ đã qua. Trên căn bản của những điểm tương tự đó, người ta đã cố tình đơn giản hóa thực tại, bỏ lửng những thành tố thiết yểu cá biệt ; việc làm đó thực sự ngăn trở công cuộc phân tích kỹ lưỡng những nguyên nhân của tình trạng khốn cùng, và tạo nên nhiều cảnh hỗn độn.
12.               - Trong một vài vùng thuộc Châu Mỹ Latinh, cảnh vơ vét phần lớn của cải do một thiểu số địa chủ thiếu hẳn ý thức xã hội, tình trạng gần như vô chính phủ hoặc có chính phủ cũng như không, những chế độ độc tài quân phiệt chà đạp những quyền sơ đẳng của con ngưòi, nạn tham nhũng của một số nhà lãnh đạo, những thể thức kinh doanh dã man do tư bản ngoại quốc, tất cả tạo nên quá nhiều thành tố dấy lên sự phản kháng mãnh liệt nơi những ai ý thức thấy mình là nạn nhân bất lực của một hình thức tân thực dân về mặt kỹ thuật, tài chánh, tiền tệ cũng như kinh tế. Việc ý thức những tình trạng bất công đó đi đôi với một nổi xót xa thưòng biểu lộ bằng lối diễn tả mượn từ lý thuyết Mác-xít, và rồi được trình bày méo mó rằng đó là một lối nói khoa học.
13 - Điều kiện tiên quyết của một việc phân tích là sự trung thực hoàn toàn đối với thực tại nhằm mô tả. Tuy vậy, một ý thức có tinh thần phê phán lại cần đến việc sử dụng những giả thuyết nghiên cứu mà ta thuận nhận. Phải biết rằng những giả thuyết đó chỉ đáp ứng một quan điểm cá biệt ; như thế, hệ quả không thể tránh được là quan điểm đó có thể làm đậm nét một chiều một số khía cạnh của thực tế, đồng thời đẩy lui các khía cạnh khác vào bóng tối. Giới hạn đó phát xuất từ bản chất của các bộ môn khoa học xã hội. Nhưng thay vì chân nhận các giả thuyết trong giới hạn của chúng, những người chủ xướng quan niệm độc đoán và giản lược như tư tưởng của Marx thì không biết đến giới hạn này.
VIII - TRÁO ĐỔI Ý NGHĨA CỦA CHÂN LÝ
 VÀ BẠO ĐỘNG

1.    - Quan niệm độc đoán và giản lược đó lại áp đặt lối lý luận của mình và đẩy đưa các lý thuyết thần học giải phóng chấp nhận toàn bộ những lập truờng bất tương hợp với nhãn quan Kytô giáo về con ngưòi. Thật vậy, cốt lõi ý thức hệ vay mượn nơi học thuyết Mác-xít, mà người ta quy chiếu, đóng vai trò nguyên lý quyết định. Vai trò đó được đề cao vì phẩm cách khoa học nghĩa là phẩm cách của cái gì được người ta cho là nhất thiết phải đúng. Trong cốt lõi đó, ta có thể phân biệt được nhiều thành tố.
2 - Theo lối lý luận của tư tưởng Mác-xít, việc phân tích hoàn cảnh không được tách rời khỏi thực hànhsử quan mà thực hành đó phải tuân theo. Như thế, phân tích bấy giờ chỉ là một dụng cụ để phê bình ; và phê bình chính nó lại chỉ là một thời điểm của cuộc đấu tranh cách mạng. Và, cuộc đấu tranh cách mạng này chỉ có thể hiểu là cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản được gán cho sứ mạng lịch sử này.
3.                  - Từ lý luận đó, chỉ có ngưòi nào tham dự vào cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản mới tiến hành được một cuộc phân tích đứng đắn.
4.                  – Trong bối cảnh đó, ý thức là một ý thức phe đảng. Nay, ta thấy rõ rằng quan điểm về chân lý bị đặt thành vấn đề và hoàn toàn bị tráo trở : người ta cho rằng chân lý chỉ có nơi hành động theo lập trường phe phái, vì chân lý do chính hành động này mà phát sinh.
5.                  - Hành động và chân lý từ hành động phát sinh là hành động và chân lý gắn liền với lập trường phe phái, bởi vì cơ cấu căn bản của lịch sử nằm trong cuộc đấu tranh giai cấp. Vì thế, dấn thân đấu tranh giai cấp là một việc cần thiết khách quan (đấu tranh giai cấp là một biện chứng chống lại  tương quan bốc lột mà người ta tố giác). Chân lý nay là chân lý của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh cách mạng.
6.                  - Định luật nền tảng của lịch sử, một khi được xem là định luật của đấu tranh giai cấp, hẳn nhiên phải hàm ngụ rằng xã hội được xây dựng trên bạo động. Bạo động do tương quan thống trị của người giàu trên người nghèo sẽ phải được đáp ứng bằng cuộc bạo động cách mạng đối lại, nhờ vậy tương quan đó sẽ bị lật đổ .
7 - Cuộc đấu tranh giai cấp được trình bày như là một định luật khách quan và cần thiết. Đi vào vận hành của cuộc đấu tranh đó, đứng vào phe người bị áp bức, ta làm nên chân lý, ta hành động một cách khoa học. Từ đó, quan niệm sự thật đi đôi với việc xác quyết rằng bạo động là cần thiết và không có vấn đề đạo đức chính trị. Với nhãn quan trên đây, việc đưa ra những đòi hỏi đạo đức để hướng dẫn các cuộc cải cách cơ cấu và định chế có tính cách triệt để và can cường, mất hết tất cả ý nghĩa của nó.
8.                   - Định luật nền tảng của đấu tranh giai cấp có một đặc tính bao biện và phổ quát. Nó trãi rộng ra khắp hết các lãnh vực của cuộc sống, tôn giáo, đạo đức, văn hóa và định chế. Không một lãnh vực nào độc lập được đối với định luật này. Trong mỗi lãnh vực, định luật này tạo thành yếu tố quyết định.
9.                   - Đặc biệt, do việc vay mượn các lập luận rút ra từ thuyết Mác-xít này, chính bản tính của đạo đức bị đặt thành vấn đề một cách triệt để. Thực vậy, tính cách siêu việt trong việc phân biệt điều Thiện điều Ác là nguyên lý của đạo lý mặc nhiên bị chối bỏ trong nhãn quan của đấu tranh giai cấp.
IX - LUẬN GIẤI THẦN HỌC VỀ CỐT LÕI NÀY
1 - Những lập trường nêu lên trên đây đôi khi được viết thành văn tự rõ ràng trong các tài liệu của các lý thuyết thần học giải phóng. Nơi một số các tác giả khác, những lập trường như vậy cũng được chủ trương, phát xuất từ những tiền đề tương tự. Ngoài ra, người ta mặc nhiên chấp nhận lập trường này khi tiến hành một số lễ nghi phụng vụ, chẳng hạn người ta biến Thánh lễ thành một cuộc lễ hội của dân chúng đang đấu tranh, dẫu người tham dự các lễ nghi này không hoàn toàn ý thức đầy đủ ý định đó. Thật ra, người ta đã chứng kiến một hệ thống quy mô thực sự, dù một số người còn ngại chưa cổ súy lối lý luận này cho đến cùng. Hệ thống này chủ trương xuyên tạc sứ điệp Kytô giáo đã được Chúa trao phó cho Giáo Hội Ngài : một sứ điệp đang bị các lý thuyết thần học giải phóng đặt thành vấn đề trong toàn bộ của nó.
2.                 – Vấn đề ở đây không phải người ta đã nêu lên sự kiện có những xã hội đầy những bất bình đẳng và bất công. Nhưng vấn đề chính là lý thuyết của đấu tranh giai cấp như một định luật nền tảng của lịch sử lại được các lý thuyết thần học giải phóng nầy đón nhận làm nguyên lý. Người ta kết luận rằng đấu tranh giai cấp đang chi phối chính Giáo Hội và phải dựa vào cuộc đấu tranh đó để phê phán các thực tại nơi Giáo Hội. Người ta cũng cho rằng vì ngụy tín nên giữ mãi ảo tưởng láo khoét một khi quả quyết tình yêu trong chiều kích phổ quát của nó có thể chiến thắng được những gì tạo nên định luật cơ cấu nguyên ủy hình thành xã hội tư bản.
3 – Với quan điểm đó, đấu tranh giai cấp là động cơ của lịch sử. Và lịch sử là một ý niệm quy kết. Ngưòi ta đi đến việc quả quyết rằng Thiên Chúa đang biến thành lịch sử. Người ta còn thêm rằng chỉ có một loại lịch sử, trong đó không còn phân biệt lịch sử cứu độ và lịch sử trần tục. Còn bám víu vào sự phân biệt này là còn rơi vào nhị nguyên thuyết. Những lối xác quyết như thế phản ảnh một chủ trương về thuyết duy lịch sử nội tại. Với chủ trương này, ngưòi ta đi đến việc đồng hóa nưỏc Chúa và tiến trình của nó với phong trào giải phóng con người, và lấy lịch sử làm chủ thể cho chính sự phát triển tự tại của nó như một tiến trình tự-cứu-độ của con người (= do con ngưòi và cho con ngưòi) qua cuộc đấu tranh giai cấp. Việc đồng hóa như vậy đi ngược lại với đức tin của Giáo Hội như Công Đồng Vaticanô II nhắc nhở.
4.                   - Trong đưòng hướng đó, một vài ngưòi cực đoan đi đến việc đồng hóa chính Thiên Chúa với lịch sử và định nghĩa đức tin như là trung thành với lịch sử, là ngoan ngoãn dấn thân làm chính trị dựa vào quan niệm duy nhân loại đang hình thành : một chủ trương cứu độ hoàn toàn trần tục.
5.                   - Từ đó đức tin, đức trông cậy và đức bác ái mang một nội dung mới. Chúng là : trung tín vói lịch sử, tin tưỏng vào tương lai, ưu lo cho ngưòi nghèo. Bản tính thần học của chúng vì thế đã bị tước bỏ.
6.                   - Việc chính trị hóa triệt để các xác quyết về đức tin và các phán quyết thần học đương nhiên đi tiếp theo quan niệm mới này. Ngưòi ta không còn lưu ý về những hậu quả hay biển cố chính trị trong khuôn khổ chân lý của đức tin, và ý thức rằng trước hết cần tôn trọng giá trị siêu nhiện của chúng. Toàn bộ xác quyết về đức tin hay thần học nay bị phụ thuộc vào một tiêu chuẩn chính trị; tiêu chuẩn này lại lệ thuộc vào lý thuyết đấu tranh giai cấp, được xem là động cơ của lịch sử.
7 - Từ đó, người ta chủ trương việc dấn thân cho cuộc đấu tranh giai cấp như là một đòi hỏi của chính đức bác ái. Người ta tố cáo nỗ lực yêu thương tất cả mọi người ngay từ bây giờ bất luận thuộc giai cấp nào, và quyết tâm đi tìm sự gặp gỡ con ngưòi bằng những phương thức không bạo động, bằng đối thoại và thuyết phục ; nỗ lực đó bị đánh giá là thái độ đào ngũ và đi ngược vói tình yêu đối với ngưòi nghèo. Nếu người ta có quả quyết rằng người giàu không phải là đối tượng để thù ghét, thì người ta cũng xác quyết đồng thời rằng vì hắn thuộc vào thê giới người giàu một cách sờ sờ ra đó, hắn trước hết phải là một kẻ thù giai cấp cần triệt hạ. Do vậy, tính phổ quát của việc yêu thương người thân cận và tình huynh đệ trở thành một nguyên lý thuộc cùng đích xa, nguyên lý này chỉ có giá trị cho một mẫu ngưòi mới sẽ xuất hiện mai hậu khi cuộc cách mạng toàn thắng.
8.                  - Đối với Giáo Hội, người ta cố xem đó như là một thực tại bên trong lịch sử, lệ thuộc vào các định luật chi phối vận hành lịch sử trong bản tính tự tại của nó. Việc giản lược này loại bỏ bản tính cá biệt của Giáo Hội là ân huệ Chúa ban và mầu nhiệm đức tin. Cũng vì thế ngưòi ta cho rằng việc tham dự vào Bàn Tiệc Thánh Thể của người Kytô hữu thuộc các giai cấp đối nghịch không có một ý nghĩa gì.
9.                  - Trong ý nghĩa tích cực của nó, Giáo Hội của ngưòi nghèo nghĩa là sự ưu đãi dành cho người nghèo khổ (bởi vì kẻ nghèo khổ được Thiên Chúa ưu đãi) không tiền kiến loại bỏ một hình thúc khốn khổ nào bất kỳ của con người. Từ ngữ đó còn có nghĩa là sự ý thức vào thời đại của chúng ta về những đòi hỏi của đức nghèo khó theo tinh thần Phúc Âm nơi Giáo Hội (như là mầu nhiệm hiệp thông và như là định chế). Cũng như nơi các phần tử của Giáo Hội.
10 - Nhưng những lý thuyết thần học giải phóng, tuy có công làm nổi bật giá trị các bản văn cao cả của các tiên tri và Phúc Âm về việc bênh vực người nghèo khó, lại dấy lên một sự hiểu lầm tai hại giữa người nghèo của Thánh Kinh và giai cấp vô sản của Marx. Từ đó, ý nghĩa Kytô giáo về người nghèo khó bị hiểu sai quấy, và cuộc chiến đấu cho những quyền của người nghèo khổ biến thành cuộc chiến con người chém giết và loại bỏ con người theo hướng nhìn của ý thức hệ đấu tranh của các giai cấp. Giáo Hội của người nghèo bấy giờ có nghĩa là Giáo Hội của giai cấp (vô sản) ý thức về những đòi buộc phải có cuộc đấu tranh cách mạng như là một giai đoạn đi đến sự giải phóng, và giáo hội đó cần cung nghinh cuộc giải phóng này trong nghi lễ phụng vụ của mình.
11.               - Cần nêu lên một điểm lưu ý tương tự đối với từ ngữ Giáo Hội của dân chúng. Trên quan điểm mục vụ, người ta có thể hiểu dân chúng như là những phần tử ưu tiên mà công việc rao giảng Phúc Âm phải nhằm đến, tức là những người, vì hoàn cảnh đặc biệt của họ, được Giáo Hội lo lắng hơn cả. Người ta cũng có thể nói đến Giáo Hội như là dân của Chúa, nghĩa là dân tộc của Giao Ước Mới kết hợp trong Đức Kitô.
12.               - Nhưng những lý thuyết thần học giải phóng mà chúng ta nói đến hiểu Giáo Hội của dân chúng như là một Giáo hội của giai cấp, Giáo hội của tầng lớp nhân dân bị áp bức cần phải xách động để nhằm đấu tranh giải phóng có tổ chức. Một vài ngưòi còn cho rằng nhân dân được hiểu như thế trở thành đối tượng của đức tin.
13 - Phát xuất từ một quan niệm về Giáo hội nhân dân nêu trên, ngưòi ta triển khai một lối chỉ trích chính các cơ cấu của Giáo hội. Nay không còn lời nhắc nhở đầy tình huynh đệ khi phê bình những kẻ có trách nhiệm trong Giáo hội một khi những người liên hệ có những thái độ trái với tinh thần phục vụ của Phúc Âm, có những phong cách cao ngạo làm cho người nghèo khó phải khó chịu. Nhưng là một lối đặt lại vấn đề  cơ cấu thuộc về bí tích và phẩm chức (năng quyền) của Giáo Hội như chính Chúa đã muốn. Ngưòi ta tố cáo phẩm trật và giáo quyền là đại diện rõ rệt của giai cấp thống trị cần phải triệt hạ. Về mặt thần học, lập trường đó muốn nói lên rằng chính nhân dân là nguồn của các thừa tác vụ, và do vậy nhân dân có quyền có những thừa tác viên tùy ý chọn lựa của mình, thể theo những nhu cầu của sứ mạng giải phóng cách mạng lịch sử.

X - MỘT LỐI CHÚ GIẤI MỎI VÈ KINH THÁNH
1.    - Quan niệm phe đảng về chân lý nơi việc thực thi cách mạng giai cấp củng cố lập trường này. Những nhà thần học không chia sẻ các quan điểm của thần học giải phóng, hàng Giáo phẩm, và nhất là Giáo triều Roma đều không đáng để tin nữa. Sự thể tiên thiên phải là như thế vì họ thuộc vào giai cấp những kẻ bóc lột. Thần học của họ là thần học thuộc một giai cấp. Lý chứng và giáo huấn tự chúng không có gì để nghiên cứu bởi vì chúng chỉ phản ảnh lợi ích của giai cấp thù nghịch. Do vậy, lời nói của họ tự nguyên tắc phải được coi là sai.
2 - Ở đây ta thấy rõ tính cách giản lược và chuyên chế của thần học giải phóng. Do đó, thần học giải phóng cần phải được kiểm thảo, không phải nơi một hai xác quyết riêng lẽ của nó, nhưng ở tại quan điểm giai cấp đang chỉ đạo cho lý thuyết giải phóng và chi phối thần học nầy như một nguyên lý giải minh có tính cách quyết định .
3.                  - Nguyên do vì tiền kiến của lập trường giai cấp, mà việc đối thoại chân thành, kẻ nghe người nói đều chú tâm thảo luận một cách khách quan các chứng lý của nhau, khó mà thực hiện đối vổi một số nhà thần học giải phóng. Bởi lẽ, các vị đó, dù vô tình hay cổ ý, thì cũng bị chi phối bởi tiền kiến rằng quan điểm về giai cấp bị bốc lột và cách mạng, tức là quan điểm của họ, đương nhiên là quan điểm duy nhất của chân lý. Do vậy, những tiêu chuẩn thần học về chân lý đều trở thành tương đổi và tùy thuộc vào nhũng đòi hỏi của đấu tranh giai cấp. Trong nhãn quan này, người ta lấy ý niệm về hành động hữu hiệu như là một tiêu chuẩn của sự thật để thay cho lời dạy chân lý vốn là mực thước của đức tin. Về điểm này, ta đừng lẫn lộn việc hướng dẫn đi vào thực hành vốn là nét độc đáo của của thần học truyền thống với một sự chuyên chấp chỉ biết một loại thực hành mà thôi. Thật thế, loại thực hành chuyên chấp đó là việc thực thi cách mạng được người ta xem như là tiêu chuẩn tôi hậu của chân lý thần học. Một phương-pháp-luận lành mạnh của thần học dĩ nhiên phải lưu ý đến khía cạnh thực hành của Giáo Hội và sẽ thấy khía cạnh đó như là một trong những nền tảng của nó ; sở dĩ như thế, vì thực hành của Giáo Hội phát xuất từ đức tin và là sự biểu lộ sống động của đức tin đó.
4 - Giáo thuấn xã hội của Giáo Hội bị khinh chê vất bỏ. Người ta nói rằng nó phát sinh từ ảo tưỏng của quan niệm thỏa hiệp chờ thời, là đặc điểm của các giai cấp trung lưu không có một sức năng động nào của sứ mạng lịch sử.
5.                   - Lồi chú thích Thánh Kinh mới thấy được nơi các  thần học giải phóng mở ra một lối giải thích Kinh Thánh thiết yếu có tính cách chính trị. Vì vậy, ngưòi ta đã đưa lên hàng đầu những biến cổ Xuất Hành như là những cuộc giải phóng khỏi sự nô thuộc chính trịmà thôi. Đồng thời người ta cũng đề nghị giải thích Kinh Magnificat trong khuôn khổ thuần chính trị. Sai lầm ở đây không phải là việc lưu ý đến chiều kích chính trị của các bản văn Kinh Thánh, nhưng là lấy chiều kích đó như là chiều kích chính yếu và độc chuyên hầu đưa đến lối giải thích giản lược về Kinh Thánh.
6.                   - Cũng thế, ngưòi ta bảo thủ quan điểm về chủ trương cứu độ thuần túy trần tục, là một lối tục hóa Nước Thiên Chúa một cách triệt để nhất và là hình thức giản lược Nước Trời vào trong nội cơ tự tại của lịch sử trần thế.
7.                   - Khi đề cao chiều kích chính trị đến mức độ đó, người ta đi đến việc chối bỏ tính cách mới mẻ triệt để của Tân Ước và, hơn hết, là không chân nhận Chúa Giêsu Kitô là Chúa thật và là ngưòi thật, cũng như đặc tính cá biệt của sự giải phóng mà Ngài đem lại cho chúng ta, trước hết là sự giải thoát khỏi tội lỗi vốn là căn do của tất cả mọi điều ác .
8 - Ngoài ra, khi bỏ qua lối giải thích của Giáo Triều được Chúa ban cho quyền Giáo Huấn, cho đấy là một lối giải thích của một giai cấp thù nghịch, người ta đồng thời cũng bỏ qua Truyền Thống Giáo Hội. Do vậy, người ta không có được một tiêu chuẩn thần học thiết yếu cho việc giải thích, và trong khoảng không tạo nên như thế, người ta tiếp nhận những chứng lý triệt để nhất của lối chú giải hoàn toàn duy lý. Và không suy xét kiểm thảo, người ta lặp lại ý niệm đối kháng giữa Giêsu của lịch sửGiêsu của đức tin.
9.                   - Hẳn nhiên, người ta giữ lại lối lập ngôn của đức tin, đặc biệt của Công Đồng Chalcédonia, nhưng ngưòi ta cho nó một ý nghĩa mới, một lối từ khước đức tin của Giáo Hội. Một mặt ngưòi ta vất bỏ đạo lý Chúa Kitô do Truyền thống mang lại nhân danh tiêu chuẩn của giai cấp ; mặt khác, ngưòi ta muốn níu kéo một Giêsu của lịch sử, rút ra từ kinh nghiệm cách mạng của cuộc đấu tranh của người nghèo đòi giải phóng.
10.               - Ngưòi ta nghĩ có thể làm sống lại một kinh nghiệm tương tự với cuộc sổng Chúa Kitô. Kinh nghiệm những người nghèo đấu tranh giải phóng nay được xem  là kinh nghiện của Giêsu. Nên từ kinh nghiệm đó có thể khai mở ra sự hiểu biết về Thiên Chúa thật và nuớc Người.
11.               - Về đức tin về Ngôi Lời Nhập Thể, chết và được sống lại cho mọi người, và  Thiên Chúa đã làm thành Chúa và Đấng Kitô, đức tin đó bị chối bỏ một cách rõ ràng. Thay vào đó, người ta tạo ra một hình ảnh Giêsu theo kiểu một biểu tượng thu tóm những yêu sách của cuộc đấu tranh của những người bị áp bức.
12 - Như thế, ngưòi ta gán cho cái chết của Chúa Kitô một lối giải thích hoàn toàn chính trị. Và, người ta chối bỏ giá trị cứu độ của cái chết của Ngài và tất cả công trình cứu chuộc.
13.               - Lối giải thích mới này bao thâu toàn bộ mầu nhiệm Kitô giáo.
14.               - Một cách tổng quát, nó tiến hành công việc được gọi là lật ngược các biểu tượng. Thay vì cùng với Thánh Phaolô nhận ra nơi Xuất Hành một hình ảnh của Bí tích thánh tẩy ngưòi ta đi quá xa đến độ xem đây như là một biểu tượng của giải phóng chính trị của dân chúng.
15.               - Một tiêu chuẩn chú thích như thế được áp đặt cho cuộc sống Giáo Hội và Hàng Giáo Phẩm ; những tương quan giữa giáo quyền và cơ sở giờ đây biến thành những tương quan thống trị do định luật đấu tranh giai cấp chi phối. Đặc tính bí tích nơi Giáo Hội là căn cơ của các thừa tác vụ trong Giáo Hội và làm cho Giáo Hội trở nên một thực thể siêu nhiên không thể giản lược vào một phân tích thuần xã hội, đặc tính đó nay hoàn toàn không được lý đến.
16 - Việc lật nhào các biểu tượng lại được thấy trong lãnh vực của các bí tích. Thánh Thể không được hiểu trong sự thật về việc hiện diện bí tích của công cuộc hiến tế hòa giải và như là Mình và Máu Chúa Kitô mà Thiên Chúa ban cho chúng ta. Nó trở thành cuộc cung nghinh của dân chúng trong cuộc đấu tranh cách mạng. Do vậy, sự hiệp nhất của Giáo Hội bị chối bỏ một cách triệt để. Hiệp nhất, hòa giải, hiêp thông trong tình yêu không còn được quan niêm như là một hồng ân chúng ta nhận lãnh từ nơi Chúa Kitô. Chính giai cấp người nghèo tạo lịch sử xây dựng sự thống nhất qua cuộc đấu tranh của mình. Đấu tranh giai cấp là con đường của sự thống nhất đó. Thánh Thể như thế trở thành Thánh Thể của giai cấp. Cuối cùng rồi người ta chối bỏ luôn sức mạnh chiến thắng của tình yêu Thiên Chúa đã ban cho chúng ta.
XI - NHỮNG HƯỔNG DẪN
1.    - Không được giải thích việc cảnh giác chống lại những lệch lạc nghiêm trọng nơi một số thần học giải phóng như là một sự đồng lỏa, dù gián tiếp, với những người đang tiếp tục nuôi dưỡng cảnh nghèo khổ của các dân tộc, với những người lợi dụng, bao che tình trạng này hoặc dửng dưng. Được Phúc Âm của lòng thương xót và tình yêu đối với con người hướng dẫn, Giáo Hội luôn nghe thấy tiếng kêu cầu đòi công lý và nỗ lực đáp ứng với tất cả tâm sức của mình.
2.    - Một tiếng kêu cầu khẩn thiết như thế đến với Giáo Hội. Quyết tâm và can cường, sáng suốt và khôn ngoan, nhiệt tâm và bền chí, vì yêu thương người nghèo đến độ phải hy sinh, các vị chủ chăn coi việc đáp ứng kêu cầu nầy như một bổn phận ưu tiên. Nhiều vị đã hy sinh cho tiếng gọi đó.
3.    - Lắng nghe tiếng kêu cầu đòi công lý, tất cả các kytô hữu, linh mục, tu sĩ và giáo dân, đang nỗ lực dấn thân rao giảng Phúc Âm và thăng tiến con nguời. Họ phải thể hiện những việc đó trong mối hiệp thông với các Giám mục của mình và Giáo hội, mỗi ngưòi theo ơn gọi riêng trong khuôn khổ cuộc sống Giáo hội.
4.     - Ý thức được đặc tính hiệp thông Giáo hội trong ơn gọi của mình, các nhà thần học cần phải hợp tác chân thành với quyền giáo huấn của Giáo hội trong tinh thần đối thoại. Họ phải chân nhận nơi quyền giáo huấn như là ân huệ Chúa Kitô ban cho Giáo hội Ngài và phải đón nhận lời nói và những chỉ dẫn của Giáo huấn với sự kính trọng của kẻ làm con.
5.     - Chính từ bổn phận rao giảng Phúc Âm theo nội dung ý nghĩa toàn diện mà những yêu sách của việc thăng tiến con người và giải phóng chân thực phải được hiểu. Giải phóng như thế lấy Sự thật về Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ, sự thật về Giáo Hội, sự thật về con người và phẩm giá của nó, làm nền tảng bất kháng. Chính từ ánh sáng của các Mối Phúc Thật, và trước hết từ mối phúc cho những người có tâm hồn nghèo khó mà Giáo hội muốn trở thành Giáo hội của người nghèo ở mọi nơi trên thể giới, và chủ trương phục vụ cuộc đấu tranh cao cả cho chân lý và cho công lý. Giáo hội nói với mỗi người, và vì đó, mà nói với mọi ngưòi. Giáo hội là Giáo hội phổ quát. Giáo hội của mầu nhiệm nhập thể. Không phải Giáo hội của một giai cấp hoặc của chỉ một tầng lớp. Và Giáo hội lên tiếng nhân danh chính chân lý. Chân lý đó thực tế hiện hữu. Giáo hội lưu ý đến mỗi một thực tế con nguời, mỗi một loại bất công, mỗi một tình trạng căng thẳng, mỗi một cuộc tranh đấu.
6 - Công cuộc bảo vệ hữu hiệu cho công lý phải dựa vào chân lý về con người được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa và được gọi để sống ân sủng của thiên chức làm con Chúa. Sự thừa nhận mối liên kết giữa người với Thiên Chúa đặt nền tảng cho công lý khi công lý thiết định những tương giao giữa con người với nhau. Đó là lý do tại sao cuộc đấu tranh cho nhân quyền mà Giáo hội hằng nhắc nhở tạo thành cuộc đấu tranh chân thực cho công lý.
7.                   - Sự thật về con người đòi buộc các cuộc đấu tranh phải được thực hiện bằng những phương tiện xứng hợp với phẩm giá con người. Do vậy, việc sử dụng một cách quy mô và có ý thức bạo lực mù quáng, bất luận phát xuất từ đâu, đều bị lên án. Tin tưởng vào các phương tiện bạo động với hy vọng thực hiện thêm công lý là nạn nhân của một ảo tưởng đưa đến chết chóc. Bạo lực đẻ ra bạo lực và làm cho con người hư đốn. Nó phỉ báng con người nơi nhân vị của các nạn nhân, và bôi bác nhân phẩm của chính mình nơi những ai sử dụng bạo lực.
8.                   - Tình trạng khẩn trương cần có những thay đổi triệt để những cơ cấu tạo ra nghèo khổ và từ đó làm phát xuất những hình thức bạo động không được làm ta quên rằng căn cơ của những bất công ở trong tâm tư con người. Do đó, chỉ có những tác năng đạo đức của nhân vị và nhu cầu cần phải hối cải liên tục từ nơi tâm hồn mới có thể có được những thay đổi xã hội thực sự phục vụ cho con người. Bởi vì khi cộng tác với nhau trong tự do, do tự sáng kiến nơi mình và trong tình liên đới, để tiến hành những thay đổi cần thiết, con ngưòi vươn dậy với ý thức trách nhiệm và trưỏng thành nơi bản tính nhân loại. Việc đảo ngược đạo đức và cơ cấu là hậu quả của một nền nhân loại học duy vật bất tương hợp với chân lý về con người.
9.                   - Tin rằng các cơ cấu mới tự chúng có thể tạo nên con ngưòi mới trong ý nghĩa chân lý về con người cũng là một giả tưỏng đưa đến sự chết. Người Kitô hữu không thể không biết rằng Thánh Thần đã được ban cho chúng ta là nguồn của tất cả mọi sự đổi mới chân thật, và Thiên Chúa là Chủ của lịch sử.
10.               - Thế nên, việc lật đổ các cơ cấu tạo ra bất công bằng bạo động cách mạng không thể tự nó làm nên đầu mối cho việc kiến tạo một chế độ công chính. Trong thời đại chúng ta, điều đáng để cho chúng ta lưu ý suy nghĩ, đó là nhiều người thành tâm muốn có được cuộc giải phóng thật sự cho anh em mình. Một cách chính đáng, triệu triệu con người đương thời với chúng ta đang mong ước tìm lại những tự do nền tảng đã bị các chế độ độc tài và vô thần tước đoạt ; các chế độ độc tài nầy từng giành chính quyền bằng đường lối cách mạng bạo động, và họ hành động như thế nhân danh chính giải phóng nhân dân ! Ta không thể không biết đến điều tàn tệ tủi hổ này của thời đại chúng ta : chính khi hô hào đem lại tự do, người ta đã kềm tỏa nhiều quốc gia vào những hoàn cảnh nô thuộc bất xứng với con ngưòi. Những ai, có thể vì vô ý, biến mình thành đồng lõa với những hành vi áp bức như thế, cũng đã phản bội người nghèo mà họ chủ trương phục vụ.
11 - Đấu tranh giai cấp như là con đưòng đẫn đến một xã hội vô giai cấp là một huyền thoại ngăn trở những cải cách và làm cho nghèo khổ và bất công thêm nghiêm trọng. Những ai bị mê hoặc bởi huyền thoại đó nên suy nghĩ về những kinh nghiệm lịch sử cay đắng mà huyền thoại nầy tạo ra. Họ sẽ hiểu ngay rằng không phải là vấn đề từ bỏ một chủ trương hữu hiệu đấu tranh bảo vệ người nghèo để làm lợi cho một tư tưởng vu vơ không kiến hiệu. Ngược lại, chính là giải thoát khỏi một cơn mê để dựa vào Phúc Âm và sức mạnh sáng tạo thực tế của chính Phúc Âm nầy.
12.               - Một trong những điều kiện để chỉnh đốn nền thần học cần có là việc chấn hưng Giáo huấn xã hội của Giáo hội. Giáo huấn đó không đóng kín. Ngược lại, nó luôn mở rộng để đi vào những vấn đề mới mẻ không ngừng dấy lên qua các thời đại. Trong nhãn quan nầy, sự đóng góp của các nhà thần học và các nhà tư tưỏng của tất cả các lãnh vực trần thế cống hiến cho suy tư của Giáo hội ngày nay lại rất cần thiết.
13.               - Kinh nghiệm của những người trực tiếp dấn thân rao giảng Phúc Âm và thăng tiến người nghèo và bị áp bức cũng rất cần cho suy tư của Giáo hội về mặt tín lý cũng như mục vụ. Trong ý hướng nầy, phải nói rằng người ta ý thức được một vài khía cạnh của chân lý từ cuộc sống thực tế, nếu cuộc sống thực tế được hiểu là sự thể hiện mục vụ và thực thi các tương quan xã hội theo tinh thần Phúc Âm.
14.               - Giáo huấn của Giáo hội trong lãnh vực xã hội mang lại nhiều chỉ dẫn quan trọng về đạo đức. Nhưng, để có thể trực tiếp hướng dẫn hành động, nó cần có những nhân vật có khả năng, về khoa học và kỹ thuật cũng như trong lãnh vực của các khoa học nhân văn hoặc chính trị. Các vị chủ chăn phải lưu ý đào tạo những nhân vật vừa có khả năng như thế, vừa có cuộc sổng đạo sâu sắc theo nội dung của Phúc Âm . Giáo dân có sứ mạng cá biệt là xây dựng xã hội, đóng vai trò nổi bật trong công cuộc này.
15.               - - Những lập luận của các lý thuyết giải phóng đang phổ biến rộng rãi, dưới hình thức còn rất thô thiển, trong nhiều khóa đào tạo hoặc trong những nhóm sinh hoạt cơ sở chưa được chuẩn bị đầy đủ về kiến thức giáo lý và thần học. Nên, nhiều người nam nữ đại độ đã nghe theo mà không đủ khả năng phê phán.
16.               - Vì vậy, các vị chủ chăn phải lưu ý đến phẩm chất và nội dung của giáo lý và chương trình đào tạo để làm sao trình bày được nội dung toàn diện của sứ điệp cứu độ và những yêu sách của một cuộc giải phóng chân thực trong khuôn khổ của sứ điệp toàn diện này.
17.               - Trong việc trình bày toàn diện về mầu nhiệm Kitô giáo, nên cần nhấn mạnh đến các khía cạnh thiết yếu mà những lý thuyết giải phóng đặc biệt muốn bỏ qua hay tìm cách loại đi : tính siêu việt và nhưng không của công cuộc giải phóng nơi Chúa Giêsu Kitô - Chúa thật và ngưòi thật -, tính cách tối thượng của ân sủng Chúa ban cho, bản chất thật sự của các phương tiện cứu độ và đặc biệt của Giáo hội và các bí tích. Nên nhắc lại ý nghĩa chân thực của đạo đức, thiện ác không thể tùy tiện tương đối hóa, ý nghĩa đích thực của tội lỗi, sự khẩn thiết của hối cải và luật yêu thương anh em đối với mọi người. Nên coi chừng việc chính trị hóa triệt để, vì nó vừa không biết đến tính cá biệt của Nước Chúa và vừa không nhìn nhận tính cách siêu việt của con người, nên đã đưa đến việc thần thánh hóa chính trị và lèo lái niềm tin tôn giáo của dân chúng vào các toan tính cách mạng.
18.               - Ngưòi ta lắm lúc trách cứ những người bảo vệ giáo huấn chân thực là quá thụ động, nhân nhượng trước những hoàn cảnh bất công không chịu nỗi, xem như đồng lỏa với những chế độ chính trị đang duy trì những hoàn cảnh đó. Việc cải hối nội tâm, tình yêu Thiên Chúa và ngưòi thân cận, nhiệt tình đối với công lý và hòa bình, ý thức tiếng gọi Phúc Âm về người nghèo khó và cuộc sống nghèo khó, là những điều Thiên Chúa kêu gọi đến mọi người, và đặc biệt nơi các chủ chăn và những kẻ hữu trách. Đối với một cuộc sổng nhân đức toàn diện, việc lo lắng sống đức tin chân thật không thể không đi đôi với việc đáp ứng lời mời gọi làm chứng tá sống động trong việc phục vụ người thân cận, đặc biệt ngưòi nghèo và bị áp bức. Nhờ việc làm chứng sức mạnh tình yêu linh hoạt và xây dựng nơi họ, Kitô hữu có thể kết dệt những cơ sở của nền văn minh tình yêu mà Đại hội đồng Giám mục Puebla đã nhắc lại dựa vào lối nói của Đức Phaolô VI. Cũng ghi nhận thêm rằng, nhiều người - linh mục, tu sĩ hoặc giáo dân -  đang dấn thân theo đúng tinh thần Phúc Âm, kiến tạo một xã hội công chính. Con số đó rất đông đảo.
KẾT LUẬN

Trong bản Tuyên xưng đức tin của dân Chúa những lời nói của Đúc Phaolô VI diễn tả một cách minh bạch đức tin của Giáo hội, mà ta không thể tách lìa, nếu không muốn tạo thêm nhiều tình cảnh khốn cùng và nô thuộc mới đi đôi với sự hủy diệt tâm linh :

Chúng tôi tuyên xưng rằng Nước Chúa đã bắt đầu nơi dương gian trong Giáo hội của Chúa Kitô ; Nước Chúa ấy  không thuộc về trần thế này, một trần thế đổi thay.
Chúng tôi tuyên xưng rằng sự lớn mạnh của Nước Chúa không thể đồng hóa với sự tiến bộ của văn minh, khoa học hoặc kỹ thuật con người, nhưng ở việc hiểu biết ngày càng sâu sắc hơn những kho tàng phong phú khôn dò của Chúa Kitô, ở niềm hy vọng ngày càng vững mạnh hơn về những của cải đời đời, nơi sự đáp trả ngày càng nồng nhiệt hơn tình yêu Thiên Chúa, trong sự thể hiện ngày ngày xa hơn ơn huệ và gương thánh thiện cho mọi người. Chính tình yêu nồng nhiệt đó thúc đẩy Giáo hội luôn lo lắng cho lợi ích trần thế chân thật cho mọi người. Giáo hội không ngừng nhắc nhở con cái mình rằng trần thế không phải là nơi cư ngụ vĩnh viễn của họ ; Giáo hội còn thúc giục họ, mỗi người theo ơn gọi và khả năng của mình, phải thực thi lợi ích trần thế để cổ võ công lý, hòa bình và tình huynh đệ giữa mọi người, để giúp đỡ anh em mình, trước hết là những người nghèo nhất và khốn khổ nhất. Nỗi lo âu tha thiết của Giáo hội, hiền thê của Chúa Kitô, đối với những thiếu thốn khó nghèo của con người, những nỗi vui và niềm hy vọng, những cố gắng của họ không gì khác hơn là ước mong được hiện diện giữa họ hầu làm cho họ được ngời sáng lên bởi ánh sáng của Chúa Kitô và quy tụ họ lại trong Ngài, Đấng Cứu Độ duy nhất của họ. Nỗi lo lắng đó không bao giờ có nghĩa là Giáo hội tự mình muốn hòa đồng với sự vật trần thể này, và làm nguội đi lòng mong đợi Chúa của mình và Nước Trường Cửu của Ngài.

Trong cuộc triều kiến với Tổng Trưởng ký tên dưới đây, Đức Thánh Cha Giaon-Phaolô II đã chuẩn y Huấn Thị này, từng được biểu quyết trong phiên họp thường sự của Thánh Bộ Dức Tin, và Ngài ra lệnh công bố.
Tại Rôma, nơi trụ sở của Thánh Bộ, ngày 6 tháng 8 năm 1984, vào dịp lễ Chúa tỏ mình.
Hồng Y Giuse Ratzinger Tổng Trưởng
Albertô Bovone Tổng Giám Mục hiệu tòa Césarée de Numidie, Tổng thư ký