Phẩm chất Nước
và
Sự Phát Triển Bền Vững Ở Việt Nam
TS Mai Thanh Truyết
Trên
thế giới ngày nay, giống Homo Sapiens hay con người chiếm cứ hầu hết
khắp nơi trên mặt địa cầu với
6,2 tỷ
người và có khả năng gia tăng 80 triệu nhân khẩu mỗi năm. Không nơi
nào không có dấu chân người. Ước tính đến năm 2050, thế giới sẽ chứa
tổng cộng trên 10 tỷ, trong đó dân số trong 48 nước nghèo nhất sẽ tăng
gấp ba lần trong khoảng thời gian này.
Để có thêm khái
niệm về tình trạng nước trên thế giới, xin đan cử ra đây vài số liệu
cần nên biết. Tổng sản lượng nước trên thế giới gồm: 97,5% nước biển (mặn)
và chỉ 2,5% nước ngọt. Trong 2,5% nầy chỉ có 0,4% nước mặt gồm sông
ngòi, ao hồ và hơi nước trong không khí, 30,1% nước ngầm, và phần còn
lại là những tảng băng trải rộng ở Bắc và Nam cực. Và sau cùng trong
0,4% nước mặt đó, có 67,4% nước ao hồ, 1,6% sông ngòi, 12,2% nước đã
thấm vào đất, 9,5% hơi nước trong không khí, và phần còn lại gồm các
vùng đất ngập nước (wetland). (dữ kiện từ National Geographic 9/02)
Sự phân bổ nước
trên thế giới hoàn toàn không đồng bộ do điều kiện địa lý từng vùng,
sự lạm dụng của những quốc gia kỹ nghệ, và sự “nhắm mắt làm ngơ” không
giúp đở các quốc gia nghèo đói của các “nước lớn”. Theo ước tính, có
70% lượng nước trên thế giới được xử dụng cho nông nghiệp, 20% cho kỹ
nghệ, và 10% cho sinh hoạt gia đình. Hàng ngày, trong nhiều vùng ở Phi
Châu, phần đông cư dân không có hơn một lít nước dùng cho sinh hoạt cá
nhân; trong lúc đó ở Hoa kỳ, mức tiêu thụ nước cho mỗi người dân có
thể lên đến 700 lít cho một ngày.
Thêm nữa, sự
gia tăng dân số kéo theo nhu cầu cần phải phát triển nông nghiệp, do
đó việc tận dụng nguồn nước, nhất là nước ngầm sẽ là một nguy cơ làm
cạn kiệt nguồn nước trong tương lai. Trước mắt, các quốc gia đang phát
triển phải trực diện với nạn gia tăng dân số vì không có khả năng ngăn
chặn mức sinh sản của người dân, các nước nầy sẽ là những nạn nhân đầu
tiên của nạn khan hiếm nguồn nước. Để có khái niệm rõ thêm về vấn đề
nước, thiết nghĩ cũng cần nên biết về những yêu cầu đòi hỏi cho nước
“sạch” và tiêu chuẩn cần có để bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng.
Định nghĩa và Tiêu chuẩn nước sạch
Nước là một nhu
cầu không thể thiếu của con người. Trung bình nước chiếm độ 75% trọng
lượng của cả cơ thể. Nói về nước “sạch”, theo định nghĩa, nước sạch là
nước chỉ chấp nhận sự hiện diện của các hợp chất hữu cơ, kim loại và
các ions hòa tan với một vi lượng rất nhỏ tuỳ theo độc chất của các
chất kễ trên. Và định mức nầy đã được Liên hiệp quốc cũng như các quốc
gia trên thế giới chấp nhận tùy theo điều kiện phát triển của từng
quốc gia. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn cho nước uống ở các nơi cũng gần
giống nhau. Căn cứ theo Code of Federal Regulations thuộc EPA Hoa kỳ,
các tiêu chuẩn cần có cho nước uống gồm:
·
Ions:
nồng độ của Fluor trong nước không được quá 2mg/L; Chlor, 250 mg/L;
Sulfate, 250 mg/L; Nitrate, 45 mg/L….. .
·
Kim
loại: Aluminum, 0,2 mg/L; Antimony, 0,006 mg/L; Asenic, 0,010 mg/L;
Chromium, 0,050 mg/L; Thủy ngân, 0,002 mg/L; Nickel, 0,100 mg/L;
Selenium, 0,050 mg/L; Đồng, 1,0 mg/L; Sắt, 0.3 mg/L; Manganese 0,050
mg/L; Bạc, 0,100 mg/L; Kẽm, 5.0 mg/L.
·
Ngòai
ra, tiêu chuẩn còn có ghi thêm trên 100 hợp chầt hữu cơ với hàm lượng
cho phép hiện diện trong nước rất thấp tính từ phần tỷ đền phần ức
(ppb và ppt).
·
Về
các yếu tố vật lý thì độ dẫn điện (specific conductance) không được
vượt quá 900 microhmos. Lượng chất rắn hòa tan (TDS) cũng không được
quá 550 mg/L.
·
Cũng
cần phải kễ thêm tiêu chuẩn vi sinh, tức mức E-coli không quá 23 MPN/100mL
(most probable number-MPN).
Nói chung, nước
được gọi là sạch và hợp vệ sinh khi đạt được các tiêu chuẩn yêu cầu
trên và có độ pH trong khoảng từ 6,5 đến 7,5 (pH trung hòa trong nước
là 7,0).
Phẩm chất nước ở ĐBSCL và miền Đông Nam Việt
Các dữ kiện
trình bày sau đây được căn cứ vào tài liệu “Số liệu chất lượng nước
1985 – 1997” do Trung tâm Chất lượng Nước và Môi trường thực hiện
trong dự án Gíam sát Hạ lưu Lưu vực Mekong thuộc Uûy ban Mekong Quốc
gia cho ĐBSCL. Đối với miền Đông Nam Việt, các dữ kiện nêu ra được lấy
từ báo chí ở Việt Nam, báo caó của Sở Môi trường Thành phố, và báo cáo
của Ngân hàng thế giới (WB).
Trong khuôn khổ
hạn hẹp của buổi phỏng vấn, chúng tôi chỉ nêu ra hai trường hợp điển
hình ở khu Tứ giác Long xuyên va vùng Cà Mau từ đó có thể suy diễn ra
các vùng chung quanh cùng chịu chung ảnh hưởng của môi trường trong
vùng ĐBSCL.
Nhìn chung,
vùng ĐBSCL chưa bị ảnh hưởng nhiều của việc phát triển kỹ nghệ do đó
mức ô nhiễm hữu cơ và vi sinh không đáng kễ. Tuy nhiên, do việc xử
dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón quá tải cho nông nghiệp, nứơc ở
nhiều vùng đã có chỉ dâu ô nhiễm thuốc DDT và nitrate
Các tiêu chuẩn
nêu ra sau đây dùng để lượng định khái quát phẩm chất nước ở vùng nấy
là : Độ oxy hòa tan (Dissolved oxygen – DO), Chlor, và pH. Ngoài ra
các dữ kiện khác như: Tổng lượng chất rắn hòa tan (Total Dissolved
Solids-TSS), Sulfate, Phosphate, Calcium, Magnesium, Natrium, Kalium,
Aluminum, và COD (chemical oxygen demand).. . cũng đã được phân tích,
nhưng kết quả vẫn còn ở mức độ chấp nhận được cho nên không cần phải
thảo luận nơi đây.
·
Trước
hết, Độ oxy hòa tan (DO) có khuynh hướng giảm dần từ mùa nước nổi so
với mùa khô, giảm theo thủy triều lên và xuống, cũng như giảm theo
thời gian tính từ 1985 trở đi. DO trung bình trong nước là 7.8 mg/L.
Trong những tháng khô, có nơi DO xuống thấp còn 0,4 (nếu DO xuống dưới
3,0 mg/L các nguồn sinh vật như tôm cá sống trong nước có nguy cơ bị
chết ngộp). Điều đáng quan ngại hơn cả là DO giảm theo thời gian, và
nếu hiện tượng nầy tiếp tục thì hệ luận tự nhiên là khối lượng tôm cá
trong nguồn nước ở vùng nầy có thể bị “diệt chủng”!
·
Độ
chlor trong nước: Nồng độ chlor cũng thay đổi theo mùa nước nổi (tháng
8,9,10,11), và mùa khô (tháng 2,3,4,5). Trung bình vào mùa khô nồng độ
chlor thay đổi từ 60 đến 180 mg/L, so với mùa nước là 10 – 60 mg/L.
Trong những năm sau 1985, nồng độ Chlor có khuynh hướng tăng dần và
điều nầy đã được chứng minh là hiện nay mức độ nhiễm mặn đã đi vào sâu
trong đất liền, có nơi sâu hơn 80 cây số so với khoảng độ 20 cây số
mười năm trước đây. Vấn đề nầy ảnh hưởng không nhỏ đến việc giảm thiểu
diện tích đất dùng cho nông nghiệp.
·
Độ pH
cũng giãm theo mùa nước nổi , trung bình từ 7,0 đến 7,5, so với mùa
khô , từ 5,0 đến 6,0.Tuy nhiên, trong mùa nầy có nhiều nơi pH hạ xuống
thấp đến dưới 3,0, và vơiù mức độ nầy thì tôm cá khó sống sót được.
Ngược lại với
vùng ĐBSCL, miền Đông Nam Việt chịu áp lực nặng nề của việc phát triển
kỹ nghệ, do đó hầu như tòan thể sông Sài gòn, sông Đồng Nai từ hồ Trị
An về hạ lưu, sông Thị Vải, Vàm Cỏ Đông đều đã bị ô nhiễm nhất là ô
nhiễm vi sinh (gấp ngàn lần hơn tiêu chuẩn cho phép) và hữu cơ. Đặc
biệt các dòng kinh chung quanh thành phố HCM và Biên hòa hòan tòan bị
ô nhiễn nặng và không còn thấy dấu vết của tôm cá trong nguồn nước.
Cũng cần nên nhắc thêm là, hiện nay chính quyền đang cho mở mang vùng
Saìgòn Nam và vì không lưu ý đến hệ thống thoát nước và xử lý nước
sinh hoạt, các kinh đào vùng nầy đã bắt đầu bị ô nhiễm tương tự như
kinh Nhiêu Lộc và các con kinh liên hệ. Dự kiến trong một tương lai
gần thì thành phố Sàigòn Nam sẽ bị một vần nạn giống như thành phố
Sàigòn hơn trăm năm trước đây!
Theo báo cáo
mới nhất của Sở KHCN & MT thành phố HCM (22/10/2002) trung bình mỗi
ngày sông Đồng nai va Sàigòn phải hứng chịu trên 852.000 m3 lượng ô
nhiễm từ nước thải sinh hoạt với hàm lượng DO thấp và COD quá cao (tiêu
chuẩn sau nầy để ước tính nồng độ hữu cơ trong nước). Ngoài ra còn có
một khối lượng lớn nước thải kỹ nghệ của trên 30 ngàn cơ sở sản xuất
cũng được chuyển tải thẳng vào nguồn nước không qua xử lý. Một vài con
số sau đây cho thấy mức độ trầm trọng của vùng nầy. Vào mùa khô năm
1995, nồng độ DO trên sông Sàigòn đã giảm xuống dưới 3,0 mg/L. Mùa khô
năm 1999, lần đầu tiên tại Bến Than, thượng nguồn sông Đồng Nai đã có
chỉ dấu ô nhiễm hữu cơ và chung quanh lưu vực Biên hòa, nhiều nơi chỉ
số DO xuống còn 2,3 mg/L. Và cũng tại Bến Than, độ mặn đo được vào đầu
tháng 2/1999 là 400 mg/L. Cũng cấn phải nói thêm là lượng nitrogen và
phosphor trong nước đã làm tăng lượng rong tảo, và điều nầy đã làm tắc
nghẽn hệ thống lọc trong quá trình xử lý ở nhà máy Thư Đức nhiều lần
trong năm 2002 nầy.
Nguồn nước ngầm
của vùng Sàigòn cũng bị ảnh hưởng nặng. Nhiều giếng đóng trong vùng
không còn được xử dụng được nữa vì trong nước có chứa quá nhiều chất
hữu cơ và kim loại nặng như manganese, chì, thủy ngân và chrom..
Tóm lại, các
chỉ dấu trên đây cho thấy tình trạng ô nhiễm trầm trọng ở các sông
ngòi miền Nam Việt Nam. Theo dự báo của Sở Môi trường thành phố HCM
thì lượng ô nhiễm phế thải sinh hoạt và kỹ nghệ đổ vào hai sông Sàigòn
và Đồng nai sẽ tăng lên 400% cho năm 2005. Nếu không có biện pháp
thích ứng ngay từ bây giờ, chắc chắn chỉ trong vài năm nữa thành phố
Biên hòa và HCM cùng các vùng phụ cận sẽ không còn đủ lượng nước sinh
hoạt cho người dân trong vùng.
Nguyên nhân ảnh hưởng đến phẩm chất nước
Có rất nhiều
nguyên nhân ô nhiễm ảnh hưởng đến phẩm chất nước; tùy theo điều kiện
từng vùng trong phát triển, ô nhiễm tác động lên nguồn nước khác nhau.
Vùng ĐBSCL chịu áp lực của việc khai thác nông nghiệp và kỹ nghệ tôm
cá cho nên đặc tính ô nhiễm có sắc thái khác hơn miền Đông Nam Việt,
chịu nhiều áp lực của phát triển kỹ nghệ.
·
Việc
phá rừng: Theo báo cáo 2002 của Chiến lược Quốc gia Bảo vệ Môi trường
(National Environmental Protection Strategy) do Ngân hàng Thế giới bảo
trợ thì trong 5 thập niên vừa qua lượng rừng bao phủ cả nước giảm từ
43% xuống còn 29%. Việc nầy ảnh hưởng nặng nề đến nguồn nước trong
lòng đất. Một thí dụ điển hình và gấn đây nhất, nước sông Hương trở
nên vẫn đục nhiềy ngày và có độ COD cao, TSS, TDS cao cũng như độ pH.
Chưa bao giờ nước sông Hưong bị nhiễm mặn như lúc nầy, và hầu như tòan
thể dân chúng thành phố Huế được phân phối nước uống bằng xe bồn trong
nhiều ngày (tháng 8/02). Tại vùng Ca øMau và Bạc Liêu, dực theo ước
tính từ không ảnh chụp được qua vệ tinh năm 1999, diện tích rừng tràm
đước (mangrove forests) đã bị phá hủy độ 250.000 hecta dùng cho việc
nuôi tôm. Và không ảnh cũng cho thấy khoảng độ 50% diện tích trên đã
bị bỏ hoang vì không còn khai thác được nữa. Cũng theo báo cáo trên
trong vòng 5 thập niên trở lại đây ở vùng nầy Việt
Nam đã khai
thác hơn 80% rừng tràm đước.
·
Nhiễm
mặn, nhiễm phèn, và sự acid hóa: Nguồn nước vùng ĐBSCL đã bị nhiễm mặn
và acid hóa trầm trọng nhất là mùa khô như đã nói ở phần trên. Miền
Đông Nam Việt cũng đã bị ảnh hưởng tương tự. Theo tin tức mới nhất tại
tỉnh Đồng tháp (28/10/02),
độ phèn tứ các tuyến bờ bao vườn quốc gia Tràm Chim ở Tam Nông tỏa ra
và làm cho khỏang 100 tấn cá nuôi trong vùng bị chết.
·
Vấn
đề đào giếng: Việc đào giếng để có nước sạch do UNICEF (LHQ) cổ vũ đã
là một vấn nạn cho ĐBSCL. Việc làm nầy đã khuyến khích nông dân tăng
gia phát triển và tận dụng nguồn nước trong nông nghiệp và chăn nuôi.
Hệ quả trước mắt là, ngoài việc nhiễm độc arsenic trong nguồn nước
cũng như mạch nước ngầm cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Tại Trà Vinh, theo
báo cáo tháng 2/2000, đã có 41.512 giếng khoan, và việc tận dụng nguồn
nước đã làm mực nước ngầm giảm từ 2 đến 2,5 thước. Thêm nữa, lượng sắt
và ô nhiễm vi sinh tăng gấp 200 – 300%.
·
Vấn
đề thủy lợi: đào kinh và đê điều: Từ hơn 10 năm nay, ngòai việc khuyến
khích đào giếng khoan, Việt
Nam còn đẩy
mạnh việc dẫn thủy nhập điền để hy vọng tăng gia nông nghiệp. Việc nầy
đã gây ra nhiều hậu quả là lũ lụt xảy ra thường xuyên và có chu kỳ
ngắn hơn trước đây. Hần như hàng năm đều có lụt. Hệ thống “đê bao quốc
gia” và “đê bao địa phương” thiết nghĩ cũng dự phần không kém quan
trọng vào vấn nạn lũ lụt trên. Hàng năm vào múa nước nổi, mực nước đo
được ở Tân châu và Châu đốc tuy chưa đến mức báo động (3,0 m ở Tân
châu và 2,5 m ở Châu đốc) mà cả vùng khu Tứ giác Long xuyên và Đồng
tháp mười đã bị ngập rồi, vì nước trên nguồn đã chảy vào hai vùng nầy
trước, thay vì chảy thẳng ra biên do các kinh đào.. Do đó, khi mực
nước lên cao thêm nữa, tức nhiên tình trạng lũ lụt sẽ xảy ra mà thôi.
Kỹ sư Nguyễn Minh Quang, chuyên viên thủy lợi đã có nhiều nghiên cứu
về vấn đề nầy và đã được đăng tải trên nhiều báo chí Việt Nam và ngoại
quốc.
·
Phân
bón và thuốc bảo vệ thực vật: Như đã nói ở phần trên, cả hai loại hóa
chất nầy đã đi vào nguồn nước trầm trọng. Trong gần một năm nay, hấu
như hàng ngày, trên các mặt báo trong nước mà chúng tôi thu lượm được
trên internet, tin tức người dân bị trúng độc vì ăn uống các hoa màu
đã được phung xịt bằng hóa chất trên. Tổng kết cho đến hôm nay (26/10/2002)
chúng tôi cho phổ biến trên internet hơn 500 tin tức liên quan đến vấn
đề nầy.
·
Phế
thải kỹ nghệ ở các nhà máy xản xuất: Mặc dầu kỹ nghệ sản xuất hóa chất,
thực phẩm, hàng tiêu dùng của Việt Nam vẫn còn trong tình trạng thô sơ
nhưng vì việc uqản lý phế thải chưa được thi hành nghiêm chỉnh cho nên
hầu như tất cả phế thải lỏng đều đi thẳng vào nguồn nước. Tình trạng
trên là một nguy cơ rất quan trọng vì hai nguồn nước sông Sàigòn và
Đồng nai là hai nguồn nước chính cho hàng chục triệu cư dân sống chung
trong vùng.
·
Phế
thải gia cư và phế thải rắn kỹ nghệ: Đây là một vấn nạn lớn lao nhất
hiện tại. Cho đến bây giờ Việt
Nam chưa thể
hiện chính sách hay biện pháp nào để giải quyết vấn đề của các phế
thải trên. Hầu hết phế thải (tính luôn cả khoảng 80% phế thải y tế)
đều được tập trung vào các bãi rác lớn như Đông thạnh (đã đóng cửa),
Bình chánh cho thành phố HCM và bãi rác Biên hòa cho thành phố Biên
hòa. Sau vụ “bễ bờ” do nước rỉ tràn ra năm 200, nhà máy xử lý rác tại
đây đã được xây doing lại sau đó và được khánh thành ngay 7/6/2002 với
chi phí tương đương với 32 triệu Mỹ kim (500 tỷ đống VN), với công
suất được ước tính là 100.000 m3 cho đến hét năm 2002. Nhưng lượng
nước rỉ tốn đọng tại bãi rác là 200.000 m3 và hàng ngày có thêm 200 –
300 m3 nước rỉ mới. Do đó nguy cơ vỡ bò vẫn còn bị hăm doạ thường
xuyên. (Xin nhắc là nhà máy chỉ xử lý cơ học, nghĩa là không thể giải
quyết được lượng chất hữu cơ và kim loại nặng hiện diện trong nước
thải và ô nhiễm vi sinh). Riêng với nhà máy xử lý rác ở Biên hòa, nhà
máy nầy đã được xây doing từ năm 1994 và đến 2/5/1997 mới được khánh
thành với chi phí 7 tỷ đồng VN. Chỉ sau 7 ngày hoạt động, máy đã tắt
tị, và biến thành một bãi rác mới cho đến ngày nay. Theo ước tính của
LHQ, một người dân thành thị ở Việt Nam phóng thích trung bình 0,7 Kg
rác/ngày. Với 7 triệu dân, hàng năm thành phố HCM phải giải quyết 1,8
triễu tấn rác sinh hoạt, không kể đến rác từ các bịnh viện và phế thải
rắn từ các kỹ nghệ.
Tóm lại, tất cả
các nguyên nhân chính yếu kể trên đếu có thể giảu quyết được nếu VN có
một tầm nhìn quyết tâm và một chính sách đặt trọng tâm vào việc giải
quyết và làm sạch môi trường. Nếu ngược lại, chúng ta sẽ không bao giờ
thấy được ánh sáng ở cuối đường hầm cả!
Khái niệm về phát triển bền vững – Nghị trình -21
Mười năm sau Hội nghị Thượng đỉnh về Toàn cầu hóa tại Rio de
Janeiro, Hội nghị Thượng đỉnh về Phát triển Bền vững (World Summit on
Sustainable Development) đã diễn ra từ 30/8 đến 4/ 9/ 2002 tại
Johannesburg, Nam Phi. Mục đích chính của hội nghị là thẩm định lại
các tiến bộ của những chương trình đã được đề ra trước đây, và các vấn
đề còn tồn tại do Hội nghị Toàn cầu hóa đề ra mười năm trước đây. Hội
nghị kỳ nầy do Hội đồng Quốc tế các Hiệp hội Hóa chất bảo trợ
(International Council of Chemical Associations). Đây là một tổ chức
phi chính phủ (NGO), cho nên Hội đồng quốc tế có đủ tư cách khách quan
trong việc thẩm định kết quả của các quyết nghị trước kia.
Liên Hiệp Quốc
là cơ quan bảo trợ cho Hội nghị thượng đỉnh năm 1992. Ngoài những nghị
quyết về môi trường, Hội nghị trên đã đề ra một phương hướng mới; đó
là khái niệm về phát triển kinh tế bền vững. Từ đó, Nghị trình-21
(Agenda-21) của Liên hiệp Quốc, được xem như là kim chỉ nam của kế
hoạch phát triển toàn cầu cho thế kỷ 21, có ghi nhận như sau:” Mọi
thành viên trên thế giới đều có đủ tư cách pháp nhân để thụ
hưởng một đời sống có ích và lành mạnh.” Đây là một mục tiêu rất
tích cực, theo đó LHQ đã đề ra 27 nguyên tắc chung và hy vọng đạt được
mục tiêu đã ghi trong Nghị trình 21 cho toàn thế giới.
Theo định nghĩa
của Nghị trình-21, sự bền vững là quyền phát triển của mỗi quốc gia
cùng tuân thủ theo những tiêu chuẩn giống nhau đã được đồng thuận
trước đây, trong đó nhu cầu của hiện
tại và tương lai phải phù hợp với những yêu cầu cho phát triển và
môi trường. Do đó, dựa trên lý thuyết và từ khái niệm bền vững
trên, sẽ không có quốc gia nào có thể tự cho là ngoại lệ và không bị
ràng buộc vào những điều luật về bảo vệ môi trường đã được phê chuẩn
trước đây. Thêm nữa, các quốc gia cần phải cộng tác khắng khích hơn để
đẩy lui sự nghèo đói và phụ giúp các nước nghèo có điều kiện để hoàn
tất tiến trình phát triển bền vững chung cho toàn thế giới.
Tuy nhiên, sau mười năm thực hiện, nhiều mặt tiêu cực vẫn còn tồn tại
như:
·
Các quy định ở Thượng đỉnh
Kyoto (1997) về kiểm soát và giảm thiểu mức hâm nóng toàn cầu vẫn
không được sự đồng thuận của các quốc gia trên thế giới.
·
Các ký kết cũng không được các quốc gia kỹ nghê áp dụng triệt để.
·
Hình ảnh một thế giới phát triển “không bền vững”, hoàn toàn đi ngược
với tinh thần của Thượng đỉnh Rio de Janeiro năm 1992 lại được tô đậm
hơn. Đó la:ø 1) -Khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia càng lớn dần
so với các nước Bắc bán cầu và Nam bán cầu; 2)- Đối với các quốc gia
đang phát triển, giai cấp giàu chiếm thiểu số, giai cấp nghèo chiếm
tuyệt đại đa số và giai cấp trung lưu (thể hiện cho sức mạnh của một
quốc gia) chiếm tỷ lệ rất khiêm nhường; 3)- Trên thế giới vẫn còn có
2,4 tỷ người không có điều kiện tiếp cận và xử dụng nguồn nước sạch,
hệ thống vệ sinh thường thức hàng ngày, có mức dinh dưởng tối thiểu,
có nơi cư trú an toàn, và được chăm sóc sức khỏe; 4)- Tệ hại nhất, môi
sinh tòan cầu đang phải gánh chịu hậu quả do sự phát triển “không bền
vững” gây ra.
Mục tiêu cao thượng của phát triển bền vững dựa vào ba yếu tố căn bản:
phát triển xã hội, phát triển môi trường, và phát triển kinh tế. Do đó
muốn đạt được mục tiêu, mỗi quốc gia cần phải thỏa mãn ba yêu cầu trên.
Trước hết về mặt phát triển xã hội, các tiêu chuẩn chung áp dụng cho
các quốc gia trên thế giới quả khó thực hiện. Mỗi quốc gia có những
điều kiện đặc thù về văn hóa và cấu trúc xã hội riêng. Cho nên định
nghĩa chung cho phát triển xã hội vẫn còn là một khái niệm mơ hồ và
thường phải đặt căn bản trên phát triển kinh tế của từng quốc gia .
Về mặt phát
triển môi trường, mặc dù có thể có được những điểm đồng thuận trong
việc thiết lập các bộ luật môi trường của cho mỗi quốc gia, tuy nhiên
việc áp dụng vẫn còn tùy thuộc nhiều vào dân trí, điều kiện xã hội và
kinh tế của từng quốc gia. Từ đó việc áp dụng các luật lệ càng khó có
thể đi đến đồng nhất được.
Tóm lại, chỉ
còn mặt phát triển kinh tế là có thể đo lường một cách “biểu kiến”
việc phát triển bền vững. Mặt nầy còn có thể cụ thể hóa và định lượng
được mức độ phát triển qua việc sản xuất, bảo vệ môi trường, và đem
lại phúc lợi cho người dân. Một thí dụ đơn giản sau đây cho chúng ta
hình dung được một sự phát triển bền vững ứng hợp cho mỗi quốc gia:
Một nhà máy sản xuất nước uống cho thành phố, nếu bảo quản môi trường
nghiêm chỉnh qua quy trình thanh lọc sạch, và làm giảm chi phí sản
xuất tối đa là một hình ảnh phát triển bền vững vì đã thỏa mãn được ba
mục tiêu căn bản do Hội nghị đề ra. Trước hết, nó thỏa mãn được việc
bảo vệ môi trường, mang thêm phúc lợi vào việc phát triển xã hội (như
tăng công ăn việc làm cho người dân, có thêm thuế để xây dựng hạ tầng
cơ sở cho xã hội..), và sau cùng thỏa mãn được điều kiện phát triển
kinh tế.
Phát triển bền vững – Nghị trình –21 của Việt Nam
Kễ từ khi Hôị
nghị thượng đỉnh về Tòan cằu hóa của LHQ tại Rio de Janeiro, Việt Nam
là một trong 70 quốc gia đã ký kết vào Chương trình Hành động của Nghị
trình-21 về phát triển bền vững. Trong đó Việt Nam đã cam kết long
trọng rằng sẽ bảo đãm môi trường và hệ sinh thái cũng như tôn trọng sự
phát triển bền vững. Việt Nam cũng còn hứa thêm là sẽ phối hợp và học
hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác. Tiếp theo sau đó, Việt Nam cũng
đã ký kết quy ước về đa dạng sinh học và sự hâm nóng tòan cằu.
Việt Nam bắt
đầu Chương trình Quốc gia về Môi trường và Phát triển bền vững 1991 –
2000 (National Plan on Environment and Sustainable Development
1991-2000).
Tháng 4/1997
trong một dự thảo báo cáo Chương trình Hành động của Nghị trình-21 do
Bộ KH, CN & Môi trường, Việt Nam đã đưa ra 40 đề mục để trình lên Nghị
trình-21 của LHQ. Các đề mục chính được liệt kê sau đây:
·
Hợp
tác quốc tế để đẩy mạnh tiến trình bền vững ở các quốc gia đang phát
triển;
·
Chiến
tranh chống nghèo đói;
·
Bảo
vệ và đẩy mạnh y tế công cộng;
·
Chiến
tranh chống nạn phá rừng;
·
Quản
lý hệ sinh thái: chiến tranh chống hạn hán và sa mạc hóa đất đai;
·
Đẩy
mạnh phát triển bền vững trong nông nghiệp và nông thôn;
·
Bảo
tồn đa dạng sinh học;
·
Bảo
vệ biển và các nguồn sinh vật sống gần bờ biển;
·
Bảo
vệ phẩm chất và nguồn dự trử của nguồn nước ngọt;
·
Quản
lý phế thải độc hại;
·
Đẩy
mạnh giáo dục môi trường và huấn nghệ.
Nhìn chung, tất
cả chương trình căn bản của LHQ trong phát triển bền vững đều nằm
trong báo cáo nầy. Tuy nhiên, khi đi vào chi tiết, gần 90% nội dung
của các tiết mục trên hòan tòan để trống. Điều nầy có thể ghi nhận là,
Việt Nam có làm báo cáo theo yêu cầu, nhưng trên thực tế thì không hay
chưa thể thực hiệc được các nhu cầu đề ra ngoài các nhận xét chung
chung về hiện trạng môi trường ở Việt Nam.
Việt Nam cũng
đã công bố một thí dụ điển hình về Chương trình hành động cho phát
triển bền vững của thành phố Vinh, gồm 200.000 dân (1996), với diện
tích 62 Km2, ngân sách năm 1996 là $33 triệu Mỹ kim (hay $12 đầu người/năm).
Và Chương trình hành động cho đến năm 2010 của thành phố nầy là:
·
Thẩm
định, thảo luận, và cập nhật hóa kế hoạch tổng thể (master plan);
·
Viển
kiến dài hạn cho các công trình, khu gia cư chung quanh Đại lộ Lenin;
·
Khuyến khích đầu tư;
·
Cải
thiện việc quản lý chất thải rắn, bãi rác và xử lý rác v. v..;
·
Làm
sống lại khu chung cư công cộng Quang Trung;
·
Huấn
luyện chuyên viên chỉnh trang thành phố, chuyên viên quản lý, và
chuyên viên kỹ thuật.
Về hợp tác quốc
tế, Vinh đã phối hợp với công ty Belgian Administration for
Development Cooperation để có tài trợ tài chính và kỹ thuật theo tinh
thần của Nghị trình-21 của LHQ.
Nhìn chung và
trong một chừng mực nào đó, Việt Nam đã có cố gắng hấp thụ tinh thần
Nghị trình-21 cho việc phát triển quốc gia. Tuy nhiên điều kiện tài
chính, kỹ thuật và trình độ nhân sự không cho phép Việt Nam đi xa hơn
tình trạng hiện tại. Một yếu tố thiết nghĩ rất quan trọng, là dường
như nhân sinh quan của lãnh đạo Việt Nam về vấn đề phát triển bền vững
cũng như những vấn nạn môi trường khôngđược đặt ưu tiên trong việc
quản lý quốc gia, nếu không nói là lơ là. Trong dự thảo phát triển bền
vững Việt Nam nêu ra trong kỳ thượng đỉnh ở Johannesburg mới vừa xảy
ra vào tháng 9/2002 đã chứng minh nhận xét vừa kễ trên. Quan điểm “
không nên để thúc ép về môi trường mà đánh mất lợi thế phát triển
trong định hướng chiến lược để tiến tới phát triển bền vững”
của TS Trần du Lịch đã thể hiện tinh thần không coi trọng các hệ lụy
của phát triển như vấn nạn môi trường trong khi phát triển. Thêm nữa,
trong số 8 nguyên tắc chính của phát triển bền vững của Việt Nam mà dự
thảo nêu ra, dĩ nhiên vai trò khoa học và kỹ thuật đóng vai trò đầu
tàu kéo tòan bộ sự phát triển mà không hề nhắc đến yếu tố căn bản là
nguồn nhân lực để bảo đãm sự tăng trưởng kinh tế và phát triển bền
vững. Từ đó, đáng lý vai trò giáo dục phải đứng hàng đầu mà cũng không
được dự thảo nhắc đến.
Các mục tiêu
kết hợp cho phát triển bền vững trong Nghị trình-21 của Việt Nam cũng
không nêu ra các liên hệ căn bản giữa kinh tế, xã hội, và môi trường,
ba mối liên hệ tương tác do LHQ đề xướng.
Trong xã hội
Việt Nam hiện tại, những “tinh hoa” hay “chuyên viên” cần phải có thêm
tiêu chuẩn “hồng” mới được đón nhận vào ngạch hành chính để điều hành
các nghiệp vụ phát triển. Do đó, lượng nhân sự kỹ thuật tham gia vào
công cuộc phát triển vốn đã ít ỏi lại càng vơi dần thêm trước nhu cầu
gia tăng nhân sự. Có lẽ vì mang nặng nhiều mặc cảm có khả năng làm trì
trệ việc phát triển đất nước, cho nên Việt Nam đã để lỡ nhiều cơ hội
tiếp nhận đầu tư ngoại quốc, thay vì có khuynh hướng tăng dần kễ từ
khi áp dụng chính sách “đổi mới” từ năm 1986; trái lại, mức đầu tư đã
bị khựng lại từ năm 1993 trở đi cho đến ngày nay.
Tóm lại, chúng ta có thể nói mà không sợ nhầm lẫn rằng, Việt Nam chưa
sẳn sàng cũng như chưa chuẩn bị đúng mức để hội nhập vào công cuộc
phát triển bền vững tòan cầu theo tinh thần của Nghị trình-21 do Liên
hiệp đề ra từ năm 1992. Ngày nào lãnh đạo Việt Nam chưa chịu thay đổi
nảo trạng hiện tại thì Việt Nam sẽ khó có thể trở thành con rồng vùng
Đông Nam Á trong vài thập niên sắp tới đây.